SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học vần ở lớp 1 SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học vần ở lớp 1 SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học vần ở lớp 1 SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học vần ở lớp 1 SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học vần ở lớp 1 SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG dạy học vần ở lớp 1
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ
TRƯỜNG TIỂU HỌC BẠCH HẠC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
Trang 2MỤC LỤC
5 III- Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề Trang số 14-18
6 IV- Hiệu quả của sáng sáng kiến kinh nghiệm Trang số 19
8 Tài liệu tham khảo
Trang 3PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòihỏi phải có những người chủ nhân tương lai vừa giỏi về chuyên môn vừa cónăng lực tư duy, vừa có nhân cách tốt mà ngành giáo dục chủ trương thay đổichương trình và sách giáo khoa đòi hỏi người giáo viên phải tiếp cận nội dung
và phương pháp dạy học mới để nâng cao chất lượng đào tạo Môn Tiếng việt
và phân môn Học vần không nằm ngoài qui luật đó
Học vần là môn học khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới
để sử dụng trong học tập và giao tiếp
Tầm quan trọng của học vần chịu sự qui định bởi tầm quan trọng của chữviết trong hệ thống ngôn ngữ Nếu chữ viết được coi là phương tiện ưu thế nhấttrong giao tiếp thì học vần có một vị trí quan trọng không thể thiếu được trongchương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học
Cùng với Tập viết, Học vần có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em chìakhóa để vận dụng chữ viết vào học tập Khi biết đọc, biết viết các em có điềukiện nghe lời thầy giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo… từ
đó có điều kiện học tốt các môn học khác trong chương trình
Chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng môn Tiếng Việt ở tiểu học rèn luyệncho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết Song mục tiêu của dạy và họcTiếng việt ở lớp 1 là đem lại cho các em kĩ năng đọc đúng, viết đúng Quá trìnhđọc và viết đều thông qua chữ Chữ viết của Tiếng việt là chữ ghi âm( về cơ bảnđọc thế nào, viết thế ấy ) Muốn nắm được kĩ năng đọc, viết các em phải đồngthời nắm được cả hai Bởi vậy về nguyên tắc không thể nói ở lớp 1 dạy âm haydạy chữ mà phải kết hợp dạy chữ và dạy âm, dạy chữ trên cơ sở dạy âm, dạy âmtrên cơ sở dạy chữ
Tuy nhiên với trẻ em người Việt học Tiếng việt thì vấn đề cơ bản đầu tiên làbiết dùng kí hiệu văn tự để kí mã hệ thống âm tiết mà các em đã biết từ khi lọtlòng mẹ đến 6-7 tuổi, biết nhận đủ và nhớ được hệ thống kí hiệu đó
Trang 4Bởi vậy nội dung chương trình sách giáo khoa cũng như phương phápdạy học ở lớp 1 phải thỏa mãn bằng cách nhanh nhất giúp cho trẻ làm quen với
hệ thống kí hiệu mới ngoài hệ thống tín hiệu âm thanh tiếng nói đã có qua giaotiếp Với yêu cầu này thì mục tiêu dạy chữ phải đặt lên hàng đầu, mục tiêu dạy
âm xếp ở hàng thứ hai; thông qua việc dạy chữ, dạy âm- học vần còn phải pháttriển vốn từ ở các em( làm giàu vốn từ, biết nói đúng các mẫu câu ngắn) và tạocho các em sự ham thích thơ văn Đây là điều kiện chuẩn bị để các em học tốtmôn Tiếng Việt ở các lớp trên
Ngoài ra lớp 1 còn là lớp đầu cấp, nó có tầm quan trọng đặc biệt, nó gây ấntượng sâu sắc trong tâm trí trẻ bởi từ chỗ chưa biết đọc biết viết (ở mẫu giáo)đến chỗ các em biết đọc, biết viết rồi đọc thông, viết thạo (ở lớp 1) là một bướcnhảy vọt về chất Do đó nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và khả năng phát triểntâm lí của trẻ lớp 1, các em được học đủ các môn, được tham gia nhiều hoạtđộng như Thể dục thể thao, văn hóa- văn nghệ, vui chơi… nhằm tạo điều kiệnphát triển cho trẻ Tất cả các môn học đều nhằm 3 mục tiêu: cung cấp kĩ năng,
