Quá trình áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 2008 tại SNV đồng nai, thực trạng và giải pháp

27 164 0
Quá trình áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 2008 tại SNV đồng nai, thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Cải cách hành chính là một trong những chương trình trọng điểm mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm, với mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.Trong đó, xây dựng và thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính, dựa trên các nguyên tắc quản lý chất lượng cơ bản, tạo ra một phương pháp làm việc khoa học, mang tính hệ thống, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng, quy định của pháp luật là yêu cầu cấp thiết. Việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO vào các CQHCNN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1442006QĐTTg về việc áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động các CQHCNN và Quyết định 1182009QĐTTg ngày 30092009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1442006QĐTTg. Bên cạnh đó, Sở Nộ vụ Đồng Nai là cơ quan CM thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về công tác nội vụ, gồm: Tổ chức bộ máy; biên chế các CQHC, sự nghiệp Nhà nước; CCHC; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ công chức, viên chức Nhà nước, CBCC xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ Nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng; công tác thanh niên, công tác pháp chế. Có thể nói, SNV là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong công tác CCHC của toàn tỉnh. Vì vậy, yêu cầu áp dụng HTQLCL vào hoạt động của Sở là yêu thiết thực, vừa góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Sở và công tác CCHC, vừa thể hiện yếu tố đi đầu của Sở trong thực chủ trương của Đảng và Nhà nước Trong phạm vi giới hạn của báo cáo thực tập và với mong muốn nghiên cứu thực trạng áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại SNV Đồng Nai, những ưu điểm, nhược điểm của HTQLCL này. Đồng thời, nêu lên một số giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008 tại SNV Đồng Nai. Đó chính là lý do em chọn đề tài: “Quá trình áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 90012008 tại SNV Đồng Nai, thực trạng và giải pháp” làm đề tài báo cáo thực tập. Do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi thiếu sót.Vì vậy, em rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô để báo cáo được hoàn thiện hơn.. Phần 1 Báo cáo chuyên đề thực tập 1. Tổng quan về cơ quan thực tập 1.1. Căn cứ pháp lý Quyết định số 462013QĐUBND của UBND tỉnh Đồng Nai ngày 31102013 ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của SNV Đồng Nai; Quyết định số 06QĐSNV ngày 22022012 của GĐ SNV Đồng Nai ban hành quy chế hoạt động của SNV Đồng Nai…. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 1.2.1. Vị trí và chức năng Sở Nội vụ là cơ quan CM thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về nội vụ, gồm: Tổ chức bộ máy; biên chế các CQHC, sự nghiệp Nhà nước; CCHC; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; CBCC, viên chức Nhà nước, CBCC xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ Nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng; công tác thanh niên, công tác pháp chế... SNV có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về CM, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ. 1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn Nhiệm vụ: Trình UBND tỉnh dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các đề án, dự án; chương trình thuộc phạm vi QLNN của Sở trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực được giao. Ngoài ra, SNV Đồng Nai có những nhiệm vụ cụ thể theo quy định. Quyền hạn: Tham mưu tổ chức tuyển dụng công chức và tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, điều động CBCC trong và ngoài tỉnh theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND tỉnh. Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các quyết định của Chính phủ và UBND tỉnh về các mặt công tác khác thuộc phạm vi trách nhiệm của SNV; kiến nghị UBND tỉnh về biện pháp giải quyết hoặc trực tiếp giải quyết theo thẩm quyền những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện các quyết định nêu trên. GĐ hoặc Phó GĐ Sở được tham dự các cuộc họp của UBND tỉnh có liên quan đến nhiệm vụ của Sở và Sở được cử CBCC tham dự các cuộc họp HĐND tỉnh, HĐND cấp huyện, cấp xã và tương đương để nắm tình hình, nghiên cứu đề xuất ý kiến góp phần nâng cao hoạt động và hiệu lực của HĐND các cấp. GĐ SNV chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về những phương án, văn bản hoặc quyết định do SNV dự thảo đề xuất trình UBND tỉnh ký ban hành và những nhiệm vụ do UBND tỉnh ủy quyền. 1.3. Cơ cấu tổ chức 1.3.1. Sơ đồ tổ chức Cơ cấu tổ chức của SNV Đồng Nai gồm Ban GĐ: 01 GĐ và 05 Phó GĐ Các phòng CM thuộc Sở giúp việc cho GĐ: Văn phòng sở; Thanh tra Sở; Phòng Tổ chức Công chức; Phòng Xây dựng chính quyền; Phòng CCHC; Phòng Đào tạo – Bồi dưỡng; Phòng công tác Thanh niên; Các đơn vị trực thuộc: Ban Tôn giáo Ban Thi đua khen thưởng Chi cục Văn thưLưu trữ 1.3.2. Ban GĐ Sở Giám đốc: Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực sau: Toàn bộ các hoạt động của Sở, trực tiếp làm chủ tài khoản cơ quan và trình UBND tỉnh dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án; các chương trình thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh; Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được phê duyệt; Phân công các đồng chí trong Ban Lãnh đạo phụ trách các lĩnh vực công tác theo chức năng, nhiệm vụ của Sở; tham gia công tác Đảng, đoàn thể; tham gia các tổ chức liên ngành theo lĩnh vực được phân công phụ trách. Công tác tổ chức bộ máy và biên chế, cán bộ; công tác cán bộ đối với những chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban cán sự Đảng UBND tỉnh quản lý. Phó Giám đốc 01 Giúp Giám đốc Sở điều hòa, phối hợp, xử lý, giải quyết các nội dung có liên quan đến các Phó Giám đốc Sở, trực tiếp xử lý công văn đến kịp thời, đảm bảo đúng thẩm quyền, trách nhiệm đã phân công cho các Phó Giám đốc; trực tiếp phụ trách lĩnh vực Văn phòng và được ủy quyền chủ tài khoản và điều hành kinh phí hoạt động của cơ quan theo Quy chế chi tiêu của Sở Nội vụ và theo quy định của pháp luật. Đồng thời phụ trách các công việc sau: Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức; Công tác xây dựng chính quyền và địa giới hành chính; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao hoặc cơ quan có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật. Trực tiếp phụ trách các phòng chuyên môn thuộc Sở: Văn phòng; phòng Xây dựng chính quyền; phòng Đào tạo Bồi dưỡng và theo dõi phòng Nội vụ các huyện: Gò Dầu, Trảng Bàng. Phó Giám đốc 02 Giúp Giám đốc Sở phụ trách và trực tiếp xử lý các nội dung liên quan đến lĩnh vực:Công tác thanh niên; Công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ của tỉnh; Công tác thanh tra; Công tác CCHC. Trực tiếp phụ trách và theo dõi các Phòng, Ban chuyên môn thuộc Sở: Thanh tra Sở, phòng CCHC, Phòng Công tác Thanh niên, Chi cục Văn thư – Lưu trữ và theo dõi phòng Nội vụ huyện Tân Biên. Phó Giám đốc 03 Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: Giúp Giám đốc Sở thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý CBCC, viên chức, tổ chức bộ máy nhà nước theo quy định của pháp luật; Công tác tiền lương, chế độ chính sách đối với CBCC, viên chức; Công tác quản lý Hội và tổ chức phi Chính phủ; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nội vụ giao hoặc cơ quan có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật. Trực tiếp phụ trách và theo dõi các Phòng, Ban chuyên môn thuộc, trực thuộc Sở: phòng Tổ chức công chức và theo dõi phòng Nội vụ các huyện: Bến Cầu, Dương Minh Châu. Phó Giám đốc 04, Kiêm Trưởng Ban Tôn giáo Giúp Giám đốc Sở và được thay mặt Giám đốc Sở trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên quản lý Nhà nước về lĩnh vực Tôn giáo. Thực hiện chế độ Thủ trưởng của Ban Tôn giáo theo quy định của pháp luật. Trực tiếp phụ trách Ban Tôn giáo và theo dõi phòng Nội vụ các huyện: Châu Thành, Bến Cầu. Phó Giám đốc 05, Kiêm Trưởng Ban Thi đua – Khen thưởng Giúp Giám đốc Sở tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh quản lý nhà nước về công tác Thi đua – Khen thưởng. Thực hiện chế độ Thủ trưởng của Ban Thi đuaKhen thưởng theo quy định của pháp luật. Trực tiếp phụ trách Ban Thi đua Khen thưởng và theo dõi phòng Nội vụ Thị xã, phòng Nội vụ huyện Tân Châu. 1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Trưởng phòng CM thuộc Sở Trưởng Phòng thuộc Sở có trách nhiệm: Tham mưu, chịu trách nhiệm chung các mặt công tác của Phòng trước Ban GĐ Sở. Trưởng phòng thuộc Sở đảm nhiệm một số công tác cụ thể của Phòng và các công việc do Phó Trưởng phòng, các chuyên viên đã giải quyết nhưng chưa thống nhất, hiệu quả. Thực hiện các công việc khác do GĐ hoặc Phó GĐ phụ trách giao, theo quy định. Chủ động lập kế hoạch làm việc với Ban GĐ gửi Văn phòng vào ngày làm việc cuối tuần, ngày làm việc cuối tháng. Chánh Văn phòng Sở: Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ như các trưởng phòng, Chánh Văn phòng còn có trách nhiệm cụ thể được quy định chi tiết tại Quy chế hoạt động của SNV Đồng Nai kèm theo Quyết định số 06QĐSNV ngày 22022012 của GĐ SNV Đồng Nai Chánh Thanh tra Sở: Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ như các trưởng phòng, Chánh Thanh tra Sở còn thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tham nhũng; và các nhiệm vụ khác theo quy định Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở thực hiện một số công việc sau: Chịu trách nhiệm chung các mặt công tác của đơn vị mình trước Giám đốc và chịu trách nhiệm về mặt CM trước cơ quan và ngành dọc cấp trên; Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; Thủ trưởng các đơn vị thuộc sở chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị theo Quyết định hiện hành của UBND tỉnh 1.4. Nhân sự Thống kê nhân sự Sở Nội vụ Đồng Nai tính đến tháng 01 năm 2018 Về biên chế, SNV có 86 CBCC và người lao động: 79 biên chế chính thức (91,86%), 06 tập sự (6,98%), 01 hợp đồng 91,16%) Về trình độ: Trên Đại học: 10(11,63%), Đại học: 54(62,79%), Cao đẳng: 02(2,33%), Trung cấp: 12(13,95%), khác: 08(9,30%) Lý luận chính trị: Cao cấp chính trị: 13(15,12%), cử nhân: 03(3,49%), trung cấp: 17(19,77%) QLNN: Chuyên viên cao cấp: 01(1,16%), Chuyên viên chính: 10(11,63%), Chuyên viên: 38(44,19%), cán sự: 11(12,79%), chưa bồi dưỡng: 26(30,23%) Về giới tính: 41 nữ(47,67%), 45 nam(52,33%) Về độ tuổi: trên 50 tuổi: 15(17,44%), từ 40 50 tuổi: 13(15,12%), từ 18 – dưới 40 tuổi: 58(67,44%) 1.5. Các mối quan hệ trong công tác 1.5.1. Bên trong cơ quan 1.5.1.1. Quan hệ giữa Giám đốc và các Phó Giám đốc Quan hệ giữa Giám đốc và các Phó Giám đốc là mối quan hệ theo chế độ thủ trưởng Phó Giám đốc phụ trách phòng, ban, đơn vị nào có trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của phòng, ban, đơn vị đó trước Giám đốc Khi Giám đốc vắng mặt thì có trách nhiệm ủy quyền cho một Phó Giám đốc chịu trách nhiệm thay mình giải quyết các công việc chung của sở 1.5.1.2. Quan hệ giữa các Phó Giám đốc Quan hệ giữa các Phó Giám đốc là quan hệ phối hợp, khi thực hiện công việc được phân công, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực do Phó Giám đốc khác phụ trách mà cần ý kiến của Phó Giám đốc đó thì Phó Giám đốc chủ trì có trách nhiệm chủ động phối hợp để giải quyết Trong trường hợp giữa các Phó Giám đốc có ý kiến khác nhau thì Phó Giám đốc chủ trì báo cáo Giám đốc quyết định Các Phó Giám đốc có trách nhiệm thông tin cho nhau về việc giải quyết công việc có phối hợp Trường hợp Giám đốc có sự điều chỉnh lại sự phân công công việc giữa các Phó Giám đốc thì giữa các Phó Giám đốc có sự bàn giao lại nội dung hồ sơ, tài liệu liên quan 1.5.1.3. Quan hệ giữa Giám đốc, Phó Giám đốc với các Trưởng phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở: Là mối quan hệ theo chế độ thủ trưởng. Trưởng phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách về mọi hoạt động của phòng ban, đơn vị do mình phụ trách. Nếu Giám đốc, Phó Giám đốc làm việc trực tiếp với chuyên viên thì chuyên viên đó phải áo cáo với Trưởng phòng về phần việc này 1.5.1.4. Quan hệ giữa các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở Quan hệ giữa các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở là mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác chuyên môn và các công việc khác trong hoạt động của Sở Khi một bên có yêu cầu hỗ trợ, phối hợp thì bên được yêu cầu phải đáp ứng trong khả năng, nhiệm vụ của mình và theo đúng quy định Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện các mặt công tác chuyên môn 1.5.1.1. Quan hệ giữa Ban lãnh đạo Sở với Đảng ủy, Ban chấp hành Công đoàn được thực hiện theo Quy chế riêng 1.5.2. Bên ngoài cơ quan 1.5.2.1. Cấp trên Với UBND tỉnh Đồng Nai, SNV là cơ quan CM thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về nội vụ, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh Với Bộ Nội vụ, SNV Đồng Nai là cơ quan chịu sự quản lý theo ngành dọc, chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng về nội vụ, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về CM, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ 1.5.2.2. Các ngành hữu quan Là quan hệ trao đổi, phối hợp trong công tác có liên quan, do GĐ thực hiện hoặc các Phó GĐ thực hiện khi được GĐ ủy quyền 1.5.2.3. Cấp dưới Đối với các phòng Nội vụ, SNV chịu trách nhiệm quản lý về lĩnh vực nội vụ, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về CM, nghiệp vụ. 1.6. Một số quy trình thủ tục cơ quan thực hiện 1.6.1. Quy trình tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa 1.6.1.1. Mục đích Nhằm quy định rõ trình tự, thời gian thực hiện, công khai minh bạch các TTHC, đảm bảo công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được giải quyết đúng trình tự, kịp thời, phù hợp với quy trình của pháp luật 1.6.1.2. Phạm vi áp dụng Áp dụng đối với các hồ sơ giải quyết tại SNV được quy định phải thông qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 1.6.1.3. Quy trình thực hiện TT Tiến trình thực hiện Trách nhiệm 1 Tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ cần giải quyết của tổ chức, cá nhân căn cứ theo bảng niêm yết TTHC được tiếp nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Hồ sơ đầy đủ thủ tục sẽ được lập biện nhận trong đó ghi rõ thời hạn giải quyết. Hồ sơ chưa đầy đủ thủ thục theo quy định thì hướng dẫn cụ thể một lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh. Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 2 Xem xét, ký nhận hồ sơ: Hồ sơ chuyển trực tiếp từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đến phòng CM đầy đủ thủ tục theo yêu cầu được Trưởng phòng ký nhận. Trường hợp hồ sơ đầy đủ thục tục nhưng chưa đủ yêu tố pháp lý để giải quyết thì chậm nhất trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận, phòng CM phải nêu rõ yêu cầu về bổ sung hồ sơ cho công chức tiếp nhận để thông báo tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiên một lần và thời gian chờ giải quyết hồ sơ đã niêm yết Phòng CM 3 Giải quyết hồ sơ, dự thảo quyết định, công văn và ký tắt: Phòng CM tiến hành xử lý hồ sơ; dự thảo quyết định, công văn trình GĐ hoặc Phó GĐ Phòng CM 4 Xem xét, ký duyệt quyết định, công văn: GĐ hoặc Phó GĐ phụ trách xem xét và ký duyệt quyết định, công văn GĐ hoặc Phó GĐ 5 Chuyển kết quả về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: Quyết định, công văn sau khi ký duyệt được phòng CM chuyển đến bộ phận tiếp nhân và trả kết quả Phòng CM 6 Phát hành kết quả cho tổ chức, cá nhân: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm phát hành quyết định, công văn (kết quả) cho tổ chức, cá nhân Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 1.6.2. Quy trình đào tạo 1.6.2.1. Mục đích Nhằm nâng cao trình độ CM nghiệp vụ, lý luận chính trị, QLNN…để từng bước chuẩn hóa chức danh công chức theo quy định, đảm bảo thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả cao 1.6.2.2. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho CBCC thuộc SNV được Ban GĐ quyết định cử đi đào tạo 1.6.2.3. Quy trình thực hiện TT Tiến trình thực hiện Trách nhiệm 1 Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Căn cứ quy hoạch cán bộ hàng năm; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của UBND tỉnh và Bộ Nội vụ; kết quả đánh giá xếp loại CBCC hàng năm; yêu cầu nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ công chức Xét CBCC cần đào tạo, bồi dưỡng: Trình độ học vấn; Các nghiệp vụ CM cần đào tạo, bồi dưỡng; Các kỹ năng cần có Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm Trình Ban GĐ Sở xem vét, phê duyệt kế hoạch Chánh Văn phòng Trưởng các phòng, ban 2 Đào tạo, bồi dưỡng đột xuất: Căn cứ vào yêu cầu của cơ quan cấp trên thông qua các văn bản chiêu sinh thông báo; yêu cầu, nhiệm vụ đột xuất cần cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng; Do thay đồi nhân sự, thay đổi vị trí công tác Xét CBCC cần đào tạo, bồi dưỡng Trình Ban GĐ Sở xem xét, quyết định cử công chức đi tham dự đào tạo, bồi dưỡng Chánh Văn phòng Trưởng các phòng, ban 3 Đào tạo, bồi dưỡng bên ngoài Cử công chức đến các địa điểm tổ chức đào tạo tham gia học tập Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng; công chức được cử đi học nộp giấy chứng nhận (bản photo) cho Chánh Văn phòng để lưu vào hồ sơ cá nhân và báo cáo kết quả học tập với Ban GĐ Chánh Văn phòng Công chức được cử đi học 4 Đào tạo, bồi dưỡng nội bộ Phân công công chức có năng lực thực hiện hoặc mời giàng viên về đào tạo, bồi dưỡng Ghi nhận danh sách tham dự Công chức được phân công thực hiện hoặc giảng viên được mời giảng dạy 5 Lưu hồ sơ đào tạo, bồi dưỡng Văn phòng 2. Tổng quan về chuyên đề báo cáo:Quá trình áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 90012008 tại SNV Đồng Nai, thực trạng và giải pháp 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái quát về HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 90012008 2.1.1.1. ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO – International Organization for Standardization) được thành lập năm 1947, có trụ sở tại Geneva Thụy Sĩ. ISO là một hội đoàn toàn cầu của hơn 150 các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia (Mỗi thành viên sẽ là đại diện cho mỗi quốc gia của mình). Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) là thành viên chính thức năm 1977. Tổ chức ISO chịu trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn quốc tế khuyến nghị áp dụng nhằm thuận lợi hóa thương mại toàn cầu và bảo vệ an toàn sức khỏe và môi trường cho cộng đồng. Hiện nay ISO với gần 3000 tổ chức kỹ thuật với hệ thống các Ban Kỹ Thuật (TC Technical Committee); Tiểu ban kỹ thuật (STC); Nhóm công tác (WG) và nhóm đặc trách có nhiệm vụ soạn thảo các tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn quốc tế hóa ISO được ban hành sau khi thông qua nguyên tắc đa số đồng thuận của các thành viên chính thức. Hiện nay, tổ chức này đã soạn thảo và ban hành trên 16000 bộ tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ, hệ thống quản lý, thuật ngữ, phương pháp… 2.1.1.2. Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Bộ tiêu chuẩn ISO 9001 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành nhằm cung cấp các hướng dẫn quản lý chất lượng và xác định các yếu tố cần thiết của một hệ thống chất lượng để đạt được sự đảm bảo về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ mà một tổ chức cung cấp. Bộ tiêu chuẩn ISO 9001 trong đó tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được coi là tiêu chuẩn cơ bản, cốt yếu nhất xác định các yêu cầu cơ bản của HTQLCL của một tổ chức để đảm bảo rằng sản phẩm của một tổ chức luôn có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, phù hợp với các chế định; là cơ sở để đánh giá khả năng của một tổ chức nhằm duy trì, cải tiến, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ngày 14112008, ISO đã chính thức công bố tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là phiên bản mới nhất về HTQLCL được sử dụng tại hơn 80 quốc gia trên khắp thế giới.Tại Việt Nam, tiêu chuẩn này được chuyển đổi sang tiếng Việt và được ban hành dưới dạng một tiêu chuẩn Việt Nam với tên gọi TCVN ISO 9001:2008.

... cáo :Quá trình áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001- 2008 SNV Đồng Nai, thực trạng giải pháp 2.2.1 Cơ sở lý luận 2.2.1.1 Khái quát HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 90012 008 2.2.1.1.1 ISO. .. tính chất quan liêu cổ điển Áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 chìa khóa thành cơng cho hành nước nhà HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001- 2008 áp dụng SNV Đồng Nai yêu cầu chung công... UBND tỉnh Đồng Nai việc ban hành Kế hoạch triển khai HTQLCL theo TCVN ISO 9001: 2008 vào quan QLNN giai đoạn 2011-2013 2.2.2.2 Quá trình áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN 90012 008 SNV Đồng Nai

Ngày đăng: 01/07/2018, 09:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan