Đánh giá việc áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng và phát triển của bộ máy nhà nước Mỹ

7 1.4K 10
Đánh giá việc áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng và phát triển của bộ máy nhà nước Mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………….1 NỘI DUNG I. Hiến pháp Mỹ 1787………………………………………………………1 II. Sự áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng phát triển của bộ máy nhà nước Mỹ………… 2 1. Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau………………………………………………………………………… 2 2. Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có nhiệm kì khác nhau ……… 2 3. Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có sự độc lập kiềm chế lẫn nhau, bảo đảm cho chúng không bị loại trừ hoặc tiếm quyền……………………3 4. Một số hạn chế trong quá trình thực hiện các nguyên tắc của học thuyết phân quyền…………………………… …………………………………….5 KẾT LUẬN………………………………………………………………… 5 1 LỜI MỞ ĐẦU Nội dung cốt lõi của học thuyết phân chia quyền lực cho rằng, quyền lực nhà nước luôn có xu hướng tự mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực là xuất hiện xu thế lạm quyền chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy, để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa các hành vi lạm quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước thì phải thiết lập pháp chế nhằm giới hạn quyền lực nhà nước. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn quyền lực bằng các công cụ pháp lý cách thực hiện không phải là tập trung quyền lực, mà là phân chia nó ra. Để tìm hiểu về việc áp dụng nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực vào bộ máy nhà nước Mỹ, em xin chọn đề tài: “Đánh giá việc áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng phát triển của bộ máy nhà nước Mỹ” làm đề tài cho bài tập lớn họccủa mình. NỘI DUNG I. Hiến pháp Mỹ 1787. Ngày 17/9/1787, Hiến pháp Hoa Kỳ - bộ luật tối cao của nước Mỹ được thông qua, thiết lập nhà nước cộng hòa tổng thống. Bản hiến pháp này đã xác lập cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của các nhánh quyền lực. Hiến pháp 1787 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng một cách cứng rắn triệt để các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước. Với một bản hiến pháp có giá trị bền vững, hầu như không phải thay đổi kể từ Hiến pháp đầu tiên, nước Mỹ đã duy trì được sự ổn định trong hoạt động của bộ máy nhà nước chính thể tổng thống cộng hoà trong suốt hơn 2 thế kỷ qua. Hiến pháp Mỹ đã thể hiện sự áp dụng đầy đủ triệt để thuyết phân chia quyền lực. Nguyên tắc tổ chức nhà nước được chia ra ba quyền: lập pháp, hành pháp tư pháp. Ba cơ quan giữ ba quyền này có quyền hành thực thi quyền lực đó một cách hoàn toàn độc lập, tạo ra sự cân bằng đối trọng quyền lực giữa các nhánh quyền, để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực. Việc tổ chức nhà nước theo thuyết phân quyền không chỉ nhằm chống lại sự độc đoán, chuyên quyền dàn xếp mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp tư sản, mà còn nhằm che đậy bản chất của nhà nước tư sản, lừa bịp quần chúng nhân dân. 2 II. Sự áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng phát triển bộ máy nhà nước Mỹ. Những điều khoản đầu tiên của Hiến pháp 1787 đã quy định: Quyền lập pháp trao cho Nghị viện (Điều 1); Quyền hành pháp trao cho Tổng thống (Điều 2); Quyền tư pháp được trao cho tòa án tối cao (Điều 3). Trên cơ sở của thuyết phân quyền, nhà nước tư sản Mỹ đã được tổ chức theo ba nguyên tắc sau: - Ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau. - Ba bộ phận đó có nhiệm kì khác nhau. - Ba bộ phận đó có sự độc lập kiềm chế lẫn nhau, bảo đảm cho chúng không loại trừ hoặc tiếm quyền của nhau. => Các nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. 1. Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau. a. Nghị viện. Hạ nghị viện là cơ quan dân biểu, do dân chúng các tiểu bang bầu lên. Số đại biểu tỉ lệ với số dân của tiểu bang. Thượng nghị viện là cơ quan đại diện của các bang. Mỗi tiểu bang có hai thượng nghị sĩ. Khi là nghị sĩ của một viện thì không được bầu là nghị sĩ của viện kia cũng không được làm thành viên của cơ quan hành pháp hay cơ quan tư pháp. b. Tổng thống. Tổng thống do toàn dân bầu ra, nhưng theo đầu phiếu gián tiếp. Các cuộc bầu cử nghị viện bầu cử tổng thống không được tiến hành đồng thời. Các bộ trưởng do tổng thống bổ nhiệm, các quan chức này không thể là nghị sĩ. c. Pháp viện tối cao. Pháp viện tối cao gồm 9 thẩm phán do tổng thống bổ nhiệm được sự chấp thuận của thượng nghị viện. 2. Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có nhiệm kì khác nhau. - Nghị viện: Hạ nghị viện: các thành viên của hạ nghị viện có nhiệm kì 2 năm. Còn Thượng nghị viện: có nhiệm kì 6 năm. Sau mỗi hai năm có thể bầu lại 1/3 thượng nghị sĩ. 3 - Tổng thống: Nhiệm kì của tổng thống là 4 năm. Không ai có thể hơn 2 lần giữ cương vị tổng thống. - Pháp viện tối cao: Các thẩm phán của pháp viện tối cao có nhiệm kì suốt đời. 3. Nguyên tắc ba bộ phận của nhà nước có sự độc lập kiềm chế lẫn nhau, bảo đảm cho chúng không bị loại trừ hoặc tiếm quyền. a. Hoạt động độc lập của ba bộ phận của nhà nước. - Nghị viện. Hiến pháp Mỹ 1787 quy định tất cả các quyền lập pháp đều thuộc về nghị viện bao gồm Thượng nghị viện Hạ nghị viện. Việc thiết lập 2 viện với cơ chế kiềm chế nhau giữa chúng sẽ làm giảm bớt ưu thế của cơ quan lập pháp để nó cân bằng với bộ máy hành pháp. Từ năm 1913, 2 viện đều được cử tri bầu ra. Cả hai viện của nghị viện có những thẩm quyền chung như sau: + Có quyền thông qua tất cả các đạo luật. Một đề xuất được Nghị viện xem xét được gọi là một dự luật. Nếu đa số thành viên mỗi viện (Thượng viện Hạ viện) thông qua (trong trường hợp Tổng thống phủ quyết, thì tỷ lệ đa số phải là hai phần ba), thì dự luật sẽ trở thành luật. Tuy nhiên, quyền làm luật của Nghị viện bị giới hạn. Điều I, Mục 9 của Hiến pháp cấm nghị viện thông qua một số loại luật. + Được xây dựng chính sách biểu thuế giám sát thu thuế. + Được quyền phê chuẩn dự án ngân sách của chính quyền liên bang do Chính phủ tổng thống phê chuẩn. + Có quyền tuyên bố chiến tranh phân bổ ngân sách quốc phòng. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc đối trọng cân bằng quyền lực nên hai viện (Thượng viện Hạ viện) có chức năng quyền hạn khác nhau. Như vậy thẩm quyền của Quốc hội Mỹ được quy định theo hướng bảo đảm cho nó vừa có toàn quyền khi thực hiện các chức năng của mình vừa đủ khả năng kiềm chế đối trọng với tổng thống. - Tổng thống. Theo Hiến pháp 1787, tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp. Điều II đã trao “Quyền hành pháp” cho Tổng thống. Ngày nay, ngành hành pháp có 15 bộ cấp nội các. Mỗi bộ có một số tổng cục, cục các cơ quan khác. Ngoài ra còn có một phần ngành hành pháp nằm ngoài các bộ. Tất cả đều thực thi quyền hành pháp do Tổng thống ủy nhiệm chịu trách nhiệm cuối cùng trước Tổng thống. 4 Tổng thống đứng đầu nhà nước, đứng đầu bộ máy hành pháp, thực hiện chức năng của nguyên thủ quốc gia, thực hiện chức năng của thủ tướng chính phủ, lại gần như độc lập với Quốc hội. Vì vậy, tổng thống có quyền hành rất lớn, là trung tâm quyền lực của bộ máy nhà nước: + Tổng thống bổ nhiệm các bộ trưởng + Tổng thống là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang chịu trách nhiệm cao nhất về quốc phòng của đất nước. + Tổng thống trình các dự án luật sự án ngân sách lên nghị viện + Tổng thống kí các điều ước quốc tế cử các đại diện ngoại giao. + Tổng thống bổ nhiệm thẩm phán của pháp viện tối cao + Tổng thống ban bố hoặc phủ quyết các đạo luật của nghị viện. Ngoài ra Tổng thống chính phủ không chịu trách nhiệm trước Nghị viện, cũng độc lập với các thành viên khác của chính phủ nhờ quyền hoàn toàn quyết định các chính sách của chính phủ không cần qua nội các. Tổng thống hoàn toàn nắm quyền điều hành quản lý mọi lĩnh vực của đất nước. - Pháp viện tối cao. Quyền của ngành tư pháp Hoa Kỳ được quy định trong Hiến pháp. Chủ thể của quyền tư pháp là pháp viện tối cao các tòa án cấp dưới, hệ thống tòa án Mỹ được pháp luật trao cho những quyền năng hoàn toàn độc lập để giữ thế “kiềng ba chân” trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Tư pháp độc lập với hành pháp lập pháp, hơn thế còn độc lập với cả dân chúng. Vì nó không được nhân dân bầu không phải chịu trách nhiệm gì trước nhân dân. Pháp viện tối cao có những quyền hạn chủ yếu sau: Phán quyết các đạo luật có hợp hiến hay không, Quyền diễn giải các quy định (giải thích pháp luật), Quyền tối cao về xét xử. b. Sự kiềm chế đối trọng quyền lực giữa ba bộ phận của nhà nước. Sau khi nước Mỹ ra đời, hai đảng tư sản được thành lập (Đảng Cộng hòa ra đời năm 1851, Đảng Dân chủ ra đời năm 1791). Hai đảng này thay nhau cầm quyền thực hiện chức năng kìm chế đối trọng quyền lực. Ngoài ra, theo Hiến pháp, quyền hành pháp thuộc về Nghị viện. Tuy nhiên, Tổng thống có quyền phủ quyết các dự án luật do Nghị viện đưa ra. Khi đó, dự luật này lại chuyển lại hai viện. lần này, đạo luật đó phải được từng viện thông qua với đa số tuyệt đối. Khi đó, tổng thống phải kí ban bố. Tuy thực hiện nguyên tắc phân lập các quyền dứt khoát theo chế độ tổng thống, nhưng Nghị viện Hoa kỳ cũng có quyền kiểm soát rộng đối với Chính phủ. Tổng thống bổ nhiệm các công chức cao cấp phải hỏi ý kiến của 5 Thượng viện có thể bị từ chối. Chính việc áp dụng nguyên tắc phân quyền chặt chẽ là cơ sở cho việc không chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa lập pháp hành pháp. Lập pháp hành pháp kìm chế đối trọng lẫn nhau để không cơ quan nào có thể tiếm quyền. Nghị viện không có quyền lật đổ Chính phủ ngược lại, Tổng thống cũng không có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn. Tòa án Tối cao có quyền phán quyết hủy bỏ một bộ luật, cho dù bộ luật này được Quốc hội thông qua Tổng thống chấp nhận. Tòa án Tối cao cũng được phép bác bỏ những quyết định khẩn cấp của Tổng thống, đây là biện pháp kiểm tra cân bằng đối với quyền lực của Tổng thống. 4. Một số hạn chế trong quá trình thực hiện các nguyên tắc của học thuyết phân quyền. Các Tổng thống đôi khi vẫn có sự quan tâm sát sao đến những quyết định của Quốc hội, điều này đôi khi gây ra sự độc đoán, chuyên quyền trong một số tình huống. Hơn nữa, quyền phủ quyết mà Hiến pháp trao cho Tổng thống đảm bảo rằng các quan điểm của Nhà Trắng phải được lắng nghe. Quyền lập pháp được Hiến pháp trao cho Quốc hội. Những năm trước 1900, đa số luật thông qua mỗi năm đều do Quốc hội đưa ra; các Thượng, Hạ nghị sĩ dự thảo thông qua luật. Nhưng sang thế kỷ 20, vai trò này đã đổi chỗ. Thay đổi lớn nhất là vào thời kỳ Chính Sách Mới khi Tổng thống kiểm soát chặt chẽ việc làm luật. Từ đó Quốc hội hầu như nhượng mọi quyền chủ động cho ngành hành pháp.Trong hai thập niên vừa qua, gần 80% luật được thông qua đều xuất phát từ ngành hành pháp. Tư pháp ở Mỹ được đánh giá là có mức độ độc lập rất cao nhưng thực chất vẫn can thiệp vào lập pháp, hành pháp đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ phía các cánh quyền lực đó. Hiến pháp Mỹ không hề quy định cho Toà án có quyền kiểm tra tính hợp hiến các đạo luật của Quốc hội. Nhưng Toà án Tối cao Mỹ đã ảnh hưởng đến Quốc hội bằng quyền bảo hiến tự nhận. Chính điều này đã thể hiện sự hạn chế với sự can thiệp lẫn nhau giữa các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp. KẾT LUẬN Tuy còn một số khuyết điểm trong việc áp dụng, song có thể nói tại Mỹ, học thuyết phân quyền đã được áp dụng thành công, đạt hiệu quả cao. Điều này đã được chứng minh trên thực tế. Trong suốt hai thế kỉ từ khi ra đời, tổ chức bộ máy nhà nước Mỹ luôn vững chắc ổn định,nước Mỹ vẫn liên tục phát triển giữ vị thế của một cường quốc lớn mạnh bậc nhất thế giới. 6 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Lịch sử Nhà nước pháp luật thế giới – Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, 2003 2. Hệ thống chính trị của Anh, Pháp, Mỹ - GS.TS Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên), NXB Lý luận chính trị, 2007 3. Bài viết Hệ thống kiềm chế đối trọng trong bộ máy nhà nước Hoa Kỳ - Đào Thị Thanh Thúy, Khoa Hành chính học, Học viện Hành chính 4. Bài luận Học thuyết phân chia quyền lực – Một cách tư duy về quyền lực nhà nước – Bùi Ngọc Sơn, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 5. http://vi.wikipedia.org 6. http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov 7. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com Đề học kỳ lịch sử thé giới Đánh giá việc áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng phát triển của bộ máy nhà nước Mỹ. 7 . Nội 5. http://vi.wikipedia.org 6. http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov 7. http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com Đề học kỳ lịch sử thé giới Đánh giá việc áp dụng các nguyên tắc của học

Ngày đăng: 09/04/2014, 04:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan