1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỊNH GIÁ CHI PHÍ NGOẠI tác TRONG QUÁ TRÌNH xây DỰNG và vận HÀNH NHÀ máy THỦY điện BUÔN KUỐP TỈNH đăk lăk và TỈNH đăk NÔNG lê văn chung

74 169 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Chính sách giá điện áp dụng cho tất cả cácnguồn năng lượng điện trong tương lai nên sử dụng giá cả dựa trên chi phí toàn bộ,người sử dụng trả tiền cho chi phí môi trường trong giá điện đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

ĐỊNH GIÁ CHI PHÍ NGOẠI TÁC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN BUÔN KUỐP TẠI RANH GIỚI TỈNH ĐĂK LĂK VÀ TỈNH ĐĂK NÔNG

LÊ VĂN CHUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Định Giá Chi Phí Ngoại Tác Trong Quá Trình Xây Dựng Và Vận Hành Nhà Máy Thủy Điện Buôn Kuốp Tại Ranh Giới Tỉnh Đăk Lăk Và Tỉnh Đăk Nông” do Lê Văn Chung, sinh

viên khóa 2006 – 2010, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành côngtrước hội đồng vào ngày _.

Nguyễn Thị Ý LyNgười hướng dẫn

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm Ngày tháng năm

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân Bên cạnh đó, nócũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức củanhiều cá nhân, tổ chức

Để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ đã sinhthành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con đượcbước tiếp con đường mà mình đã chọn Xin cảm ơn tất cả những người thân trong giađình và bạn gái tôi đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi trong những thời gian khókhăn nhất

Gửi đến Cô hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Ý Ly lòng biết ơn chân thành nhất.Cảm ơn Cô đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổích, và sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ NhiệmKhoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên MôiTrường khóa 32 đã hỗ trợ, gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua

Cảm ơn các anh chị tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp, Ban Quản lý Rừng Đầunguồn và Rừng Phòng hộ xã Đrây Sap tỉnh Đăk Lăk đã nhiệt tình cung cấp số liệu vàhướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này

Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn xã Hòa Phú, xã ĐrâySap, buôn Kuốp và buôn Ea Đăk Sô Các anh chị, cô chú thuộc UBND xã Hòa Phú, xãĐrây Sap đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu

Xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2010

Sinh viên

Lê Văn Chung

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

LÊ VĂN CHUNG Tháng 7 năm 2010 “Định Giá Chi Phí Ngoại Tác Trong Quá Trình Xây Dựng Và Vận Hành Nhà Máy Thủy Điện Buôn Kuốp Tại Tỉnh Đăk Lăk Và Tỉnh Đăk Nông”.

LÊ VĂN CHUNG July 2010 “Estimating the External costs of building and operating the Buon Kuop Hydropower Plant in Dak Lak and Dak Nong Provinces”.

Trong chuyên đề đánh giá tác động môi trường và báo cáo tài chính hàng nămcủa nhà máy đã bỏ qua hàng loạt các chi phí môi trường, những yếu tố quan trọngtrong việc xác định (NPV) và giá điện (P) Nghiên cứu được tiến hành bằng việc nhậndạng, liệt kê các yếu tố môi trường bị tác động bởi nhà máy Ước tính chi phí tổn hạimôi trường thông qua các yếu tố môi trường đã được nhận dạng Sử dụng phươngpháp thu thập số liệu thứ cấp kết hợp tính toán dựa trên giá trị thực tế của các loại tàinguyên thiên nhiên Kết hợp các chi phí này vào việc xác định các chỉ tiêu đánh giákhả năng kinh tế của nhà máy đó là NPV và P Kết quả đề tài đạt được là nếu giữ giáđiện ở mức 672 đồng/kWh, NPV giảm 20% Khi kết hợp chi phí môi trường, P tănglên 715 đồng/kwh để trang trải chi phí trực tiếp và chi phí đền bù của nhà máy, đồngthời duy trì giá trị hiện tại ròng ở mức ban đầu Từ kết quả tính toán, đề tài đưa ra kềnghị chính sách áp dụng tính toán các chỉ tiêu đánh giá khả năng kinh tế phải kết hợpcác yếu tố môi trường

Chính phủ quy định các nhà máy thủy điện áp dụng phương pháp phân tích,thẩm định tất cả các chi phí của các đề án Chính sách giá điện áp dụng cho tất cả cácnguồn năng lượng điện trong tương lai nên sử dụng giá cả dựa trên chi phí toàn bộ,người sử dụng trả tiền cho chi phí môi trường trong giá điện được tạo ra bởi nhà máy.Điều này nên được áp dụng cho tất cả các loại nhiên liệu và các nguồn năng lượng,không chỉ có thủy điện Theo đó, điều này sẽ khuyến khích người tiêu dùng thực hiệncác biện pháp tiết kiệm năng lượng và có thể xóa bỏ hiện tượng bao cấp giá điện củanghành điện

Trang 5

2.2 Tổng quan về tình hình sử dụng điện trên thế giới 6

2.3.2 Điều kiện tự nhiên tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Đăk Nông 12

Trang 6

4.1 Nhận định các chi phí ngoại tác trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy

4.2 Phân tích, định giá các chi phí ngoại tác trong quá trình xây dựng và vận hành

4.2.11 Vệ sinh công cộng và các bệnh từ nguồn nước 46

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam

NPV Hiện giá ròng

P Giá điện không có chi phí ngoại tác

P’ Giá điện khi đã kết hợp chi phí ngoại tác

Q Sản lượng điện hàng năm

N Tuổi thọ của nhà máy X năm (X1 – X2)

i Suất chiết khấu

NPVd Hiện giá ròng không có kết hợp chi phí môi trường

NPVf Hiện giá ròng có kết hợp chi phí môi trường

IEA Cơ quan Năng lượng quốc tế

NLTT Năng lượng tái tạo

KHCN Khoa học công nghệ

Cft Tổng chi phí trong năm t của nhà máy

Cdt Chi phí trực tiếp trong năm t của nhà máy đó bao gồm chi phí đầu tư

và chi phí O&M (vận hành, bảo dưỡng)

Cet Chi phí ngoại tác trong năm t của nhà máy đó bao gồm chi phí gây tổn

hại môi trường và chi phí sản xuất điện trong năm tCTDVMTR Chi trả dịch vụ môi trường rừng

NN&PTNT Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn

TB-ĐN Tây Bắc – Đông Nam

ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 4.1 Bảng Doanh Thu Hàng Năm của Khu Du Lịch Thác Gia Long Trước và Sau

Bảng 4.2 Thành Phần Các Loại Cây trồng Tại Buôn Kuốp và Buôn Ea Đăk Sô 30

Bảng 4.4 Diện Tích Đất Nông Nghiệp, Lương Thực Bị Ngập Khu Vực Đập Nước 35Bảng 4.5 Sản Lượng và Giá Các Loại Cây Trồng Khu Vực Thủy Điện Buôn Kuốp 35Bảng 4.6 Diện Tích Cây Trồng Bị Chiếm Dụng tại Khu Vực Nhà Máy Phát Điện

Bảng 4.7 Sản Lượng và Giá của Các Loại Cây Trồng Bị Chiếm Dụng tại Khu Vực

Bảng 4.8 Diện Tích Rừng Áp Dụng Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường Rừng 38Bảng 4.8 Chi Phí Chi Trả Cho Người Cung Cấp Dịch Vụ Môi Trường Rừng 39Bảng 4.7 Diện Tích Các Loại Rừng Bị Ngập và Mất Khai Thác Hàng Năm 41Bảng 4.8 Giá Trị Bị Mất Do Mất Khai Thác Rừng Hàng Năm 41

Bảng 4.11 Bảng Sự Thay Đổi Giá Trị NPV và P trong Các Trường Hợp 1,2,3 53

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Sơ Đồ Gia Tăng Tiêu Thụ Dầu Lửa Qua Các Năm 7

Hình 4.3 Nước Sông Tại Thác Đrây Sap Đục trong Mùa 29Hình 4.4 Nước Thác Trinh Nữ Xanh Biết trong Mùa Kiệt 30

Hình 4.10 Khu Vực Bố Trí Tái Định Cư Công Trình Thủy Điện Buôn Kuốp 49

Trang 10

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Các Chi Phí Ngoại Tác Cụ Thể Qua Từng Năm

Phụ lục 2 Giá Trị Hiện Tại Ròng (NPV) Trong Hai Trường Hợp: Kết Hợp và Bỏ Qua Chi PhíNgoại Tác vào Trong Chi Phí Trực Tiếp của Nhà Máy

Phụ lục 3 Doanh Thu–Chi Phí Trong Hai Rường Hợp: Có và Không Lồng Ghép Chi Phí Ngoại Tác vào Chi Phí Trực Tiếp của Nhà Máy Thủy Điện Buôn Kuôp

Phụ lục 4 Bảng Phân Bổ Chi Phí Theo Năm Xây Dựng

Phụ Lục 5 Bảng Câu Hỏi Điều Tra

Trang 11

xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, xã Ea Na, huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk và

xã Nam Đà, huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông, với tổng kinh phí đầu tư khoảng 5 nghìn

tỉ đồng Là công trình trọng điểm của quốc gia, được xây dựng theo Cơ chế 797-400của Chính phủ, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư và tổ hợp 6 nhàthầu thi công gồm: Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng), Tổng công

ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng số 1, Tổng công ty Lắpmáy Việt Nam, Công ty Đầu tư xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam và Công tyCONSTREXIM HOLDINGS

Công trình thủy điện Buôn Kuốp có tổng khối lượng đào đắp đất đá, đổ bê tôngkhoảng 4,4 triệu m3 Trong đó có những hạng mục có khối lượng lớn, phức tạp và độkhó vào loại phức tạp nhất từ trước đến nay Ngày 25-11-2007, sau gần 4 năm thicông, Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam đã hoàn thiện đường hầm số 1

có chiều dài gần 9km Đây là đường hầm dẫn nước dài nhất Việt Nam đến thời điểmhiện nay, kết quả này khẳng định năng lực của kỹ sư và công nhân Việt Nam Trêncác hạng mục đập tràn và đập chính từ tháng 1-2004 đến tháng 10-2009, công ty đãphát dọn hơn 60.000.000m2 rừng, đào đắp hàng triệu m3 đất đá, thi công hàng triệum3 bê tông, với giá trị sản lượng bình quân mỗi năm đạt hơn 30 tỉ đồng

Với những đóng góp của Bộ đội Trường Sơn, thủy điện Buôn Kuốp hoàn thànhnhững mốc quan trọng đúng kế hoạch: Ngày 8-2-2007 ngăn sông, ngày 25-11-2007thông hầm dẫn nước số 1, ngày 29-3-2009 phát điện tổ máy số 1 và ngày 28-9-2009

Trang 12

mỗi năm thủy điện Buôn Kuốp sản xuất khoảng 1,4 tỉ KWh Ngoài ra, công trình còn

mở ra cơ hội thuận lợi phát triển du lịch, mở mang nghề nuôi trồng thủy sản, tạo thêmnhiều việc làm cho người dân địa phương Có thể nói, từ công trình thủy điện mangtầm quốc gia này, sẽ tiếp thêm động lực cho Tây Nguyên phát triển

Tuy nhiên, bên cạnh những số liệu tích cực mà nhà máy thủy điện Buôn Kuốp

đã đạt được trong thời gian qua, thì một số vấn đề còn hạn chế trong một nhà máy thủyđiện đó là các tác động ngoại tác đến môi trường, hệ sinh thái và con người Nhữngbáo cáo chuyên đề của công ty về giá điện và các chi phí của nhà máy trước đây đã bỏqua chi phi ngoại tác, chính sự thiếu sót này đã dẫn đến việc xác định không chính xácgiá điện thực tế, các ban nghành có thẩm quyền trong nghành điện đã không đề cậpđến vấn đề này trong thời gian qua, dẫn đến thiếu những chính sách phát triển nghànhđiện và phát triển đúng với giá trị của tài nguyên nước mang lại lợi ích cho chúng ta

Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề trên, nhằm có nhìn nhận đúng hơn về chiphí trong quá trình xây dựng và hoạt động của nhà máy điện năng, đề tài tiến hànhđịnh giá các tác động ngoại tác do nhà máy này gây ra đối với môi trường, hệ sinh thái

và con người sống xung quanh khu vực này Hai yếu tố hiện giá ròng NPV, giá điện P

là các chỉ tiêu quan trọng để xác định khả năng tài chính của nhà máy thủy điện, nógiúp cho nhà máy tính toán chính xác hơn về giá bán điện khi có sự tham gia chi phícủa các yếu tố ngoại tác, thu về nguồn lợi chính đáng của nhà máy, xác định được khảnăng tài chính của mình, xác định phương hướng phát triển cho nhà máy trong tươnglai Đặc biệt, quan trọng hơn đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hiệuquả và đúng với giá trị của nó, điện năng sẽ được sử dụng một cách hợp lý hơn, giảmnhẹ tình trạng thiếu điện trầm trọng như hiện nay Từ đó, chúng ta biết rõ hơn về thái

độ, nhận thức của một bộ phận dân cư về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để qua

đó có một chiến lược quản lý, sử dụng và bảo vệ một cách có hiệu quả và bền vữngnhững nguồn tài nguyên quý giá này

Được sự cho phép của Khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố HồChí Minh và cô hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Ý Ly, tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“Định Giá Chi Phí Ngoại Tác Trong Quá Trình Xây Dựng Và Vận Hành Nhà Máy Thủy Điện Buôn Kuốp Tại Tỉnh Đăk Lăk Và Tỉnh Đăk Nông” Với mong

muốn đem những kiến thức đã được học ở trường áp dụng vào thực tế, hy vọng khóa

Trang 13

luận là tài liệu bổ ích, góp phần vào việc ra quyết định của các nhà lập chính sách, cáccấp chức năng ban ngành địa phương.

- Tính toán chi phí xã hội đối với sản phẩm điện năng

- Đề xuất các giải pháp khai thác và quản lý nguồn tài nguyên thủy điện mộtcách hiệu quả và bền vững

1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại nhà máy thủy điện Buôn Kuốp,khu vực dân cư xung sống xung quanh nhà máy và khu vực tái định cư thuộc địa bàntỉnh Đăk Lăk và tỉnh Đăk Nông

- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ 29/3/2010 đến 29/7/2010

1.4 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua các bước sau:

- Thu thập phân tích số liệu sơ cấp từ địa bàn nghiên cứu và số liệu thứ cấp từcác cơ quan và các kết quả công bố của nhà máy có liên quan đến nội dung nghiêncứu, số liệu thu thập được về môi trường cùng các yếu tố ngoại tác khác, và thực hiệnthêm các cuộc khảo sát trên trang web,sách báo

- Ước tính chi phí của việc làm giảm nhẹ các tác động đến môi trường và nhữngchi phí bồi thường trong việc tái định cư của người dân bị ảnh hưởng bởi nhà máy

Trang 14

- Kết hợp chi phí ngoại tác vào trong giá thành điện năng của nhà máy, xác địnhNPV trước và sau khi kết hợp các chi phí ngoại tác.

- Đề xuất các chính sách phù hợp để khuyến khích các nhà máy thủy điện ápdụng các nguyên tắc tính toán, xác định giá thành điện có kết hợp chi phí môi trường.Điều này sẽ đảm bảo thu nhập cho nhà máy đủ để trang trải các chi phí của các giaiđoạn sản xuất điện, bao gồm cả việc bảo vệ môi trường và chi phí đền bù cho các tổnhại nhà máy gây ra

1.5 Cấu trúc khóa luận

Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương

- Chương 1: Đặt vấn đề Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu,phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc khóa luận

- Chương 2: Tổng quan Nêu khái quát về tình hình sản xuất và sử dụng điện ởnước ta Tầm quan trọng của thủy điện Buôn kuôp trên mạng lưới điện quốc gia,những thuận lợi và khó khăn của ngành điên đặc biệt là thủy điện Đây là bức tranhtoàn cảnh đơn giản nhất về tình hình sử dụng điện những năm gần đây

- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Trình bày một số khái niệm

về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và phương pháp để tiến hành nghiên cứu

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Đây là phần chính của đề tài,nhận định tổng quát về tình hình khai thác, sử dụng điện,, các chi phí và lợi nhuậntrong sản xuất điện cùng với những ảnh hưởng của việc xây dựng nhà máy đến nguoifdân sống trên địa bàn nghiên cứu Từ đó đưa ra những kết luận, kiến nghị để hoànthành mục tiêu nghiên cứu

- Chương 5: Kết luận và kiến nghị Tóm lược kết quả đã nghiên cứu và đề xuấtcác kiến nghị

Trang 15

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu

Trước tình trạng của biến đổi khí hậu ngày càng tăng trong thời gian qua, chứcnăng tự nhiên của các con sông đã đóng vai trò quan trọng đối với việc giảm thiểu cácảnh hưởng của thảm họa thiên nhiên lên con người và các hệ sinh thái Tiến sĩ ĐàoTrọng Tứ, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam, đã đặt vấn đề

“Nhưng thủy điện phát triển ồ ạt, xâm phạm đến sự nguyên vẹn của các hệ thống sông,làm cho nguồn nước mặt của hệ thống sông ngòi có vấn đề Chúng ta không thể khôngphát triển đập, thủy điện nhưng phải tính giải pháp phù hợp” tại hội thảo về cáckhuyến nghị đối với việc phát triển thủy điện ở lưu vực sông Đồng Nai ngày 17-4 Hộithảo do Vườn quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú, Đồng Nai) cùng Trung tâm Đa dạngsinh học (CBD) và Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) tổ chức hiện nay các tácđộng có lợi của việc phát triển thủy điện, mà cụ thể là việc mở ra nhiều cơ hội cho cáclĩnh vực khác như quản lý tài nguyên nước, phát triển nông nghiệp, cung cấp dịch vụ,xóa đói giảm nghèo vẫn chưa được nhận thức đầy đủ Di dời cộng đồng địa phương làvấn đề mấu chốt và gây nhiều tranh cãi khi phát triển thủy điện ở hầu hết các quốc giatrên thế giới Đây là hệ quả không thể tránh khỏi của việc phát triển thủy điện Kinhnghiệm giảm thiểu tác động của việc di dời người dân ở các nước đang phát triển cònrất hạn chế so với kinh nghiệm hay trên thế giới về tái định cư

Việc lồng ghép đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) trong quy hoạch pháttriển thủy điện đã được quan tâm và triển khai ở một số nước dưới dạng các dự ánnghiên cứu thí điểm Theo các kết quả của những nghiên cứu này, ĐMC đã tạo một cơchế đánh giá và tìm hiểu toàn bộ rủi ro tiềm năng liên quan đến thủy điện đối với conngười và môi trường trong phạm vi trực tiếp nơi thi công dự án và khu vực rộng lớn

Trang 16

tác động và đền bù hiệu quả nhất, bao gồm cả biện pháp giảm thiểu rủi ro và đền bùđầy đủ cho các tác động tiêu cực xảy ra

Một nghiên cứu điển hình “Environmental Protection and Compensation Costs for the Yali Hydropower Plant in Vietnam” do Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Văn Sông,

Đỗ Văn Đức và Trần Văn Đức thực hiện vào năm 2002, nghiên cứu đã đánh giá và tìmhiểu toàn bộ rủi ro tiềm năng liên quan con người và môi trường trong phạm vi trực tiếp nơi thi công dự án thủy điện Yaly thuộc tỉnh Gia Lai Nghiên cứu đã nhận định một loạt các yếu tố môi trường bị ảnh hưởng bởi nhà máy thủy điện, cụ thể: khí hậu, thủy văn, đất, nước, rừng, thủy sản, động vật rừng, quản lý đầu nguồn và vấn đề về tái định cư Những kết quả đề tài nghiên cứu đạt được đã đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc “PPP”, người gây ô nhiễm phải trả tiền, các yếu tố môi trường bị nhà máy tác động đã được đánh giá cụ thể dựa vào các số liệu thứ cấp và phương pháp thị trường, giúp nhà máy có thu nhập để trang trải những chi phí nhà máy và bồi thường tổn hại môi trường khi giá điện tăng lên từ 5.2 cent/kwh đến 5.68 cent/kwh, người dân

sử dụng điện phải trả chi phí môi trường cho nhà máy trong giá điện nhà máy tạo ra Nghiên cứu đã chỉ ra được những thiếu sót của nhà máy thủy điện Yaly, trong các báo cáo tài chính và môi trường của nhà máy đã bỏ qua một loạt các chi phí môi trường trong việc xác định các chỉ tiêu đánh giá khả năng tài chính, đó là NPV và P Nhà máy

đã xác định giá điện không bao gồm chi phí môi trường nên giá trị hiện tại ròng không phản ánh đúng giá trị của nó Nghiên cứu đã đề nghị các giải pháp để có thể áp dụng nguyên tắc tính giá dựa vào chi phí đầy đủ

2.2 Tổng quan về tình hình sử dụng điện trên thế giới.

Trong nhiều năm qua, do sự bùng nổ của công nghiệp hoá ở các nước đang pháttriển ở châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh, nhu cầu dầu lửa của thế giới ngày càng tăngmột cách nhanh chóng Các nhà nghiên cứu quốc tế đánh giá, 2/3 lượng tăng nhu cầunăng lượng của thế giới là do nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ Phần còn lại là do sựtăng nhu cầu dầu lửa của các nước đang phát triển khác Cơ quan Năng lượng quốc tế(IEA) dự báo, năm 2008 thế giới sẽ cần bổ sung thêm khoảng 2,2 triệu thùng dầu mỗingày so với 1,5 triệu thùng trong năm 2007 và nhu cầu này sẽ tăng 2%/ năm cho đếnnăm 2012 Theo Bộ Năng lượng Mỹ, nhu cầu sử dụng dầu mỏ của thế giới đến 2025 sẽtăng thêm khoảng 35%

Trang 17

Hình 2.1 Sơ Đồ Gia Tăng Tiêu Thụ Dầu Lửa Qua Các Năm

Nguồn tin: Bộ Năng lượng Mỹ, 2005Khu vực Đông Nam Á, tuy có trữ lượng nhiên liệu hoá thạch khá dồi dào với 22

tỉ thùng dầu, 227.000 tỉ feet khối khí đốt tự nhiên, 46 tấn than đá, 234 gigawatts thuỷđiện và 20 gigawattts địa nhiệt điện, nhưng do các nước thành viên ASEAN đang đẩymạnh công nghiệp hoá nên vẫn thiếu năng lượng trầm trọng Trong khi đó các nhàkhoa học hàng đầu của Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ… đã đưa ra lời cảnh báo về mộtcuộc khoảng hoảng năng lượng trong thế kỷ XXI Phân tích về nguyên nhân dẫn đếncuộc khủng hoảng này, các nhà khoa học cho rằng chủ yếu do nguồn dầu lửa, khí đốt,than đá đã cạn kiệt, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao do nhiều quốc giađang đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có nguồn năng lượng chủ đạo mớithay thế dầu lửa; bất ổn về an ninh ở các vùng chiến lược về năng lượng của thế giới

và thế giới còn bất đồng quan điểm về các giải pháp xử lý cuộc khủng hoảng

Mặc dù nguồn năng lượng tái tạo không ngừng được phát triển, việc sử dụngloại năng lượng xanh này không thể giúp thế giới bớt phụ thuộc vào nhiên liệu hóathạch, khi mà nhu cầu tiêu thụ năng lượng vẫn tăng lên không ngừng và thiếu sự kiểmsoát Trong khi các nguồn năng lượng tái tạo không thể thay thế các nhà máy than, dầuhoặc khí, mà chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu mỗi ngày một tăng của con người,

Trang 18

đối cho mức tiêu thụ năng lượng và sản lượng năng lượng Cả thế giới đang tăngcường khai thác nguồn năng lượng tái tạo trong khi vẫn đốt ngày càng nhiều nhiên liệuhóa thạch hơn Đây là thực tế đang diễn ra ở Mỹ, ở châu Âu và trên toàn cầu.

2.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.

2.3.1 Tổng quan về ngành điện Việt Nam

a Tình hình sản xuất và sử dụng các loại năng lượng

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng để phát triển mạnh các dạng năng lượngtái tạo (NLTT), hệ thống kênh rạch dày đặc là một thế mạnh để phát triển thủy điệnnhỏ, đó là tiềm năng hiện được khai thác nhiều nhất Tuy nhiên cho tới nay theo con sốcung cấp của Trung tâm Thông tin (Bộ KHCN) nước ta mới chỉ có khoảng 120.000trạm thuỷ điện Và những trạm này chủ yếu là do tư nhân đầu tư với tổng công xuấtước tính đạt 300MW cung cấp cho các hộ gia đình ỏ các khu vực miền núi vùng cao.Ngoài nguồn năng lượng truyền thống từ than đá thì các nguồn năng lượng từ nguồnNLTT cũng góp phần đáng kể để giả quyết vấn đề thiếu điện trầm trọng hiện nay Các

đề tài nghiên cứu đang được tiến hành cho thấy Việt Nam có thể phát triển mạnhnguồn năng lượng tái tạo, đó là thuỷ điện nhỏ, gió, mặt trời và sinh khối (biomass) Từlâu, thuỷ điện nhỏ đã được sử dụng ở Việt Nam nhằm giải quyết nhu cầu năng lượng ởquy mô gia đình và cộng đồng nhỏ, chủ yếu là vùng trung du miền núi

Thuỷ điện nhỏ có sức cạnh tranh so với các nguồn năng lượng khác do điện từ

đó có giá thành cạnh tranh, trung bình khoảng 4 cent (600 đồng)/KWh Ước tính ViệtNam có khoảng 480 trạm thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt là 300MW, phục vụhơn 1 triệu người tại 20 tỉnh Trong số 113 trạm thuỷ điện nhỏ, công suất từ 100KW-10MW, chỉ còn 44 trạm đang hoạt động Con số 300MW quả là quá nhỏ bé so vớitiềm năng của thuỷ điện nhỏ ở Việt Nam là 2.000MW, tương đương với công suất củanhà máy thuỷ điện Hoà Bình Một loại năng lượng tái tạo nữa là gió

Theo thống kê của ngành điện, sản lượng điện năng sản xuất từ sức gió hiệnnay trên thế giới tăng liên tục, năm 1994 là 3.527,5MW; năm 1997 là 7.500MW vàhiện nay là trên 10.000MW Sử dụng nguồn điện bằng sức gió không lo hết nhiênliệu hay cạn kiệt nguồn nước như thủy điện và nhiệt điện, đặc biệt là không gây nhữngtác động đáng kể đến môi trường

Trang 19

Mặc dù Việt Nam không có nhiều tiềm năng gió như các nước châu Âu song sovới Đông Nam Á thì lại có tiềm năng tốt nhất Đáng tiếc là cho tới nay phong điện ởViệt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có TS Nguyên cho biếttiềm năng xây dựng phong điện ở Việt Nam từ nay tới năm 2030 là 400 MW Muốnphát triển phong điện, cần phải đo tốc độ gió cụ thể tại các vùng miền Cho tới nay,Việt Nam đã xây dựng xong và đang vận hành một cột gió phát điện công suất 850

KW ở Bạch Long Vĩ Ngoài ra, Trung tâm năng lượng tái tạo và thiết bị nhiệt(RECTARE), ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đã lắp đặt trên 800 cột gió ở hơn 40tỉnh thành, tập trung nhiều nhất gần Nha Trang (135 cột đang hoạt động) Nha Trangcũng là nơi có một trong hai làng gió duy nhất ở Việt Nam Việc xây dựng các cột gió

