skkn một số BIỆN PHÁP rèn kĩ NĂNG đọc CHO học SINH lớp 1 skkn một số BIỆN PHÁP rèn kĩ NĂNG đọc CHO học SINH lớp 1 skkn một số BIỆN PHÁP rèn kĩ NĂNG đọc CHO học SINH lớp 1 skkn một số BIỆN PHÁP rèn kĩ NĂNG đọc CHO học SINH lớp 1 skkn một số BIỆN PHÁP rèn kĩ NĂNG đọc CHO học SINH lớp 1 skkn một số BIỆN PHÁP rèn kĩ NĂNG đọc CHO học SINH lớp 1 skkn một số BIỆN PHÁP rèn kĩ NĂNG đọc CHO học SINH lớp 1
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC
CHO HỌC SINH LỚP 1
Trang 2
1 Cơ sở lí luận của việc dạy đọc cho học sinh lớp 1 4
3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 12
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Vị trí, tầm quan trọng của việc rèn đọc cho học sinh
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lựchoạt động ngôn ngữ cho học sinh Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thểhiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: Nghe,nói, đọc, viết Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạngthức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó
Dạy đọc cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt
và những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá, văn học củaViệt Nam và thế giới
Dạy đọc là bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn
sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách conngười Việt Nam XHCN
Người giáo viên có vai trò quan trọng, quyết định phần lớn chất lượngdạy học Để dạy đọc có hiệu quả, giáo viên phải nắm vững nội dung vàphương pháp tổ chức dạy học, sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, tiếthọc nhẹ nhàng, tự nhiên, không gò ép, áp đặt thì học sinh mới chủ động nắm kiếnthức Cái chính là giáo viên phải gây được hứng thú cho học sinh từ đó các emcảm thấy ham thích đọc
Một tiết Tập đọc đạt kết quả cao thì trong tiết học đó, học sinh phảihoạt động tích cực, tự giác, học sinh đọc to, lưu loát, diễn cảm và cảm thụđược cái hay, cái đẹp trong bài Tập đọc đó
Trong một tiết Học vần, Tập đọc, giáo viên không chỉ sử dụng mộtphương pháp nhất định mà phải kết hợp nhiều phương pháp, phù hợp với nộidung bài dạy và đối tượng học sinh như : phương pháp thuyết trình, phươngpháp hỏi- đáp, phương pháp trực quan, phương pháp đóng vai
Trang 4Cuối cùng tiết Tập đọc phải đạt được cả ba yếu tố về kiến thức, kĩnăng và giáo dục.
Vì những lí do trên, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở Tiểu học Đọc trởthành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học Đầu tiên là trẻ phảihọc đọc, sau đó trẻ phải đọc để học Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh một ngôn ngữ
để dùng trong giao tiếp và học tập Nó là công cụ để học các môn học khác,tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời Nhưvậy, đọc có một ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáodưỡng, giáo dục và phát triển
2 Tình hình của việc dạy đọc cho học sinh hiện nay:
Từ năm học 2002- 2003 đến nay, học sinh lớp 1 được học chươngtrình thay SGK lớp 1 mới Chương trình Tiếng Việt 1 là một bộ phận củachương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học, chương trình này kế thừa và pháttriển những thành tựu về dạy học Tiếng Việt lớp 1 ở nước ta; khắc phục một
số tồn tại của dạy học Tiếng Việt lớp 1 trong giai đoạn vừa qua; thực hiệnnhững đổi mới về dạy học Tiếng Việt ở lớp 1 nói riêng, ở Tiểu học nói chung
để đáp ứng những yêu cầu giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệphoá và hiện đại hoá đất nước đầu thế kỉ XXI Đây là chương trình có nhiều
ưu điểm, đáp ứng được nhu cầu dạy học hiện nay Tuy Trường Tiểu họcChính Nghĩa ở gần trung tâm thành phố nhưng vẫn còn một số gia đình cònkhó khăn nên sự quan tâm đến việc học tập của con em còn hạn chế Nhiều
em khi vào lớp 1 chưa qua mẫu giáo nên chưa nhận biết được mặt chữ cáihoặc phát âm chưa chuẩn Một phần phụ huynh học sinh còn chưa thực sựquan tâm đến việc học của các em, dẫn đến tình trạng học sinh chưa tự giácluyện đọc ở nhà Vì thế nhiều em còn đọc chậm, phát âm sai, chưa cảm thụtốt nội dung bài đọc Học sinh ít có điều kiện tiếp cận với sách báo nguồn tri
Trang 5thức vô cùng phong phú, quý giá vừa để các em tự rèn luyện đọc, vừa traudồi kiến thức.
Về phía giáo viên, nhiều giáo viên mới chỉ chú ý đến việc dạy đúng,dạy đủ, chưa tìm tòi, sáng tạo làm cho giờ học trở nên sinh động, cuốn húthọc sinh
Một số ít giáo viên còn lúng túng khi dạy môn Tập đọc, lựa chọn kiếnthức chưa trọng tâm để truyền thụ, nghèo nàn trong việc sử dụng phươngpháp dạy học
Tôi nhận thấy việc dạy cho học sinh đọc tốt hết sức cần thiết, vì đọctốt là con đường quan trọng tạo cho mình một cuộc sống giàu có về nhậnthức và phát triển trí tuệ
Từ vị trí, yêu cầu của phân môn tập đọc và thực tế rèn luyện kĩ năngđọc cho học sinh vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, để góp phần nângcao chất lượng giờ tập đọc hơn nữa nên tôi đã mạnh dạn chọn SKKN:
“Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1’’.
Trang 6Các bộ phận của ngôn ngữ học (bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,phong cách) có vai trò quan trọng trong việc xác định nội dung và phươngpháp dạy học Ngữ âm trong quan hệ qua lại với chữ viết là cơ sở của việcsoạn thảo phương pháp dạy học đọc, viết, cơ sở của việc hình thành kĩ năngđọc sơ bộ.
Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thứcchữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọcthành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn
vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)
Đọc không chỉ là công việc giải mã gồm hai phần chữ viết và phát âm,nghĩa là nó không phải chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng nhưcác kí hiệu chữ viết mà còn là một quá trình nhận thức để có khă năng thônghiểu những gì được đọc Trên thực tế nhiều khi người ta không hiểu kháiniệm “ đọc” một cách đầy đủ Nhiều chỗ, chỉ nói đến đọc như nói đến việc
sử dụng bộ mã chữ - âm, còn việc chuyển từ âm sang nghĩa đã không đượcchú ý đúng mức
Trang 7Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học,
tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thờiphần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết Nếu không biết đọc thì con ngườikhông thể tiếp thụ nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộcsống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiệnđại Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây tabiết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên xã hội,
tư duy Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá
cơ bản giúp họ giao tiếp với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tưtưởng, tình cảm của người khác Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương,con người không chỉ được thức tỉnh nhận thức mà còn rung động tình cảm,nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy những năng lực hành động, sứcmạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn Không biết đọc, conngười sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dã dành cho
họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện Đặc biệt trong thờiđại bùng nổ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó giúp cho người
ta sử dụng các nguồn thông tin Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để
tự học, học cả đời
Vì những lẽ trên, dạy đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối vớimỗi người đi học Trước hết là trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học.Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập Nó
là công cụ để học tập các môn học khác Nó tạo ra hứng thú và động cơ họctập Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cảđời Nó là một khả năng không thể thiếu được của con người trong thời đạivăn minh
Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chấtlượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc trôi chảy, lưu loát), đọc có ý
Trang 8thức(thông hiểu được nội dung những điều mình được đọc hay còn gọi là đọchiểu)và đọc diễn cảm Bốn kĩ năng này được hình thành từ hai hình thức đọc:đọc thành tiếng và đọc thầm Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫnnhau Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đếnnhững kĩ năng khác
1.2 Cơ sở tâm lí giáo dục học
Vào lớp Một, học sinh bắt đầu chuyển từ hoạt động chủ đạo vui chơi
là chính sang hoạt động học tập, đó là một khó khăn đối với các em Đặc biệtvào lớp một, các em bắt đầu tiếp xúc với một dạng hoạt động ngôn ngữ mới,hoàn toàn khó đó là hoạt động đọc Nhiều em còn chưa được đi học mẫugiáo, nói còn ngọng, còn nói lắp Giáo viên cần hiểu rõ những khó khăn củahọc sinh Tiểu học, đặc điểm lứa tuổi của các em để tổ chức dạy học theo mộtchiến lược dạy học lạc quan, nhấn mạnh vào mặt thành công của trẻ
1.3 Mục tiêu của việc dạy tập đọc ở lớp 1
Như chúng ta đã biết, đổi mới mục tiêu nội dung chương trình Tiểuhọc và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, vì vậy phương pháp dạyhọc cũng phải đổi mới theo
Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 được đổi mới nhằm đáp ứng mụctiêu, nội dung chương trình bậc Tiểu học Học sinh được tăng cường luyệntập thực hành, chú ý đến cả 4 kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết Việc vận dụnglinh hoạt, phù hợp các phương pháp dạy học là yếu tố quan trọng quyết địnhchất lượng giờ dạy
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, thay thế cácphương pháp, phương tiện dạy học đơn điệu, hạn chế khả năng, hứng thú củahọc sinh bằng phương tiện hiện đại, đa dạng, phong phú, hấp dẫn học sinh,giúp học sinh ham thớch, tự giác trong học tập
1.4 Nội dung chương trình
Trang 9Sách giáo khoa Tiếng Việt 1(2 tập)gồm hai phần: Học vần và Luyệntập tổng hợp.
