1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ KHU DU LỊCH BIỂN ĐÔNG THÀNH PHỐ VŨNG tàu

81 183 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

Đề tài hướng đến mục tiêu là xác định được giá trị Khu Du Lịch Biển Đông trêncơ sở dựa vào phương pháp chi phí du hành TCM - Travel Cost Method thông quađiều tra số liệu sơ cấp, tổng hợp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ KHU DU LỊCH BIỂN ĐÔNG

Thành phố Hồ Chí MinhTháng 07/2010

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Định Giá Giá Trị Khu

Du Lịch Biển Đông Thành Phố Vũng Tàu” do Lê Thị Kim Loan, sinh viên khóa 32,

Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước Hội đồng vàongày

TS ĐẶNG MINH PHƯƠNGNgười hướng dẫn

Ngày Tháng Năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày Tháng Năm Ngày Tháng Năm

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên con xin gửi những dòng tri ân đến Bố Mẹ và gia đình, những người

đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay, đồngthời cám ơn sự giúp đỡ của bạn bè trong suốt thời gian qua đã đóng góp ý kiến và làđộng lực to lớn để tôi hoàn thành luận văn này

Em xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM,đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyênmôn và kinh nghiệm làm việc vô cùng quý báu trong thời gian bốn năm học qua

Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đặng Minh Phương đã tận tìnhhướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Đốc, lãnh đạoKhu Du Lịch Biển Đông, các phòng ban Uỷ Ban Nhân Dân Tp Vũng Tàu đã hết lòngchỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài có hạn cộng với trình độ hiểu biết vàtầm nhìn chưa rộng Vì thế, luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót Rất mongđược sự góp ý của quý thầy cô và các bạn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010 Sinh viên

Lê Thị Kim Loan

Trang 4

Đề tài hướng đến mục tiêu là xác định được giá trị Khu Du Lịch Biển Đông trên

cơ sở dựa vào phương pháp chi phí du hành (TCM - Travel Cost Method) thông quađiều tra số liệu sơ cấp, tổng hợp các số liệu thứ cấp, sau đó phân tích số liệu về các đặcđiểm kinh tế xã hội của khách du lịch nội địa khi đến Khu Du Lịch Biển Đông và xâydựng được hàm cầu du lịch dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch Biển Đông.Trên cơ sở các mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với cầu du lịch phản ánh tronghàm cầu du lịch đã được xây dựng để đưa ra một số phương hướng phát triển khu dulịch Trong nội dung đề tài, việc xác định giá trị khu du lịch được tính dựa trên phươngpháp chi phí du hành cá nhân – ITCM (Individual Travel Cost Model)

Hàm cầu du lịch xây dựng theo ITCM:

LN(SLDLBIENDONG) = 0,597 - 0,119 * LN(CPDH) + 0,261 * LN(SLDLTN) + 0,383LN(TD) + 0,268 * LN(TN) + 0,137 * LN(TUOI)

Qua đó xác định giá trị khu du lịch trong năm 2009 là 1.163,702 tỷ đồng

Định giá giá trị tài nguyên để có kế hoạch khai thác theo hướng bền vững, xâydựng dự án phát triển, đưa ra các quyết định dự án có liên quan đến tài nguyên đượcxem là một vấn đề cần thiết

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

TỔNG QUAN 5

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40

4.1 Hành vi của du khách nội địa 40

Bảng 4.2 Tỷ Lệ Khách Du Lịch từ Nơi Xuất Phát 45 Bảng 4.7 Giá Trị Khu Du Lịch Biển Đông Được Thể Hiện ở Các Mức Suất Chiết Khấu 58 CHƯƠNG 5 61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

5.1 Kết luận 61

5.2 Kiến nghị 62

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CPDH Chi Phí Du Hành CVM Phương Pháp Đánh Giá Ngẫu Nhiên (Contingent Valuation Method) NPV Hiện Giá Ròng (Net Present Value)

TCM Phương Pháp Chi Phí Du Hành (Travel Cost Method)

Trang 6

ZTCM Phương Pháp Chi Phí Du Hành Theo Vùng (Zone Travel Cost

Method)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

TỔNG QUAN 5

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40

4.1 Hành vi của du khách nội địa 40

Bảng 4.2 Tỷ Lệ Khách Du Lịch từ Nơi Xuất Phát 45 Bảng 4.7 Giá Trị Khu Du Lịch Biển Đông Được Thể Hiện ở Các Mức Suất Chiết Khấu 58 CHƯƠNG 5 61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

5.1 Kết luận 61

5.2 Kiến nghị 62

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

TỔNG QUAN 5

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40

4.1 Hành vi của du khách nội địa 40

Bảng 4.2 Tỷ Lệ Khách Du Lịch từ Nơi Xuất Phát 45 Bảng 4.7 Giá Trị Khu Du Lịch Biển Đông Được Thể Hiện ở Các Mức Suất Chiết Khấu 58 CHƯƠNG 5 61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61

5.1 Kết luận 61

5.2 Kiến nghị 62

Trang 9

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Sau những thách thức do khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì hiện nay du lịch trênthế giới đã phục hồi và tăng trưởng mạnh Dẫn đầu là Châu Á – Thái Bình Dương vớitốc độ tăng trưởng là 10% trong 2 tháng đầu năm 2010 Và theo báo cáo của Tổ chức

du lịch thế giới (UNWTO), Việt Nam đã trở thành 1 trong 60 nước trên Thế giới có tốc

độ tăng trưởng du lịch tích cực (Thông tấn xã Việt Nam, 2010) Du lịch đã trở thànhmột ngành kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, đóng gópvào tổng thu nhập quốc gia Bên cạnh ý nghĩa về mặt kinh tế du lịch còn có ý nghĩa tolớn về mặt xã hội, chính trị và môi trường sinh thái

Nhắc đến du lịch Việt Nam thì phải kể đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi đây làmột trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tàinguyên thiên nhiên đa dạng và tiềm năng nhân văn khá phong phú để phát triển dulịch TP Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn của tỉnh, được kết hợp hài hòa giữaquần thể thiên nhiên biển, núi, cùng kiến trúc đô thị và các công trình văn hóa nhưtượng đài, chùa chiền, nhà thờ…tạo cho Vũng Tàu có ưu thế của một thành phố biểntuyệt đẹp đầy sức quyến rũ với các bãi tắm: Thùy Vân, Chí Linh, Bãi Sau, Bãi Trước,Bãi Dâu, Bãi Dứa Nhờ những ưu thế đó nhiều khu du lịch được mọc lên bên cạnh cácbãi tắm với đầy đủ các tiện nghi nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, đã thuhút thu hút được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước Thế nhưng một số khu

du lịch tại đây thường được quản lí một cách đơn giản, không có tầm nhìn chiến lượctrong thời gian dài So với tiềm năng sẵn có về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, có thểnhận định ngành du lịch phát triển vẫn chưa tương xứng, thiếu khả năng cạnh tranh vớicác địa phương khác, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới của ngành du lịchquốc gia Điều này đặt ra cho Chính quyền địa phương nơi đây một yêu cầu cấp bách

Trang 10

là phải xác định hướng đi phù hợp và quyết tâm cao để phát triển du lịch thành mộttrung tâm du lịch của cả nước.

Khu du lịch Biển Đông thuộc Công Ty du lịch Tỉnh BR-VT, được thành lập vàotháng 9/1999 với tổng vốn đầu tư ban đầu 25 tỷ đồng Có thể nói, đây là khu du lịchbiển đầu tiên tại TP Vũng Tàu kinh doanh có hiệu quả ngay khi mới đi vào hoạt động.Khu du lịch Biển Đông được đánh giá là một trong những Khu du lịch biển tốt nhấttỉnh BR-VT Để thấy được giá trị khu du lịch này nhằm khai thác theo hướng bềnvững, đưa ra các quyết định dự án chính sách có liên quan đến tài sản này thì trướctiên cần phải xác định giá trị của nó dưới một giá cả nhất định Đồng thời việc xácđịnh giá trị kinh tế của Khu du lịch Biển Đông sẽ là cơ sở để có những biện pháp quản

lí thích hợp nhằm mang đến giá trị cao hơn, mang lại lợi ích không những cho dân cưtrong vùng mà còn cả các đơn vị kinh doanh du lịch nơi đây cũng như đóng góp mộtkhoản thu lớn cho ngân sách của tỉnh

Trước vấn đề trên, với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé củamình vào sự nghiệp phát triển ngành du lịch của tỉnh nói chung và Khu du lịch Biển

Đông nói riêng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Định Giá Giá Trị Khu Du Lịch Biển Đông - TP Vũng Tàu”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là xác định giá trị Khu du lịch Biển Đông - TP Vũng

Tàu

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu chung, đề tài xác định một số mục tiêu cụ thể sau:

- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch của du khách nội địa đếnKhu du lịch Biển Đông

- Xây dựng hàm cầu du lịch đối với Khu du lịch Biển Đông

- Xác định giá trị Khu du lịch Biển Đông thông qua đường du lịch

Trang 11

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Địa bàn Khu du lịch Biển Đông - TP Vũng Tàu

Phạm vi thời gian: Thực hiện từ ngày 30/3/2010 đến 30/6/2010

Phạm vi nội dung:

Nghiên cứu tiến hành xác định giá trị Khu du lịch Biển Đông thông qua việcước lượng hàm cầu du lịch Biển Đông, qua đó xác định giá trị thặng dư cho mỗi dukhách nội địa đến khu du lịch Biển Đông từ đó nhân giá trị thặng dư của du khách (giátrị điểm du lịch đem lại) với tổng số lượng du khách đến du lịch nơi đây trong mộtnăm, ta sẽ có được giá trị của điểm du lịch trong năm

1.4 Cấu trúc của đề tài

Chương 1: Là chương mở đầu, gồm có năm phần chính là đặt vấn đề, mục tiêu

nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn và ý nghĩa của đề tài

Chương 2: Là trình bày một số nghiên cứu có liên quan đến ứng dụng phương

pháp TCM trong tính toán giá trị khu du lịch Đồng thời, trong chương 2 cũng trìnhbày về phần tổng quan, mô tả tổng quát về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, địahình, dân số và các vấn đề nghiên cứu có liên quan của địa bàn nghiên cứu

Chương 3: Là chương nội dung và phương pháp nghiên cứu Trong phần nội

dung sẽ đưa ra các định nghĩa, khái niệm, công thức có liên quan đến vấn đề nghiêncứu, còn về phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu được

sử dụng trong đề tài

Chương 4: Là chương kết quả và thảo luận Chương này trình bày chi tiết về

kết quả đạt được của cuộc nghiên cứu

Chương 5: Là chương kết luận và kiến nghị Phần kết luận sẽ nêu lại kết quả

nghiên cứu một cách ngắn gọn, ý nghĩa, những mặt được cũng như những điểm hạnchế của khoá luận Phần kết luận sẽ làm nền tảng cho việc đề xuất các kiến nghị, cácgiải pháp, chính sách cần thực hiện nhằm nâng cao tính khả thi của vấn đề

1.5 Ý nghĩa của đề tài

Với mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài này đã được thực hiện để ước lượnglợi ích của ngành du lịch tỉnh BRVT nói chung và du lịch ở TP Vũng Tàu nói riêng vàxây dựng hàm cầu du lịch tại Khu du lịch Biển Đông Đây sẽ là cơ sở để đưa ra nhữngbiện pháp nhằm thu hút khách tới Vũng Tàu trong tương lai

Trang 12

Gía trị này khi đã xác định sẽ dùng cho phân tích lợi ích chi phí để làm cácquyết định dự án chính sách liên quan đến tài sản công này.

Trang 13

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Để tiến hành thực hiện đề tài này, có nhiều tài liệu có liên quan được tham khảobao gồm những đề tài tốt nghiệp của các khóa trước, các bài giảng của thầy cô có liênquan đều là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài

Theo đề tài ‘‘Định giá giá trị Khu du lịch Sinh Thái Chí Linh’’ của tác giảNguyễn Thị Nam Hà (2008), với mục tiêu chính của đề tài là xác định giá trị của Khu

du lịch Chí Linh đối với khách trong nước bằng phương pháp chi phí du hành Travel Cost Method) dựa trên hai hàm cơ bản là hàm cầu tuyến tính và hàm cầu dạnglog - log Đây sẽ là cơ sở để đưa ra kế hoạch và định hướng phát triển ngành du lịch

(TCM-TP Vũng Tàu Thông qua việc điều tra 72 du khách nội địa đi đến Khu du lịch ChíLinh về các đặc điểm kinh tế xã hội như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập … vàthông qua việc sử dụng phần mềm Excel và Eviews, đề tài đã tiến hành xây dựng hàmcầu du lịch Chí Linh theo phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM) Từ đó xácđịnh giá trị của Khu du lịch Chí Linh bằng cách dựa vào hàm cầu đã được xây dựng,tiến hành xác định giá trị thặng dư cho mỗi du khách nội địa tới khu du lịch này (phầndiện tích dưới đường cầu và trên đường giá) Nhân nó với số lượng du khách hàngnăm sẽ ước lượng được tổng giá trị giải trí hàng năm của Khu du lịch Theo đó giá trịKhu du lịch Sinh thái Chí Linh được xác định năm 2007 là 171,79 tỷ đồng Tổng giátrị của Khu du lịch Chí Linh ứng với các suất chiết khấu khác nhau từ 8 đến 12% là2147,38 tỷ đồng với suất chiết khấu 8 %, 1717,9 tỷ đồng với suất chiết khấu 10%;1431,58 tỷ đồng với suất chiết khấu 12% Tuy nhiên theo tác giả đây chưa phải là giátrị lớn nhất vì đề tài chỉ tiến hành điều tra đối với du khách trong nước để xác định giátrị khu du lịch Vì vậy trên thực tế giá trị khu du lịch này phải lớn hơn giá trị được tínhra

Trang 14

Theo đề tài nghiên cứu ‘‘Định giá trị Du Lịch Bãi Biển Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An’’của tác giả Phạm Thị Hoài Thúy (2008) nhằm xác định giá trị Du Lịch Bãi Biển Cửa

Lò, Tỉnh Nghệ An Nội dung của đề tài này cũng có những phần nghiên cứu tương tự

đề tài trên Thông qua việc điều tra 70 du khách trong nước đi du lịch đến Cửa Lò đểxác định được giá trị của Bãi Biển Cửa Lò Gía trị của Bãi Tắm 2007 là 10.596 tỷđồng

Tương tự như 2 đề tài trên đề tài nghiên cứu “Định giá và đề xuất biện phápnâng cao giá trị Bãi Tắm Ninh Chữ - Tỉnh Ninh Thuận” của tác giả Phan Thị HồngQuyên (2008) với nội dung đề tài, việc xác định giá trị của Bãi Tắm Ninh Chữ, TỉnhNinh Thuận dựa trên phương pháp chi phí du hành cá nhân – ITCM (Individual TravelCost Model) Thông qua việc điều tra 200 khách du lịch nội địa khi đến tham quan bãitắm Ninh Chữ Qua đó xác định giá trị khu du lịch trong năm 2007 là 98 triệu đồng

Tóm lại tổng quan về tài liệu không chỉ là một số bài nghiên cứu mà nó cònđược tổng hợp từ nhiều nguồn, từ thực tế cuộc sống, các bài giảng của thầy cô trongquá trình thực tập, từ hệ thống internet và từ việc thăm dò ý kiến của khách tham quan

2.2 Tổng quan về Thành phố Vũng Tàu

2.2.1 Lịch sử hình thành

Trước kia vùng đất này là bãi lầy, nơi thuyền buôn nước ngoài thường vào trúđậu nên gọi là Vũng Tàu Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua mũi đất này đã lấytên Thánh Giắc đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này là Cap Saint Jacques (mũiđất mang tên Thánh Giắc), tiếng Việt là Cap Xanh Giắc Người Việt theo đó gọi là Cấp(gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp (gốc tiếng Pháp: au Cap) Hiện nay mũi đất cựcnam của Vũng Tàu có tên gọi là “Mũi Nghinh Phong”

Vũng Tàu cũng từng có tên là Tam Thoàn hay Tam Thắng để ghi lại sự kiệnthành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam Chữ Tam Thắng

là biến âm của Tam Thoàn, tức Ba Thuyền

Vũng Tàu từng thuộc trấn, sau là tỉnh Biên Hòa thời nhà Nguyễn Thời vua GiaLong (1761-1820), khi nạn hải tặc Mã Lai hoành hành tại vùng biển này là mối đe dọacho các thương nhân vùng Gia Định, vua đã gửi ba đội quân đến dẹp loạn và cho phép

ba tướng cầm đầu cùng quân lính ở lại mở đất Theo sắc của vua Minh Mạng năm

Trang 15

1822, chính 3 ông đội Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền thuộc ba độibinh (Tam Thoàn) đã thành lập ba làng đầu tiên: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam.

Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính TP Vũng Tàu Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu

Nguồn: UBND Thành phố Vũng Tàu

Trang 16

2.2.2 Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Thành phố Vũng Tàu nằm phía Nam của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách TPHCM

125 km về hướng Đông Nam, là đô thị loại II Vũng Tàu có ba mặt giáp biển với chiềudài bán đảo 20 km, còn lại phía Bắc giáp thị xã Bà Rịa Địa hình Vũng Tàu bao gồmmột bán đảo được chia thành 12 phường và một xă đảo Long Sơn cách trung tâmthành phố Vũng Tàu khoảng 10 km theo đường chim bay

Nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi hướng từNam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn ra khỏi đất liền nhưmột dải đất có chiều dài khoảng 14 km và chiều rộng khoảng 6 km Đây là nơi người

ta có thể ngắm nhìn biển Đông cả khi mặt trời mọc lúc lẫn hoàng hôn

TP Vũng Tàu nằm ở vị trí 10019’- 10028’ độ vĩ Bắc và 107003’- 107012’ độ kinh Đông,thuộc phía Nam của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, cách TPHCM 120 km và thành phố BiênHòa 100 km về phía Đông

Diện tích tự nhiên : 14 441,71 ha (2009) chiếm khoảng 7,31% diện tích tự nhiêntoàn Tỉnh

Dân số (năm 2009): 297.045 người

Mật độ dân số trung bình là 2.047 người/km2 Với mật độ này, thành phố VũngTàu có dân số tập trung đông nhất toàn Tỉnh

Với vị trí là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra biển Đông,Vũng Tàu có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông hàng hoá bằng các tuyếnđường bộ và đường thuỷ, đặc biệt là có tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện cácngành kinh tế biển như: Công nghiệp khai thác dầu khí, cảng biển và vận tải biển, khaithác chế biến hải sản, du lịch…

b) Khí hậu và thời tiết

Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, mát mẽ bãi biển quanh năm có ánh mặt trời

Vũng Tàu có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các tỉnh phía Nam bởi ba mặtgiáp biển Đông, nhiệt độ trung bình trong năm là 26 - 280C, ít gió bão, nhiều nắng,lượng mưa trung bình khoảng 1500 mm/năm

Trang 17

Vì ở miền Nam nên Vũng Tàu chỉ có 2 mùa trong năm:

Mùa khô (tháng 11 đến tháng tư): Khô và lạnh suốt những tháng mùa đông vàtrước/sau ngày tết Trở nên nóng hơn vào tháng 4

Mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10): Mưa, nhưng ít hơn ở TPHCM Thông thườngnóng vào buổi chiều đến 15 gió

c) Thủy văn

Nước biển: Nhiệt độ trung bình từ 25 – 290C; thường xuyên có độ mặn 35% Thuỷ triều thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày đều có hai lần thuỷ triều lênxuống Biên độ triều lớn nhất là từ 4-5 m

32-d) Hệ thống sông rạch

Sông lớn nhất của thành phố là sông Dinh, dài 11 cây số, nằm về phía Tây Bắc.Phía Đông Bắc có rạch Cây Khế dài sáu cây số Rạch Bà nằm chính giữa thành phố,làm ranh giới của hai khu phố Thắng Nhứt và Phước Thắng, dài gần 8 cây số Tại khuphố Thắng Nhì, phía Nam cù lao Bến Đình có rạch Bến Đình Về phía Đông khu phốPhước Thắng, nơi Cửa Lấp, có ba con rạch dẫn nước vào thành phố là rạch Suối Nước,rạch Sông Cái và rạch Ông Năm

e) Bãi biển và núi non

Vũng Tàu có bờ biển trải dài 20 km, hầu hết là ghềnh đá nhấp nhô từ chân NúiLớn và Núi Nhỏ chạy ra biển Từ rặng Bồng Đào đến Mũi Nghinh Phong, bờ biểnđược tạo bởi những vách đá dựng đứng, có một cửa sông và bờ vịnh kín gió thuận lợicho tàu bè thả neo Thành Phố Vũng Tàu có nhiều bãi biển như Bãi Sau (Thùy Vân),Bãi Trước (Tầm Dương), Bãi Dâu (Phương Thảo), Bãi Dứa (Hương Phong), Bãi VọngNguyệt (Bãi Ô Quắn ở mũi Nghinh Phong) và Bãi Lăng Du Từ Bãi Vọng Nguyệt nhìn

ra bờ biển có Hòn Bồng Đảo (Hòn Bà)

Vũng Tàu có hai ngọn núi nằm ở phía Tây Nam thành phố Núi Lớn (còn gọi làTương Kỳ) diện tích khoảng 400 ha, gồm các đỉnh Núi Lớn (245 m), Vũng Mây (220m), Hòn Sụp (215 m) Núi Nhỏ (còn gọi là Tao Phùng) cao 1 m, diện tích khoảng180ha

Trang 18

g) Đất và đồi cát

Vũng Tàu có dãy đồi cát nằm song song với bãi biển chạy từ chân Núi Nhỏ đếnCửa Lấp dài khoảng 10 km, cao từ 4 m đến 12 m dãy đồi cát này ngăn cản các luồnggió mạnh từ biển thổi vào theo hướng Đông Nam giúp bảo vệ hoa màu và cây cối

Đất Vũng Tàu nhiều cát, ít phù sa, nên không thích hợp cho việc trồng lúa Cáchoa màu khác gồm có rau, cá, khoai mì, nhưng cũng chỉ cung ứng cho toàn thànhphố Xóm Rẫy ở Thắng Tam chuyên sản xuất rau cải Đất cát Vũng Tàu rất thích hợpcho các loại cây ăn trái như mãng cầu, nhãn, vú sữa, xoài, mận, ổi và nhiều loại câykhác, riêng ở vùngThắng Nhứt và Phước Thắng trồng khá nhiều mãng cầu

2.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội

a) Tình hình kinh tế

Vũng Tàu có hai thế mạnh về phát triển dầu khí và du lịch

Nằm trên bờ của một khu vực giàu dầu khí, Vũng Tàu hay cả tỉnh BR – VT nóichung là tỉnh xuất khẩu dầu khí lớn nhất Việt Nam Liên doanh dầu khí Vietsovpetro làbiểu tượng cho sự thịnh vượng của ngành dầu khí Việt đồng thời cũng là biểu tượngcho tình hữu nghị Việt - Nga tại Vũng Tàu Với một giàn công nghệ trung tâm và 18giàn khoan khai thác khác, bộ máy nghiên cứu - thăm dò - khai thác dầu khí khổng lồcủa Vietsovpetro đang được vận hành bởi đội ngũ 6.000 kỹ sư, công nhân Việt và Nga.Trên địa bàn thành phố, các cơ sở hạ tầng phục vụ ngành dầu khí như điện, nước, nhà

ở đã được xây dựng khá hoàn chỉnh Bên cạnh dầu khí, Vũng Tàu còn có một khucông nghiệp tập trung Đông Xuyên rộng 160 a Các loại hình công nghiệp đầu tư vàokhu công nghiệp này bao gồm: Dịch vụ dầu khí, dịch vụ hàng hải, sửa chữa tàu biển.Khai thác chế biến thuỷ hải sản cũng là một thế mạnh, sản lượng đánh bắt đạt khoảng42.000 – 45.000 tấn/năm Sản lượng chế biến hải sản nhiều nhất là hải sản đông lạnhphục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa

Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn của cả nước Mỗi năm, thành phố nàyđón bình quân ba triệu lượt du khách Doanh thu thương mại và dịch vụ du lịch trênđịa bàn đạt khoảng 2.300 tỷ/năm Vũng Tàu hiện có khoảng 4.500 nhà hàng - kháchsạn, trong đó có 18 khách sạn đã được xếp hạng từ 1 đến 3 sao, với gần 1.300 phòngđạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế

Trang 19

Ngành đánh bắt và chế biển hải sản là một nghề truyền thống của Vũng Tàu.Với khoảng 1.400 phương tiện, tổng công suất gần 10.000 CV, hàng năm Vũng Tàukhai thác từ 42 - 45 ngàn tấn hải sản các loại

Vũng Tàu còn có tiềm năng lớn trong việc lưu thông hàng hóa bằng các tuyếnđường bộ và đường thủy Khối lượng hàng hóa do dịch vụ trên địa bàn vận chuyển đạt240.000 tấn/năm, số lượng khách luân chuyển khoảng 660.000 người/năm Hệ thốngcảng sông, cảng biển đã và đang tiếp tục được xây dựng Trên sông Dinh hiện đã có 7cảng lớn, có thể tiếp nhận được tàu từ 5 - 10 ngàn tấn Trong quy hoạch, cảng SaoMai-bến Đình có thể đón tàu từ 4 - 5 vạn tấn

