Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngân sách xã là một công cụ tài chính quan trọng bảo đảm phương tiện vậtchất cần thiết cho chính quyền cấp xã thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐAI HỌC KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO
HUẾ, 2018
Đại học kinh tế Huế
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Thừa Thiên - Huế, ngàytháng năm 2018
Tác giả Luận văn
PHÙNG THỊ BÍCH THỦY
Đại học kinh tế Huế
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu ở nhà trường, kinh nghiệm trong quá trình công tác, sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Đăng Hào, Trường Đại học kinh tế - Đại học Huế - người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, Phòng HTQT- ĐTSĐH cùng toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại học kinh tế - Đại học Huế
KHCN-đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo, đồng nghiệp ở Sở Tài chính, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh, Kho Bạc Nhà nước, Cục Thuế và các cơ quan,
tổ chức có liên quan ở Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp số liệu cho tôi trong việc thu thập thông tin và tìm hiểu tình hình thực tế.
Và lời cám ơn cuối cùng tôi xin dành cho gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học và thực hiện Luận văn này.
Mặc dù bản thân đã có sự nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Thừa Thiên – Huế, ngày tháng năm 2018
Tác giả Luận văn
PHÙNG THỊ BÍCH THỦY
Đại học kinh tế Huế
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: PHÙNG THỊ BÍCH THỦY
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016 – 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG HÀO Tên đề tài: QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngân sách xã là một công cụ tài chính quan trọng bảo đảm phương tiện vậtchất cần thiết cho chính quyền cấp xã thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ quản
lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Từ đó góp phần tạo ra nguồn lựcchung cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, đưa nước ta tiến nhanh hơn, mạnhhơn, bắt kịp với nhịp độ phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới Dovậy, một trong những yêu cầu quan trọng được đặt lên hàng đầu là phải đổi mớimạnh hơn hoạt động ngân sách xã, đặc biệt là quản lý chi ngân sách xã.Trong nhữngnăm qua, công tác quản lý chi ngân sách xã ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã
có những bước tiến đáng ghi nhận Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đượcvẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế nhất định Do đó, việc nghiên cứu, phân tích tìnhhình thực tiễn công tác quản lý chi ngân sách xã để chỉ ra những tồn tại thiếu sót, thấy
rõ những vấn đề bức xúc cần giải quyết, từ đó có những giải pháp đối với xây dựng vàphát triển ngân sách xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh hiện nay là một vấn đề mang
tính cấp thiết Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài“Quản lý chi ngân sách
xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” đã được lựa chọn làm luận văn
Thạc sỹ nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nói trên
2 Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu được tiến hành thông qua thu thập số liệu từ các cơ quan chuyênmôn, điều tra đối tượng thu chi ngân sách để phân tích, đánh giá các vấn đề về mặt địnhtính, định lượng liên quan đến công tác chi ngân sách xã Sử dụng phương pháp phân
tổ thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo, sử dụngphần mềm thống kê thông dụng để xử lý số liệu
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi ngân sách xã mà luận văn đưa ra
có thể làm tài liệu tham khảo cho việc lãnh đạo, điều hành quản lý chi ngân sách xã gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn tới
Đại học kinh tế Huế
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ x
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục đích của đề tài 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4.Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ 5
1.1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH XÃ 5
1.1.1 Xã và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã 5
1.1.2 Khái niệm ngân sách xã 7
1.1.3 Đặc điểm, vai trò của ngân sách xã 8
1.2 QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ 10
1.2.1 Nội dung chi của ngân sách xã 10
1.2.2 Yêu cầu của quản lý chi ngân sách xã 14
1.2.3 Nội dung quản lý chi ngân sách xã 16
1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ HIỆN NAY 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH 28
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN QUẢNG NINH 28
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 28
Đại học kinh tế Huế
Trang 72.1.2 Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quảng Ninh 31
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH 33
2.2.1 Lập dự toán chi ngân sách xã 33
2.2.2 Chấp hành chi ngân sách xã 41
2.2.3 Quyết toán ngân sách xã 53
2.2.4 Thực trạng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra chi ngân sách xã 54
2.3 ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA TRONG CƠ QUAN QLNN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH 57
2.3.1 Một số thông tin chung về đối tượng thực hiện điều tra, phỏng vấn 57
2.3.2 Phân tích Cronbach’s Alpha 58
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSX TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH 78
2.4.1 Những kết quả đạt được 78
2.4.2 Những hạn chế 80
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 82
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH 85
3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH 85
3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020 85
3.1.2 Định hướng quản lý chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020 86
