A. MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 2 I. Những vấn đề lý luận chung 2 1. Khái niệm phá sản 2 2. Đặc điểm của thi hành quyết định về phá sản 3 II. Những quy định của pháp luật về thi hành quyết định về phá sản 4 1. Tạm đình chỉ thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản 6 2. Đình chỉ thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản 7 3. Khôi phục thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản 8 III. Những bất cập trong thực tế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật 9 Danh mục tài liệu tham khảo 13
Trang 1BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CHỦ ĐỀ 13: Thủ tục thi hành quyết định về phá sản?
A MỞ ĐẦU
Hiện nay, tại nhiều quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh, phá sản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan trong tiến trình lịch sử nền kinh tế thị trường Tương tự như vậy, đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở Việt Nam, hiện tượng này cũng không phải là hiếm Có thể nhận định rằng đây là sản phẩm khách quan của quá trình cạnh tranh, của quá trình đào thải và sự chọn lọc tự nhiên: các chủ thể kinh doanh làm
ăn thua lỗ, kém hiệu quả dẫn đến mất khả năng thanh toán, tất yếu phải chấm dứt sự tồn tại của mình qua việc bị tuyên bố phá sản và điều đó đồng nghĩa với việc chỉ có các doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ, năm bắt cơ hội cũng như hoạt động thực sự có hiệu quả mới có thể tiếp tục tồn tại trong nền kinh tế Phá sản không những có vai trò thanh lọc thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế, làm cho kinh tế thị trường trở nên đúng với bản chất của nó Mặt khác, phá sản còn giúp các doanh nghiệp có cơ hội phục hồi hoạt động kinh doanh của mình
Vì là một vấn đề hết sức quan trọng như vậy nên pháp luật điều chỉnh về phá sản rất được quan tâm từ phía các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như trong công chúng Trong đó, thủ tục thi hành quyết định về phá sản là nôi dung chốt lại vấn đề, được thực hiện sau khi Tòa án ra các quyết định nên càng được chú ý rất nhiều Trong điều kiện ngày nay, pháp luật nước ta cũng đã có những thay đổi nhất định đối với những quy định về thủ tục thi hành quyết định về phá sản, đặc biệt trong công cuộc cải cách đang diễn ra rất mạnh mẽ như hiện nay Pháp luật có những quy định chặt chẽ sẽ giúp cho việc thi hành quyết định về phá sản
có hiệu quả một mặt hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực, mặt khác phát huy tính tích cực của phá sản đối với đời sống kinh tế xã hội
Trang 2B NỘI DUNG
I Những vấn đề lý luận chung
1 Khái niệm phá sản
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hàng ngày, trên các phưong tiện thông tin đại chúng ta có thể bắt gặp vô số những thông báo thành lập doanh nghiệp, cùng với đó cũng là rất nhiều những thông tin về giải thể, phá sản doanh nghiệp Sau khi thành lập, bất kể ai cũng muốn doanh nghiệp của mình hoạt động, làm ăn có hiệu quả, nhưng vì rất nhiều lí do mà nhiều doanh nghiệp, làm
ăn thua lỗ, không thực hiện được mục tiêu kinh doanh, mất khả năng thanh toán các khoản nợ và lâm vào tình trạng phá sản Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều không hề mong muốn đi đến kết cục này nhưng đây lại là điều phổ biến trong nền kinh tế thị trường nếu doanh nghiệp không có những chiến lược đúng đắn để thực hiện công việc kinh doanh của mình
Vì vậy pháp luật có quy định tại khoản 2, điều 4, Luật phá sản 2014:“Phá
sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản” Như vậy, phá sản là khái
niệm dùng để chỉ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với các điều kiện: mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản Từ đây có thể thấy, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn đã phá sản, doanh nghiệp chỉ bị coi là phá sản khi có quyết định của Tòa án
Quy định này so với quy định của Luật phá sản 2004 thì tiêu chí xác định tình trạng phá sản đã được quy định theo hướng ngắn gọn, đơn giản và đi vào bản chất mà không căn cứ vào việc doanh nghiệp không thanh toán được các khoản nợ đến hạn và không căn cứ vào yêu cầu của chủ nợ Luật Phá sản 2014
không còn dùng khái niệm “lâm vào tình trạng phá sản”, hay “không có khả
năng thanh toán được” như trước mà dùng khái niệm “mất khả năng thanh toán” và “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ” cho thấy, Luật Phá
sản 2014 không yêu cầu việc xác định hay phải có căn cứ chứng minh doanh
2
Trang 3nghiệp không có khả năng thanh toán bằng bảng cân đối tài chính Như vậy, chỉ cần xác định là có khoản nợ và đến thời điểm tòa án quyết định việc mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp vẫn không thanh toán là tòa án có thể ra quyết định
mở thủ tục phá sản Quy định này là bước tiến của Luật phá sản 2014, phù hợp với thông lệ chung trên thế giới tạo điều kiện cho việc sớm mở thủ tục phá sản cũng như khả năng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
2 Đặc điểm của thi hành quyết định về phá sản
Về cơ bản, hầu hết các bản án, quyết định của Tòa án trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố một doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được thi hành theo pháp luật về phá sản quy định chỉ một số quyết định về phá sản được thực hiện theo thủ tục thi hành án dân sự Việc thi hành quyết định về phá sản có những khác biệt nhất định so với thi hành các bản án, quyết định dân sự khác ở những điểm sau:
Thứ nhất, thi hành quyết định về phá sản có liên quan mật thiết với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Sau khi Tòa án ra bản án, quyết định và bản án, quyết định này có hiệu lực pháp luật, nếu bên phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã không tự nguyện thi hành án thì theo yêu cầu của người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành án Tuy nhiên, nếu sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án mà Tòa án lại thụ lý đơn yêu cầu hoặc ra quyết định mở thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án thì việc thi hành các nghĩa vụ tài sản theo các bản án, quyết định có thể bị tạm ngừng hoặc ngừng lại Khi có quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì việc thi hành án của doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ được khôi phục Như vậy, có thể nói, việc thi hành các quyết định về phá sản phụ thuộc vào quá trình giải quyết yêu cầu phá sản, khi Tòa án ra các quyết định khác
Trang 4nhau Hay nói cách khác, thi hành quyết định về phá sản có liên quan mật thiết với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Thứ hai, đối tượng của thi hành quyết định về phá sản là thi hành yêu cầu, quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án.
Khi giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, Tòa án có thể phải thực hiện nhiều công việc như: thụ lý đơn yêu cầu, mở thủ tục tuyên bố phá sản; xác định các nghĩa vụ về tài sản và xử lý các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã; kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; lập danh sách chủ nợ và triệu tập hội nghị chủ nợ… Trong quá trình thực hiện các công việc đó, Tòa án có thể phải ra các quyết định như: quyết định
mở thủ tục tuyên bố phá sản; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản; quyết định mở thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã v.v… Tòa án thực hiện những công việc và ra những quyết định đó không phải là đối tượng của thi hành án quyết định về phá sản Tuy nhiện, để đảm bảo việc giải quyết yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ và khôi phục thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự
II Những quy định của pháp luật về thi hành quyết định về
phá sản
Những thủ tục thi hành quyết định về phá sản không được quy định nhiều trong Luật thi hành án dân sự Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản hầu như được thực hiện theo thủ tục do pháp luật phá sản quy định Trong đó, chỉ có một số quyết định được cơ quan thi hành án dân sự áp dụng thủ tục theo quy định của Luật thi hành án dân sự, chứ không thi hành tất
4
Trang 5cả các quyết định mà Tòa án đã ban hành trong toàn bộ quá trình giải quyết phá sản
Trước đây, Luật thi hành án dân sự 2008 dành mục 4, chương V với ba điều từ 137 đến 139 để quy định các vấn đề xoay quanh thủ tục thi hành quyết định về phá sản Tuy nhiên, đến khi Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung vào năm 2014 thì Quốc hội đã quyết định bãi bỏ Điều 138, 139 và có sự điều chỉnh nhỏ đối với khoản 2, Điều 137 Theo đó, thủ tục thi hành quyết định
về phá sản chỉ còn được quy định tại Điều 137, Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) như sau:
“1 Sau khi nhận được văn bản của Tòa án thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ đối với các trường hợp thi hành về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này.
Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho Tòa án đang giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản về kết quả thi hành án đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản.
2.Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản ngay sau khi nhận được quyết định của Tòa án về việc
mở thủ tục phá sản.
Việc tiếp tục thi hành nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác
xã là người phải thi hành án trong trường hợp này thực hiện theo quy định của Luật phá sản Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chỉ đạo Chấp hành viên bàn giao cho Tòa án các tài liệu thi hành án có liên quan đến việc tiếp tục thi hành nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản.
3 Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh, Thẩm phán
Trang 6tiến hành thủ tục phá sản phải gửi quyết định đó kèm theo toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu hồi quyết định đình chỉ thi hành án và tiếp tục thi hành án đối với phần nghĩa vụ về tài sản còn phải thi hành đã đình chỉ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành vụ việc theo quy định của Luật này.”
1 Tạm đình chỉ thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu thấy cần sửa đổi bổ sung thì Tòa án yêu cầu người nộp đơn thực hiện sửa đổi, bổ sung trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, trường hợp đặc biệt, Tòa án nhân dân có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày (Điều 34, Luật phá sản 2014) Tòa án thụ lý đơn sau khi người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu
sản, việc thi hành nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án phải tạm đình chỉ
1 Điều 39, Lu t Phá sản 2014 ật Phá sản 2014
2 Khoản 1, Điều 40, Lu t Phá sản 2014 ật Phá sản 2014
6
Trang 7Sau khi nhận được văn bản của Tòa án thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ đối với các trường hợp thi hành về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật thi hành
án dân sự Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho Tòa án đang giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản về kết quả thi hành án đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản
2 Đình chỉ thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản
Trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân, Trọng tài, cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản phải ra quyết định đình chỉ và chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân đang tiến hành thủ tục phá sản để
từng trường hợp, Tòa án nhân dân đang tiến hành thủ tục phá sản xử lý như sau:
pháp luật và không có quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm thi hành án thì người được thi hành án được thanh toán như một chủ nợ không có bảo đảm
pháp luật và có quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm thi hành án thì người được thi hành án được thanh toán như một chủ nợ có bảo đảm
Trong trường hợp Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì Thủ trưởng
cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản ngay sau khi nhận được quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản Việc tiếp tục thi hành nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là người
3 Khoản 2, Điều 71, Lu t Phá sản 2014 ật Phá sản 2014
Trang 8phải thi hành án trong trường hợp này thực hiện theo quy định của Luật phá sản Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chỉ đạo Chấp hành viên bàn giao cho Tòa án các tài liệu thi hành án có liên quan đến việc tiếp tục thi hành nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá
thi hành án để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ cho thủ tục phá sản
3 Khôi phục thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đến trước ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản Ngoài ra, Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; Hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn mất khả năng thanh toán
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì doanh nghiệp, hợp tác xã lúc này được coi là không còn mất khả năng thanh toán Còn nếu rơi vào trường hợp: Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; Hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn mất khả năng thanh toán thì thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Ngay sau khi ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo trường hợp
4 Khoản 2, Điều 137, Lu t thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) ật Phá sản 2014
8
Trang 9doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ trước đó nay được tiếp tục thi hành hoặc giải quyết Lúc này, căn cứ của việc đình chỉ thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là người phải thi hành án không còn nữa Vì vậy, căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 137, Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh, Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản phải gửi quyết định đó kèm theo toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc thi hành
án cho cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu hồi quyết định đình chỉ thi hành án và tiếp tục thi hành án đối với phần nghĩa vụ về tài sản còn phải thi hành đã đình chỉ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành vụ việc theo quy định của Luật Thi hành án dân sự
III Những bất cập trong thực tế và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật
Hiện nay, việc thi hành các quyết định của tòa án trong quá trình giải quyết phá sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn Một số quy định của pháp luật còn chưa hoàn thiện, có thể kể tới một số bất cập như sau:
Thứ nhất, về thời hạn ra quyết định thi hành án , Luật Phá sản 2014 và
Luật Thi hành án dân sự đều quy định thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án là của cơ quan thi hành án dân sự Tuy nhiên, về thời hạn ra quyết định thi hành án tại khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự quy định thời hạn ra quyết định thi hành án đối với quyết định tuyên bố phá sản
là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định Tuy nhiên, tại khoản 1
Điều 120 Luật Phá sản 2014 quy định: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
Trang 10ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành Như vậy, thời hạn để cơ quan thi hành án dân
sự ra quyết định thi hành án đối với quyết định tuyên bố phá sản của Luật Thi hành án dân sự và Luật Phá sản 2014 là không thống nhất với nhau Vậy, để phù hợp thi cần phải có sự điều chỉnh nhất định của hai bộ luật về thời hạn ra quyết định thi hành để đạt được sự thống nhất, hạn chế chồng chéo mâu thuẫn
Thứ hai, về vấn đề định giá lại: Theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật
Phá sản 2014 quy định: “Việc định giá lại tài sản được thực hiện khi có vi phạm
nghiêm trọng quy định tại Điều 122 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản” Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP quy định nếu phát
hiện Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phá sản, pháp luật về định giá tài sản dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản, Chấp hành viên yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc định giá lại tài sản, trừ trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đó bị thay đổi theo quy định tại khoản 1 và Khoản 2 Điều 18 của Nghị định này
Điều 99 Luật THADS quy định việc định giá lại tài sản kê biên được thực hiện trong các trường hợp sau: Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 98 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản; Đương
sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản Yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về kết quả thẩm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định giá lại tài sản
Như vậy, chủ thể được quyền yêu cầu định giá lại theo Luật thi hành án dân sự có bao gồm đương sự (người được thi hành án, người phải thi hành án) tuy nhiên tại Luật Phá sản 2014 không quy định quyền yêu cầu định giá lại của những chủ nợ (người được thi hành án) Điều này có khả năng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án Do đó cũng cần xem
10