Năm 2008 tổng doanh thu ngoài quốc doanh đạt 19.000 tỷ đồng Tổng vốn đầu

tư của các ngành sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh trên địa bàn tăng bình quân22,4% Các cơ sở sản xuất kinh doanh luôn phát triển cả về quy mô lẫn số lượng.Trong năm 2008 có 147.006 người làm việc trong các ngành kinh tế tăng hơn 2007 là2.736 lao động

Trong năm 2005, GDP đầu người của TP Vũng Tàu đứng đầu cả nước (4000USD kể cả dầu khí, 2000 USD không kể dầu khí), đến năm 2009 thì thu nhập bìnhquân đầu người đạt 4379 USD không kể dầu khí, chứng tỏ mức sống của người dâncàng ngày càng nâng cao Tuy nhiên mức sống của dân cư nói chung thì xếp sauTPHCM

b) Tình hình xã hội

Tình hình dân cư

Dân số của thành phố là 297.045 người ( theo số liệu thống kê năm 2009), dânthành thị chiếm hơn 80% Mật độ dân số trung bình 2.047 người/km2 Thành phốVũng Tàu là một đô thị có mức tăng trưởng dân số cao, cơ cấu dân số trẻ, trung bình

có khoảng 4,88 người/hộ

Trong năm 2008, 202.646 người trong độ tuổi lao động làm việc trong cácngành kinh tế tăng hơn 2007 là 1.736 lao động và chiếm khoảng 75%, số lao động ởđây đa số đến từ các địa phương khác để mưu sinh, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm

1990 trở lại đây

Trang 20

Đa số đồng bào sinh sống tại Vũng Tàu là người Kinh, chỉ có một số ít là ngườiViệt gốc Chàm Các tôn giáo chính là Đạo Phật, Thiên Chúa, Cao Đài, thờ cúng TổTiên, Ông Bà.

Hiện nay Thành Phố có 17 phường xã gồm: Phường 1, Phường 2, PhườngThắng Tam, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, PhườngNguyễn An Ninh, Phường 9, Phường Thắng Nhất, Phường 10, Phường Rạch Dừa,Phường 11, Phường 12, Xã Long Sơn

Giáo dục

Hệ thống trường học bao gồm gần 30 nhà trẻ, hơn 20 trường tiểu học, 13 trườngcấp II và III ( trong đó có một trường chuyên cấp tỉnh), được xây dựng đúng qui cách,phân bố đều ở các phường trong thành phố Tại Vũng Tàu, Trường Cao đẳng Cộngđồng do Hà Lan tài trợ đă chính thức hoạt động Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn

có phân hiệu của một số trường đại học như Đại học Mỏ Địa chất, đại học Thủy sảnNha Trang, đại học Ngoại ngữ Hà Nội, đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, đại họcHàng hải, đại học Tài chính - kế toán, đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh Các phânhiệu này đă đào tạo hàng ngàn sinh viên trong nhiều ngành học khác nhau Trường đạihọc Kỹ thuật Swinbume Vabis () đang được triển khai tại Vũng Tàu

lộ 51 vừa được nâng cấp từ hai làn xe lên bốn làn xe đi lại rất thuận tiện, nhanh chóng

Từ Vũng Tàu đi TPHCM chỉ mất khoảng 2 - 2,5 giờ xe ôtô chạy Đường biển có thể điđến khắp các nơi trong nước và quốc tế trong đó có hai tuyến chở khách quan trọng làtuyến Vũng Tàu đi TPHCM bằng tàu Cánh Ngầm và tuyến Vũng Tàu đi Côn Đảo Vềđường sông có các tuyến từ Vũng Tàu đi các Tỉnh Miền Tây Nam Bộ và Vũng Tàu điLong Sơn Có thể nói giao thông đường thủy của Tỉnh BR – VT hết sức thuận lợi, cótiềm năng lớn để phát triển Về đường hàng không, hiện Vũng Tàu có hai sân bay dùngcho máy bay trực thăng lên xuống phục vụ cho việc thăm dò, khai thác dầu khí, vận

Trang 21

chuyển hành khách từ Vũng Tàu đi Côn Đảo, TPHCM hoặc Singapore, sân bay cóđường băng dài 1.800 m Tóm lại TP Vũng Tàu là nơi có hệ thống cảng biển, sân bay

và mạng lưới đường sông thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán các tỉnh lân cận vàquốc tế

2.2.4 Tiềm năng phát triển du lịch

Với khí hậu mát mẻ, bãi biển quanh năm có ánh mặt trời, nhiệt độ trung bìnhkhoảng 27,20C ; Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lý tưởng Những bãi cát dài, phẳng mịn, độdốc thoai thoải, những con đường viền quanh chân Núi Lớn và Núi Nhỏ, nối liền các

di tích và danh thắng nổi tiếng như ngọn Hải Đăng, Tượng Chúa Giang Tay, Niết Bàn

Tịnh Xá, Bạch Dinh, Thích Ca Phật Đài là những yếu tố thuận lợi tạo ra lợi thế thu hút

khách du lịch Mỗi năm thành phố này đón bình quân ba triệu lượt du khách Sự kếthợp hài hòa giữa quần thể thiên nhiên biển, núi cùng kiến trúc đô thị và các công trìnhvăn hóa như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ v.v tạo cho Vũng Tàu có ưu thế củathành phố du lịch biển tuyệt đẹp, đầy quyến rũ Vũng Tàu không có mùa đông, do vậycác khu nghỉ mát có thể hoạt động quanh năm Với đặc điểm khí hậu, thời tiết và thiênnhiên ưu đãi, Vũng Tàu đã và sẽ luôn là một trong những trung tâm du lịch hàng đầucủa cả nước

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh

Bãi biển: Vũng Tàu có những bãi biển lý tưởng để nghỉ mát mà thiên nhiên đã

ban tặng như:

Bãi Sau: Nằm ở phía đông nam và còn có tên gọi “Bãi Thùy Vân", Bãi Sau dài

10km Đây là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam, bãi cát dài phẳng, nướcbiển sạch và sóng lớn Bãi Sau còn có khu rừng dương - một cánh rừng rộng vớinhững cây phi lao cổ thụ xanh rợp trên nền cát trắng Dưới rừng dương thấp thoángnhững căn nhà nghỉ bằng gỗ, thiết kế theo kiểu nhà rông vừa tao nhã, vừa thanh lịch,đậm nét văn hóa của núi rừng Tây Nguyên, nhà được trang bị đủ tiện nghi, vừa hiệnđại, vừa dân dã là chỗ dừng chân lý tưởng cho mọi du khách

Bãi Trước: Là mặt tiền của Vũng Tàu, nằm về hướng tây - nam, còn gọi là bãi

Tầm Dương - Tìm ánh mặt trời Bãi Trước như một nửa vành trăng tựa lưng vào đấtliền, hai đầu là hai ngọn núi Tương Kỳ và Tao Phùng Dọc Bãi Trước trồng nhiều dừa

vì vậy trước đây còn có tên là vịnh Hàng Dừa Giờ đây vẫn rợp bóng dừa và được

Trang 22

điểm tô thêm màu xanh của những cây bàng, cây sứ Bên dưới những bóng cây xanhrợp mát là một khu công viên đầy hoa dành cho khách bộ hành hóng mát

Bãi Dâu: Nằm ở phía tây Núi Lớn, dọc theo đường Trần Phú, từ Bạch Dinh

(Bãi Trước) đến Bãi Dâu xa chừng 3 km Bãi này trước đây gọi là bãi Vũng Mây, vìtrên triền hòn Núi Lớn đoạn này có nhiều cây mây mọc Vào khoảng những năm đầuthế kỷ XX, một thương nhân người Pháp đến đây lập cơ sở nuôi tằm và trồng rất nhiềudâu trên triền núi và dọc theo bờ biển nên dần theo thời gian tên Vũng Mây được thaythế bằng Bãi Dâu Ngày nay Bãi Dâu được mở rộng hơn, bao gồm những vịnh nhỏkhoảng giữa Núi Lớn Do nằm bên triền núi ăn sát ra biển, Bãi Dâu được kiến tạo bởinhiều vịnh nhỏ

Bãi Dứa: Còn gọi là bãi Hương Phong, một bãi tắm nhỏ nhưng khá xinh xắn.

- Chùa Thích Ca Phật Đài

Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất của Vũng Tàu Cổng chùa được xâydựng công phu bằng xi măng cốt thép, trên bằng đá hoa khắc bốn chữ "Thích ca Phậtđài", trong Chùa có Bảo Tháp, tượng Phật Tổ ngồi trên toà sen và nhiều di vật của đạoPhật và là một công trình kiến trúc độc đáo

- Tượng Đức Chúa Giang Tay (hay còn gọi là Chúa Kitô)

Nằm ở trung tâm thành phố biển Vũng Tàu, tượng Chúa KiTô là một trongnhững công trình kiến trúc nhân tạo tuyệt diệu được xây dựng từ bàn tay của nhữngngười thợ tài hoa nơi đây Tượng Đức Chúa Giang Tay đứng trên đỉnh Núi Nhỏ, đượcxây năm 1974 là một địa điểm tôn giáo, cũng là một trong những địa điểm được dukhách tham quan nhiều nhất Đây cũng là một trong hai tượng chúa giang tay cao nhấtthế giới (cùng với bức tượng Chúa JêSu nổi tiếng của thành phố Rio De Janeiro(Brazil), tượng ở Brasil) Tượng chúa có độ cao khoảng 32 m, chiều dài sải tay khoảng18,4 m; được xây dựng ở độ cao 170 m so với mặt nước biển trong tư thế hai tay giangrộng, mắt hướng ra biển Đông

Trang 23

Hình 2.2 Tượng Chúa Kitô

Nguồn: www.viettravel-vn.com

- Bạch Dinh

Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho xây Bạch Dinh (VillaBlanche) trên nền pháo đài Phước Thắng từng khai hỏa bắn vào tàu chiến Pháp gần 50 năm trước Bạch Dinh là một công trình kiến trúc La Mã 3 tầng, cao 19m, lưng tựa vàoNúi Lớn Tại đây hiện còn lưu giữ 19 khẩu thần công

2.3 Khát quát chung về Khu Du Lịch Biển Đông TP Vũng Tàu

Khu du lịch Biển Đông thuộc Công ty Du lịch tỉnh BR - VT, được thành lậptháng 9/1999 với tổng vốn đầu tư ban đầu 25 tỉ đồng, nằm cách góc đường Nguyễn AnNinh – Thùy Vân khoảng 1 cây số, tọa lạc tại số 8 Thùy Vân Đây là một trong nhữngkhu du lịch đẹp, tiện nghi, nằm sát bờ biển, được chia làm 9 cổng Có thể nói, đây làkhu du lịch biển đầu tiên tại TP Vũng Tàu kinh doanh hiệu quả ngay khi mới đi vàohoạt động, đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng cao của khách du lịch

Khu du lịch Biển Đông, Thành phố Vũng Tàu nhiều năm qua đã khẳng địnhđược thương hiệu và vị trí của mình sau gần 10 năm đi vào hoạt động Tính đến hếttháng 7 - 2009, sau 10 năm đi vào hoạt động, Khu du lịch Biển Đông đã đón và phục

vụ an toàn cho gần hơn 5 triệu lượt khách, chiếm số lượng lớn khách đến Vũng Tàutắm biển, doanh thu đạt hơn 165 tỷ đồng Đây cũng là đơn vị dẫn đầu về lượng khách

Trang 24

và doanh thu trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch biển ở Bà Rịa - VũngTàu.

Các dịch vụ phục vụ du khách trong Khu du lịch Biển Đông gồm có:

Bãi tắm: Với bãi biển xanh đến vút tằm mắt, đứng ở mọi vị trí của khu du lịch

du khách đều có thể ngắm nhìn và tận hưởng cái bao la của biển và mát mẽ của gió, vàthỏa thích tắm biển với đầy đủ vật dụng như: dù, bàn, ghế bố, quầy mỹ nghệ bán đủloại quần áo tắm, phao bơi, quà lưu niệm, quầy ăn nhanh, …

Hình 2.3 Khách Sạn Sao Biển - Con Sò Vàng - Hương Biển

Nguồn: www.khudulichbiendong.com

Khách sạn: V i 27 phòng ngh sát bi n ớ ỉ ể đạt chu n 2 sao, thi t kẩ ế ếhài hòa v i khôn g gian bi n và tra n g b ớ ể ị đầy đủ ti n nghi, hi nệ ệi

đạ cùng phong cách ph c v ân c n l ch s luôn mang ụ ụ ầ ị ự đến cho Quýkhác h c m giác th â n thi n,ả ệ tho i máiả nh ang nh à mình.ư đ ở

Nhà hàng: Với hệ thống 5 nhà hàng trải dài khu du lịch Biển Đông có thể đáp

ứng các nhu cầu ẩm thực của du khách với các món ăn Âu , Á, Hoa, Hàn, Việt Và dukhách có thể thưởng thức nhiều hải sản tươi sống

- Nhà hàng Sao Biển (cổng số 2): Có sức chứa 650 chỗ ngồi chủ yếu phục vụtiệc cưới

- Nhà hàng hồ bơi Dolphin: Có sức chứa 750 chỗ ngồi, trong đó trong nhàkhoảng 150 chỗ, chuyên phục vụ các món nướng, tiệc đứng, đặc biệt là các món ănNga

Trang 25

- Nhà hàng Con Sò Vàng (cổng số 4): Có sức chứa 1000 chỗ cả trong nhà lẫnngoài trời, phục vụ các món ăn hải sản tươi sống.

- Nhà hàng Con Cua Xanh (cổng số 6): Gồm 2 phòng có sức chứa 550 chỗ ngồichủ yếu phục vụ khách đoàn

- Nhà hàng Hương Biển (cổng số 8): Có sức chứa 1200 chỗ ngồi cả trong nhàlẫn ngoài trời, chuyên phục vụ các tiệc lớn, đoàn lớn

Dịch vụ vui chơi giải trí: Không chỉ du khách được tắm biển mà còn có thể

tham gia vào các loại hình thể thao giải trí biển như: đi thuyền buồm, mô tô trượtnước, ca nô kéo pháo, ca nô kéo dù Và là nơi duy nhất ở thành phố Vũng Tàu có mônthể thao lướt ván diều, lướt ván buồm

Trang 26

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

họ (Hội Nghị Liên Hợp Quốc Tế Về Du Lịch ở Roma năm 1963)

Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thườngxuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã đượccác tổ chứa du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hànhcác hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm (Định nghĩa của Hội Nghị Quốc

Tế vầ thống kê du lịch ở Otawa, Cannada tháng 06/1991)

Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mìnhnhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong khoảng thời gian nhấtđịnh (theo Điều 10 Pháp Lệnh Du Lịch của Việt Nam)

Khái niệm về khu du lịch

Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên dulịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng củakhách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường

Khái niệm về khách du lịch

Khách du lịch gồm khách quốc tế và khách nội địa

Hội nghị liên hợp quốc về du lịch tại Roma (1963) thống nhất quan niệm vềkhách du lịch quốc tế và nội địa, sau này được tổ chức du lịch Thế Giới chính thức xácđịnh như sau:

Trang 27

Khách du lịch quốc tế: Là những người lưu trú ít nhất là một đêm nhưng khôngquá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khácnhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến.

Khách du lịch nội địa: Là một người đang sống trong một quốc gia không kểquốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải nơi cư trú thường xuyên trong quốcgia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24h và không quá một năm với mục đích khácnhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến

kĩ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó

Như vậy sản phẩm du lịch gồm những yếu tố hữu hình (hàng hoá) và những yếu

tố vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách hay có thể nói sản phẩm du lịch baogồm các hàng hoá, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch

Sản phẩm du lịch = tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hoá du lịch

Các thể loại du lịch

Việc phân loại các loại hình du lịch có ý nghĩa to lớn, cho phép chúng ta xácđịnh được vai trò của du lịch Từ đó có thể xác định được cơ cấu khách hàng, mục tiêucủa điểm du lịch

- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi

- Căn cứ theo mục đích chuyến đi mà du lịch được phân chia ra thành các loạihình du lịch

- Căn cứ vào loại hình cư trú

- Căn cứ vào thời gian của chuyến đi

- Căn cứ vào hình thức tổ chức

- Căn cứ vào lứa tuổi du khách

- Căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện giao thông

Trang 28

3.1.2 Cầu du lịch

Khái niệm cầu du lịch

Cầu du lịch là một bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về vật chất

và dịch vụ du lịch đảm bảo sự đi lại lưu trú tạm thời bên ngoài nơi ở thường xuyên của

họ, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu văn hoá, chữa bệnh, tham gia chươngtrình đặc biệt và các mục đích khác

Các yếu tố tác động đến cầu du lịch

Yếu tố tự nhiên

Với các yếu tố tự nhiên như: Cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hoà, bầu không khí mát

mẻ trong lành, hệ sinh thái động thực vật phong phú đa dạng thường được khách dulịch ưa thích

Yếu tố kinh tế

Nền kinh tế phát triển sẽ là tiền đề cho sự phát triển của cầu du lịch Vì vậy mộtnơi có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, mặc dù tài nguyên rất phong phú nhưng dulịch không thể phát triển được

Thu nhập: Khi thu nhập dân cư tăng sẽ dẫn đến cầu du lịch tăng và ngược lại.Giá cả hàng hóa: Xu hướng chung là khi giá cả tăng thì đi du lịch sẽ giảm Tuynhiên sự tác động này không phải lúc nào cũng vậy Một số trường hợp đặc biệt mặc

dù giá cả hàng hoá du lịch tăng cao nhưng cầu du lịch vẫn tăng, ví dụ như du lịch chữabệnh

Tỉ giá trao đổi và ngoại tệ: Điều này ảnh hưởng nhiều đối với du khách nướcngoài Trong điều kiện giữ nguyên giá cả hàng hoá du lịch, khách du lịch sẽ quyết định

đi đến những nơi mà tỉ giá hối đoái giữa đồng tiền nước họ với nơi đến du lịch caohơn

Cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin: Cách mạng khoa học kỹthuật, công nghệ thông tin và quá trình đô thị hóa tác động sâu sắc đến toàn bộ hoạtđộng kinh tế - xã hội trong đó có du lịch Sự phổ biến của thông tin và công nghệtruyền thông dẫn đến việc tiếp cận các thông tin về du lịch và đặt chỗ trở nên đơn giản,nhanh chóng và rẻ Vì vậy khi khoa học công nghệ phát triển thì cầu du lịch cũng tăngtheo Mặt khác khi phát triển, các yếu tố này phá vỡ sự cân bằng nhịp sống buộc con

Trang 29

người phải nghỉ ngơi để khôi phục lại sức khỏe và tinh thần Vì vậy mà cầu du lịchtăng.

Giao thông vận tải

Từ xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng cho

sự phát triển của du lịch Việc tổ chức vận tải phối hợp tốt sẽ làm cho hoạt động dulịch trở nên tiện lợi như tiết kiệm được thời gian đi lại, cho phép kéo dài thời gian ở lạinơi du lịch, khách du lịch cảm thấy thoải mái trên suốt chuyến hành trình

Giao thông vận tải là tiền đề cho sự phát triển du lịch Nhóm yếu tố giao thôngđến cầu du lịch từ 2 khía cạnh

Sự phát triển mạng lưới giao thông thúc đẩy việc hình thành và phát triển dulịch

Phương tiện giao thông đa dạng sẽ làm đa dạng chủng loại cầu du lịch, rút ngắnthời gian đi lại và tăng thời gian nghỉ ngơi du lịch giải trí

Yếu tố văn hóa - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

+ Bản sắc văn hóa và tài nguyên nhân văn

Do lịch sử, văn hoá từng vùng từng miền khác nhau đã hình thành nên cầu dulịch Con người phát triển nhân cách một phần thông qua việc khám phá các nền vănhóa bên ngoài và các loại hình nghệ thuật Do vậy, du lịch là một cách thức hữu hiệugiúp con người tìm hiểu, giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài

Tài nguyên nhân văn của nước ta phong phú với lịch sử hàng ngàn năm dựngnước và giữ nước

+ Nhân tố xã hội

Thời gian nhàn rỗi: Thời gian nhàn rỗi của các cá nhân nhờ cải tiến năng suất

lao động và ứng dụng các công nghệ mới vào đời sống là một trong những yếu tố tácđộng đến cầu du lịch Thực tế cho thấy các chuyến đi du lịch đều được thực hiện trongthời gian nhàn rỗi của con người Hiện tượng đi du lịch sẽ tăng lên khi thời gian nhànrỗi của mọi người trong xã hội tăng lên Yếu tố này tác động trực tiếp đến khả năngkéo dài thời gian đi du lịch, nhất là loại hình du lịch cuối tuần

Nghề nghiệp: Tùy thuộc vào đặc thù mỗi nghề nghiệp mà con người phải di

chuyển thường xuyên từ nơi này đến nơi khác, chính điều này đã ảnh hưởng đến cầu

du lịch dịch chuyển

Trang 30

Tình trạng tâm, sinh lý con người: Tâm lý thư giãn, sảng khoái, sức khỏe tốtthường nảy sinh nhu cầu du lịch Tuy nhiên cũng có những trường hợp do buồn chán,

do tình hình sức khỏe mà khi có lời khuyên của bạn bè, người thân, đặc biệt là của bác

sĩ thì người ta cũng dễ chấp nhận một chuyến đi để thư giãn, cân bằng, bình ổn trở lạihoặc để chữa bệnh Do đó cả hai trạng thái tâm, sinh lý trên đều tác động đến nhu cầu

du lịch

Trình độ văn hoá cũng ảnh hưởng đến cầu du lịch Khi trình độ văn hoá đượcnâng cao thì nhu cầu đi du lịch càng tăng Trình độ văn hoá của người dân ở khu dulịch cao sẽ đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh, làm hài lòng khách dulịch Trình độ dân trí thể hiện bằng các hành động, cách ứng xử cụ thể với môi trườngxung quanh, bằng thái độ của người dân đối với du khách Nếu khách du lịch và dân

cư địa phương có những cách nhìn nhận có hiểu biết sẽ làm cho hoạt động du lịch tăngthêm giá trị, ngược lại chính các hành vi thiếu văn hoá của họ có thể là nhân tố cản trở

sự phát triển của du lịch

Thị hiếu và kỳ vọng: Thị hiếu ảnh hưởng đến cầu, hướng sự ưu tiên tiêu dùngvào hàng hóa, dịch vụ du lịch nào đó Các kỳ vọng hay sự thay đổi của con người vềthu nhập, giá cả… làm cho cầu du lịch thay đổi

Yếu tố chính trị

Một nơi có nền an ninh chính trị không đảm bảo thì không thể thu hút khách dulịch đến đây được Ở những nơi có nền chính trị hoà bình thường thu hút đông đảokhách du lịch vì khi đến nơi này khách du lịch cảm thấy yên tâm, sự an toàn được đảmbảo, họ được tự do, thoải mái đi lại

3.1.3 Cung du lịch

Khái niệm cung du lịch

Cung du lịch là khả năng cung cấp dịch vụ du lịch và hàng hoá du lịch (cả hànghóa vật chất và dịch vụ du lịch) mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở nhữngmức giá khác nhau trong một thời gian và không gian xác định

Khái niệm loại hình cung du lịch

Loại hình du lịch là tập hợp các sản phẩm du lịch của một vùng và của mộtquốc gia có liên hệ mật thiết với nhau hoặc vì chúng thoả mãn cùng một động cơ dulịch, cùng diễn ra ở một loại điểm đến, được bán cho cùng một giới khách hàng, được

Trang 31

hình thành trên cơ sở cùng sử dụng chung một loại hình dịch vụ riêng lẻ hoặc đưa đếnkhách du lịch theo một nghĩa như nhau.

3.1.4 Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường

Tác động của du lịch lên môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạtđộng phát triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiêncũng như các yếu tố môi trường xã hội - nhân văn Tác động của du lịch lên các yếu tốsinh thái tự nhiên có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực

Tác động tích cực

Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việcbảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển và mở rộng mạng lưới các Khu

Bảo Tồn và Vườn Quốc Gia

Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến

cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ônhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trìnhquy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc

Ðề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đềcao giá trị các cảnh quan

Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường

sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiệnthông qua hoạt động du lịch

Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việctrao đổi và học tập với du khách Ví dụ Tổng Cục Du Lịch Thái Lan nhấn mạnh sự cầnthiết phải giáo dục cho du khách và cư dân địa phương về “Sự hiểu biết và sự cần thiếtphải bảo vệ các tài nguyên du lịch”

Tác động tiêu cực

Gây ô nhiễm nguồn nước: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho

khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thủy vựclân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột,bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thủy vực gây hại cho cảnh quan vànuôi trồng thủy sản

Trang 32

Nước phục vụ nhu cầu du lịch chủ yếu là nước ngầm và tập trung chủ yếu ởvùng ven biển, nơi có tới trên 70% các điểm du lịch trong toàn quốc Vì vậy trong điềukiện chưa có khả năng điều tra mở rộng các mô nước ngầm mới, việc tăng nhanh nhucầu nước sinh hoạt cho hoạt động du lịch sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm cácnguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biền do khả năng xâmnhập mặn cao, khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép.