kĩ xảo môn học, phát triển tư duy và giáo dục tư tưởng, tình cảm trong đó cómôn Tiếng Việt
Phân môn học vần là một trong những nội dung có tầm quan trọng đặcbiệt ở cấp tiểu học Học vần cung cấp cho các em toàn bộ hệ thống nguyên âm,phụ âm, thanh điệu cùng các chữ ghi âm và các dấu ghi thanh Luyện cho các
em kĩ năng ghép âm thành vần, ghép vần thành tiếng và phát âm đúng Luyệncho học sinh viết đúng qui cách, bước đầu viết đúng chính tả và viết đẹp Thôngqua giờ học vần, học sinh mở rộng được vốn từ cần thiết làm giàu vốn từ cho cánhân
Học vần, Tập đọc giúp trẻ đọc thông, Tập viết giúp trẻ viết thạo Hai kĩnăng này có quan hệ mật thiết với nhau Học vần là phân môn có tính chất thựchành, thể hiện rõ ở từng bài học Học bài nào học sinh phải nhận dạng, đọc, viếtngay từ đầu Ngoài ra Học vần còn bồi dưỡng tình cảm đẹp thông qua các bàihọc
Trang 5Về thực trạng dạy học phân môn Học vần ở tiểu học: Trong những năm gần
đây, nước ta đang tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế Để thực hiện điều này thìyếu tố đầu tiên không thể thiếu dẫn đến thành công là tri thức con người Chính
vì vậy Bộ Giáo Dục đã quyết định đổi mới sách giáo khoa Đó là việc làm hoàntoàn đúng để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy- học Việc đổi mới sách giáokhoa Tiếng Việt 1 cho ta các hình ảnh minh họa đẹp, sách in 4 màu tươi sáng,tranh sinh động Các âm vần mới ghi bằng màu khác phân biệt, nổi rõ nên dễnhìn, dễ nhớ
Hệ thống chữ cái thay đổi cũng cho ta biểu tượng về dáng chữ thanh, đẹphơn, hầu như trở về nét chữ truyền thống
Song việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa làm cho học sinh và giáoviên gặp một số khó khăn nhất định trong thời gian đầu dạy-học :
Đối với giáo viên: trước đây thường dạy theo chương trình công nghệ, cảicách giáo dục nay lại theo chương trình mới nên việc nhanh chóng xóa bỏ nếp
cũ, thay vào nắm bắt và thực hiện phương pháp dạy học mới gặp không ít khókhăn
Mẫu chữ cũng thay đổi: các nét khuyết cao 5 li( vở Tập viết ) các chữ mẫuminh họa trong sách giáo khoa và vở Tập viết không thống nhất về điểm đặtbút, dừng bút, nét nối nên khi dạy giáo viên mất nhiều thời gian giải thích, chỉnhsửa
Với học sinh: Có một số âm, vần khó đọc do phát âm địa phương, các emđọc dễ lẫn dẫn đến đọc sai, viết sai: l- n, iêu-ươu, iu-ưu, uên- uyên…
Sách mới ít có bài nêu mẹo hoặc luật chính tả, đọc chưa phân biệt được nênkhi viết cũng sai
Một số vần khó không được học, học sinh gặp khó khăn khi văn bản chứavần đó Ví dụ: oong, uyn, uyt…
Xuất phát từ những lí do vừa nêu trên và qua thực tế giảng dạy, tôi chọn
Sáng kiến kinh nghiệm:“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Học vần ở
lớp 1”
Trang 6PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Sáng kiến:“ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Học vần ở lớp 1”
góp phần quan trọng vào việc rèn cho học sinh kĩ năng hàng đầu của học TiếngViệt là kĩ năng đọc, đồng thời thông qua đọc học sinh có kĩ năng viết đúng, đẹpbồi dưỡng tình cảm đẹp, óc thẩm mĩ cho học sinh
Đã nhiều năm nay, nhiều giáo viên dạy lớp 1 trăn trở, tìm tòi phươngpháp dạy Học vần để làm sao cho các em đọc nhanh nhất, đúng nhất song việcđọc phát âm sai, phát âm vùng miền còn khá phổ biến nên việc đọc sai dẫn đếnviết sai Mà đọc, viết sai thì người nghe, người đọc không hiểu đúng ý ngườitrình bày
Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học vần ở lớp 1 là rất cần thiết, giúpcác em đọc rõ ràng, lưu loát, bước đầu thể hiện giọng điệu qua câu văn, bàithơ… từ đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho các em
I Cơ sở lí luận
1 Cơ sở triết học Mác-Lê nin
Triết học Mác-Lênin là cơ sở quyết định phương hướng chung củaphương pháp dạy học Tiếng Việt Theo Lê-nin:“ Ngôn ngữ là phương tiện giaotiếp quan trọng nhất của loài người” Không có ngôn ngữ xã hội không thể tồntại được Mục đích nghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường phải là cho học sinh
có thể sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện sắc bén để giao tiếp Vì vậy phát triểnlời nói là nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy “tiếng” trong nhà trường
Tất cả các giờ dạy Tiếng Việt, kể cả dạy đọc, dạy viết hay nghiên cứu từngữ, ngữ pháp đều phải đi theo khuynh hướng này Các em cần hiểu rõ: Người
ta nói và viết không chỉ để cho mình mà còn để cho người khác nên ngôn ngữcần chính xác, rõ ràng, đúng đắn, dễ hiểu Đồng thời vì ngôn ngữ là phương tiệngiao tiếp nên phải lấy hoạt động giao tiếp làm phương tiện để dạy và học TiếngViệt
Ngôn ngữ luôn gắn bó với tư duy:“ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tưtưởng”( C.Mac) Ngôn ngữ là phương tiện của nhận thức lô-gic, lí tính Tư duy
Trang 7của con người không thể phát triển nếu thiếu ngôn ngữ Việc chiếm lĩnh ngônngữ nhằm tạo ra tiền đề phát triển tư duy Từ đây người ta rút ra kết luận có tínhchất phương pháp: kiến thức, kĩ năng, ngôn ngữ phải được xem xét như là yếu
tố của phát triển tư duy, các hệ thống dạy học Tiếng Việt cần đảm bảo mối liên
hệ giữa lời nói và tư duy Phải thường xuyên luyện tập cho học sinh có kĩ năngdiễn đạt tư tưỏng của mình bằng những hình thức khác nhau Lời nói cần có nộidung đó chính là tư duy Trong dạy tiếng có thể đi từ tư duy đến ngôn ngữ Nhận thức luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin dạy rằng: Con đường biệnchứng của nhận thức chân lí đi qua giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lítính Đây là cơ sở của nguyên tắc trực quan trong dạy tiếng và là cơ sở để lênnguyên tắc phải tính đến đặc điểm tiếng mẹ đẻ của học sinh trong quá trình dạyhọc Tiếng Việt
Đứa trẻ bắt đầu nhận thức thế giới xung quanh bằng cảm tính: mắt, tai gắnvới cảm xúc, âm thanh cụ thể Do đó nhiệm vụ đầu tiên của nhà trường trongdạy tiếng là phát triển những kĩ năng nhận thức cảm tính của trẻ Dạy tiếng phảidựa trên kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói của học sinh Những quan sát
và kinh nghiệm sống của trẻ em là cơ sở cho bài học tiếng Thông qua việc phântích, tổng hợp, khái quát hóa từ đó quay về thực tiễn giao tiếp, lời nói sống độngtrong dạng nói và dạng viết Mà hệ thống tín hiệu âm thanh tiếng nói quan trọnghàng đầu khi trẻ mới bắt đầu vào lớp 1; trẻ có đọc thông mới viết thạo được
2 Cơ sở tâm lí học
Đối với học sinh việc bắt đầu mới vào lớp 1 có ý nghĩa cực kì quan trọng
Nó được coi là bước ngoặt quan trọng trong đời sống trẻ em vì từ đây các emchuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang một hoạt động mới với đầy đủ ýnghĩa của nó là hoạt động học tập, nó tác động rất lớn đến tâm sinh lí trẻ em
Sự hình thành hoạt động có ý thức của học sinh lớp 1 thể hiện ở chỗ: sinh
lí của các em cũng phát triển, cùng với sự phát triển tâm lí của trẻ giúp các em
có thể thực hiện được hoạt động mang tính kế hoạch, hoạt động có mục đích cụthể, hoạt động có ý thức Đó chính là hoạt động học tập mặc dầu hoạt động này
