1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI BÁO CÁO MÔN CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP - Phân tích những thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may của nước ta

6 936 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 23,08 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG BÀI BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH NHÓM 5 MÔN:CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP LỚP:11709 GVHD:TRẦN THỊ CẨM TÚ SVTH: 1.TRẦN THỊ THANH THÌ 11709063 2.HOÀNG THỊ KIM KIỀU 11709033 3.ĐẶNG THỊ CẨM LY 11709041 4.NGUYỄN THỊ THANH THÚY 11709072 5.NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN 11709015 6.THẠCH THỊ GIÀNG 11709017 Đề tài:Phân tích những thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may của nước ta? I.PHẦN THẢO LUẬN NHÓM: Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân nước ta.Sản phẩm nghành dệt may được tiêu thụ ở 2 thị trường là: thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. *Thị trường xuất khẩu: Dệt may Việt Nam cũng đã khẳng định được vị thế trên thị trường quốc tế khi có mặt ở hàng trăm quốc gia, chinh phục được những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,Mỹ, Hàn Quốc… -Khi ta gia nhập WTO thì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với hàng dệt may Việt Nam, song xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 3,26% tổng kim ngạch hàng dệt may nhập khẩu của nước này. Sau Trung Quốc, Ấn Độ và In-đô-nê-xi-a (hàng năm Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu trên 100 tỷ USD) . Năm 2009, chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Trung Quốc ở thị trường này sẽ chấm dứt. Điều này được dự báo là sẽ gây nhiều khó khăn cho Việt Nam trong cạnh tranh, hơn nữa Việt Nam có thể bị liên đới trong các vụ kiện chống bán phá giá nếu có đối với hàng dệt may Trung Quốc. -EU là thị trường tiềm năng và truyền thống của hàng dệt may Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may những năm gần đây của EU vào khoảng 180 tỷ USD. Đặc điểm của thị trường này với nhiều thị trường ngách, nhu cầu hàng dệt may rất đa dạng từ hàng có phẩm cấp thấp đến hàng có chất lượng cao. Do đó, thị trường EU rất phù hợp năng lực sản xuất và đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian tới, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may từ Trung Quốc do chế độ hạn ngạch mà EU áp dụng đối với hàng dệt may Trung Quốc được xóa bỏ. So với Việt Nam, hàng dệt may Trung Quốc có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứng nhiều loại chủng loại hàng hoá. -Nhật Bản là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam. Hàng năm Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu khoảng 25 tỷ USD hàng dệt may (xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này hiện chiếm khoảng 2,8%). Trong thời gian tới, hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ phải cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may từ các nước ASEAN-6 (Singapore, Malaysia, Phi-líp-pin, In-đô- nê-xi-a, Brunei và Thái Lan) do mức thuế quan áp dụng đối với hàng dệt may từ các nước này đã được giảm xuống 0% trong khuôn khổ Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN-Nhật Bản.  Cạnh tranh trên thị trường thế giới đối với hàng dệt may trong thời gian tới dự báo sẽ căng thẳng hơn Trong những năm gần đây vì bối cảnh kinh tế khó khăn chung(khủng hoảng năm 2008-2009)ta đã khai thác thị trường mới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga để giảm phụ thuộc tại các thị trường như: Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản… Trong số các thị trường mới phải kể tới hàng Hàn Quốc, một thị trường có sức tiêu thụ khá lớn.Và hiện nay Hàn Quốc đứng thứ 4 trong số các nước nhập khẩu dệt may của VN chỉ sau Mỹ, Nhật và EU. Sau hơn 20 năm liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 20%/năm, đến năm 2011, dệt may đã trở thành một trong những ngành kinh tế lớn nhất cả