Thứ hai ngày 13 tháng 11 năm 2017 Toán Tiết 56 Nhân một số với một tổngI Mục tiêu: Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. HS HTT: Thực hiện được BT1,2,3II Đồ dùng dạy học: Băng giấy viết tính chất, bảng nhóm.III Các hoạt động dạy học :Hoạt động của gio viênHoạt động của học sinh1. Khởi động: 2. Bài cũ: Mét vuông Viết bảng 65m2 = … cm2 57000dm2 = … m2 Nhận xét tuyên dương3. Dạy bài mới : Giới thiệu bàiHoạt động 1: Tính và so sánh giá trị hai biểu thức. Ghi bảng : 4 ( 3 + 5 ) 4 3 + 4 5 Rút ra kết luận : 4 ( 3 + 5 ) = 4 3 + 4 5Hoạt động 2: Nhân một số với một tổng GV chỉ vào biểu thức và yêu cầu HS nêu tên gọi. 4 ( 3 + 5 ) một số một tổng 4 3 + 4 5 1 số 1 SH + 1 số 1 SH Rút ra kết luận ( đính tính chất) và viết dưới dạng biểu thức : a ( b + c ) = a b + a cHoạt động 3: Thực hànhBài tập 1 : GV nói cấu tạo bảng, HD HS tính và điền vào bảng. Nhận xét, kết luận.Bài tập 2 :Câu a : Yêu cầu HS nêu hướng giải cách 1, cách 2.Nhận xét và cho HS thực hiện theo nhóm.Câu b : Gọi HS đọc bài mẫu và cho HS dựa theo thực hiện vào vở. Nhận xét,sửa bài. Liên hệ thực tế : giúp ta tính toán nhanh trong cuộc sống khi thực hiện với biểu thức có nhiều số.Bài tập 3 : GV nêu yêu cầu và gọi 2HS lên bảng thực hiện tính. Nhận xét và yêu cầu HS so sánh kết quả rút ra tính chất “Nhân một tổng với một số”.4. Củng cố, dặn dò : Yêu cầu HS nêu lại tính chất. Chuẩn bị bài : “Một số nhân với một hiệu”. Nhận xét tiết học.Hát 2HS làm bài. Nhận xét. HS tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức. HS nêu HS nhìn bảng nêu tính chất. HS theo dõi cách làm. HS thực hiện vào SGK. Sau đó nêu kết quả. Nhận xét. HS nêu cách làm. Thực hiện vào bảng nhóm.Cách 1 : 36 ( 7 + 3 ) = 36 10 = 360Cách 2 : 36 7 + 36 3 = 252 + 108 = 3601HS làm bảng. Lớp làm vở.Cách 1 : 5 38 + 5 62 = 190 + 310 = 500Cách 2 : 5 38 + 5 62 = 5 (38 + 62) = 5 100 = 500 2HS làm bài. Lớp làm nháp.(3 + 5) 4 = 8 4 = 323 4 + 5 4 = 12 + 20 = 32 Hai kết quả bằng nhau Khi nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đórồi cộng các kết quả với nhau. HS nêu. ‘ Tập đọc Tiết 23 “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi I Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK) KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu HS HTT: Trả lời được câu hỏi 3 SGKII Đồ dùng dạy học:Băng giấy viết những câu cần luyện đọc và nội dung chính.III Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động:2. Bài cũ : Có chí thì nên Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK. GV nhận xét. 3 Dạy bài mớia. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Với truyện đọc này, các em sẽ làm quen với một nhân vật trong lịch sử Việt Nam : nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.b. Hoạt động 2 : Luyện đọc Chia đoạn: chia làm 4 đoạn như SGK. HS đọc nối tiếp nhau qua mỗi đoạn Đọc diễn cảm cả bài. c. Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài Đoạn 1 : Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào? Đoạn 2 : Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ? Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có ý chí ? Đoạn 3 : Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào ? Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào ? Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng kinh tế” ? Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? Nội dung bài : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.d. Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm Đọc diễn cảm đoạn: “Bưởi mồ côi cha… không nản chí”. Nhận xét.4. Củng cố – dặn dò : Qua bài học em rút ra được ý nghĩa gì ? Chuẩn bị : Vẽ trứng. Nhận xét tiết học. Hát HS đọc thuộc lòng, trả lời câu hỏi. HS nhận xét HS đọc từng đoạn. HS đọc phần chú giải. Đọc nhóm đôi. HS đọc cả bài. HS đọc thầm, suy nghĩ, trả lời+ Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học. + Đầu tiên, anh làm thư kí cho một hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ. + Có lúc trắng tay, không còn gì nhưng ông không nản chí.+ Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.+ Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “Người ta phải đi tàu ta“. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, Pháp phải bán lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa tàu, thuê kĩ sư trông nom. Là người tài giỏi, rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh.+ Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí vươn lên, thất bại không ngã lòng. + Bạch Thái Bưởi biết đánh vào tâm lý tự hào dân tộc ,làm hành khách người Việt ủng hộ chủ tàu VN, giúp phát triển kinh tế VN.+ Bạch Thái Bưởi biết tổ chức công việc kinh doanh. HS lặp lại nội dung HS luyện đọc diễn cảm nhóm đôi HS thi đọc. Nhận xét, bình chọn. HS trả lời Khoa học Tiết 23 Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiênI Mục tiêu: Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên : chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. HS HTT: Trình bày được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.II Đồ dùng dạy học; Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên SGK 48. Giấy khổ to và bútIII Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động:2. Bài cũ: Trình bày mây được hình thành như thế nào? Hãy mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. GV nhận xét3. Dạy bài mới: Giới thiệu bàia. Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Mục tiêu: Biết chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. Cách tiến hành: GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Sgk trang 48 và liệt kê: + Các đám mây : trắng và đen. + Giọt mưa từ các đám mu đen. + Dòng suối từ quả núi chảy ra + Dòng suối chảy ra sông,biển + Bên bờ sông là đồng ruộng và những ngôi nhà + Các mũi tên GV giảng về sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Yêu cầu HS nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên. GV chốt ý và kết luận : Nước động ở ao, hồ, sông, biển, không ngừng bay hơi biến thành hơi nứơc. Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây. Các giọt nước trong các đám mây rơi xuống tạo thành mưa …b. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Mục tiêu: HS biết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Cách tiến hành: GV giao nhiệm vụ : Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên (có thể dựa theo sơ đồ S49). Gọi đại diện nhóm trình bày và dựa vào sơ đồ của nhóm mô tả. Nhận xét.4. Củng cố, dặn dò: Trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Chuẩn bị bài : “Nước cần cho sự sống”. Nhận xét tiết học.Hát 2 HS trả lời HS nhận xét HS quan sát và liệt kê. 2 HS diễn đạt. Các nhóm nhận giấy và bút về nhóm thực hiện. Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét, bổ sung.