Trang 8chỉ tồn tại ở dạng ban đầu Vì vậy việc tạo cho các em động cơ học tập vừa nhẹnhàng, vừa có hứng thú là rất quan trọng
Về hoạt động tư duy: Nhờ ý thức phát triển nên tư duy của học sinh lớp 1cũng phát triển Việc tư duy bằng tín hiệu ngôn ngữ tạo tiền đề cho học sinh cóthể nắm bắt được chữ viết; loại tín hiệu ngôn ngữ thay cho tín hiệu âm thanh tạocho học sinh có khả năng tách từ thành tiếng, tách tiếng thành âm và chữ Songhoạt động tư duy phân tích, tổng hợp của học sinh lớp 1 còn ở mức sơ đẳng về
cả nội dung và hình thức; tuy nhiên cũng có mức độ cao thấp ở từng em
Về năng lực vận động của học sinh lớp 1 đã có sự phát triển đáng kể, thểhiện ở chỗ: các em có thể chủ động điều khiển được các hoạt động của cơ thể,đặc biệt các hoạt động của tai, mắt, đầu, cổ… để phối hợp với nhiều động táckhác nhau tạo điều kiện cho học sinh học viết, vừa viết vừa kết hợp với mắtnhìn, tai nghe Bên cạnh đó ý thức về không gian của các em cũng bắt đầu hìnhthành
Nói tóm lại, những đặc điểm tâm lí trên cho ta thấy học sinh lớp 1 có đầy
đủ các điều kiện để học chữ, học vần Để cho hoạt động này có thể phát triểntốt, cần tạo ra những mục đích, động cơ thích hợp với học sinh Mặt khác, họcvần nhằm tạo ra những kĩ năng và thói quen do đó các hoạt động phải được lặp
đi lặp lại, nghĩa là học sinh phải được đọc nhiều và viết nhiều, đồng thời nộidung đọc, viết phải thay đổi và luôn thay đổi để tạo ra hứng thú học tập ở họcsinh Ngoài ra khi dạy cũng cần phải chú ý bằng cách nào giúp các em hiểu điều
đã học, đã viết dù ở mức độ sơ giản nhất
3 Cơ sở ngôn ngữ học
Đặc trưng loại hình Tiếng việt là ngôn ngữ đơn lập thể hiện rất rõ ở mặtngữ âm, là ngôn ngữ có thanh điệu và hệ thống 6 thanh Mặt khác trong TiếngViệt các tiếng, các âm tiết hầu hết đều có nghĩa, ranh giới rõ ràng trên ngữ điệu.Nói rời từng âm, viết rời từng chữ tạo điều kiện cho việc dạy âm và dạy chữ chohọc sinh
Trang 9Ở lớp 1 chọn đơn vị tiếng là đơn vị cơ bản để dạy học sinh đọc, viết Âmtiết Tiếng Việt có cấu trúc theo hai bậc:
Âm đầu Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Trong âm tiết có hai thành phần không thể vắng là âm chính và thanh điệu Khi dạy học vần bao giờ cũng dạy ghép vần trước rồi mới ghép âm đầu vàthanh điệu để rút ngắn thời gian học đọc
Cơ chế của việc đọc và viết Tiếng Việt: Đó là một quá trình mã hóa thực hiện
cụ thể ở chỗ khi chúng ta vận dụng mã để lồng ý tạo nên lời và ngược lại khichuyển lời thành ý từ những gì nghe được để rút ra nội dung chứa đựng trong
đó gọi là sự giải mã
Như vậy chữ viết là mã của mã Nếu như ngôn ngữ âm thanh (lời nói) là
mã bậc 1 thì chữ viết là mã bậc 2 và mục đích của việc dạy Học vần ở tiểu học
là trang bị cho học sinh chữ viết tức là bộ mã bậc 2 Cùng với khả năng giải mã(đọc), giữa viết và đọc có mối quan hệ chặt chẽ Vì vậy dạy Học vần không thểdạy Tập đọc và Tập viết tách rời nhau ra được
Về chữ viết Tiếng Việt là thứ chữ ghi âm với nguyên tắc cơ bản là đảm bảo
sự tương ứng 1-1 giữa âm và chữ cái ghi âm ngoại trừ một số trường hợp khôngđảm bảo sự tương ứng này
Ví dụ: 1 âm có thể ghi bằng nhiều chữ :
Trang 10Ví dụ : n – g – ng – ngh
Vần 1 âm dạy trước, vần 2- 3 âm dạy sau
Ví dụ : u (nụ) – ua (mùa) – uyên (thuyền)
Chữ dễ viết viết trước, chữ khó viết viết sau
Ví dụ : e - b ; h – k - kh
Chỉ yêu cầu các em viết tiếng, chữ các em đã biết
Về phương pháp dạy học: Chương trình mới chú ý đến quan điểm giaotiếp Trong một bài học vần phải dạy trẻ cả 4 kĩ năng: Nghe- nói- đọc- viết Cácphương pháp chủ yếu trong dạy Học vần là:
Phương pháp trực quan:
Học sinh quan sát vật thật, tranh ảnh hoặc quan sát việc làm của giáo viên
Có khi các em còn được nghe giọng nói, khuôn miệng của giáo viên khi phát
âm hoặc đánh vần mẫu Phương pháp này có tác dụng trong giới thiệu bài mớihoặc trong phần luyện tập nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới dễ dànghơn cũng như củng cố sâu sắc âm, vần đã học
Phương pháp phân tích-tổng hợp: là phương pháp mà giáo viên tách cáchiện tượng ngôn ngữ theo cấp độ và khi đó gọi là phương pháp phân tích
Trang 11thú học tập hơn Sử dụng phương pháp này giáo viên có thể nắm bắt được trình
độ học sinh, từ đó phân loại được học sinh và có phương pháp dạy phù hợp Phương pháp luyện tập thực hành: là phương pháp dạy học đặc trưng củaphân môn Học vần nên thực hiện một cách triệt để Giáo viên giúp học sinh biếtvận dụng phối hợp các giác quan để rèn 2 kĩ năng đọc - viết Học sinh phân tích
từ khóa, tiếng khóa ngay sau khi học âm, vần Phương pháp này có tác dụngkhắc sâu kiến thức đã học, hình thành các kĩ năng đặc biệt là kĩ năng đọc, viếtmột cách có hệ thống, phát triển các đặc điểm tâm lí lứa tuổi
Phương pháp sử dụng trò chơi học tập: Học sinh được học tập thông quacác trò chơi nhưng đây là trò chơi có mục đích cụ thể Phương pháp này đượctiến hành sau khi học âm vần mới(cuối tiết 1) hoặc phần luyện tập củng cố cuối tiết 2 Để tiến hành trò chơi có thể sử dụng vật thật, các phiến từ, các thao tácbằng tay, bằng lời, biểu tượng Phương pháp này có tác dụng giúp giờ học sinhđộng, duy trì hứng thú học tập ở học sinh, giúp các em phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo trong học tập
Tuy nhiên, mục tiêu của dạy học Tiếng Việt ở lớp 1 là giúp các em đọcthông viết thạo Tiếng Việt, giáo viên cần lựa chọn, phối hợp các phương phápdạy học hợp lí để giờ học đạt hiệu quả
II Thực trạng vấn đề
1 Thuận lợi
1.1 Phương tiện dạy học:
Thiết bị dạy học: theo chương trình mới, Bộ Giáo Dục đã trang bị đồ dùng
cho cấp học riêng tương đối đầy đủ ở tất cả các môn học, đặc biệt là môn TiếngViệt
Bộ đồ dùng dạy Học vần của giáo viên và bộ Học vần thực hành của họcsinh đủ tới từng giáo viên, học sinh Các chữ cái, dấu thanh đầy đủ, đẹp, sửdụng tương đối thuận tiện
Trang 12Về tranh minh họa: tranh minh họa chủ yếu là ở trong sách giáo khoa, họcsinh quan sát tranh thuận tiện.
1.2 Về tài liệu dạy học
Để dạy Học vần, tài liệu chính thống và cơ bản nhất là sách giáo khoaTiếng Việt 1 Theo chương trình mới, kênh hình chiếm ưu thế hơn kênh chữ rấtnhiều Nhìn chung các hình vẽ đẹp, minh họa rõ ràng, chữ rõ, dễ phân biệt đượccác âm vần mới học
Phần luyện nói: Chương trình mới không chỉ chú ý tới cung cấp kiến thức
mà còn chú trọng rèn kĩ năng và khả năng sáng tạo, diễn đạt ngôn ngữ ở trẻ.Sách dành một phần bài học cho các chủ đề luyện nói Theo các câu hỏi gợi ý,các em có thể tự mình trò chuyện, trao đổi xung quanh chủ đề Các chủ đềthường là rất gần gũi với đời sống của trẻ.Cùng với sách giáo khoa, tài liệu cơbản để giáo viên định hướng mục tiêu, phương pháp tiến hành giờ học là sáchgiáo viên
Sách giáo viên Tiếng Việt 1 gợi ý rõ ràng, tỉ mỉ các hình thức tổ chức dạyhọc ở từng bài cụ thể, giáo viên có thể tham khảo để đạt mục tiêu giờ học
Vở bài tập Tiếng Việt là tài liệu học tập không yêu cầu bắt buộc nhưng đốivới những trường dạy hai buổi/ngày thì sử dụng vở bài tập lại hợp lí Các bàitập phong phú, có chất lượng tốt
1.3 Về hoạt động dạy học
Về hoạt động dạy của giáo viên: Trong thực tế, không ở cấp học nào mà
giáo viên lại có nhiều trình độ như ở Tiểu học; các trình độ cơ bản: 12+2, Caođẳng, Đại học; miền núi, vùng sâu còn 7+3, 9+3 Vì vậy nhiều giáo viên chỉ dạy