Phần Học vần được dạy trong 24 tuần, phần Luyện tập tổng hợp dạytrong 11 tuần, mỗi phần có đặc trưng riêng, nhưng xuyên suốt các bài học làmạch kiến thức và mạch kĩ năng được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp
Có lặp lại nhưng lặp lại đồng thời với nâng cao Cụ thể:
* Phần Học vần gồm 103 bài (83 bài thuộc tập một và 20 bài thuộc tậphai) với 3 dạng bài cơ bản sau :
- Làm quen với cấu tạo đơn giản của tiếng (âm tiết) Tiếng Việt qua âm
và chữ thể hiện âm e, b cùng các dấu ghi thanh(dấu thanh)
- Học âm và chữ thể hiện âm mới hoặc vần mới
- Ôn tập nhóm âm hoặc nhóm vần
Đến bài 27, học sinh đã học được toàn bộ các âm và các chữ thể hiệncác âm của Tiếng Việt; Học sinh cũng làm quen (một cách tự nhiên) kiểu âmtiết mở (âm tiết kết thúc bằng nguyên âm) ia, ua, ưa
Từ bài 29 đến bài 90, học sinh được ôn lại các âm và các chữ thể hiệnvần mới (theo trình tự : vần kết thúc bằng bán âm (i, y, o, u) ; vần kết thúcbằng phụ âm vang (n, ng, nh, m) ; vần kết thúc bằng phụ âm không vang (t,
c, ch, p)) ; Học sinh cũng làm quen với các kiểu âm tiết mới là âm tiết nửa
Trang 10trong phân môn Tập đọc học sinh được luyện tập kĩ năng đọc Qua nội dungcác bài học, học sinh vừa được ôn kiến thức đã học (các âm, các vần, các chữthể hiện âm, vần), vừa được học kiến thức mới.
Nói cách khác, hệ thống các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt được tổchức theo mô hình các vòng đồng tâm phát triển Có thể nói mô hình này đãlàm cho việc dạy học đọc cho học sinh lớp 1 được tự nhiên, nhẹ nhàng, kĩlưỡng do đó nó đã đảm bảo được tính hiệu quả tất yếu của hoạt động
Cát-tự do hoặc làm nông nghiệp Vì vậy sự quan tâm đến việc học tập của con
em mình là rất ít, chưa thường xuyên Mặt khác, trường thuộc địa bàn cónhiều người dân nhập cư ở nơi khác đến sinh sống, vì vậy phương ngữ cũng
có sự khác nhau
Trường tiểu học Chính Nghĩa có 3 lớp Một với tổng số học sinh là :67
em Các em đều học 2 buổi / ngày
Qua quá trình thực dạy học đọc ở lớp cùng với sự tìm hiểu nắm bắttình hình chung của các lớp khác tôi thấy việc học đọc đối với các em là khókhăn
Yêu cầu cơ bản của việc dạy tập đọc cho học sinh lớp 1 là đọc đúngđược các âm, vần, tiếng, từ, câu Đọc ngắt nghỉ đúng, biết đọc phân vai theonhân vật, hiểu được nội dung của đoạn văn bản đó
Trong thực tế, việc dạy đọc cho học sinh lớp Một của giáo viênTrường Tiểu học Chính Nghĩa còn hạn chế, mang tính hình thức Học sinh
Trang 11chỉ cần đọc được âm, vần, tiếng, từ, câu, hoặc đọc được một bài tập đọc làđược mà giáo viên chưa sửa lỗi triệt để như đọc ngọng, phát âm sai, đọc chưagọn tiếng hay ngắt nghỉ chưa đúng cho học sinh Trong giờ đọc một số giáoviên chỉ gọi học sinh đọc bài mà không theo trình tự một tiết luyện đọc chohọc sinh, học sinh đọc mà không nắm bắt được nội dung chính của bài đó Vìvậy mà chất lượng các giờ rèn đọc chưa cao, chưa tạo được hứng thú đối vớihọc sinh.
