1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quy trình kiểm soát các quá trình sản xuất

12 450 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 180 KB

Nội dung

Mục đích: Kiểm soát quá trình sản xuất các công đoạn may, là , kiểm tra, gấp gói nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng qui định. 2 Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho quá trình sản xuất công đoạn trên chuyền may, QC kiểm tra chất lượng , Hoàn thiện. 3 – Tài liệu tham khảo. Tham khảo cẩm nang chất lượng của khách hàng Gap, Columbia, Target…

Trang 1

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CÁC QUÁ

TRÌNH SẢN XUẤT

Trang 2

- Bắc Giang, tháng 09 năm 2012 –

BẢNG THEO DÕI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI

S.T.T Ngày sửa

đổi

Vị trí sửa

Trang 3

Người soạn thảo Người kiểm tra Người phê duyệt

Họ và tên

Chữ ký

Ngày

1 - Mục đích:

Kiểm soát quá trình sản xuất các công đoạn may, là , kiểm tra, gấp gói nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng qui định

2 - Phạm vi áp dụng:

Áp dụng cho quá trình sản xuất công đoạn trên chuyền may, QC kiểm tra chất lượng , Hoàn thiện

3 – Tài liệu tham khảo.

Trang 4

Tham khảo cẩm nang chất lượng của khách hàng Gap, Columbia, Target…

4 - Định nghĩa:

- Quy định viết tắt:

+ QC : Kiểm tra chất lượng sản phẩm

+ BTP : Bán thành phẩm

+ SX : Sản xuất

+ CN : Công nhân

+ SP : Sản phẩm

+ TLKT : Tài liệu kỹ thuật

5 – Trách nhiệm:

- Quản lý, Quản đốc: Theo dõi, chỉ đạo phòng mẫu hướng dẫn phối kết hợp cùng

tổ trưởng chuyền hướng dẫn cho công nhân ở từng bộ phận trong dây chuyền sản xuất nắm vững kĩ thuật thao tác từng chi tiết trong SP Giải quyết các vấn đề

- Quản lý và Quản đốc xưởng : Theo dõi, điều hành, chỉ đạo tiến độ sản xuất

của các tổ bám sát kế hoạch sản xuất của công ty

- Tổ trưởng: Bao quát, điều hành chung trên chuyền và chịu trách nhiệm trước

Quản đốc và Quản lý về tiến độ , chất lượng, năng xuất của tổ mình

- Nhóm trưởng lấy hàng: Giao, nhận hàng vào, hàng ra trên chuyền Cùng tổ

trưởng điều hành hàng hóa trên chuyền

- Nhóm trưởng trên chuyền: Kết hợp với tổ trưởng hướng dẫn, kiểm tra trực tiếp

cho các công đoạn trên dây chuyền may,đồng thời kiểm tra các công đoạn khó

- QC in-line: Kiểm tra chất lượng của các công đoạn trên chuyền may dựa vào

áo PP, nhận xét của khách hàng, tài liệu, bảng màu…

- QC end-line: Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng của các tổ sản xuất

trước khi chuyển sang bộ phận hoàn thiện

Trang 5

- Công nhân: Phải tự kiểm tra chất lượng công đoạn của mình trong quá trình

sản xuất và trước khi chuyển hàng cho công đoạn sau Bộ phận sau trước khi tiến hành các bước tiếp theo cũng phải kiểm tra lại công đoạn trước Sau mỗi công đoạn công nhân phải tự nhặt chỉ sạch sẽ trước khi chuyển cho công đoạn tiếp theo

6 - Nội dung:

Quản lý và quản đốc xưởng căn cứ vào kế hoạch sản xuất , năng lực SX của từng tổ sau đó lập bảng kế hoạch phân chia kế hoạch sản xuất cho các tổ

6.1 - Chuẩn bị:

- Chuẩn bị tài liệu:

Tổ trưởng may nhận kế hoạch vào chuyền, tài liệu, áo mẫu, comment (nhận xét) của khách hàng, phân chia công đoạn

- Nhận BTP, phụ liệu may.

Căn cứ theo bảng kế hoạch vào chuyền nhóm trưởng nhận BTP từ tổ cắt theo “ Phiếu giao hàng” – Nhóm trưởng lấy hàng phải tiến hành nhận hàng sau đó so với phiếu giao hàng, kiểm tra số lượng, chi tiết, chất lượng BTP và phụ liệu

Chú ý: Với mã hàng có thêu, in hoặc ép mếch thì khi nhận BTP phải kiểm tra cả số

lượng hàng in, thêu, ép mex ở " Phiếu giao hàng”.

- Nhóm trưởng lấy hàng nhận phụ liệu may từ kho nguyên phụ liệu của xưởng và ký

vào sổ giao nhận nguyên phụ liệu Khi nhận phụ liệu may phải đối chiếu, kiểm tra số lượng, chất lượng phụ liệu sau đó giao cho công nhân may

-Tổ trưởng may theo dõi quá trình giao nhận hàng của tổ mình vào sổ theo dõi hàng

Ghi chú: Phụ liệu tùy thuộc theo yêu cầu TLKT của từng mã hàng/ đơn hàng và

bảng phối màu nguyên phụ liệu.

* Chuẩn bị mẫu cứng, ke cữ

Trang 6

- Nhóm trưởng lấy mẫu cứng, mẫu sang dấu từ phòng giác mẫu, lấy mẫu cứng, ke

cữ từ thợ sửa máy theo bảng phân chia công đoạn, phân chuyền

- Nhóm trưởng phải có trách nhiệm kiểm tra về tên mã hàng, ký hiệu trên mẫu, số lượng mẫu cần thiết sử dụng trong quá trình may, kiểm tra ke cữ lắp đặt đã đạt yêu cầu cho chất lượng sản phẩm và đạt năng xuất tối đa

6.2 - Phân chuyền.

Tổ trưởng sản xuất căn cứ vào kết cấu, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, số lượng công nhân, tay nghề từng người trong tổ mình rồi tiến hành phân chuyền theo “ Bảng phân chuyền”

6.3 - Rải chuyền, may,là chi tiết

*Rải chuyền.

- Nhóm trưởng có trách nhiệm bóc tách, phân phát chính xác chi tiết BTP , phụ liệu

tới từng công đoạn, bộ phận theo phân chuyền của tổ trưởng tổ và phòng mẫu Tất cả

“ Phiếu giao hàng” và giấy mặt bàn phải được lưu giữ đến khi kết thúc mã hàng

*May:

-Quản đốc chỉ đạo tổ trưởng SX, nhóm trưởng trên chuyền kết hợp với phòng mẫu cùng hướng dẫn các công đoạn may cho từng bộ phận theo yêu cầu kỹ thuật của từng

mã hàng và bảng phân chia công đoạn may

-Các công đoạn may nếu không duy trì được số thứ tự ban đầu thì phải đánh số lại trên giấy đánh số (Xin bên nhà cắt) số trên giấy phải ghi đầy đủ số thứ tự và số đợt hàng Các số đó phải được ghim vào đường may nơi thuận tiện nhất do tổ trưởng sản xuất hoặc nhóm trưởng quy định Giấy đánh số phải được duy trì cho tới khi độ an toàn về màu sắc, chất lượng sản phẩm được đảm bảo thì QC mới xé bỏ số cuối cùng Quy trình này nhằm đảm bảo sản phẩm đúng màu, đúng cỡ và tuân thủ “ Hướng dẫn nhận biết và truy tìm nguồn gốc sản phẩm”

-Trước khi tổ sản xuất tiến hành sản xuất hàng loạt cho các công đoạn , bộ phận SX của tổ phải may 1 số sản phẩm đầu tiên đối với từng cỡ của mã hàng sau đó bộ phận

Trang 7

QA, QC, Tổ trưởng chuyền may kiểm tra sản phẩm mới ra chuyền của từng cỡ/ mầu

so với sản phẩm được khách hàng chấp nhận ( PP sample).Khi có vấn đề mọi nhận xét được ghi vào “ Báo cáo kiểm tra sản phẩm đầu chuyền 5 pcs” để kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý cho mã hàng đó Việc kiểm tra tuân thủ theo “ Hướng dẫn kiểm tra quá trình may, là, gấp gói”

-Quá trình luân chuyển công đoạn, bộ phận trong chuyền mỗi CN phải có trách

nhiệm bó buộc hoặc để hàng hóa gọn gàng tránh lẫn cỡ, mầu

-Nếu luân chuyển từng số hoặc vài số một thì sau mỗi đợt hàng CN phải thông báo cho nhau bằng miệng Hàng ngày 2 lần hoặc những lúc thuận tiện hay những khi cần thiết CN các công đoạn, bộ phận phải báo ngay cho nhóm trưởng các số hàng có vấn

đề phải để lại, để kịp thời thay thân, đổi màu tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông , gọn gàng dứt điểm từng đợt

* Là chi tiết:

CN bộ phận là chi tiết khi là phải tuân thủ theo yêu cầu là của từng mã hàng

-Các đường chắp, diễu chính khi , đường tra khóa, nẹp được đưa lên bàn để là

-Các chi tiết, đường may có kích thước ngắn, cong được đưa lên gối là

6.4 - Đổi mầu:

Trong trường các chi tiết phải thay thân đổi màu, nhóm trưởng lấy chi tiết bị lỗi đấy mang đến cho nhân viên thay thân đổi bán, nhân viên này sẽ kiểm tra xem mảnh lỗi đấy ở lót nào, roll nào căn cứ vào báo cáo trải vải rồi vào kho lấy đầu tấm ra để đổi, sau đó nhân viên thay thân sẽ phải ghi vào “ Báo cáo hàng thay thân, đổi màu”

-Thủ kho căn cứ vào số lượng xuất vải cho người thay thân đổi mầu cắt các chi tiết tránh sự lãng phí khi dùng đầu tấm

6.5- Kiểm tra trên chuyền ( In-line):

-Trong quá trình may của công đoạn của mình, CN các công đoạn, bộ phận phải tự kiểm tra bộ phận của mình sau đó mới giao cho bộ phận sau Khi hai công đoạn giao cho nhau xong thì bộ phận sau phải kiểm tra của bộ phận trước

Trang 8

-QC in-line, hàng ngày phải kiểm tra xác suất các công đoạn may trên chuyền để phát hiện kịp thời những sai hỏng kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời -Áo lần và áo lót phải được QC kiểm tra trước khi lắp ráp với nhau ( kiểm tra trước khi quay lộn)

* Đối với áo lần (Vỏ) QC kiểm tra tất cả các đường may, là, quy cách lắp ráp theo đúng yêu cầu KT

* Đối với áo lót QC kiểm tra tất cả các đường may, là, quy cách lắp ráp theo đúng yêu cầu KT Chi tiết việc kiểm tra này được mô tả theo quy trình kiểm tra In- line

6.6– Thùa đính, chặn bọ:

-Bộ phận thùa đính phụ liệu , dưới sự hướng dẫn của phòng mẫu mới được tiến hành thùa đính, chặn bọ trên sản phẩm

• Thùa đính , chặn bọ chi tiết tiến hành theo dòng chảy của dây chuyền

• Thùa đính , chặn bọ hoàn thiện chỉ được tiến hành sau khi QC end- line đã kiểm tra sản phẩm may đạt

• Phải thùa khuyết trước sau đó mới đính cúc

6.7 Kiểm tra sản phẩm cuối chuyền ( End – line):

Quá trình kiểm tra được tiến hành theo quy trình hướng dẫn kiểm tra end- line

- Kiểm tra sản phẩm được tiến hành ngay trên bàn kiểm tra cuối chuyền SX của

tổ.Các lỗi được đánh dấu bằng sticker màu đỏ ( Lỗi nặng không thể sửa được), sticker màu xanh ( Lỗi may có thể sửa được) Sticker màu vàng (Lỗi tẩy bẩn chuyển sang bộ phận hoàn thiện tẩy)

-Kiểm tra sản phẩm là kiểm tra toàn bộ chất lượng đường may, qui cách yêu cầu theo TLKT , áo mẫu, bảng phối màu, nhận xét của khách hàng Kiểm tra độ đồng đều của màu sắc sản phẩm, lỗi sơi, bỏ mũi , đứt chỉ, lỗ chân kim….sau đó giao lại hàng cho người nhận hàng của bộ phận hoàn thiện

-Những sản phẩm đạt yêu cầu được để vào khu vực hàng đạt ( Pass) Sau đó tổ trưởng hoặc nhóm trưởng của tổ sẽ giao hàng đó cho người nhận hàng của bộ phận hoàn thiện

Trang 9

-Những sản phẩm lỗi cần dán sticker theo màu như trên rồi để vào khu vực hàng lỗi (Fail) giao cho tổ trưởng hoặc nhóm trưởng mang đi cho CN làm sai hỏng sửa lại -Nếu là hàng có giặt thì chuyển hàng cho người nhận hàng hoàn thiện để phân màu mang đi giặt

6.8- Đối với hàng giặt:

- Giao đi giặt:

Đối với hàng có giặt, sau khi thành phẩm đã được kiểm tra , tổ trưởng tổ hoàn thiện giao cho người phụ trách hàng giặt đếm chuyển đi giặt Khi chuyển hàng đi giặt quá trình giao hàng đi giặt được theo dõi theo “ Sổ giao , nhận hàng giặt”

- Kiểm tra sau giặt:

Sau khi hàng giặt về nhân viên phụ trách hàng giặt tiến hành đếm số lượng hàng giặt

về theo phiếu xuất kho giặt sau đó chuyển vào bộ phận hoàn thiện để làm các bước tiếp theo

Tổ trưởng, nhóm trưởng QC, FQA sẽ tiến hành kiểm tra hàng giặt về xem có đúng theo tiêu chuẩn giặt không( dựa theo mẫu giặt của khách hàng) Đo thông số sản phẩm sau giặt

6.9 – Là thành phẩm:

Là sản phẩm được tiến hành trên cầu là nồi hơi, CN là phải có trách nhiệm là hết bền mặt diện tích sản phẩm đảm bảo SP là xong không được bóng, cháy vải… Với các chất liệu vải đặc biệt phải dùng tất bàn là hoặc mảnh vải Cotton phủ lên trên SP Là xong SP được để trên bàn phẳng , nếu là hàng treo thì phải treo vào móc

Chú ý: Đối với các vị trí có dập cúc, đính cúc phải được là kỹ trước khi dập, đính

cúc.

6.10 - Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng (QC Finishing)

Trang 10

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm công đoạn cuối cùng do QC bên bộ phận hoàn thiên (Finishing) đảm nhiệm Việc kiểm tra sản phẩm được tiến hành theo “Quy trình kiểm tra finishing”

-Các SP lỗi được để vào vị trí hàng lỗi (Không đạt), các sản phẩm đạt chất lượng được để vào khu vực hàng đạt ( Pass)

-Các lỗi của SP không đạt được đánh dấu bằng sticker màu đỏ ( Lỗi nặng không sửa được) Sticker màu xanh ( Lỗi sửa may) Sticker màu vàng ( Lỗi tẩy bẩn) hoặc ghi ra 1 mảnh vải nhỏ ghi lỗi của SP rồi buộc vào dây treo áo hoặc đỉa quần SP không đạt thì người lấy hàng lỗi bên bộ phận HT trả về cho QC end- line để sửa chữa Sau đó QC phải theo dõi hoàn tất việc sửa chữa và giao lại cho người lấy hàng hoàn thiện theo lô hàng sửa chữa

-Các điểm đánh dấu lỗi hoặc mảnh vải ghi lỗi của QC cần được giữ nguyên Sau khi sửa xong QC chấp nhận các lỗi sửa đạt yêu cầu thì tự tay xé bỏ lỗi hoặc mảnh vải treo vào SP rồi để SP vào khu vực hàng đạt

-Nếu các SP sửa lần thứ 2 vẫn không đạt yêu cầu thì QC báo cho nhóm

truwowngrQC, nhóm trưởng QC có trách nhiệm báo cho tổ trưởng QC Tổ trưởng

QC cần báo cho tổ trưởng chuyền may, Quản đốc, Quản lý cho biện pháp sử lý

-Các SP QC đã kiểm tra đạt được tách cỡ rồi giao cho bộ phận dò kim hoàn thiện cho qua máy kiểm kim chuyển xuống khu vực đóng gói Người dò kim có trách nhiệm theo dõi vào “ Sổ theo dõi hàng qua máy dò kim”

6.11 - Gấp gói.

- Chuẩn bị áo mẫu gấp gói.

-Đối với hàng gia công: Sau khi SP đầu tiên qua máy dò kim, bên FQA hoặc quản

đốc, tổ trưởng hoàn thiện đề nghị khách hàng gấp gói mẫu 1 sản phẩm với đầy đủ phụ liệu đóng gói có xác nhận của khách hàng

-Đối với hàng FOB: Sau khi sản phẩm đầu tiên chuyển qua máy dò kim cho xuống

bộ phận hoàn thiện thì theo tài liệu hướng dẫn đóng gói bên Quản đốc, tổ trưởng HT

sẽ đóng gói 1 sản phẩm mẫu rồi treo lên cho nhân viên đóng gói

Trang 11

- Gấp gói:

-Công nhân gấp gói phải bắn mác/ treo thẻ bài vào sản phẩm trước khi đóng gói theo quy cách hướng dẫn của từng khách hàng , mã hàng hoặc SP mẫu đã được khách hàng phê duyệt ( nếu có)

-CN tiến hành vệ sinh công nghiệp , cởi khóa,cúc, cho túi dự phòng, đặt giấy chống

ẩm theo quy cách hướng dẫn của từng mã hàng, khách hàng hoặc SP mẫu đã được khách hàng phê duyệt (nếu có)

-Sản phẩm được đóng vào túi PE theo tiêu chuẩn của từng khách hàng, mã hàng sau

đó được xếp ngay ngắn theo hàng, cỡ, màu

-Hàng ngày số lượng hàng đã được gấp gói vào túi PE xong nhóm trưởng đóng gói phải nhập số hàng đã gấp gói cho thư ký hoàn thiện và ghi vào báo cáo ( Theo dõi hàng đóng gói)

-Công nhân gấp gói phải chú ý sử dụng đúng chủng loại túi PE, đề can, mác cỡ… cho sản phẩm thực tế

Chú ý: Nếu là hàng công treo thì lồng áo vào mắc sau đó mới lồng túi PE Giám đốc

xưởng phải chuẩn bị giá treo hàng, nơi treo hàng để đảm bảo chất lượng hàng công treo Toàn bộ hàng công treo phải được treo trên giá theo từng khu vực : mầu,cỡ…

- Thu hồi mẫu dưỡng và cữ gá.

Khi mã hàng kết thúc tổ trưởng có trách nhiệm thu hồi toàn bộ mẫu , ke cữ gá lắp Mẫu dưỡng, ke cữ được giao lại cho bộ phận sửa máy

- Theo dõi năng xuất ra chuyền.

-Hàng ngày thư ký bộ phận may theo dõi sản lượng ra chuyền của từng giờ , từng tổ của xưởng rồi ghi vào báo cáo theo dõi tiến độ hàng ngày, ghi vào bảng theo dõi trong phòng quản lý để tiện theo dõi

-Hàng ngày tổ trưởng theo dõi và ghi năng xuất lao động của từng cá nhân trong tổ theo “ Năng xuất công đoạn may”

Trang 12

– Báo cáo nguyên phụ liệu

• Khi nhận NPL nếu thiếu so với số lượng SX hoặc trong lúc SX các phụ liêu như cúc bị vỡ, các loại mác mất mát, khóa hỏng, chỉ may vượt quá định mức, chất lượng NPL không đảm bảo thì nhóm trưởng chuyền báo cáo cho

Tổ trưởng , Quản đốc, Quản lý, nhân viên phòng quản lý NPL để giải quyết

• Đối với hàng gia công phòng quản lý NPL báo với bên nhà máy cho gia công để bù lại số lượng

• Đối với hàng FOB phòng quản lý NPL thông báo cho phòng XNK, quản lý NPL để giải quyết bổ xung

- Kết thúc mã hàng bên Kho kiểm tra quyết toán số lượng NPL tồn

• Nếu số NPL này có kế hoạch SX hàng FOB tại công ty thì để lại tại kho công ty nhưng bên kho phải báo cáo cho phòng quản lý NPL và quản lý nắm được ngay sau khi mã hàng kết thúc không quá 10 ngày

Ngày đăng: 26/06/2018, 17:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w