1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Sang kien kinh nghiem mon tin hoc

17 439 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 806,5 KB

Nội dung

Sang kien kinh nghiem mon tin hoc Sang kien kinh nghiem mon tin hoc Sang kien kinh nghiem mon tin hoc Sang kien kinh nghiem mon tin hoc Sang kien kinh nghiem mon tin hoc Sang kien kinh nghiem mon tin hoc Sang kien kinh nghiem mon tin hoc Sang kien kinh nghiem mon tin hoc Sang kien kinh nghiem mon tin hoc Sang kien kinh nghiem mon tin hoc

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I Lí do chọn đề tài.

Trong thời đại chúng ta công nghệ thông tin là lĩnh vực đang chiếm lĩnh một

ưu thế rất lớn trong khoa học kỹ thuật, kinh tế, xây dựng, giải trí …, có thể nói là trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống con người Với việc áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến, hiện đại vào lĩnh vực tin học chúng ta đã dần thay thế các phương pháp thủ công bằng các chương trình phần mềm quản lý trên máy tính, tăng độ chính xác và bảo mật cao Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức

Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học: Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo, xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục Phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính

Vì vậy Bộ giáo dục và đào tạo Tiếp tục triển khai giảng dạy môn tin học trong nhà trường theo chương trình đã ban hành Tổ chức xây dựng chương trình học tin học ứng dụng theo các mô - đun kiến thức để có thể áp dụng cho nhiều cấp học một cách mềm dẻo, thiết thực, cập nhật nội dung công nghệ mới Tích cực khai thác và đưa phần mềm vào chương trình giảng dạy CNTT ở các cấp học

Dựa vào những nhiệm vụ, tính cấp bách ngay từ những cấp học đầu tiên Đảng

và nhà nước ta đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường nhằm mục đích giáo dục học sinh được tiếp xúc và làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo

Như chúng ta đã biết, Tin là học một môn học mang tính khoa học và công nghệ, nó khác rất nhiều so với môn học khác, nó đòi hỏi sự chính xác , thao tác thực

Trang 2

hành đúng, người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được Học Tin học mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học Thông qua những phần mềm học tập rất lý thú và bổ ích Xuất phát từ tình hình thực tế của giáo dục nước ta và đặt trưng của môn học mà ta phải xác định mục tiêu, xây dựng nội dung hình thành phương pháp tổ chức dạy và học phải đảm bảo tính linh hoạt với những hình thức đa dạng để vừa đảm bảo được yêu cầu phổ cập cũng như nâng cao

Ở lớp 3: Các em bước đầu làm quen với môn tin học, bước đầu nhận biết và phân biệt các bộ phận của máy tính, làm quen với các khái niệm, các phần mềm cơ bản như: Phần mềm soạn thảo, phần mềm vẽ, phần mềm học Toán và các phần mềm luyện tập thao tác sử dụng chuột, bàn phím

Sang đến lớp 4 và lớp 5 các em được đi sâu tìm hiểu về các chương trình phần mềm ứng dụng trong cuộc sống và phục vụ mục đích học tập áp dụng vào các môn học giúp các em học tập các môn học khác tốt hơn thông qua các phần mềm như: Phần mềm học Toán 3, phần mềm học Toán 4, phần mềm học Toán 5 và các phần mềm trò chơi luyện tập kĩ năng ứng dụng vào cuộc sống … Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và sử lý thông tin

Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại, khả năng ứng dụng CNTT trong học tập

Bản thân tôi là một giáo viên được đào tạo và được phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn tôi nhận thấy các em rất hứng thú, say mê học tập Thích khám phá những điều mới mẻ và rất thích học môn Tin học

Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng mặc dù môn Tin học là một môn học

tự chọn, môn học mới được áp dụng giảng dạy trong trường học để các em hiểu và thực hiện tốt các thao tác yêu cầu của bài học người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt tốt nhất, đơn giản nhất nhưng lại hiệu quả nhất để giúp các em nắm bắt nhanh nhất nội dung kiến thức bài học

Trong thực tế việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ môn

Trang 3

đó là sự thiếu hụt về các phương tiện dạy và học như máy tính, máy chiếu phục vụ cho việc giảng dạy và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất Từ thực tế đó, qua

kinh nghiệm giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra sang kiến “ Một số phương pháp dạy

tốt môn tin học dành cho học sinh tiểu học “

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lí luận.

- Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến hiện đại ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy và học

- Thông tư số 14/2002/TT - BGD&ĐT ngày 1/4/2002về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông

- Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường

Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Tin học cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học Vấn đề học và kết quả học tập của các em là rất quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn xã hội

Vậy làm thế nào để các em tiếp thu được bài học một cách có hiệu quả nhất Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành Tin học, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực học hỏi của mình, bản thân ít nhiều đã đúc rút được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kĩ năng thực hành của học sinh Đứng trước những hạn chế thực tại, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm phương pháp hướng dẫn các em học tập môn Tin học khá hiệu quả mà tôi đã thực hiện tại trường

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Trang 4

Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện sáng kiến ở trường Tiểu học Sông Lô:

1 Thuận lợi:

Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết

bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học Nhà trường đã mua máy chiếu và máy tính xách tay để cho các giáo viên trong trường có thể giảng dạy bằng giáo án điện tử

Được sự ủng hộ của các cấp ủy – UBND – các ban ngành, phụ huynh toàn trường hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường

Giáo viên được đào tạo kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc tiểu học

Giáo viên tin học thường xuyên được đi học bồi dưỡng chuyên môn do Phòng

GD Thành Phố tổ chức

Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành

2 Khó khăn:

Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi ca thực hành có tới 2 - 3 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ Hơn nữa nhiều máy tính cấu hình máy đã cũ, chất lượng không còn tốt ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh

Đời sống kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, số học sinh ở nhà có máy vi tính là rất ít hầu như không có

Môn tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và đang dần hoàn chỉnh

Trang 5

Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu,

do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp

3 Điều tra động cơ học tập bộ môn của học sinh.

Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường Tiểu học S«ng L«, tôi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ môn Tin học của học sinh 2 lớp 4A và 4B Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Tin học và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em có năng khiếu Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức

Trước khi thực hiện sáng kiến, tôi đã tham khảo khối lớp 4 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ Khi tổng hợp kết quả thu được:

Qua kiểm tra chất lượng cho thấy các em rất thích học bộ môn, nhưng để học tốt thì số lượng còn rất khiêm tốn Thực tế khi các em thực hành bên cạnh những em

có kĩ năng thực hành tốt vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, ngại ngùng khi thực hành

III BIỆN PHÁP MỚI

1 Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp.

Để có một tiết học Tin học hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với bộ môn Các kỹ thuật cơ bản như tư thế ngồi

Trang 6

Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước tiến hành để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học một cách dễ hiểu nhất

Luôn bám sát mục tiêu của bài dạy cụ thể nội dung của bài và yêu cầu mức độ cần đạt về nội dung mức độ kiến thức, kĩ năng chứa đựng trong bài để sử dụng phương pháp cho phù hợp

2 Phương pháp trực quan:

Sử dụng nhiều trong hoạt động hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét, giáo viên phải đưa ra những đồ dùng trực quan phù hợp với tiết dạy tích cực sử dụng máy chiếu qua đó HS sẽ tiếp thu được bài tốt hơn

Ví dụ: Bài: Bàn phím máy tính

Khi giáo viên giới thiệu bộ phận bàn phím, giáo viên phải cho học sinh quan sát bàn phím, biết phân biệt các khu vực phím trên bàn phím, nhận biết khu vực chính gồm có bao nhiêu hàng phím? Chức năng của các hàng phím đó …

Học sinh quan sát bàn phím, quan sát thao tác của giáo viên khi sử dụng bàn phím trong quá trình học tập

Giáo viên phải biết kết hợp giữa lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt, cũng như khi thực hành tốt thì học sinh sẽ nắm vững lý thuyết hơn

3 Phương pháp đàm thoại:

Sử dụng trong tất cả các hoạt động giảng dạy nhất là hoạt động hướng dẫn học sinh về các thao tác khi sử dụng phương pháp này cần chú ý yếu tố quyết định hiệu quả của phương pháp đàm thoại là chất lượng câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng phù hợp với nhận thức của học sinh

Ví dụ: Khi học bài thao tác với tệp tin văn bản Giáo viên dạy phần lưu văn

bản, mở văn bản có sẵn trong máy Khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu là lưu văn bản vào trong máy là để văn bản đó không bị mất đi nhưng khi thực hành học sinh sẽ hiểu rằng khi đã lưu văn bản đó vào trong máy thì nó luôn tồn tại trong máy

Trang 7

có thể mở ra bất cứ lúc nào để xem và chỉnh sửa mà luôn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức

4 Phương pháp thực hành:

Là phương pháp đặc trưng của môn tin học, phương pháp này thường sử dụng cho học sinh thực hành

Khi hướng dẫn cần tìm một vị chí thích hợp, kết hợp làm mẫu và giải thích cách làm Đặt ra các câu hỏi lôi cuốn học sinh cùng tham gia, hướng dẫn rõ ràng, đúng quy trình, tốc độ vừa phải Tập trung vào những bước học sinh khó hiểu Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách làm và thực hiện Hướng dẫn thao tác mẫu, song giáo viên cần thu thập thông tin phản hồi về mức độ nhận biết thao tác của học sinh khi học sinh biết cách thực hiện

Khi học sinh thực hành giáo viên đến từng nhóm để quan sát biết được mức

độ thực hành của học sinh Thao tác nào chưa thực hiện được, còn lúng túng từ đó giáo viên giúp đỡ uốn nắn kịp thời mang lại hứng thú học tập cho học sinh, khích lệ tinh thần học tập của học sinh

Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ một cách có hệ thống

Ví dụ: Trong một ca thực hành với bài vẽ hình vuông sau:

Trang 8

Ở hình trên ngoài vẽ hình vuông ra học sinh còn phải sử dụng công cụ vẽ đường thẳng, vẽ đường cong một chiều, màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ và trang trí cho các hoa văn ở hình vuông trên Từ hình vuông trên các em sẽ liên tưởng đến bài học trang trí hình vuông ( Môn mỹ thuật lớp 4) và sang tạo vẽ một số hình vuông đã học

ở môn mỹ thuật 4

5 Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm:

Thông qua phiếu giao việc, phiếu học tập sao cho phù hợp với từng nhóm Khi sử dụng hình thức thảo luận nhóm giáo viên phải phân công nhóm cho cụ thể nên sắp xếp các nhóm học sinh khá, giỏi với học sinh trung bình và yếu Giáo viên

có thể chọn một số học sinh có học lực vượt chội so với các bạn cùng lớp làm nhóm cán sự môn Tin học để giúp đỡ các bạn học kém hơn

6 Tạo sự hứng thú thi đua giữa các nhóm học sinh.

Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự thi đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm ( dưới

sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sang tạo trong quá trình thực hành

7 Khai thác tìm kiếm trên Internet:

Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy tính hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin phục vụ trong quá trình dạy và học

8 Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ chính xác.

Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình bằng cách tìm tòi, tham khảo các tài liệu, học hỏi các đồng nghiệp của trường bạn

Bên cạch tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến thức khác, các môn học khác nhằm phục vụ công việc giảng dạy được tốt hơn

Trang 9

GIÁO ÁN THỰC HÀNH TUẦN 4:

Thứ ngày tháng năm 2011

Tin học

Tiết 7: VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG

I Mục tiêu:

1 Kiến thức:

Học sinh biết sử dụng công cụ hình chữ nhật để vẽ hình chữ nhật, hình vuông

Học sinh biết kết hợp các hình chữ nhật, hình vuông với các đoạn thẳng, đường cong và các nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản

2 Kĩ năng:

Thao tác thực hành thành thạo

3 Thái độ:

Giáo dục học sinh yêu thích môn tin học và ham thích môn mỹ thuật

II Đồ dùng dạy học:

1 Giáo viên: Giáo án + máy vi tính + chương trình phần mềm Paint

2 Học sinh: Sách vở + Đồ dùng học tập

III Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

1 Ổn định tổ chức.

Kiểm tra sĩ số

2 Kiểm tra bài cũ

? Em hãy nêu cách khởi động chương trình

phần mềm Paint?

GV nhận xét cho điểm

3 Bài mới: giới thiệu bài và ghi bảng

a Hoạt động 1: Vẽ hình chữ nhật

?Ở bài trước muốn vẽ hình chữ nhận ta

Hát

HS trả lời:

Nháy đúp chuột lên biểu tượng của phần mềm Paint trên màn hình nền

HS khác nhận xét

HS trả lời: Dùng công cụ vẽ đường

Trang 10

dùng công cụ nào?

Khi vẽ các em thấy hiện tượng gì sảy ra?

Gv giới thiệu công cụ vẽ hình chữ nhật

Đây là công cụ vẽ hình chữ nhật

Để vẽ hình chữ nhật trong hai công cụ:

công cụ vẽ đường thẳng và công cụ vẽ

thì công cụ nào vẽ nhanh và chính xác hơn?

Giáo viên làm mẫu:

- Chọn công cụ trong hộp công cụ

- Chọn kiểu hình chữ nhật bên dưới hộp

công cụ

- Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu theo hướng

chéo đến điểm kết thúc

Vậy Nêu các bước thực hiện vẽ hình chữ

nhật?

Gv nhận xét:

Chú ý: trước khi chọn công cụ có thể

chọn công cụ đường thẳng để chọn nét vẽ

?Em hãy vẽ một hình chữ nhật màu đỏ, nét

vẽ đậm?

2 Các kiểu vẽ hình chữ nhật:

GV giới thiêu

- Chỉ vẽ đường biên

- Vẽ đường biên và tô màu bên trong

thẳng

Vẽ không chuẩn, mất nhiều thời gian

HS trả lời: Công cụ vẽ hình chữ nhật nhanh và chính xác hơn

HS quan sát

HS nêu khá giỏi trả lời

- Chọn công cụ trong hộp công cụ

- Chọn kiểu hình chữ nhật bên dưới hộp công cụ

- Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu theo hướng chéo đến điểm kết thúc

1, 2 HS trung bình, yêu nêu lại

1,2 học sinh lên vẽ

Học sinh còn lại quan sát và nhận xét bài bạn vẽ

gọi 1, 2 học sinh thực hành

Đường viền của hình vẽ

Khi chọn màu vẽ và màu nền thì khi vẽ sẽ được màu đường viền và màu nền bên trong của hình

Ngày đăng: 27/06/2018, 09:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w