nước về quy mô và tầm vóc với 4.000 doanh nghiệp, doanh thu đạt 20 tỷ USD, chiếm 15% GDP và trở thành ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, đạt 14,5 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu, đưa Việt Nam vào top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Trong 5 tháng của năm 2012 đạt 6,2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng dệt may đạt 5,46 tỷ USD, tăng 11%. Đại diện của Vinatex cho biết, ngành dệt may đã đóng góp tới 13% tổng kim ngạch XK của cả nước => ngành dệt may vẫn duy trì tăng trưởng ổn định, tiếp tục là ngành có kim ngạch XK lớn nhất cả nước. * Thị trường nội địa Bên cạnh phát triển thị trường xuất khẩu,những năm vừa qua cũng như trong thời gian tới ngành dệt may vẫn luôn định hướng đi sâu vào các thị trường nội địa. Thị trường nội địa, được coi là một cứu cánh của nhiều doanh nghiệp dệt may trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Năm 2011, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn nhưng doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp dệt may vẫn tăng trưởng khá. Theo báo cáo của Bộ Công thương, kết thúc năm 2011, doanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp thuộc Vinatex ước đạt 17.200 tỷ đồng, tăng trưởng 15%. Năm 2011 mặc dù người dân phải thắt chặt chi tiêu, nhưng ngành vẫn có mức tăng trưởng khá. Điều này chứng tỏ sản phẩm dệt may đã có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường nội địa. Năm 2011, sản phẩm dệt may “Made in Vietnam” tiếp tục được người tiêu dùng sản lựa chọn. Nghiên cứu mới đây của Niesel - công ty chuyên cung cấp thông tin về đo lường các chỉ số truyền thông và thị trường còn cho thấy, có đến 90% người được hỏi ở Tp.HCM và 83% ở Hà Nội cho biết họ có thể hoặc chắc chắn sẽ mua hàng Việt Nam nhiều hơn. Lý do khiến người tiêu dùng quay trở lại với các sản phẩm tiêu dùng trong nước được đưa ra gồm: giá cả hợp lý, tính đa dạng, dịch vụ khuyến mại, bảo hành tốt, và quan trọng nhất là sản phẩm đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng hơn so với hàng Trung Quốc. Năm 2012, kế hoạch tăng trưởng doanh thu từ thị trường nội địa được Vinatex đặt ra ở mức 18 – 20%. Hệ thống phân phối của Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã được mở rộng về các tỉnh, thành phố với hơn 3.445 điểm bán tại các đại lý, cửa hàng; 60 siêu thị Vinatex – mart, Trung tâm thương mại. Với chiến lược phát triển thị trường nội địa, các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đã tích cực tham gia các hoạt động như đưa hàng về nông thôn, hội chợ quảng bá sản phẩm dệt may… II.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1.Thuyết trình 2.Trả lời câu hỏi Câu hỏi:Khi nước ta xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ thì ta cần phải chú ý những điều gì? TL:Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ ta cần chú ý đến chất lương sản phẩm,hoàn thành tốt đơn đặt hàng,đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bổ sung:Điều cần chú ý nhất là giá cả sản phẩm.Vì có hiện tượng hàng Việt Nam bán phá giá gây thiệt hại cho thị trừơng nội địa của HK=>phía HK áp dụng biện pháp chống phá giá => làm giảm đơn đặt hàng.Vì vậy các doanh nghiệp cần chấp hành tốt những yêu cầu từ cơ quan quản lý,để không xảy ra trường hợp gian lận, DN nên nhận những đơn đặt hàng có chất lượng,giá trị cao. . phẩm dệt may của nước ta? I.PHẦN THẢO LUẬN NHÓM: Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân nước ta .Sản phẩm nghành dệt may được tiêu thụ ở 2 thị trường. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG BÀI BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH NHÓM 5 MÔN:CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP LỚP:11709 GVHD:TRẦN THỊ CẨM TÚ SVTH: 1.TRẦN THỊ. hoá. -Nhật Bản là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam. Hàng năm Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu khoảng 25 tỷ USD hàng dệt may (xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w