“Hoạt động kinh doanh của Toyota tại thị trường Việt Nam”

3 720 8
“Hoạt động kinh doanh của Toyota tại thị trường Việt Nam”

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngành công nghiệp ô tô là một ngành công nghiệp còn non trẻ. Chính phủ đang tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho cả các doanh nghiệp trong nước lẫn các doanh nghiệp FDI để cùng phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn này. Là một nước đang trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, Chính phủ Việt Nam đang dần hoàn thiện những chủ trương, chính sách của mình. Tuy nhiên với đặc điểm của một nước đang chuyển đổi, bên cạnh việc tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, không ít những chủ trương, chính sách, hay sự điều tiết của Chính phủ đã và đang gây ra những trở ngại cho các doanh nghiệp nói chung và cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô nói riêng. Toyota Motor Corp là công ty ô tô lớn nhất Nhật Bản và lớn thứ hai thế giới. Qua quá trình tìm hiểu thị trường, công ty đã quyết định đầu tư trực tiếp vào Việt Nam năm 1995. Sau hơn 10 năm hoạt động kinh doanh, bên cạnh những thành công rất đáng tự hào, công ty cũng gặp nhiều khó khăn trước những sự thay đổi trong chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ Việt Nam hay phải thích nghi với chính những đặc điểm kinh tế, pháp luật của một nước có nền kinh tế chuyển đổi. Trên cơ sở nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh của công ty Toyota Việt Nam từ năm 1996 đến nay, việc nghiên cứu đề án “Hoạt động kinh doanh của Toyota tại thị trường Việt Nam” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm hiểu những khó khăn cũng như những biện pháp mà công ty sử dụng để ứng phó với những khó khăn đ

Đề án môn học LỜI MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp ô tô là một ngành công nghiệp còn non trẻ. Chính phủ đang tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho cả các doanh nghiệp trong nước lẫn các doanh nghiệp FDI để cùng phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn này. Là một nước đang trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, Chính phủ Việt Nam đang dần hoàn thiện những chủ trương, chính sách của mình. Tuy nhiên với đặc điểm của một nước đang chuyển đổi, bên cạnh việc tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, không ít những chủ trương, chính sách, hay sự điều tiết của Chính phủ đã và đang gây ra những trở ngại cho các doanh nghiệp nói chung và cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô nói riêng. Toyota Motor Corp là công ty ô tô lớn nhất Nhật Bản và lớn thứ hai thế giới. Qua quá trình tìm hiểu thị trường, công ty đã quyết định đầu tư trực tiếp vào Việt Nam năm 1995. Sau hơn 10 năm hoạt động kinh doanh, bên cạnh những thành công rất đáng tự hào, công ty cũng gặp nhiều khó khăn trước những sự thay đổi trong chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ Việt Nam hay phải thích nghi với chính những đặc điểm kinh tế, pháp luật của một nước có nền kinh tế chuyển đổi. Trên cơ sở nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh của công ty Toyota Việt Nam từ năm 1996 đến nay, việc nghiên cứu đề án “Hoạt động kinh doanh của Toyota tại thị trường Việt Nam” có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm hiểu những khó khăn cũng như những biện pháp mà công ty sử dụng để ứng phó với những khó khăn đ SV: Nguyễn Đình Huy Lớp: QTKDQT 47B Đề án môn học CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM (TMV) Công ty TNHH Liên Doanh Ô tô Toyota Việt Nam (gọi tắt là công ty Toyota Việt Nam) là một doanh nghiệp liên doanh giữa ba đối tác là Tập đoàn Ô tô Toyota Nhật Bản (chiếm 70% tỷ lệ góp vốn), Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (20% tỷ lệ góp vốn) và Tập đoàn KUO của Singapo (10% tỷ lệ góp vốn) với tổng số vốn pháp định là 49,14 triệu USD, vốn đầu tư là 89,60 triệu USD. Công ty Toyota có trụ sở chính đóng tại Phường Phúc Thắng – Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích đất là 20ha, trong đó nhà máy chính chiếm ¼ diện tích. Nhà máy sản xuất của công ty chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 13/9/1995 và đi vào hoạt động tháng 10 năm 1996 - Công suất thiết kế : 45 xe/ngày (2 ca sản xuất) - Công suất thực tế hiện nay: 61 xe/ngày (2 ca sản xuất) - Số lượng nhân viên hiện tại: 875 người bao gồm cả chi nhánh Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh cùng kho phụ tùng ở Bình Dươnng - Hiện tại Công ty có tổng cộng 16 đại lí bán hàng và dịch vụ - Tổng giám đốc : Ông Nobuhiko Murakami - Phó Tổng Giám đốc : TS. Quản Thắng Theo Giấy phép kinh doanh được Thủ tướng Chính Phủ cấp, ngoài lĩnh vực chủ đạo là sản xuất, lắp ráp và bán hàng xe ô tô thương mại và du lịch thì TMV còn có các lĩnh vực kinh doanh khác như: SV: Nguyễn Đình Huy Lớp: QTKDQT 47B Đề án môn học - Mua bán, xuất nhập khẩu phụ tùng ô tô các loại - Mua bán kinh doanh các loại máy móc thiết bị trong công – nông nghiệp - Mua bán kinh doanh vật liệu, dụng cụ dùng trong sản xuất ô ttoo và các ngành công nghiệp phụ trợ - Các hoạt động thương mại dịch vụ và đầu tư tài chính khác phù hợp với khuôn khổ pháp luật Việt Nam 1.2. QUÁ TRÌNH KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Không phải là doanh nghiệp FDI đầu tiên bước vào thị trường ô tô Việt Nam nhưng từ năm 1998 cho đến nay Toyota Việt Nam luôn giữ vững vị trị dẫn đầu. Để đạt được những thành công đó, Toyota Việt Nam đã phải trải qua rất nhiều khó khăn cùng sự nỗ lực của mình Ngay sau khi nhận được giấy phép đầu tư tháng 9/1995, tháng 10/1996, Toyota Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động. Sản phẩm đầu tiên mà công ty tung ra thị trường ô tô Việt Nam dòng xe Hiace (10/1996). Nhờ chất lượng, kiểu dáng và mẫu mã khá phù hợp, Hiace đời đầu tiên đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường xe thương mại. Khởi đầu với kết quả bán hàng là 109 chiếc trong năm đầu tiên, cho đến hết năm 2007, dòng Hiace (sau khi cải tiến, TMV đã đưa raxe Hiace với 3 phiên bản khác nhau) này đã đạt được thành tích bán hàng cao nhất trong phân khúc thị trường xe thương mại với doanh số bán cộng dồn lên tới gần 13.000xe. Tiếp nối thành công này, TMV tiếp tục cho xuất xưởng dòng xe du lịch nhãn hiệu Corolla, đến nay hơn 14.000 chiếc đã được tiêu thụ. TMV chủ yếu kinh doanh dòng xe đa dụng, dòng xe sedan (xe 5 chỗ) và dòng xe thương mại. Các mẫu xe Camry, Vios, Land Cruiser, Innova lần lượt SV: Nguyễn Đình Huy Lớp: QTKDQT 47B . hoạt động kinh doanh của công ty Toyota Việt Nam từ năm 1996 đến nay, việc nghiên cứu đề án “Hoạt động kinh doanh của Toyota tại thị trường Việt Nam” có. TRIỂN CỦA CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM (TMV) Công ty TNHH Liên Doanh Ô tô Toyota Việt Nam (gọi tắt là công ty Toyota Việt

Ngày đăng: 07/08/2013, 15:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan