Thứ Hai, ngày 25 tháng 12 năm 2017 Toán Tiết 86 Dấu hiệu chia hết cho 9I. Mục tiêu: Biết dấu hiệu chia hết cho 9. Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản. HS HTT: Làm được BT4II. Đồ dùng dạy học: Băng giấy ghi kết luận, phiếu học tập.III. Các hoạt động dạy học :Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Kiểm tra bài cũ: Gọi Hs lên bảng làm bài + Ba số có hai chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2. + Hai số có ba chữ số, mỗi số đều không chia hết cho 5. Nhận xét tuyên dương2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài a. Hướng dẫn tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9: Gọi HS nêu vài số chia hết cho 9 v vài số không chia hết cho 9 đồng thời giải thích. Nhận xét. Chia nhóm và giao cho mỗi nhóm các phiếu học tập khổ lớn có 2 cột có ghi sẵn các phép tính. Nhận xét và gợi ý cho HS nhận ra dấu hiệu : + Nhẩm tổng các chữ số của các số ở cột bên trái bên phải xem có gì khác nhau? Chốt : Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9. Đính băng giấy, gọi HS nêu lại.b. Hướng dẫn thực hành:Bài tập 1: GV viết dãy số lên bảng. Cho HS thảo luận nhóm đôi và ghi kết quả vào bảng nhóm. Nhận xét, chữa bài.Bài tập 2: Tổ chức chơi trò chơi “Rung chuông vàng”. Mỗi lượt GV viết lên bảng 3 số và gọi HS chọn số chia hết cho 9 hoặc không chia hết cho 9. Nhận xét.Bài tập 4: Gọi HS đọc yêu cầu GV cho HS thực hiện vào bảng con GV nhận xét3. Củng cố, dặn dò: GV tổ chức cho các nhóm thi : Mỗi nhóm cử 1 bạn và viết 2 số có ba chữ số chia hết cho 9. Chuẩn bị bài : “Dấu hiệu chia hết cho 3”. Nhận xét tiết học. HS nêu Nhận xét Thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập.HS trình bày, HS nhắc lại Nhận xét. HS nêu HS đọc lại kết luận. HS đọc lại dãy số. HS thảo luận để phát hiện ra các số chia hết cho 9. Đại diện nhóm trình bày. + Trong các số đã cho thì số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643 ; 29385. Cả lớp chuẩn bị phấn, bảng để tham gia trò chơi. HS lần lượt thực hiện. + Các số chia hết cho 9 là: 27 ; 783 ; 5967 ; 1071. + Các số không chia hết cho 9 là : 83 ; 127 ; 3457 ; 56944. Đại diện nhóm thi đua. HS đọc Cả lớp làm vào bảng con315; 135; 225 Nhận xétTập đọc Tiết 35 Ôn tập và kiểm tra cuối HKI (tiết 1)I. Mục tiêu: Đọc rành mạch, trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn ở học kì I. Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm “Có chí thì nên”, “Tiếng sáo diều”.II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài TĐ ở HKI. Kẻ sẵn bảng như Sgk 174. Phiếu học tập.Tên bàiTác giảNội dung chínhNhân vậtƠng trạng thả diềuTrịnh ĐườngCa ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.Nguyễn Hiền“ Vua tàu thủy” Bạch Thái BưởiTừ điển nhân vật lịch sử VNCa ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.Bạch Thái BưởiVẽ trứngXuân YếnNhờ khổ công rèn luyện, Lêônácđô đa Vinxi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài.Lêô nácđô đa Vinxi Người tìm đường lên các vì saoLê Quang LongPhạm Ngọc TồnCa ngợi nhà khoa học vĩ đại Xiôncốpxki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. Xi ôncốpxki Văn hay chữ tốtTruyện đọc 1(1996)Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát.Cao Bá QuátChú Đất Nung (phần 1, 2)Nguyễn KiênChú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khẻo mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.Chú Đất NungTrong quán ăn “Ba cá Bống”AlêchxâyTônxtôiChú bé người gỗ Bu ra ti nô thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm mọi cách hại mình.Bu ra ti nôRất nhiều mặt trăng (phần 1,2)PhơbơCách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Công chúa nhỏIII. Các hoạt động dạy học :Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1.Khởi động:2.Yêu cầu 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng GV nêu yêu cầu cần đạt trong phần ôn tập : Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được ít nhất 3 đoạn thơ và trả lời được 1, 2 câu hỏi trong bài. Tổ chức cho HS bốc thăm bài đọc và luyện đọc. Tiến hành kiểm tra. Nhận xét, đánh giá.3.Yêu cầu 2: Lập bảng tổng kết các tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm “Có chí thì nên” và “Tiếng sáo diều” Chia nhóm và phát phiếu học tập cho nhóm thảo luận. Cho đại diện nhóm trình bày. Nhận xét, kết luận và ghi kết quả vào bảng đã chuẩn bị.4. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu các em đọc chưa đạt hoặc không thuộc (bài học thuộc lòng) về nhà ôn lại để tiết sau kiểm tra lại. Dặn HS xem trước nội dung yêu cầu cần thực hiện của tiết 2. Nhận xét tiết học.Hát HS lần lượt lên bốc thăm và luyện đọc. HS đọc đoạn văn hoặc đoạn thơ và trả lời câu hỏi. HS thảo luận nhóm thực hiện theo nội dung phiếu học tập. HS đại diện nhóm trình bày. Nhận xét. HS đọc lại bảng đã hoàn chỉnh nội dung. Cả lớp lắng nghe Khoa học Tiết 35 Không khí cần cho sự cháy I. Mục tiêu: Làm thí nghiệm để chứng tỏ : + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ôxi để duy trì sự cháy được lâu hơn. + Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông. Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy : thổi bếp lửa cho cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn, … KNS: Bình luận về cách làm và kết quả quan sát Phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu Quản lí thời gian trong quá trình thí nghiệm HS HTT: vì sao cây nến chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy ?II. Đồ dùng dạy học: Dụng cụ thí nghiệm và phiếu học tập.III. Các hoạt động dạy học:Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh1. Khởi động:2. Hoạt động 1: Vai trò của ôxy đối với sự cháy Thí nghiệm 1 : Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thủy tinh không bằng nhau. Khi đốt cháy hai cây nến và úp lọ thủy tinh lên, dự đoán xem hiện tượng gì xảy ra ? Hiện tượng gì xảy ra ? Tại sao cây nến trong lọ to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ ? Ôxy có vai trò gì ? Kết luận: Trong không khí có chứa khí oxi và khí nitơ, càng có nhiều oxy sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn oxi rất cần để duy trì sự cháy, trong không khí còn có nitơ, khí nitơ cũng duy trì sự cháy nhưng nó giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh và quá mạnh.3. Hoạt động 2: Cách duy trì sự cháy GV đặt vấn đề : Làm thế nào để có thể cung cấp nhiều ôxy cho sự cháy diễn ra liên tục. Thí nghiệm : Dùng một lọ thuỷ tinh không có đáy úp vào cây nên đang cháy ? Xem hiện tượng xảy ra + Theo em, vì sao cây nến chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy ? Liên hệ : Từ thí nghiệm này mà con ngừơi đã ứng dụng vào trong quá trình chữa cháy trong đời sống. GV thực hiện thí nghiệm tiếp : Thay đế gắn nến bằng một đế không kín (cho HS quan sát vật thật) hãy dự đoán xem hiện tượng gì sẽ xảy ra ? Vì sao cây nến có thể cháy bình thường ? Nhận xét, chốt ý.4.Hoạt động 3: Ứng dụng liên quan đến sự cháy Yêu cầu quan sát tranh Sgk 71 + Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? + Câu hỏi Sgk 71 : Làm thế nào để ngọn lửa của bếp than và bếp củi không bị tắt ? Nhận xét, chốt ý5. Củng cố, dặn dò: Gọi HS đọc mục bạn cần biết tròn Sgk trang 71. Về nhà làm thí nghiệm như hình 3a, 3b, 4a, 4b ở Sgk 72. Nhận xét tiết học. Lớp quan sát. Sau đó trả lời câu hỏi: + Cả hai cây nến cùng tắt nhưng cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ. +Vì trong lọ to có chứa nhiều không khí hơn lọ nhỏ, mà không khí có oxy duy trì sự cháy. + Ôxy có vai trò là duy trì sự cháy lâu hơn. HS lắng nghe Lớp làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.+ Do lượng ôxi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp thêm. Lớp quan sát và nêu dự đoán của mình. + Vì càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ôxi và sự cháy diển ra liên tục. HS quan sát.+ Bạn nhỏ trong hình đang dùng ống nứa thổi không khí vào trong bếp củi.+ Thảo luận nhóm đôi trả lời: Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục và bếp không bị tắt khi oxi bị mất đi HS đọc