2.2 Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của thực trạng:
*.Đánh giá thực trạng:
Qua trao đổi với các bạn đồng nghiệp trong trường, tôi thấy đa số giáoviên đã nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đọc đốivới học sinh, hiểu được vai trò và tầm quan trọng của nó đối với quá trìnhhọc tập sau này Giáo viên xác định được đúng đắn mục đích yêu cầu của tiếttập đọc Tuy nhiên khi dạy họ còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn cácphương pháp, hình thức dạy học để làm tăng hiệu quả của việc rèn đọc, kíchthích, tạo hứng thú cho học sinh Bên cạnh đó, có một số bộ phận giáo viênchưa nghiên cứu kĩ bài dạy chưa xác định đúng mục tiêu, vai trò của việc rènđọc nên còn coi nhẹ Một số giáo viên khác cũng đã quan tâm đến cácphương pháp dạy học nhưng chưa đạt hiệu quả cao
* Nguyên nhân của thực trạng
Nguyên nhân chủ quan:
Nhận thức của giáo viên về rèn kĩ năng đọc chưa thật đầy đủ Nhiềugiáo viên chưa hiểu mục đích trọn vẹn của việc rèn kĩ năng này Đọc có ýthức sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của ngườiđọc Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòngyêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũngnhư biết tư duy có hình ảnh
Trang 12Đọc đúng với học sinh lớp một là yêu cầu, mục đích mà dạy họchướng tới Đọc đúng trước hết cần đọc đúng chính âm Chính âm là cácchuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt hội.Chính âm sẽ quy định nội dung luyện phát âm ở chương trình lớp 1 Đểluyện phát âm đúng cho học sinh, trước hết thực chất phải giải quyết vần đề
về phương ngữ Mỗi giáo viên tiểu học cần phải xác định được các trườnghợp phát âm lệch chuẩn chữ viết của học sinh mỗi vùng phương ngữ mìnhđang dạy học
Trường Chính Nghĩa nằm trên địa bàn phường Tiên Cát cũng giốngnhư các địa phương khác của thành phố Việt Trì còn một số học sinh thường
mắc lỗi phát âm sai l / n Những lỗi kể trên sẽ là nội dung thứ nhất của mục
luyện đọc đúng trong giáo án Có điều cần lưu ý là trong các tài liệu dạy hiệnnay chỉ ghi các từ cần luyện đọc mà không nói rõ khi đọc học sinh đọc nhưthế nào mới xem là lỗi để luyện đọc các từ đó, tức là không nói rõ chuyển từcách đọc nào về cách đọc nào
Ngoài ra một số giáo viên chưa thực sự đầu tư nghiên cứu tài liệu, bàidạy Nhiều giáo viên chỉ xem qua giáo án trước khi lên lớp mà không đọc kĩbài học này cần rèn kĩ năng phát âm nào, học sinh hay phát âm sai ở đâu, haycần sử dụng phương pháp nào khác để sửa lỗi triệt để cho học sinh Chính vìvậy việc rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh còn nhiều hạn chế
Nguyên nhân khách quan:
Sự chưa quan tâm của phụ huynh học sinh đến học đọc ít nhiều ảnhhưởng đến việc rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Qua tìm hiểu một số phụhuynh, nhiều người cho rằng các cháu chỉ cần rèn chữ viết đẹp là đủ, cònviệc đọc trước sau các cháu cũng đọc được không cần rèn Nhưng họ đâu cóhiểu kĩ năng đọc đúng rất quan trọng với mỗi học sinh khi ở ngưỡng cửa đầutiên của việc học Có đọc đúng thì học sinh mới viết đúng theo chuẩn, mới có
Trang 13thể hoàn thành các môn học khác Việc đọc đúng còn bổ sung cho tư duy ngônngữ, nói năng lưu loát giúp cho con người có thể diễn đạt được tâm tư, nguyệnvọng, cũng như những suy nghĩ của mình Và nó là một trong những yếu tốgiúp cho chúng ta thành công trong cuộc sống.
Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 1, tôi thấy đa số các em mới vào lớp 1rất thích học đọc Khi bắt đầu đi học nhiều em chưa biết chữ cái nên khigiáo viên dạy cho em đọc các chữ cái đầu tiên và từ đó biết cách ghép thànhvần, tiếng, từ, câu để đọc thì đó là sự khám phá mới mẻ nguồn thông tin đầutiên của các em Nhiều em khi mới biết đọc thường nhìn thấy bất cứ ở đâu cóchữ là em đọc rất thích thú Tuy nhiên nhiều em do bản tính nhút nhát, sợđọc sai các bạn cười nên đọc rất bé, đọc lí nhí vì vậy giáo viên thường hay
bỏ qua lỗi của những em này Đồng thời vì thời gian luyện đọc có giới hạntrong một tiết học nên giáo viên cũng không thể rèn đọc đúng cho tất cảnhững học sinh trong lớp được Như ở phần học vần, thời gian hình thành
âm, vần và luyện đọc ở tiết 1 chỉ là 20- 22 phút, thời gian luyện đọc ở tiết 2
là 10- 12 phút cho cả luyện đọc bảng, đọc câu mới, đọc sách
Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên, tôi thấy trên thực
tế việc rèn đọc cho học sinh lớp 1 chưa thực sự được quan tâm đúng mức
Trước những yêu cầu của việc dạy học tập đọc và thực trạng của việcrèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 còn là một khoảng cách khá xa Nếu cứtiếp tục dạy học một cách thụ động như vậy thì sẽ không đáp ứng đượcnhững yêu cầu mới của xã hội Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
sự thử thách trước nguy cơ tụt hậu trong cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổimới giáo dục, trong đó có sự đổi mới cơ bản về phương pháp dạy học Đâykhông phải là vấn đề riêng của một địa phương, một trường, một giáo viênnào
Trang 14Đây là một khó khăn cơ bản đặt ra với thầy và trò Trước mục đích,yêu cầu của việc rèn đọc ở lớp 1, đồi hỏi người giáo viên phải năng động tìmhiểu nghiên cứu phương pháp giảng dạy rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở lớp1.
3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1 Các nguyên tắc xây dựng biện pháp
Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt nhằm pháttriển năng lực đọc cho học sinh Đây là một phân môn thực hành Nhiệm vụquan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh, chú ý rènluyện các thao tác tư duy và bồi dưỡng các năng lực, phẩm chất tư duy chohọc sinh như so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp Vận dụng những kiếnthức đó để rèn luyện kỹ năng đọc và viết, phát triển vốn Tiếng Việt Khi biếtđọc, biết viết các em có điều kiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng SGK,sách tham khảo… từ đó có điều kiện học tốt các môn học khác có trongchương trình
Để rèn kĩ năng đọc cho người học sinh thì người giáo viên phải có kĩnăng đọc kết hợp với các phương pháp dạy học Tiếng Việt và phương pháprèn kĩ năng đọc cho học sinh
3.2 Kĩ năng đọc của giáo viên:
Kĩ năng đọc của giáo viên có vai trò quan trọng trong tiết học âm vần
và tập đọc của học sinh lớp 1
Kĩ năng đọc là một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giáo viên tiểu họcnói chung và giáo viên lớp 1 nói riêng Đó là phương tiện đầu tiên để chuyểnnhững nội dung bài học đến cho mỗi học sinh đặc biệt học sinh lớp 1 là trẻmới đến trường, hoạt động học tập còn rất mới mẻ Vì vậy kĩ năng đọc của
cô là một chuẩn mực để học sinh noi theo Phần học vần kĩ năng chủ yếu củagiáo viên là đọc đúng , phát âm đúng chuẩn chữ viết, còn ở phần luyện tập
Trang 15tổng hợp có phân môn Tập đọc thì người giáo viên phải đọc đúng và đọcdiễn cảm Kĩ năng đọc của giáo viên phần nhiều do công phu luyện tập mới
có được Để có được điều này thì người giáo viên cần luyện tập về nhiềumặt:
- Trước mỗi bài dạy người giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài học tìmhiểu được mục tiêu, yêu cầu nội dung của bài
- Người giáo viên phải nắm được tinh thần chung của bài học
- Nắm vững được toàn bộ diễn biến, tình tiết đặc biệt của bài đọc,hành động lời nói tâm trạng của các nhân vật (đối với các bài có hội thoại)
- Phải phát âm đúng chuẩn chữ viết của Tiếng Việt
- Phải lựa chọn giọng đọc cho cả bài hay cho từng chi tiết của bài như:Tha thiết, trang trọng, âu yếm, dịu dàng, châm chọc, mệt mỏi Giáo viên cầntránh lối đọc đều đều, hoặc giữ một giọng điệu suốt bài đọc sẽ tạo cho họcsinh tâm trạng chán ngán, buồn ngủ
- Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ phụ trợ cho lời đọc Người giáoviên biết kết hợp giữa lời đọc với nét mặt , ánh mắt, sẽ lôi cuốn được họcsinh sự thích thú với bài học
3.3 Các phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã vận dụng các phương pháp sau đểdạy học Tiếng Việt
3.3.1 Phương pháp trực quan
Là phương pháp cho học sinh quan sát vật thật, tranh ảnh hay việc làmmẫu của giáo viên Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học nhậnthức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Các em quen với việctrực giác toàn bộ sự vật, nhìn tổng thể sự vật Trong các bài Học vần hay Tậpđọc, giáo viên thường cho học sinh quan sát tranh hoặc vật thật để học sinhhình dung được từ khoá, nội dung câu ứng dụng, bài tập đọc
Trang 16Ví dụ 1 : Bài 85 : ăp - âp
Khi dạy từ khoá “cải bắp”, giáo viên cho học sinh quan sát 1 cái bắpcải, học sinh nhận ra ngay vật rất quen thuộc nên dễ dàng gọi tên chính xácvật đó Thêm phần đọc mẫu của giáo viên thì đương nhiên học sinh sẽ đọcđúng từ “cải bắp”, hơn thế học sinh còn hiểu được nghĩa của nó
Ví dụ 2 : Bài “Chú công”
Trước tiên, giáo viên đọc mẫu toàn bài nhằm giới thiệu, gây xúc cảm,tạo hứng thú và tâm thế đọc cho học sinh Sau đó, giáo viên mới đọc mẫu vàhướng dẫn đọc từng câu Ví dụ ở câu 2 :
Sau vài giờ,/ công đã có động tác xoè cái đuôi nhỏ xíu / thành hình rẻquạt
Qua việc lắng nghe giáo viên đọc mẫu, học sinh nắm được cách phát
âm tiếng, từ khó như : xoè, rẻ quạt ; và biết ngắt hơi sau dấu phẩy, sau tiếng
3.3.2 Phương pháp hỏi - đáp
Phương pháp hỏi - đáp là giáo viên xây dựng một hệ thống câu hỏi gợi
mở để học sinh trả lời Thông qua những câu hỏi, học sinh hiểu được nộidung bài Từ đó, học sinh nảy sinh những cảm xúc để cảm thụ tốt bài đọc,giúp học sinh đọc diễn cảm hơn
Ví dụ : Bài “Bàn tay mẹ”
Trang 17Giáo viên xây dựng câu hỏi như sau :
- Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình?
- Đôi bàn tay mẹ như thế nào?
- Bình có tình cảm như thế nào với đôi bàn tay mẹ?
- Em hãy đọc những câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôibàn tay mẹ
Qua việc trả lời các câu hỏi này, học sinh phần nào cảm nhận đượctình cảm yêu thương, chăm sóc của người mẹ đối với những đứa con Đếnkhi giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm, học sinh cảm thụ dễ dàng hơn vànhanh chóng nắm được giọng đọc của bài này
3.3.3 Phương pháp đóng vai
Chỉ những bài tập đọc có nhân vật, có hội thoại học sinh mới sử dụngphương pháp này Học sinh sẽ được đóng lại các tình huống trong bài đọctrong vai các nhân vật để đọc một cách diễn cảm lời nhân vật đó, có thể thêm
cử chỉ, điệu bộ cho sinh động
- Người mẹ: giọng dịu dàng, trìu mến nhưng nghiêm khắc
Học sinh lên trước lớp thể hiện
Thông qua hoạt động đóng vai, học sinh sẽ rất hứng thú, tạo đượckhông khí sôi nổi trong giờ học Điều này rất quan trọng, khiến học sinhthích thú và tự giác luyện đọc
3.3.4 Phương pháp thực hành giao tiếp