1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN CƠ SỞ SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP - DỆT MAY VIỆT NAM TỪ KHI HÌNH THÀNH CHO ĐẾN HÔM NAY TRẢI QUA NHỮNG GIAI ĐOẠN NÀO

5 742 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 21 KB

Nội dung

Dệt may VN từ khi hình thành cho đến hôm nay,trải qua các giai đoạnI/ Trước khi gia nhập WTO Tình hình xuất khẩu tăng không đáng kể dẫn chứng Lấy cụ thể năm 2006 Tình hình:kim ngạch xuất

Trang 1

Dệt may VN từ khi hình thành cho đến hôm nay,trải qua các giai đoạn

I/ Trước khi gia nhập WTO

Tình hình xuất khẩu tăng không đáng kể

(dẫn chứng)

Lấy cụ thể năm 2006

Tình hình:kim ngạch xuất khẩu hang dệt may việt nam năm 2006 đạt 5,834 tỷ USD,tăng 20,59% so với 2005.kế hoạch xuất khẩu hoàn thành tốt nhờ sự cố gắng của doanh nghiệp,sự quản lý trong việc điều hành cơ chế hạn ngạch…………giúp các doanh nghiệp hoàn thành tốt công tác xuất khẩu của mình

Giai đoạn này,chủ yếu xuất khảu sang các thị trường :Mỹ,EU ASEAN xuất khẩu tăng mạnh Ví dụ ở EU tăng 37,46% đạt 1,243 tỷ USD, sang thị trường Nhật bản cũng tăng nhưng không nhiều,cụ thể là 3,93% đạt 627triệu USD

Kết luận :

Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiện các đơn hàng gia công xuất khẩu cho phía nước ngoài Số doanh nghiệp có khả năng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện vẫn chưa nhiều Do đó,giá trị gia tăng trong các sản phẩm may mặc của Việt Nam c.n thấp, dẫn đến lợi nhuận thu về chưa tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuất khẩu cao trong những năm qua Bên cạnh đó, các doanh nghiệp may mặc trong nước lại chưa chú trọng đến thị trường nội địa với số dân đông đảo hiện nay Chính v thế, hàng may mặc Việt Nam dù được đánh giá khá cao tại nước ngoài th lại không được coi trọng ở trong nước

Dệt may vốn là một lĩnh vực khá nhạy cảm trong quan hệ thương mại của các quốc gia Hàng may mặc của Việt Nam với ưu thế giá thành thấp vừa là yếu tố cạnh tranh so với hàng xuất khẩu của các quốc gia khác

II/Sauk hi gia nhập WTO

không bị khống chế về hạn ngạch Khi đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ quan tâm đầu tư vào sản xuất dệt may tại Việt Nam, các doanh nghiệp tại nước thứ ba cũng sẽ vào đặt hàng Như vậy số lượng hàng hóa xuất khẩu sẽ tăng lên Điều đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư mở rộng, đầu tư mới và thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài

Cơ hội & Thách thức

Việc Việt Nam gia nhập WTO đã đem lại cho ngành Dệt May Việt Nam những cơ hội rất lớn

về thị trường, về đầu tư, và trên khía cạnh hội nhập quốc tế về chính sách, pháp luật và đàm phán

Về thị trường, từ năm 2005, ngành Dệt May Việt Nam đã được EU và Canada xóa bỏ chế

độ hạn ngạch, song vẫn phải chịu hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ Với việc gia nhập WTO năm 2007, ngành Dệt May Việt Nam đã được dỡ bỏ hạn ngạch và hưởng thuế MFN vĩnh

Trang 2

viễn vào thị trường Hoa Kỳ, bước vào giai đoạn phát triển mới với khả năng tiếp cận thị trường dệt may thế giới bình đẳng với các quốc gia xuất khẩu khác

Việc gia nhập WTO cũng là nền tảng để Việt Nam chủ động tham gia hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, tích cực đàm phán, ký kết hàng loạt các FTA quan trọng mà trong đó dệt may là một ưu tiên cốt lõi của Việt Nam: có thể kể đến FTA ASEAN – Hàn Quốc, FTA Việt Nam – Nhật Bản…và hiện nay đang đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như khởi động đàm phán FTA Việt Nam – EU và FTA Việt Nam – Liên bang Nga

Kết quả sau 5 năm gia nhập WTO

Tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, sau 5 năm Việt Nam gia nhập WTO, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ Kim ngạch xuất khẩu dệt may hàng năm liên tục tăng cao, từ mức 5,9 tỉ USD của năm 2006 lên mức 15,8 tỉ USD trong năm

2011, tăng trung bình 21,7%/năm 7 tháng đầu năm 2012, trong bối cảnh thị trường dệt may thế giới đặc biệt khó khăn, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn đạt 9,24 tỉ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ 2011 Hiện nay Việt Nam là nhà cung cấp hàng dệt may thứ 2 vào Hoa

Kỳ, thứ 3 vào Nhật Bản và thứ 5 vào EU Bên cạnh vị trí ngành công nghiệp đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm 15-16% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, ngành dệt may cũng thu dụng trên 2,5 triệu lao động, đóng góp rất lớn vào việc giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Sản phẩm dệt may “Made in Vietnam” cũng bước đầu xây dựng được uy tín trên thị trường thế giới

Cơ hội Thách thức

- Dân số Việt Nam đông sẽ cung cấp một

nhu cầu lớn cho

ngành may mặc Việt Nam;

- Mức sống và thu nhập của người dân ngày

càng tăng lên

sẽ khiến cho nhu cầu đối với các sản phẩm

may mặc ngày

càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm trung và

cao cấp;

- Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng

nhận được sự tín

nhiệm của các nước nhập khẩu (Mỹ, EU,

Nhật Bản…) do

chất lượng sản phẩm cao nên sẽ có thể mở

rộng hơn thị

phần xuất khẩu cũng như tăng giá trị xuất

khẩu;

- Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ

được hưởng

những ưu đai về thuế suất khi xuất khẩu

hàng may mặc vào

các nước khác;

- Ngành may mặc trong thời gian tới được

Các quốc gia nhập khẩu thường có những yêu cầu nghiêm

ngặt đối với chất lượng của hàng may mặc nhập khẩu vào,

bao gồm cả hàng hóa của Việt Nam.;

- Hàng hóa Việt Nam cũng như của một số quốc gia khác có

nguy cơ bị kiện bán phá giá và áp mức thuế chống bán phá

giá nhằm bảo vệ ngành may mặc của nước nhập khẩu;

- Để thu được lợi nhuận cao th́ Việt Nam cần phải đầu tư

các sản phẩm thiết kế thời trang để đáp ứng yêu cầu của thị

trường trong nước cũng như để xuất khẩu.;

- Những biến động bất lợi về giá dầu thế giới, giá lương công

nhân có thể làm tăng giá thành sản xuất của doanh nghiệp

may Nếu giá sản phẩm may mặc của Việt Nam tăng lên và

cao hơn các nước khác th́ các nước nhập khẩu sẽ chuyển

Trang 3

coi là ngành ưu

tiên và khuyến khích phát triển nên sẽ nhận

được những

nguồn vốn đầu tư lớn cả trong và ngoài

nước

hướng sang những nước có giá thành rẻ hơn và không

nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam nữa, do đó sẽ làm

giảm sút kim ngạch xuất khẩu ;

- Sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng may mặc Trung Quốc với

giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mă đa dạng, phù hợp với thu

nhập của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới

Thuận lợi: Sau khi gia nhập WTO, ngành dệt may Việt Nam sẽ nhận được những đối xử

tương tự như các nước thành viên WTO khác dành cho nhau

Thứ nhất, hàng dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu vào một nước thành viên WTO sẽ nhận

được đối xử tối huệ quốc mà nước thành viên ấy dành cho các thành viên WTO khác Điều này có nghĩa là về số lượng xuất khẩu: Hạn ngạch vào các thị trường được dỡ bỏ, doanh nghiệp dệt may có thể tự do xuất khẩu theo nhu cầu thị trường;

Thứ hai, khi đã thâm nhập được thị trường một nước thành viên WTO, hàng dệt may của

Việt Nam sẽ không còn bị phân biệt với sản phẩm bản xứ nữa mà thay vào đó sẽ được đối

xử bình đẳng về thuế, phí, lệ phí, các qui định liên quan đến việc bán hàng, cạnh tranh

Thứ ba, khi gặp tranh chấp thương mại, hàng dệt may của Việt Nam có thể nhận được bảo

vệ từ cơ chế xử lý tranh chấp trong khung khổ WTO

Thứ tư, trong những trường hợp khó khăn, ngành dệt may Việt Nam có thể nhận được bảo

hộ tạm thời từ cơ chế tự vệ

Thứ năm, sau khi gia nhập WTO, hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ không còn chịu

hạn ngạch khi xuất khẩu vào các nước thành viên khác nữa

Thứ sáu, ngành dệt may Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ đầu tư nước ngoài, đi kèm

với trình độ quản lý và kỹ thuật công nghệ mới

Cuối cùng, việc trở thành thành viên WTO cho thấy những nỗ lực cải cách và phát triển kinh

tế của Việt Nam đã được quốc tế công nhận, và đây là cơ sở để Việt Nam tham gia đàm phán và thực thi các cam kết tự do hóa thương mại ngày một sâu rộng hơn

Như đã trình bày ở trên, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng đã tham ký kết các hiệp định khác như VJCEP, AANZFTA, AJCEP Chính những hiệp định này cho thấy doanh nghiệp

dệt may Việt Nam có thể sẽ nhận được tiếp cận thị trường tốt hơn (Còn nữa)

Cái được lớn nhất của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO là thị trường xuất khẩu, nhưng ngược lại, các doanh nghiệp cũng sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài Có thể nói sự kiện Việt Nam đạt được thỏa thuận với Mỹ về việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mở ra hy vọng gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp

Trang 4

dệt may Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tương lai chỉ toàn màu hồng Trong phần này, bài viết sẽ phân tích một số khó khăn mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt khi gia nhập WTO

Thứ nhất, hàng rào bảo hộ dệt may trong nước không còn Nếu như hiện nay, thuế nhập

khẩu hàng may mặc vào Việt Nam là 50%, thuế nhập khẩu vải là 40%, thuế nhập khẩu sợi

là 20% thì khi vào WTO, Việt Nam sẽ phải thực hiện đúng cam kết theo Hiệp định Dệt may (với mức giảm thuế lớn, ví dụ thuế suất đối với vải giảm từ 40% xuống 12%, quần áo

may sẵn giảm từ 50% xuống 20% và sợi giảm từ 2% xuống 5%) Do vậy vải Trung Quốc sẽ tràn vào nước ta vì lúc nước sẽ phải cạnh tranh với vải Trung Quốc nhập khẩu

Thứ hai, nguy cơ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ ở các thị trường xuất khẩu

lớn hơn

Thứ ba, nguồn lao động chắc chắn sẽ bị chia sẻ, giá lao động sẽ tăng lên, cạnh tranh trong

việc thu hút lao động cũng sẽ gay gắt hơn

Thứ tư, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, do vậy, sức ép cạnh

tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lên Mặc dù, một số ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích xuất khẩu dù vẫn được duy trì nhưng sẽ phải chấm dứt trước ngày 11/1/2012 (chỉ áp dụng đối với các ưu đãi đầu tư đã dành cho các dự án đã được cấp phép và đi vào hoạt động trước ngày 11/1/2007)

Thứ năm, với cam kết xóa bỏ các hình thức trợ cấp không được phép, ngành dệt may

không còn được hưởng một số loại hỗ trợ như trước đây như các hình thức hỗ trợ XK và thưởng XK từ Quỹ hỗ trợ XK; các biện pháp miễn giảm thuế hoặc tiền thuê đất gắn với điều kiện XK; các ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển

Xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng trưởng chậm 6 tháng đầu 2012 Xuất khẩu hàng dệt may tăng trưởng chậm lại do số lượng đơn đặt hàng từ các thị trường chính sụt giảm.

Theo Bộ Công thương, tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam nửa đầu năm nay

ở mức 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 6,8 tỷ USD về giá trị Tốc độ tăng trưởng 8,7% trong 6 tháng đầu năm 2012 thấp hơn nhiều so với con số 30% cùng kỳ năm ngoái

Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 6 tháng đầu năm đạt 6,83

tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái 7 tháng đầu năm 2012, trong bối cảnh thị trường dệt may thế giới đặc biệt khó khăn, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn đạt 9,24 tỉ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ 2011

Xuất khẩu hàng dệt may tăng trưởng chậm lại do số lượng đơn đặt hàng từ các thị trường chính sụt giảm mạnh Trong đó số đơn hàng tại thị trường châu Âu giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái Theo ông Phạm Xuân Hồng, phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang các thị trường chính sẽ tiếp tục chậm lại trong nửa sau của năm

Trong khi đó, lĩnh vực xuất khẩu giày dép lại có dấu hiệu tăng trưởng tốt Xuất khẩu mặt hàng này tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,5 tỷ USD dù số lượng đơn đặt hàng cũng có giảm sút

Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm cũng như nhiều ngành hàng khác, ngành dệt may vẫn tiếp tục đương đầu với nhiều khó khăn do nền kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn Trước hết là do nhu cầu giảm, dẫn tới giá xuất khẩu giảm, do vậy, có thể khối lượng hàng dệt may xuất khẩu sẽ tăng cao nhưng kim ngạch lại được dự báo tăng không tương xứng.Theo ghi nhận của Hiệp hội dệt may Việt Nam, tình hình sản xuất, xuất khẩu của dệt may trong vài tháng tới cũng còn khó khăn Tuy nhiên, nhiều khả năng đáy của việc thiếu đơn hàng sẽ kết thúc vào cuối quý 3-2012, tình hình sản xuất, xuất khẩu sẽ phục hồi trở lại

Trang 5

từ quý 4-2012.Để khắc phục những khó khăn trước mắt do tác động của nền kinh tế nói chung, trong thời gian tới các đơn vị trong ngành dệt may cần tiếp tục thực hiện tiết giảm chi phí, hạ giá thành, tăng năng suất lao động, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp,

để nâng cao năng lực cạnh tranh

Ngày đăng: 10/08/2015, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w