Thứ Hai, ngày 05 tháng 02 năm 2018 Toán Tiết 111 Luyện tập chungI. Mục tiêu: Biết so sánh hai phân số. Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản. HS HTT: Thực hiện được BT1 trang 123 (dưới)II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.III. Các hoạt động dạy học :Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Kiểm tra bài cũ: GV hỏi: Muốn so sánh hai phân số cùng và khác mẫu số chúng ta làm như thế nào? Nhận xét2. Dạy bài mới: Giới thiệu bàiBài tập 1: SGK 123 GV nêu yêu cầu và cho HS lần lượt lên bảng thực hiện. Gọi HS giải thích vì sao ; ? ; ?Bài tập 2: SGK 123 Gọi HS đọc nội dung bài tập. Cho HS lần lượt thực hiện ghi kết quả vào bảng con. Nhận xét.Bài tập 1: SGK 123 (dưới) GV đính băng giấy và nêu yêu cầu của bài tập. Gọi HS lần lượt nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. Cho HS trao đổi nhóm đôi. Nhận xét, kết luận.3. Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài : “Luyện tập chung”. Xem trước các bài tập sau : bài 2 (cuối trang 123) ; bài 3 (124) ; bài 2 (câu c, d 125) Nhận xét tiết học. HS trả lời HS nhận xét 3HS lên bảng làm bài. Lớp thực hiện vào SGK. Nhận xét. HS giải thích. HS đọc. Cả lớp thực hiện bảng con. HS nhận xét HS đọc. HS lần lượt trả lời. Trao đổi nhóm đôi. HS đại diện nhóm trình bày. Nhận xét.a) 75 2 ; 75 4 ; 75 6 ;75 8 : Chia hết cho 2 như không chia hết cho 5.b) 75 0 : Chia hết cho 2 và chia hết cho 5.Số 750 là số chia hết cho 3.c) 75 6 : Chia hết cho 9. Số 756 chia hết cho cả 2 và 3. Tập đọc Tiết 45 Hoa học tròI. Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc diễn cảm một đoạn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ nhiệm và niềm vui của tuổi học trò. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) HS HTT: Đọc lưu loát trôi chảy, đọc đúng giọngII. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc và nội dung bài; Tranh ảnh về hoa phượng.III. Các hoạt động dạy học :Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động:2. Bài cũ: “Chợ Tết” Kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi. Nhận xét3. Dạy bài mới:a. Giới thiệu bài: Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi tên loài hoa này bằng một cái tên rất đặc biệt – hoa học trò. Hoa học trò chính là hoa phượng. Các em hãy cùng đọc, cùng tìm hiểu bài văn để thấy vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng dưới ngòi bút miêu tả rất tài tình của tác giả. GV treo tranh minh hoạ.b. Hướng dẫn luyện đọc: 1HS đọc bài Chia đoạn Đọc diễn cảm cả bài. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: HS đọc thầm bài, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : + Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò? + Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ? + Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian ? + Nêu cảm nhận của em khi đọc bài văn ? Nội dung bài học: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ nhiệm và niềm vui của tuổi học trò.d. Hướng dẫn đọc diễn cảm: GV đọc mẫu đoạn : “Phượng không phải … đậu khít nhau”. Nhận xét, bình chọn. 4. Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Nhận xét tiết học. Hát HS trả lời HS nhận xét Quan sát tranh minh hoạ . 1HS đọc HS đọc nối tiếp nhau qua mỗi đoạn Đọc phần chú giải Luyện đọc nhóm đôi Cả lớp lắng nghe theo dõi Đọc cả bài. Đọc diễn cảm cả bài HS đọc thầm và trả lời: + Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của nhiều học trò về mái trường .+ Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá màcả loạt, cả một vùng, cả một góc trời ; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. + Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui ; buồn vì báo hiệu sáp kết thúc năm học, sáp xa mái trường ; vui vì báo hiệu được nghỉ hè. + Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ. + Lúc đầu, hoa phượng có màu đỏ nhạt . Găp mưa, hoa càng tươi. Dần dần số hoa sẽ tăng, màu hoa sẽ đỏ đậm dần theo thời gian. + Hoa phượng có vẻ đẹp rất độc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả. + Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò. + Nhờ bài văn, em mới hiểu vẻ đẹp lộng lẫy, đặc sắc của hoa phượng. HS lặp lại HS luyện đọc nhóm đôi. Đại diện thi đọc diễn cảm. Nhận xét bình chọn.