ở làng này do Bộ Khoa học và công nghệ cùng với Hiệp hội Việt Nam-Thuỵ Sĩ tài trợ.Ngôi làng gió thứ hai nằm ở Cần Giờ nơi 50 cột gió đã được lắp đặt thông qua sự hỗtrợ của Pháp Tuy nhiên, đa số các cột gió nói trên có công suất thấp, chỉ sử dụng cho

hộ gia đình và ít thành công do không được bảo dưỡng

Hiện còn có dự án xây dựng 20 cột gió với tổng công suất 15MW tại khu bờbiển bán đảo Phương Mai, Thành phố Quy Nhơn và một phần huyện Phù Cát, tỉnhBình Định Viện Năng lượng đang chuẩn bị nghiên cứu khả thi xây dựng các trang trạigió quy mô lớn, một trong số đó là trang trại 20 MW ở Khánh Hoà Tổng công ty điệnlực Việt Nam dự định tài trợ để xây dựng một trang trại nữa với công suất 20 MW,cũng ở Khánh Hoà Giá phong điện hiện ở vào khoảng 7-8cent (800 đồng/kWh)

Ngoài phong điện, tiềm năng sinh khối trong phát triển năng lượng bền vững ởViệt Nam cũng khá lớn Lợi thế to lớn của sinh khối so với các nguồn năng lượng táitạo khác như năng lượng gió và mặt trời là có thể dự trữ và sử dụng khi cần, đồng thờiluôn ổn định, tình hình cấp điện không bị thất thường Nguồn sinh khối chủ yếu ở ViệtNam là trấu, bã mía, sắn, ngô, quả có dầu, gỗ, phân động vật, rác sinh học đô thị vàphụ phẩm nông nghiệp Theo nghiên cứu của Bộ Công nghiệp, tiềm năng sinh khối từmía, bã mía là 200-250MW trong khí chấu có tiềm năng tối đa là 100MW Hiện cảnước có khoảng 43 nhà máy mía đường trong đó 33 nhà máy sử dụng hệ thống đồngphát nhiệt điện bằng bã mía với tổng công suất lắp đặt 130MW Tuy nhiên, nếu thừađiện thì các nhà máy này cũng không bán được

Trang 20

Nguồn khí sinh học (biogas) từ bãi rác chôn lấp, phân động vật, phụ phẩm nôngnghiệp hiện mới chỉ được ứng dụng trong đun nấu Lý do đây là nguồn phân tán, khósản xuất điện Ước tính cả nước có chừng 35.000 hầm khí biogas phục vụ đun nấu giađình với sản lượng 500-1.000m3 khí/năm cho mỗi hầm Tiềm năng lý thuyết củabiogas ở Việt Nam là khoảng 10 tỷ m3/năm (1m3 khí tương đương 0,5 kg dầu) Hiệntại đang có một số thử nghiệm dùng biogas để phát điện Theo nghiên cứu của Trungtâm Nghiên cứu Năng lượng và Môi trường, nếu mỗi ngày chạy 1 máy phát (công suất1-2kw) trong thời gian 2 tiếng thì cần phải nuôi 20 con lợn Giá thành của khí sinh học

ở vào khoảng 6cent/kwh, tương đương 800 đồng

Còn về điện mặt trời, Việt Nam đã phát triển nguồn năng lượng này từ nhữngnăm 1960 song cho tới nay vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi Theo đánh giá của cácchuyên gia thì hiệu quả nhất của năng lượng mặt trời là đun nước nóng TS Nguyêncho rằng nên phát động phong trào sử dụng loại hình năng lượng này ở thành phốnhằm tiết kiệm điện Bức xạ nắng mặt trời sau khi đi qua tấm kính có thể đun nóngnước tới 80 độ C và nước được nối qua bình nóng lạnh để tắm rửa hoặc đun nấu Vớimột bể 500l nước nóng/ngày, một hộ gia đình cần đầu tư 3 triệu đồng để mua thiết bị

và 3 năm sẽ thu hồi được vốn Pin mặt trời hiện chỉ được dùng ở vùng sâu vùng xa,phục vụ sinh hoạt, thông tin và liên lạc tàu bè

b Tình hình sản xuất điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010 củaEVN ngày 15/1, Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh cho biết, trong năm 2009, sảnlượng điện sản xuất và mua ngoài của Tập đoàn này đạt 84,75 tỷ kWh, vượt 3,55 tỷkWh so với kế hoạch đầu năm và vượt 730 triệu kWh so với kế hoạch Nhà nước giao.Riêng điện do EVN sản xuất đạt 57,09 tỷ kWh, vượt 2,21 tỷ kWh so với kế hoạch,điện mua ngoài đạt 27,66 tỷ kWh, cao hơn 1,34 tỷ kWh so với kế hoạch đầu năm.Tổng điện năng thương phẩm của Tập đoàn trong năm 2009 đạt 74,76 tỷ kWh, tăng13,39 tỷ kWh so với năm 2008, trong đó điện thương phẩm phục vụ nhu cầu trongnước đạt 74,23 tỷ kWh, điện bình quân trên người dân đạt 867 kWh/người/năm, điệnthương phẩm xuất khẩu cho Lào và Campuchia đạt 535 triệu kWh

Trang 21

Hình 2.2 Tài Nguyên Nước Việt Nam

Nguồn tin: Điều tra khảo sát thực địaTrong năm 2009, giá bán điện bình quân của EVN đạt 970,83 đồng/kWh, caohơn 29,83 đồng so với kế hoạch Tổn thất điện năng trong năm qua của EVN ở mức9,7% Với chương trình tiết kiệm điện trong năm 2009, EVN đã tiết kiệm được 965,04triệu kWh, bằng 1,3% điện thương phẩm, vượt chỉ tiêu giao (1%) Tuy nhiên, Về tổngthể, hệ số giữa tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm nội địa với tốc độ tăng trưởngGDP là 2,42 lần (12,86/5,32) cho thấy, tình hình sử dụng điện trong xã hội vẫn cònnhiều lãng phí, chưa hiệu quả Năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởngcủa suy thoái kinh tế, song với những giải pháp quyết liệt, linh hoạt, Tập đoàn đã cânđối được tài chính, đảm bảo không lỗ với tổng doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn đạt78.451 tỷ đồng, huy động đủ vốn cho đầu tư xây dựng là 47.800 tỷ đồng

Trong năm 2010, Tập đoàn sẽ phấn đấu sản xuất 85,14 tỷ kWh điện thươngphẩm, tăng 13,88% so với năm 2009, trong đó điện thương phẩm trong nước là 84,14

tỷ kWh, xuất khẩu đạt 1 tỷ kWh Tổng sản lượng điện sản xuất và mua ngoài của EVNphấn đấu đạt 97 tỷ kWh, tăng 14,47%, trong đó điện sản xuất là 64 tỷ kWh Tập đoàncũng phấn đấu đưa vào 15 tổ máy với tổng công suất 2.078 MW, khởi công 6 dự ánđiện mới với tổng công suất 5.356 MW

Trang 22

2.3.2 Điều kiện tự nhiên tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Đăk Nông

a) Đặc điểm tự nhiên

Ðắk Lắk là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở vị trí phía Tây Nam dãy TrườngSơn, trải dài từ 11045'- 13045' vĩ tuyến Bắc, trải rộng từ 107045' - 108054' kinh tuyếnÐông, ở độ cao trung bình từ 400 đến 800 mét so với mặt nước biển Phía bắc giáptỉnh Gia Lai; phía Nam giáp tỉnh Lâm Ðồng và Sông Bé; phía Ðông giáp tỉnh Phú Yên

và Khánh Hoà; phía Tây có chung biên giới Cam-Pu-Chia dài 240 km Cách Hà Nội1.390 km Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 19.599 km2 Đại bộ phận diện tích của tỉnhnằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc Địahình đa dạng, đồi núi xem kẽ bình nguyên và thung lũng, khái quát có thể chia thànhcác dạng địa hình chính là: địa hình vùng núi, địa hình cao nguyên, địa hình bán bìnhnguyên Ea Súp, địa hình vùng bằng trũng Krông Păc – Lăk Do đặc điểm vị trí địa lý,địa hình nên khí hậu ở Đăk Lăk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa,vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu Song chịu ảnh hưởng mạnh nhấtchủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn Thời tiết chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng

5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 11 đến tháng

4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh Lượng mưa trungbình hàng năm đạt khoảng 1.600 – 1.800 mm Độ ẩm không khí trung bình nămkhoảng 82% Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao, khoảng 2.139 giờ Diệntích đất có rừng của Đăk Lăk là 608.886,2 ha, trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha,rừng trồng là 14.397,3 ha Độ che phủ rừng đạt 46,62% (năm 2004) Rừng Đăk Lăk cónhiều loại động vật quý hiếm, phân bổ chủ yếu ở vườn quốc gia Yook Đôn và các khubảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin… Có nhiều loại động vật quý hiếm được ghi trongsách đỏ Việt Nam và thế giới

Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía Bắc và ĐôngBắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáptỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Cămpuchia với 130 km đường biên giới Diện tích tựnhiên của tỉnh là 6.514,38 km2 Dân số trung bình năm 2009 là 489.442 người Toàntỉnh có 8 huyện, thị xã gồm các huyện: Chư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, ĐắkR'Lấp và Đắk GLong và thị xã Gia Nghĩa Trung tâm tỉnh lỵ là Gia Nghĩa Nằm ở phíaTây Nam của Tây Nguyên, có Quốc lộ 14 nối Đắk Nông với Đắk Lăk, có Quốc lộ 28

Trang 23

nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh Với đặc điểmcao nguyên nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Tây Nam khô nóng,khí hậu tỉnh Đăk Nông chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Lượng mưa trungbình từ 2300mm ( năm 2005) đến 3300mm( năm 2006) Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4đến hết tháng 10, tập trung từ 85 đến 91% tổng lượng mưa cả năm, tháng 8 và tháng 9

có lượng mưa cao nhất tổng lượng mưa cả năm có xu hướng ngày càng tập trung vàomùa mưa 85,66% năm 2005; 88,04% năm 2006; 91,52% năm 2007,dẫn đến mùa khôhầu như khô hạn hoàn toàn, tháng 1 và tháng 12 hằng năm hầu như không mưa, ảnhhưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của các loại cây trồng, nhất là cây lâu năm và quátrình chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng nhiệt độ trung bình hằng năm từ 22- 230 C,chệnh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm không đáng kể

Hướng gió phổ biến vào mùa khô là Đông Bắc, mùa mưa là Tây Nam Nằm ởphía Tây dãy trường sơn do kiến tạo địa chất và lượng mưa lớn, tập trung làm địa hìnhtỉnh Đăk Nông bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ các vùng thung lũng cao nguyên, núicao và có hướng thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc đến Nam, độ cao tuyệt đốitrung bình từ 600 – 700m Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn và độcao tuyệt đối trung bình khoảng 500m, phía Nam là vùng đầm trũng và có nhiều đầmhồ.vùng đất thấp phân bố dọc sông Sê Rê Pók, Krông Nô, thuộc các khu vực huyệnKrông Nô Cu jut là những vùng tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp, vùng caoNguyên phân bố ở huyện Đăk Mil và Huyện Đăk Song Thị xã Gia Nghĩa với độ caotuyệt đối trung bình 800m, vùng núi cao phân bố ở huyện Đăk R Lấp, Tuy Đức, địahình bị chia cắt mạnh độ dốc lớn Diện tích đất nông nghiệp có rừng là 262644ha chủyếu là rừng tự nhiên, rừng trồng không đáng kể( 3,57%)

Tỷ lệ rừng che phủ 49% Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng có tỷ trọng khá lớn,cần được bảo vệ nghiêm ngặt phục vụ mục tiêu phát triển bền vững Ngoài các thácnước đẹp kỳ vỹ còn nguyên sơ, trên địa bàn tỉnh còn có các khu bảo tồn thiên nhiênnhư Nam Nung ( 25.000ha), Tà Đùng(28.000ha)… rất thích hợp để phát triển các khu

du lịch sinh thái nghĩ dưỡng, cắm trại…Các buôn, bon đồng bào dân tộc ít người, nhất

là dân tộc M’Nông với những nét văn hóa truyền thống độc đáo như hội cồng chuyên,hội đâm trâu… có thể khai thác phát triển du lịch văn hóa nhân văn

Trang 24

b) Thủy văn và tiềm năng thủy điện

Đăk Lăk: Theo chương trình điều tra tổng hợp Tây Nguyên II, thì với lượngmưa bình quân 1900 mm/năm Lãnh thổ Ðắk Lắk đã hưởng được 38,8 tỷ m3 nước,lượng nước mưa đã chuyển vào dòng chảy trên địa bàn tỉnh khoảng 17,5 tỷ m3 Nhưng

do lượng mưa phân bố không đều nên mùa mưa gây ngập úng cục bộ và mùa khôthường thiếu nước Ðiều kiện địa chất công trình để xây dựng các công trình thuỷ lợi,đặc biệt xây dựng trên đất bazan tốn kém, nhưng là tiền đề cho phát triển kinh tế vàdân sinh trong mùa khô Nguồn nước ngầm trên vùng đất bazan tương đối lớn và phânphối hầu khắp cao nguyên bazan Hiện nay tầng nước ngầm ở độ sâu từ 10 - 40 mđang được khai thác sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, kinh tế vườn và các đồn điền càphê Giếng đào ở tầng nước ngầm độ sâu 40-90 m có trữ lượng lớn, muốn khai thácphải đầu tư lớn và phải có nguồn năng lượng dồi dào Sông suối trên địa bàn tỉnh kháphong phú, phân bố tương đối đồng đều, nhưng do địa hình dốc nên khả năng giữnước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô nên mực nướccác sông suối lớn thường xuống rất thấp Trên địa bàn có 2 hệ thống sông chính chảyqua là hệ thống sông Srêpok và sông Ba Hệ thống sông Srêpok có diện tích lưu vựcchiếm tới 2/3 diện tích lãnh thổ, bao gồm lưu vực dòng chính Srêpok và tiểu lưu vực

Ea H’Leo Hệ thống sông Ba không chảy qua Đăk Lăk nhưng ở phía Đông và ĐôngBắc của tỉnh có 2 nhánh thuộc thượng nguồn sông Ba là sông Krông H’Năng và sôngHinh Ðắk Lắk có trữ lượng thuỷ điện tương đối lớn, riêng hệ thống sông Srêpok cótrữ lượng khoảng 2.636 triệu KW Ðến nay nguồn thuỷ điện của tỉnh đã có trên 14.000

kw, trong đó thuỷ điện Dray Hlinh 12.000 KW So với nhu cầu cho sản xuất và tiêudùng còn thấp, nhất là vào mùa khô, khả năng thực tại mới đảm bảo được 50% nhucầu

Đăk Nông: Nguồn nước mặt do nguồn nước mưa cung cấp, tương đối dồi dào,thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn toàn tỉnh Tuy nhiên do chịuảnh hưởng của khí hậu cao nguyên, lại nằm ở phía Tây, cuối dãy Trường Sơn nên vàomùa khô mưa ít, nắng nóng kéo dài làm khô hạn, nhiều lúc thiếu nước gây ảnh hưởngkhông nhỏ tới sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư Nguồn nước ngầm, phân

bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các địa bàn trong tỉnh, có trữ lượng lớn ở độ sâu40-90m Đây là nguồn cung cấp nước bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô,

Trang 25

được sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại Tuy nhiêntrên một số địa bàn núi cao thuộc các huyện Đắk R'Lấp, Đắk Glong và thị xã GiaNghĩa nguồn nước ngầm hạn chế Nước ngầm được khai thác chủ yếu thông qua cácgiếng khoan, giếng đào, nhưng do nguồn nước nằm ở tầng sâu nên muốn khai thác cần

có đầu tư lớn và phải có nguồn năng lượng Đắk Nông có mạng lưới sông suối phân bốtương đối đều khắp Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sảnxuất nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện phục vụ các ngành kinh tế và nhucầu dân sinh Các sông chính chảy qua địa phận tỉnh gồm: Sông Sêrêpôk, Sông Krông

Nô, Hệ thống suối đầu nguồn sông Đồng Nai (như: Suối Đắk Rung, Suối Đắk Nông,Suối Đắk Buksô, Suối ĐắkR'Lấp, Suối Đắk R'Tih ) Sông suối trên địa bàn tỉnh ĐắkNông có tiềm năng thủy điện dồi dào

Hệ thống sông Sêrêpôk có trữ năng kinh tế được đánh giá khoảng 2,6 tỉ KWh

Hệ thống suối đầu nguồn của các sông Đồng Nai, Krông Nô, Sêrêpôk có thể xây dựngnhiều công trình thủy điện lớn với tổng công suất khoảng 1.500 MW như thủy điệnDrayH'Linh II, thủy điện Đức Xuyên 92 MW, thủy điện buôn TuaSrah 85 MW, thủyđiện Đắk Tih 140 MW, thủy điện Đắk NTao, thủy điện Đắk Sô, thủy điện Đồng Nai 3,Đồng Nai 4 v.v đã và đang tiến hành đầu tư Ngoài ra, mạng lưới suối nhỏ trên khắpđịa bàn tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạtcho các buôn làng vùng cao khó khăn trong việc xây dựng điện lưới

2.3.3 Thuận lợi và khó khăn của thủy điện.

Thuận lợi: Lợi ích lớn nhất của thuỷ điện là hạn chế được giá thành nhiên liệu.Các nhà máy thuỷ điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch nhưdầu mỏ, khí thiên nhiên hay than đá, và không cần phải nhập nhiên liệu Các nhà máythuỷ điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy thuỷ điệnđang hoạt động hiện nay đã được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước Chi phí nhâncông cũng thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hoá cao và có ít người làm việctại chỗ khi vận hành thông thường Các nhà máy thuỷ điện hồ chứa bằng bơm hiện làcông cụ đáng chú ý nhất để tích trữ năng lượng về tính hữu dụng, cho phép phát điện ởmức thấp vào giờ thấp điểm (điều này xảy ra bởi vì các nhà máy nhiệt điện không thểdừng lại hoàn toàn hàng ngày) để tích nước sau đó cho chảy ra để phát điện vào giờ

Trang 26

thiện hệ số tải điện của hệ thống phát điện Những hồ chứa được xây dựng cùng vớicác nhà máy thuỷ điện thường là những địa điểm thư giãn tuyệt vời cho các môn thểthao nước, và trở thành điểm thu hút khách du lịch Các đập đa chức năng được xâydựng để tưới tiêu, kiểm soát lũ, hay giải trí, có thể xây thêm một nhà máy thuỷ điệnvới giá thành thấp, tạo nguồn thu hữu ích trong việc điều hành đập.

- Khó khăn: Tuy nhiên trong thời gian qua tình hình khí hậu biến đổi phức tạp

đã ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất thủy điện ở nước ta.Việt Nam là một trongnhững nước sẽ bị tác động lớn khi đó sẽ có đến 10,8% dân số Việt Nam bị tác độngnặng nề do có hai đồng bằng thấp chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằngsông Hồng Cùng với sự đốt cháy của các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu và khíđốt để lấy năng lượng thì khí hậu khô hạn trong thời gian gần đây đã làm cho viêc sảnxuất và tiêu thụ điện gặp nhiều khó khăn, mực nước trong các sông suối hạ thấp, hệquả là nguồn năng lượng sản xuất từ thủy điện cũng không đáng kể Trong những ngàykhô hạn việc sử dụng điện để chạy các máy móc thiết bị ngày càng tăng, tình trạng vậnhành quá tải của các nhà máy khác dẫn đến việc bảo trì là không tránh khỏi Việc cúpđiện triền miên đã trở nên quá quen thuộc với người dân

Những năm qua, chương trình tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm điệnnói riêng ở nước ta mới chỉ bước đầu được nghiên cứu, triển khai EVN đã chủ động

đề ra các kế hoạch cụ thể hàng năm Mức tiêu hao nhiên liệu và tỷ lệ điện dùng chosản xuất điện (còn gọi là điện tự dùng) luôn thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao

Tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân phối điện (tổn thất điện năng) liên tục thực hiệnthấp hơn chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao và đã có mức giảm đáng kể từ 24,0% (1993)xuống 12,09% (2004) EVN đã đặt mục tiêu giảm tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phânphối điện từ 0,2÷0,3 %/ năm để đến năm 2010 tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phânphối điện của toàn EVN giảm xuống dưới 10% Nhìn sang một số nước trong khu vực,

tỷ lệ điện dùng để truyền tải và phân phối điện năm 2000 tại Philipinnes 12%, Ấn Độ23%, Bangladet 30% Trong sử dụng điện, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã

bố trí lại thiết bị dùng điện trong các giờ trong ngày, tránh sản xuất trong giờ cao điểm(từ 18giờ - 22 giờ) tăng sử dụng điện trong giờ thấp điểm (từ 23giờ - 04 giờ) để giảmchi phí tiền điện do giá điện trong giờ cao điểm cao hơn từ 2,8 – 3,1 lần với giá điệntrong giờ thấp điểm Nhiều hộ gia đình đã tiết kiệm điện trong sinh hoạt; nhiều cơ

Trang 27

quan, doanh nghiệp đã thực hành nội quy, quy chế sử dụng điện tiết kiệm trong cơquan, tổ chức của mình; một số tuyến đèn đường đã có hệ thống tự động điều chỉnh sốlượng đèn chiếu sáng theo từng khoảng giờ từ 18 giờ tối đến 6 giờ sáng Các loại bóngđèn có hiệu suất cao, tiêu thụ điện ít (đèn compact, đèn ống huỳnh quang “gầy” -T8 )

đã được bán và tiêu thụ rộng rãi

Tuy nhiên, thực trạng ở nước ta vẫn còn hiện tượng sử dụng điện khá lãng phí,nhất là ở khu vực công cộng, trụ sở cơ quan, chiếu sáng quảng cáo, chiếu sáng bánhàng; nhiều đường phố, điện chiếu sáng suốt đêm với độ sáng quá mức cần thiết; nhiềuphòng làm việc buông rèm và bật đèn, không tận dụng ánh sáng tự nhiên; đèn quảngcáo bố trí quá nhiều và phần lớn dùng bóng đèn tròn sợi đốt Ở nhiều thành phố lớn,đèn trang trí được treo trên cây, số lượng đèn nhiều làm sáng rực cả khoảng khônggian Nhiều nơi mắc đèn ngõ xóm bằng bóng dây tóc nóng sáng 100-300W, hiệu suấtchiếu sáng của bóng đèn kém, ánh sáng không đều, chỗ sáng chỗ tối, gây lãng phíđiện

Thực trạng này là một vấn đề nhức nhối cho các cơ quan quản lý, hoạch địnhchính sách đè nặng lên vai ngành điện lực Việt Nam và là một căn bệnh thâm niênchưa có thuốc chữa đặc hiệu

Trang 28

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

Một số khái niệm

a Kinh tế tài nguyên môi trường

Kinh tế tài nguyên môi trường là một bộ phận của kinh tế học nghiên cứu mốiquan hệ tương tác giữa môi trường và phát triển Tập trung vào vấn đề các hoạt độngphát triển kinh tế và tác động của chúng đến môi trường Kinh tế tài nguyên môitrường tập trung vào nghiên cứu vấn đề làm thế nào và tại sao con người lam các quyếtđịnh có tác động ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên Kinh tế tài nguyên môitrường sử dụng các công cụ phân tích của kinh tế vi mô để nghiên cứu các vấn đề

- Tại sao môi trường và tài nguyên trở nên suy thoái?

- Những nguyên nhân gây nên sự suy thoái của môi trường?

- Hậu quả của sự suy thoái này là gì?

- Cần làm gì để cải thiện sự suy thoái này? (Đặng Thanh Hà, 2004)

b) Ảnh hưởng ngoại lai (ngoại tác)

Ảnh hưởng ngoại lai, trong kinh tế học, là ảnh hưởng gây ra bởi hoạt động củamột chủ thể kinh tế này và tác động trực tiếp tới chủ thể kinh tế khác (nghĩa là khôngthông qua cơ chế thị trường), những tác động này là không có chủ ý và không sự đền

bù nào từ các hoạt động của chủ thể này cho một chủ thể nào đó Nếu chủ thể kinh tếchịu tác động bị tổn thất, thì có ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực Còn nếu chủ thể kinh tếchịu tác động được lợi, thì có ảnh hưởng ngoại lai tích cực Ô nhiễm môi trường dochất thải của một nhà máy đối với dân cư trong khu vực là ví dụ về ảnh hưởng ngoạilai tiêu cực Sự dễ chịu do cảnh đẹp ở vườn nhà hàng xóm tới nhà mình là ví dụ về ảnhhưởng ngoại lai tích cực Ảnh hưởng ngoại lai tích cực thường gắn liền với tình trạng

kẻ đi xe không trả tiền (ngồi không hưởng lợi) Giải pháp khắc phục ảnh hưởng ngoại

Trang 29

lai tiêu cực, trong kinh tế học được gọi là các biện pháp nội bộ hóa ảnh hưởng ngoạilai (Phạm Khánh Nam, 2009).

c) Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển vềmọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốcgia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa riêng để hoạch địnhchiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó (Brundrland, 1987)

d) Năng lượng thủy điện

Thuỷ điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước Đa số năng lượng thuỷđiện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một turbinenước và máy phát điện Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng động lực củanước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượng thuỷ triều.Thuỷ điện là nguồn năng lượng có thể hồi phục Năng lượng lấy được từ nước phụthuộc không chỉ vào thể tích mà cả vào sự khác biệt về độ cao giữa nguồn và dòngchảy ra Sự khác biệt về độ cao được gọi là áp suất Lượng năng lượng tiềm tàng trongnước tỷ lệ với áp suất Để có được áp suất cao nhất, nước cung cấp cho một turbinenước có thể được cho chảy qua một ống lớn gọi là ống dẫn nước có áp (penstock)

e Chi trả dịch vụ môi trường rừng (CTDVMTR)

Những người lao động lâm nghiệp (gọi là các chủ rừng) trực tiếp đầu tư vốn,lao động để trồng rừng, bảo vệ rừng, tức là sản xuất ra của cải vật chất gọi là các giá trị

sử dụng của rừng Giá trị này được cung ứng cho mọi thành viên trong xã hội thụhưởng, thì các chủ rừng phải được chi trả, hoàn lại phần vốn, lao động mà họ đã đầu tưvào rừng Giá trị sử dụng trừu tượng của rừng là “loại hàng hóa đặc biệt”, có giá trị rấtlớn, chiếm tới 60-80% tổng giá trị kinh tế mà rừng tạo ra Cần phải được hình thành

“thị trường” trao đổi giữa người sản xuất cung ứng các giá trị sử dụng của rừng vớingười hưởng thụ các giá trị sử dụng này Các hoạt động trao đổi cung ứng dịch vụ cácgiá trị sử dụng từ môi trường như trên được gọi là “ Chi trả dịch vụ Môi trường rừng”(Nguyễn Tuấn Phú, 2008)

Trang 30

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin là một khâu hết sức quan trọng của quá trình nghiên cứu.Các dữ liệu thu thập được sẽ làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá các mặt có liênquan đến vấn đề nghiên cứu

Phương pháp trực tiếp: Là phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn trực tiếpnhững đối tượng có liên quan như các hộ dân

Phương pháp gián tiếp: Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ Sở TNMT tỉnhĐăk Lăk , Công ty Thủy điện Buôn Kuốp, và các cơ quan có liên quan

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập xong số liệu sơ cấp và thứ cấp, sử dụng phương pháp định giágiá trị tài nguyên môi trường dựa vào giá cả thị trường, đề tài tiến hành xử lý số liệuthứ cấp bằng phần mềm Excel Xác định chi phí cụ thể của các yếu tố môi trường bịnhà máy tác động, sau đó kết hợp các chi phí ngoại tác vào trong chi phí trực tiếp sảnxuất của nhà máy thuỷ điện để xác định chi phí đầy đủ

C ft = C dt + C et

Trong đó:

Cft : Tổng chi phí trong năm t của nhà máy

Cdt : Chi phí trực tiếp trong năm t của nhà máy đó bao gồm chi phí đầu tư vàchi phí O&M (vận hành, bảo dưỡng)

Cet : Chi phí ngoại tác trong năm t của nhà máy đó bao gồm chi phí gây tổn hạimôi trường và chi phí sản xuất điện trong năm t

Các chi phí trực tiếp trong năm t của nhà máy (Cdt ) đã được tính toán trong báocáo tài chính ban đầu, trong khi để có chi phí ngoại tác trong năm t của nhà máy (Cet)của thì cần phải xét đến 12 yếu tố môi trường:

Cekt : Chi phí ngoại tác của yếu tố k trong năm t

Sau đó là xác định NPV ở 2 trường hợp : có và không có kết hợp các chi phíngoại tác vào chi phí trực tiếp của nhà máy

Trang 31

- Trường hợp 1: Nếu không có kết hợp chi phí ngoại tác

NPV

1

;)1)(

(

Trong đó:

P : giá điện dựa trên chi phí trực tiếp - (không có chi phí ngoại tác)

Q: Sản lượng điện hàng năm

N : Tuổi thọ của nhà máy X năm (X1 – X2)

i : Suất chiết khấu (8%; 10%; 12%)

- Trường hợp 2: Có kết hợp chi phí ngoại tác

(

Trong đó:

P : giá điện - dựa trên chi phí trực tiếp ( có chi phi ngoại tác)

Q : Sản lượng điện hàng năm

N : Tuổi thọ của nhà máy X năm (X1 – X2)

i Suất chiết khấu (8%; 10%; 12%)

- Trường hợp 3 (đặc biệt): NPV được giữ nguyên như NPVd và có sự kết hợpchi phí ngoại tác vào trong chi phí trực tiếp của nhà máy, khi đó giá điện sẽ tăng lênmột mức nào đó

Giá điện mới (P’) xác định bằng cách giải phương trình sau:

t et

dt N

Trang 32

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Nhận định các chi phí ngoại tác trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện.

Hình 4.1 Hồ Thủy Điện Buôn Kuốp

Nguồn tin: Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Hồ chứa thủy điện Buôn Kuốp có MNDBT 412m, MNC 410m, diện tích mặt

hồ ứng với MNDBT 5,57km2, nằm trên sông Srêpôk, cách nhập lưu dòng chảy sôngKrông Nô và Krông Ana khoảng 10km về phía hạ lưu Công trình thủy điện hoànthành và đi vào hoạt động cũng là lúc những tác động đến môi trường thiên nhiên biểu

Trang 33

hiện rỡ rệt nhất Đập thủy điện với dung tích lớn, lòng hồ rộng ảnh hưởng đến lượngbốc hơi và chế độ thủy văn trong khu vực, để nắm bắt được những thông tin tình hìnhkhí hậu, thủy văn trong khu vực, hạn chế những thay đổi xấu bất thường, các trạmquan trắc Đức Xuyên và trạm Cầu 14 đã tiến hành thêm các địa điểm quan trắc mới làkhu vực hồ chứa thủy điện

Việc xây dựng đập thủy điện đã chiếm một diện tích lớn rừng tự nhiên và đấtcanh tác của người dân tại khu vực, việc mất diện tích này cùng với việc tích nước đểchạy turbin tại nhà máy thủy điện cách hồ chứa 10km đã ảnh hưởng lớn đến môitrường tự nhiên và đời sống dân cư sau công trình, tác động đến một diện tích đất canhtác, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hàng năm, phần diện tích rừng bị mất làm tổnthất một lượng doanh thu khai thác hàng năm, làm thay đổi môi trường sống của độngvật bản địa

Đập thủy điện tích nước làm thay đổi lưu lượng dòng chảy, với tính chất khôhạn vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa gây nên xói mòn đất, tác động đến tính chấtđất đai khu vực sông và ảnh hưởng đến môi trường đất cho sản xuất nông nghiệp ở địaphương

Việc tích nước hồ chứa cũng làm cho quá trình tích đọng bồi lắng xảy ra, hàngnăm hồ chứa tiếp nhận một lượng bồi lắng mới, điều này làm giảm tuổi thọ và khảnăng tích nước của hồ chứa, tích nước hồ chứa tạo môi trường sinh sống tốt cho thủysinh trong hồ và làm giảm lượng thủy sản sau đập

Trong thời gian thi công các hạn mục công trình, độ đục tại đoạn sông hạ lưusau đập thuỷ điện tăng lên rất nhiều, đồng thời việc sử dụng nước của thuỷ điện đã làmbiến đổi rất nhiều chất lượng nước trong thời gian đầu tích nước vào lòng hồ do quátrình phân huỷ thực vật trong lòng hồ Thông qua công tác thu dọn lòng hồ thực hiệnmột cách sơ bộ thì các tác động môi trường nước trong những ngày đầu tích nước sẽđược làm giảm một phần đáng kể Trong quá trình tích nước của hồ chứa, do thay đổichế độ dòng chảy nên lượng các chất hữu cơ trong nước bị giảm, sự đa dạng và sốlượng các loài cá và các loài thuỷ sinh bị thay đổi rõ rệt, đặc biệt là những loại di trútheo mùa, làm mất đi các bãi đẻ trong mùa sinh sản Trong quá trình hoạt động của nhàmáy, chất lượng nước thay đổi theo mùa và phụ thuộc nhiều vào các sinh vật sống

Trang 34

ăn thừa của các làng cá bè tồn lưu trong nước, phân cá thải ra trong quá trình sinhtrưởng, tuy nhiên đây chỉ là ô nhiễm cục bộ, không gây ô nhiễm rộng.

Công trình thủy điện khởi công là khi các vấn đề bồi thường và tái định cưđược triển khai, để tránh tình trạng di dân tự do làm ảnh hưởng đến môi trường, kinh

tế - xã hội, các ban nghành địa phương tiến hành các biện pháp quản lý tình hình sửdụng đất đai, tình trạng xâm lấn đất rừng làm đất canh tác, quản lý dân cư, tình hình y

tế, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ khỏi lâm tặc và người dân tái định cư phárừng tái định cư và sản xuất nông nghiệp

4.2 Phân tích, định giá các chi phí ngoại tác trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện.

4.2.1 Khí hậu

Khu vực công trình thủy điện có đặc điểm của khí hậu vùng cao nguyên, đồinúi hiểm trở, nhiệt độ trung bình năm ổn định, nhiệt độ giữa các tháng chênh lệchkhông lớn, mà dao động mạnh vào thời điểm ngày đêm, mùa mưa trong năm kéo dài,lượng mưa trong mùa mưa chiếm 90% lượng mưa trong năm Khi công trình thủy điệnđược xây dựng, một tác động đáng kể đến điều kiện khí hậu tại khu vực công trình đó

là sự bốc hơi, khi hồ chứa Buôn Kuốp chưa xây dựng thì lượng bốc hơi trong tự nhiên

là 930mm, lượng bốc hơi tăng lên khi có hồ chứa là 564mm, lượng bốc hơi ở đây lớnhơn những nơi khác là do diên tích bề mặt hồ lớn, diện tích mặt hồ ở mực nước dângbình thường là 5.57 km2 và diện tích ở mực nước chết là 4.70 km2 Sự bốc hơi nướcgiúp tăng độ ẩm, tăng quá trình tích tụ hơi nước tạo mưa, tuy nhiên lượng bốc hơi này

là không đáng kể để thay đổi các yếu tố của khí hậu như: lượng mưa, nhiệt độ khôngkhí, độ ẩm…

Chi phí làm giảm sự ảnh hưởng đến khí hậu khu vực là số tiền được chi để tiếnhành các công tác quan trắc khí tượng Theo số liệu từ trạm quan trắc Đức Xuyên vàCầu 14 thì quá trình quan trắc khí hậu được thực hiện hàng năm với chu kì 4 lần/năm.Mức phí cho công tác này là 55 triệu/lần Như vậy hàng năm phải mất một lượng tiền

là 220 triệu đồng

4.2.2 Thủy văn

Sông Srêpok là chi lưu cấp I của sông Mê Kông do 2 nhánh Krông Ana vàKrông Knô hợp thành, dòng chính tương đối dốc, chảy từ độ cao 400m hợp lưu xuống

Trang 35

còn 150m ở biên giới Cam Pu Chia Diện tích lưu vực của dòng chính là 4.200 km2với chiều dài sông trên 125km Đây là con sông có tiềm năng thuỷ điện khá lớn ở TâyNguyên.

Sông Krông Knô bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin (> 2000m) chạy dọcranh giới phía Nam sau đó chuyển hướng lên phía Bắc (ranh giới phía Tây) và nhậpvới sông Krông Ana ở thác buôn Dray Tổng diện tích lưu vực sông là 3920 km2 vàchiều dài dòng chính là 156 km, độ dốc trung bình của sông 6,8% dòng chảy bìnhquân trên toàn lưu vực là 34 lít/s/km2 Mùa mưa lượng nước khá lớn gây lũ lụt và bồiđắp phù sa cho các cánh đồng ven sông

Sông Krông Ana là hợp lưu của các suối lớn như Krông Buk, Krông Pắc, KrôngBông, Krông K’Mar, diện tích lưu vực 3960 km2, chiều dài dòng chính 215km Dòngchảy bình quân 21 lít/s/km2 Độ dốc lòng sông không đồng đều, những nhánh lớn ởthượng nguồn 4-5%, đoạn hạ lưu thuộc Lăk –Buôn Trăp có độ dốc 0,25%, dòng sônggấp khúc gây lũ lụt hàng năm trên phạm vi khá rộng, đồng thời cũng bồi đắp phù satạo nên những cánh đồng màu mở ven sông Đây là con sông có ảnh hưởng đáng kểđến sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nhất là cây lúa nước

Sông chảy qua nhiều địa phận của nhiều tỉnh khác nhau, dòng sông cũng cungcấp nước cho hàng loạt nhà máy thủy điện, trong đó điển hình là thủy điện BuônKuốp Tại hồ chứa Buôn Kuốp, công trình đập được thiết kế với quy mô tràn có khảnăng thoát lũ gần giống như trong điều kiện tự nhiên, có nghĩa là không tạo mực nướccao hơn mực nước dâng bình thường, trong mùa kiệt, cùng với lượng nước chảy tựnhiên từ các mọi ngầm chảy ra từ các khe đá

Hồ chứa còn có thể xả khống 5m/s tính đều 24h trong ngày để duy trì các thácnước vốn dĩ là các địa điểm du lịch nổi tiếng của Tây Nguyên, cụ thể như các thácnước: Drây Nu, Drây Sap, Gia Long, Trinh Nữ…Còn trong mùa lũ, đập sẽ mở cửatràn để thoát lũ, đảm bảo mực nước trong hồ luôn ở cao trình 412.0m, và lượng nước

hồ chứa xả ra là không lớn và được điều chỉnh thường xuyên ở một mức an toàn vàđiều đặn, giúp tránh được những tác động xấu đến khu vực sau đập (10km) Chính vìvậy những tổn hại mà hồ chứa gây ra cho chế độ dòng chảy của sông Srêpôk là khôngđáng kể Một điều đáng quan tâm là lưu lượng nước từ đầu nguồn chảy về, khi mùa

Trang 36

để tránh những biến cố bất thường xảy ra, phòng ngừa và hạn chế những tổn thất dochế độ dòng chảy và lưu lượng nước của dòng sông, trước hết cần phải đảm bảo cácthông tin về lũ hằng năm, lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về do mưa lũ và quátrình xả lũ của thủy điện Buôn Tuo Srah ở thượng nguồn Công trình có thể điều tiếtlượng nước trong hồ và tiến hành xả nước khi cần thiết, tuy nhiên trong mùa lũ nhữngbiến động về dòng chảy và lưu lượng nước là rất lớn, vì vậy công tác kiểm tra giám sátlưu lượng nước trong mùa lũ càng cần thiết và gắt gao hơn

Do lưu vực sông Krông Nô có lượng mưa phong phú nên lượng dòng chảy củanhánh này đóng góp cho tuyến công trình Buôn Kuốp tới 73,5% tổng lượng nước (ứngvới lớp dòng chảy trung bình của lưu vực Krông Nô đạt 1089mm, các chi phí phát sinh

từ công tác điều tra, giám sát những biến đổi về lưu lượng nước của trạm quan trắcĐức Xuyên (Krông Nô), nhằm có những biện pháp giảm thiểu những tổn hại bất ngờ

có thể xảy ra do lũ lụt cho các vùng dân cư và môi trường thiên nhiên vùng hạ du, tầnsuất giám sát của trạm là liên tục kể từ khi công trình bước vào vận hành, trạm thựchiện quan trắc định kỳ tình hình thủy văn 1 lần/năm trong mùa khô và 3 lần/năm trongmùa mưa, chi phí ra cho công tác quan trắc này là 60 triệu đồng/lần như vậy chi phi

bỏ ra trong một năm là 240 triệu đồng

4.2.3 Chất lượng nước và cung cấp nước

Theo kết quả quan trắc, đo đạc về các thông số hoá - lý mẫu nước hồ BuônKuốp của trạm quan trắc Cầu 14, cho thấy chất lượng nước hồ trong giai đoạn mùakhô có chất lượng khá tốt, có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, tưới nôngnghiệp và nuôi trồng thủy sản Hàm lượng chất hữu cơ trong nước vẫn ở mức chophép, chưa gây ô nhiễm nặng cho môi trường nước Hàm lượng vi sinh trong nước tạihầu hết các điểm vẫn ở mức đạt tiêu chuẩn nước loại A của tiêu chuẩn nước mặtTCVN 5942-1995 Trong mùa kiệt, do quá trình bồi lắng lòng hồ cũng như vấn đềkhai thác vùng bán ngập của lòng hồ vào việc phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôithủy sản một cách ồ ạt không có kiểm soát nên các chất thải nông nghiệp, tình hình xóimòn đất và làm thu hẹp diện tích lòng hồ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước của

hồ Buôn Kuốp Trong thời kỳ đầu và cuối mùa mưa do quá trình rửa trôi và xói mònđất từ thượng nguồn làm cho hàm lượng phù sa trong nước và tổng hàm lượng vi sinhvật trong nước tăng cao gây ô nhiễm môi trường nước Hàm lượng sắt tổng số trong

Trang 37

nước tăng cao vượt quá trị số cho phép theo tiêu chuẩn nước mặt TCVN 5942-1995.Tuy nhiên phần lớn là sắt ở dạng Fe3+ lơ lửng trong nước hoặc lắng đọng xuống nềnđáy, bám vào cây cỏ, thực vật ven bờ nên nếu chỉ cần lọc là có thể khử được hàmlượng sắt này ra khỏi nước Trong giai đoạn mùa mưa mực nước tăng lên gây ngậpvùng bán ngập sẽ gây thối rữa các loài cây thân mềm, cây bụi phát triển rất mạnh tạivùng bán ngập gây ô nhiễm hữu cơ và giảm lượng ôxy trong nước Nhìn chung, dodung lượng hồ chứa không lớn và thời gian giữ nước trong hồ không lâu, nên chấtlượng nước hồ dao động không đáng kể và trong một khoảng giới hạn cho phép, lượngtổn hại này tác động không nhiều đến môi trường thủy sinh cũng như tuyến đập vàhoạt động của nhà máy, biện pháp cho việc làm giảm nhẹ tác động đến chất lượngnước là đầu tư thêm thiết bị quan trắc cho khu vực, hồ chứa hình thành gây nên một sựbiến động về chế độ dòng chảy và chất lượng nước, nó thay đổi nhiều và phức tạp hơn,đòi hỏi các trạm quan trắc Đức Xuyên phải đầu tư thiết bị và kiểm tra thường xuyênhơn Giá của trang thiết bị này là 50 triệu đồng và đầu tư vào năm 2008.

Theo số liệu của Công ty Thủy điện Buôn Kuốp, tuyến đập ngăn sông có dungtích ở mực nước dâng bình thường là 63.24 triệu m3, ngoài việc cung cấp nước cho nhàmáy phát điện nằm phía dưới hạ lưu cách đập chính 10km, đập nước còn là nơi cungcấp nước cho hoạt động sản xuất của người dân trong khu vực, chủ yếu là người đồngbào dân tộc trong đó người dân tộc Êđê là đông nhất, người dân sử dụng nước củadòng sông Srêpôk cho các hoạt động tưới tiêu cho các cánh đồng trồng các loại câynông nghiêp lâu năm như: điều, cà phê, hồ tiêu…và các loại cây thực phẩm như: đậunành, đậu phụng, gừng…Vì nằm ở khu vực triền núi dốc nên việc đưa nước đến đượcvới cây trồng là một điều khó khăn đối với các thôn xã vùng ven sông, trong khi đóviệc tích nước của hồ chứa Buôn Kuốp đã làm cho dòng chảy bị ảnh hưởng nhiều, tuycũng đã có dòng chảy từ các mọi trong đá chảy ra thay thế bớt lượng nước đã bị chặnbởi hồ chứa, thế nhưng lượng nước là rất ít đối với khu vực tiếp nối ngay sau đập

Mùa mưa đến lượng nước ở đây rất dồi dào, các vấn đề về nước của khu vựcđược giải quyết triệt để, còn trong mùa khô hạn, tình trạng khan nước thường xuyênxảy ra, phía sau đập là một chuỗi các thác nước có phong cảnh hùng vĩ, là địa điểm dulịch nổi tiếng của Tây Nguyên như các thác: Đrây Sap, Đrây Nu, Trinh Nữ, Gia

Ngày đăng: 28/06/2018, 19:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w