Gây ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành “công nghiệp không khói”,

nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí do chất phát thải do các phương tiện giao thông

và thiết bị Nếu chỉ tính đến tác động của các thiết bị điều hòa nhiệt độ dùng trong hệthống khách sạn du lịch, thì lượng khí CFCs (loại khí thải chính ảnh hưởng đến tầngozon của khí quyển) thải ra cũng có tác động không nhỏ đến môi trường khí Vào mùa

du lịch, đặc biệt vào các ngày lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần, lượng xe du lịch tập trungchuyên chở khách đến các trung tâm đô thị du lịch đã gây ra tình trạng ách tắc giaothông và làm tăng đáng kể lượng khí thải CO2 vào môi trường khí Hoạt động vậnchuyển khách, vui chơi giải trí trên biển bằng các phương tiện động cơ cũng góp phầnlàm ô nhiễm dầu vùng nước biển ven bờ, tăng khả năng sự cố tràn dầu do va chạmgiữa các phương tiện Theo Báo Tạp Chí Du Lịch (7/2007) thì kết quả nghiên cứu về ônhiễm dầu nước biển ở một số khu du lịch biển lớn như Hạ Long, Nha Trang, VũngTàu cho thấy ở nhiều khu vực chỉ số này đã vượt TCCP là 0,03mg/1 Mặc dù hiện nay,nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do hoạt động vận tải biển, khai thác vậnchuyển dầu

Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch Ðây là

nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng vànảy sinh xung đột xã hội

Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể

gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại

Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn

nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụthiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cao nhất là dây điện, cột điệntràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan Phát triển du

Trang 33

lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường

tệ hại nhất

Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát

không hợp lý có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú,

đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thúnhồi bông, côn trùng) Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở độngvật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khaithác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Giới thiệu một số phương pháp xác định giá trị du lịch giải trí

Trong các phương pháp đánh giá không thể sử dụng giá thị trường một cáchtrực tiếp để đo lường giá trị của điểm du lịch này do nó là địa điểm mang tính chấtcông cộng Vì vậy, không xác định được giá cả trực tiếp của chúng như các hàng hóathông thường khác, mặc dù ai cũng có thể thấy được giá trị của nó lớn Do đó chúng tatiến hành định giá giá trị kinh tế theo phương pháp dựa trên cơ sở bộc lộ sở thích (cácgiá trị tài nguyên được suy ra từ thái độ của con người thực tế) Trong kinh tế học môitrường có hai phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới để xác định giá trịcủa những loại hàng hóa không có giá thị trường, đó chính là phương pháp chi phí duhành (TCM) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

3.2.2 Phương Pháp Chi Phí Du Hành (TCM-Travel Cost Method)

a) Khái niệm

TCM là một phương pháp lựa chọn ngầm, có thể dùng để ước lượng đường cầuđối với hàng hoá tài nguyên sinh thái hoặc du lịch, từ đó đánh giá giá trị du lịch hoặcvui chơi giải trí của khu vực này Giả thiết cơ bản của TCM rất đơn giản đó là thờigian và chi phí mà một người bỏ ra để tham quan một một địa điểm hay chi phí duhành phần nào phản ánh giá trị của nơi đó Qua phỏng vấn khách du lịch, chúng ta cóthể tính toán chi phí du hành của họ và liên hệ đến số lần tham quan trong một năm.Dùng kinh tế lượng để ước lượng mối quan hệ giữa chi phí du hành và số lần thamquan Mối quan hệ này phản ánh một đường cầu dốc xuống thể hiện mối quan hệ tỉ lệnghịch giữa chi phí một lần tham quan và số lần tham quan, có nghĩa là những ngườisống ở xa khu du lịch này thì sẽ có số lần tham quan ít hơn (chịu phí du hành cao hơn),

Trang 34

những người sống gần khu du lịch sẽ có khuynh hướng đi tham quan thường xuyênhơn (chi phí du hành thấp) Các yếu tố khác ngoài chi phí du hành cũng có thể ảnhhưởng đến mức độ thường xuyên khi đến tham quan một địa điểm như trình độ họcvấn, thu nhập, độ tuổi v.v.

Chi phí du hành = chi phí đi lại + chi phí lưu ngụ tại chỗ du lịch (ăn uống,

ở, tùy mục đích tới) + chi phí cơ hội của việc đi chơi.

Khi cố định các biến khác với chi phí du hành ta sẽ vẽ được đường cầu du lịchtheo chi phí du hành, diện tích dưới đường cầu này chính là giá trị trung bình của điểm

du lịch này, ta sẽ được tổng giá trị giải trí của điểm du lịch đó

b) Ưu, nhược điểm của phương pháp TCM

Trang 35

Một hành trình nhiều nơi tham quan: Nếu một du khách tham quan nhiều địađiểm trong cùng một cuộc hành trình TCM phỏng vấn khách du lịch tại một trongnhững nơi tham quan đó thì khó xác định chi phí du hành trong tổng chi phí bỏ ra để đi

du lịch nhiều nơi

Các cảnh quan thay thế: TCM giả định rằng cùng một chi phí du hành thì các dukhách sẽ có cùng một giá trị giải trí như nhau ở một điểm du lịch, điều này là khôngđúng Trên thực tế, cùng một chi phí du hành nhưng mức độ ưa thích của họ về khu dulịch là khác nhau

Quyết định mua nhà: Có trường hợp những người đánh giá cao thuộc tính giảitrí của những địa điểm khác nhau sẽ lựa chọn để mua nhà gần những địa điểm này.Trong những trường hợp này, họ sẽ tốn chi phí tương đối thấp để tham quan những chỗ

mà họ đánh giá cao, nghĩa là chi phí du hành sẽ thấp hơn ước lượng của giá trị giải trí

Các du khách không tốn chi phí: TCM thường bỏ qua những du khách khôngtốn chi phí du hành Tuy nhiên những người này có thể đánh giá rất cao về địa điểm dulịch đó

c) Giới thiệu và so sánh hai phương pháp cơ bản trong TCM

Phương pháp chi phí du hành cá nhân - ITCM (Individual Travel Cost Model)

Phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM) sử dụng cuộc khảo sát chi tiếtđối với khách du lịch Phương pháp này thể hiện mối quan hệ giữa số lần đi du lịch vàchi phí cho một lần tham quan của mỗi du khách Các bước thực hiện:

Bước 1: Mô tả rõ ràng địa điểm nghiên cứu

Bước 2: Xác định đối tượng cần nghiên cứu

Bước 3: Thiết kế bảng phỏng vấn (gồm nơi xuất phát, chi phí du hành, thông tinkinh tế xã hội và thông tin cá nhân)

Bước 4: Chọn mẫu và tiến hành điều tra

Bước 5: Xác định các biến và tiến hành thống kê mô tả số mẫu thu được

Bước 6: Lựa chọn hàm thích hợp

Bước 7: Ước lượng hàm cầu và xây dựng đường cầu V = V (TC, T, S)

Bước 8: Tính thặng dư tiêu dùng cá nhân hằng năm

Bước 9: Tính thặng dư cho một lần du lịch

Trang 36

Bước 10: Tính tổng giá trị thặng dư

Bước 11: Giải thích các kết quả

Phương pháp chi phí du hành cá nhân ITCM là một trong hai phương pháp cơbản trong TCM, phương pháp này thể hiện mối quan hệ giữa số lần đi du lịch và chiphí cho chuyến tham quan của một cá nhân, được thể hiện qua hàm cầu cá nhân

Vij = V(TCij, Tij, Sj) i = 1 n; j = 1 m (2)

Trong đó:

Vij: Số lần đi tham quan của cá nhân i đến điểm du lịch j trong một năm

TCij: Chi phí đi du lịch của cá nhân i đến điểm du lịch j và giá cả du hành tínhcho một đơn vị đường đi này

Tij: Chi phí thời gian mà người i phải bỏ ra để đến được điểm du lịch j.T phụthuộc vào lượng thời gian mà người i phải bỏ ra để đến địa điểm j và gái trỉ của mộtđơn vị đường đi của người đó

Si: Những yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu đi du lịch của cá nhân i tới điểm dulịch như thu thập, tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, chi phí đến địađiểm thay thế

Hình 3.1.Đường Cầu Số Lần Đi Tham Quan

Trang 37

Trên biểu đồ thể hiện khi không có chi phí du hành thì số lần đi tham quan điểm

du lịch là V và số lần đi này giảm dần khi chi phí du hành tăng lên Ví dụ khi chi phí làP2 thì số lần đi tham quan là V2 và khi chi phí tăng lên P1 thì số lần đến điểm thamquan giảm xuống là V1 và bằng 0 khi chi phí du hành là p

Phương pháp chi phí du hành vùng - ZTCM (Zonal Travel Cost Model)

ZTCM đòi hỏi phải phân chia những khu vực xung quanh địa điểm du lịchthành những vùng khác nhau tuỳ thuộc khoảng cách đến địa điểm du lịch cần nghiêncứu Khi đó những vùng này sẽ là những vòng tròn đồng tâm lấy điểm du lịch cầnnghiên cứu làm tâm điểm Tuy nhiên để dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu, các nhànghiên cứu thường phân vùng theo khu vực hành chính vì ZTCM đòi hỏi phải có sốliệu về dân số, thu nhập từng vùng.Tuy nhiên theo phương pháp ZTCM đòi hỏi phải có

số lượng vùng khá lớn (thường là từ 6 vùng trở lên).Các bước thực hiện:

Bước 1: Thiết kế bảng câu hỏi, chọn mẫu và tiến hành điều tra

Bước 2: Thu thập thông tin về số du khách đến địa điểm nghiên cứu

Bước 3: Phân chia vùng

Bước 4: Thông kê số du khách của từng vùng và tỷ lệ trong tổng số mẫu

Bước 5: Tính số lần du lịch hằng năm của từng vùng (Vj = V*pj/p)

Bước 6: Thu thập thông tin về dân số của từng vùng (Rj = Vj/Pj)

Bước 7: Tính chi phí du hành trung bình của từng vùng (TCj)

Bước 8: Ước lượng hàm cầu và xây dựng đường cầu V = V(TC, T, S)

Bước 9: Tính giá trị thặng dư trung bình của một lần du lịch cho từng vùngBước 10: Tính tổng giá trị thặng dư từng vùng

Bước 11: Giải thích kết quả

Hàm số của phương pháp ZTCM có dạng như sau

Trang 38

Khi hàm số (1) được ước lượng bằng việc sử dụng hàm hồi qui bội,một hàmcầu sẽ được xác định bằng cách xem số lần đi tham quan của một vùng thay đổi nhưthế nào khi cho chi phí biến đổi.Theo cách này ta sẽ xác định được đường cầu đi dulịch cho mỗi vùng.

Hình 3.2 Đường Cầu Số Lần Tham Quan Từ Vùng Z

Nguồn: Đặng Thanh Hà, 2007Khi không có chi phí du hành thì số lần tham quan từ vùng Z là V và số lần đitham quan này giảm dần khi chi phí du hành tăng lên.Chi phí là P2 thì số lần đi thamquan là V2 và khi chi phí tăng lên P1 thí số lần đi tham quan giảm xuống là V1 và bằng

0 khi chi phí du hành là P.Phần diện tích dưới đường cầu và trên đường chi phí làthặng dư của những người đi du lịch xuất phát từ vùng Z

Đặc biệt trong mô hình này biến phụ thuộc thường được biểu hiện dưới dạngVij/Pz (số chuyến du lịch trung bình của một người trong một năm) thay vì chỉ đơn giảntính Vij

Trang 39

ZTCM là phương pháp tương đối đơn giản và ít tốn kém Phương pháp nàyđược áp dụng bằng việc sử dụng hầu hết các số liệu thứ cấp với một vài dữ liệu đơngiản thu thập được từ các du khách như số lần du lịch đến địa điểm cần nghiên cứu,chi phí du lịch cho mỗi chuyến đi Dựa trên giả định là chi phí thời gian và du hành sẽtăng cùng với khoảng cách hay nói cách khác những người sống ở xa khu du lịch nàythì sẽ có số lần tham quan ít hơn (chịu phí du hành cao hơn) Thông tin này cho phépchúng ta tính toán số lần du lịch thay đổi như thế nào ở những mức giá khác nhau, từ

đó xây dựng đường cầu cho mỗi vùng, và tính ra giá trị kinh tế của khu vực cần nghiêncứu Tuy nhiên nó không thể hiện chính xác giá trị của sự thay đổi trong chất lượngcủa địa điểm du lịch và có thể bỏ qua một vài nhân tố có tính chất quyết định đến giátrị khu vực

So sánh 2 phương pháp ITCM và ZTCM

Cả 2 phương pháp ITCM và ZTCM đều có thể được dùng để ước lượng giá trịgiải trí của một địa điểm du lịch Trong đó, phương pháp ITCM hướng tới việc thiếtlập đường cầu du lịch cá nhân thông qua hàm số biểu diển mối quan hệ giữa số lần đitham quan của một người trong một thời kỳ nhất định với chi phí cho một lần thamquan Phần diện tích dưới đường cầu là giá trị là giá trị giải trí của cá nhân đó Cònphương pháp ZTCM thì chia khu vực xung quanh điểm du lịch thành những vùng khácnhau và đường cầu du lịch được vạch ra dựa trên mối quan hệ giữa số lần tham quancủa vùng và chi phí tham quan của vùng

Tuy cả 2 phương pháp đều bắt nguồn từ TCM nhưng mỗi phương pháp lại cónhững ưu điểm riêng Sau đây chúng ta sẽ xem xét những đặc điểm của mổi phươngpháp để có thể từ đó chọn ra phương pháp thích hợp cho bài nghiên cứu

- Phương pháp ITCM đòi hỏi một sự đa dạng về số lần đi đến địa điểm du lịchtrong 1 năm của du khách Do đó, số lần đi đến diểm du lịch của du khách không có sựbiến lớn (nghĩa là khách du lịch chỉ đến địa điểm du lịch một hoặc hai lần trong mộtnăm) thì ta không thể xây dựng được hàm cầu du lịch theo phương pháp ITCM

- Phương pháp ZTCM đã khắc phục được hạn chế này của phương pháp ITCM.Tuy nhiên, phương pháp ZTCM lại có những hạn chế riêng Phương pháp ZTCM tỏ rakhông hiệu quả khi gộp những số liệu của một số lượng lớn du khách vào trong một số

ít vùng Ngoài ra, phương pháp ZTCM không phân biệt những khách du lịch đến từ

Trang 40

cùng một vùng nghĩa là phương pháp này đánh đồng chi phí tham quan của những cánhân trong cùng một vùng, trong khi những chi phí này thực sự rất khác nhau.

3.2.3 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM - Contingent Valuation Method)

CVM dùng các kĩ thuật phỏng vấn cá nhân để định giá loại hàng hoá hay dịch

vụ môi trường vốn không có giá trên thị trường hay giá trị của một sự thay đổi chấtlượng môi trường

Cũng giống TCM, CVM phỏng vấn trực tiếp người dân tại địa điểm nghiêncứu CVM khác TCM ở chỗ, nó đề cập đến một sự kiện mang tính giả thiết, cụ thể là

sự cải thiện hay suy giảm môi trường

Phương pháp này được tiến hành hỏi các cá nhân về mức sẵn lòng trả hay mứcsẵn lòng nhận đền bù của họ cho sự thay đổi chất lượng môi trường hay sản phẩm dịch

vụ của tài nguyên thiên nhiên môi trường đã được mô tả trong trường hợp giả địnhtrên Vì vậy CVM sẽ đưa ra các kết quả chính xác nếu những người được phỏng vấnhiểu đầy đủ về tính nghiêm trọng của những biến đổi môi trường

CVM được áp dụng rộng rãi hơn TCM ở chỗ nó có thể áp dụng để tính toán cácgiá trị môi trường phi sử dụng, trong khi TCM chỉ có thể áp dụng nhằm đo lường giátrị sử dụng của một địa điểm, cụ thể là các địa điểm phục vụ cho việc giải trí

Nhược điểm của CVM:

- Các ước lượng có được từ CVM chỉ phản ánh các hoạt động giả định do cáchoạt cảnh (trường hợp) đưa ra khi điều tra phỏng vấn là những hoạt cảnh (trường hợp)giả định đã được xây dựng nên

- Khi áp dụng CVM có thể gặp phải kết quả sai nếu người được điều tra cho làcác giá trị mà họ đưa ra có thể có một ảnh hưởng nào đó đến chính sách sẽ đề ra, và cóảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì họ có thể trả lời các giá trị quá cao hay quá thấp sovới giá trị thực tế của họ

- Giữa mức sẵn lòng trả và mức sẵn lòng nhận đền bù của cùng một cá nhân vềmột sự thay đổi chất lượng môi trường cũng có sai lệch Mức sẵn lòng trả (WTP)thường thấp hơn so với mức sẵn lòng nhận đền bù (WTA) do mức sẵn lòng chịu ảnhhưỏng bởi giới hạn thu nhập của người được phỏng vấn còn mức sẵn lòng nhận đền bùthì không bị ảnh hưởng

Ngày đăng: 28/06/2018, 19:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w