3.2 CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI 87
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán chi ngân sách xã 88
3.2.2 Hoàn thiện công tác chấp hành chi ngân sách xã 89
3.2.3 Hoàn thiện công tác quyết toán ngân sách xã 90
Đại học kinh tế Huế
Trang 83.2.5 Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, kế toán trong quản lý chi ngân sách xã
92
3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý ngân sách xã 93
3.2.7 Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước với xã 94 3.2.8 Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách xã 96
3.2.9 Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi ngân sách xã 96
PHẦN THỨ BA:KẾT LUẬN 97
3.1 Kết luận 97
3.2 Kiến nghị 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Đại học kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Quảng Ninh 29
Bảng 2.1: Tình hình thu, chi NSX trên địa bàn huyện Quảng Ninhgiai đoạn 2014-2016 34
Bảng 2.2: Tổng hợp thu NSX ở huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2016 36
Bảng 2.3: Tổng hợp chi NSX ở huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2016 39
Bảng 2.4: Tổng hợp quyết toán thu, chi NSX theo từng xã, thị trấn giai đoạn 2014 – 2016 42
Bảng 2.5: Cơ cấu chi NSX trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2016 .44
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện chi thường xuyên NSX trên địa bànhuyện Quảng Ninh giai đoạn 2014 – 2016 45
Bảng 2.7: Đặc điểm của đối tượng tham gia phỏng vấn 57
Bảng 2.8: Kết quả kiểm định thang đo công tác quản lý chi ngân sách xã tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 59
Bảng 2.9: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test 62
Bảng 2.10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách xã tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 63
Bảng 2.11: Kết quả EFA thang đo chất lượng công tác quản lý chi ngân sách xã 67
Bảng 2.12: Hệ số tương quan Pearson 69
Bảng 2.13: Tóm tắt kết quả của mô hình hồi quy đa biến 69
Bảng 2.14: Kiểm định độ phù hợp mô hình 70
Bảng 2.15: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 71
Bảng 2.16: Kết quả phân tích hồi quy 72
Bảng 2.17: Kết quả đánh giá công tác quyết toán chi ngân sách xãtại huyện Quảng Ninh 73
Bảng 2.18: Kết quả đánh giá công tác lập dự toánchi ngân sách xã tại huyện Quảng Ninh 74
Bảng 2.19: Kết quả đánh giá công tác thanh tra/kiểm tra chi ngân sách xã tại huyện Quảng Ninh 76
Đại học kinh tế Huế
Trang 10Bảng 2.20: Kết quả đánh giá công tác công khai tài chính chi ngân sách xã tại huyện
Quảng Ninh 77Bảng 2.21: Kết quả đánh giá công tác chấp hành chi ngân sách xãtại huyện Quảng
Ninh 78
Đại học kinh tế Huế
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Quảng Ninh 29
Đại học kinh tế Huế
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã, phường, thị trấn (gọi chung là đơn vị hành chính cấp cơ sở) đã tồn tại vàphát triển theo suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương TheoThông tư 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính, đơn vịhành chính Xã gồm có xã, thị trấn là đơn vị hành chính dưới huyện và phường là đơn
vị hành chính dưới quận Tính đến ngày 24 tháng 7 năm 2017, Việt Nam có 11.165đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1.504 phường, 594 thị trấn và 9.067 xã (theo Báocáo số liệu tổng hợp mạng lưới Điểm giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách xã hội)
Có thể nói xã có vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng.Nơiđây thể hiện rõ nhất mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân và trực tiếp tổ chức triểnkhai, chỉ đạo, biến mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước vào cuộc sống.Chính quyền cấp xã là đơn vị quản lý hành chínhNhà nước cấp cơ sở, chịu trách nhiệm một cách toàn diện trước Đảng, Nhà nước vànhân dân địa phươngtrên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, anninh quốc phòng Bởi vậy, việc xây dựng Đảng bộ và chính quyền Nhà nước ở cấp
xã trong sạch, vững mạnh kết hợp chặt chẽ với vấn đề quan tâm công tác quản lýnguồn ngân sách cơ sở để tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiệnnay là một yêu cầu khách quan và cấp thiết
Ngân sách xã là một công cụ tài chính quan trọng cho chính quyền cấp xãthực hiện được các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hộitrên địa bàn Từ đó góp phần tạo ra nguồn lực chung cho sự nghiệp phát triển kinh tếđất nước, đưa nước ta tiến nhanh hơn, mạnh hơn, bắt kịp với nhịp độ phát triển củacác nước trong khu vực và trên thế giới Do vậy, một trong những yêu cầu quantrọng được đặt lên hàng đầu là phải đổi mới mạnh hơn hoạt động ngân sách xã, đặcbiệt là quản lý chi ngân sách xã
Trong những năm qua, công tác quản lý chi ngân sách xã ở huyện Quảng Ninh,tỉnh Quảng Bình đã có những bước tiến đáng ghi nhận Tuy nhiên, bên cạnh nhữngthành tựu đã đạt được vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế nhất định (Vẫn còn nhiều
xã, trường học chưa thực hiện nghiêm quy chế dân chủ trong quản lý ngân sách, đặcbiệt là việc thu, chi các khoản đóng góp của nhân dân Một số đơn vị quản lý sử dụng
Đại học kinh tế Huế
Trang 13ngân sách không đúng quy định của luật ngân sách, biểu hiện: chi sai nguyên tắc, chế
độ, chứng từ không đảm bảo quy định ) Dođó, việc nghiên cứu, phân tích tình hìnhthực tiễn công tác quản lý chi ngân sách xãđể chỉ ra những tồn tại thiếu sót, thấy rõnhững vấn đề bức xúc cần giải quyết, từ đó có những giải pháp đối với xây dựng vàphát triển ngân sách xãtrên địa bànhuyện Quảng Ninh hiện nay là một vấn đề mangtính cấp thiết
Đó chính là những lý do hết sức thuyết phục để tôi chọn đề tài: “Quản lý chi
ngân sách xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”làm luận văn thạc sĩ
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi ngân sách xã làm cơ sở
nghiên cứu đề tài
- Phân tích thực trạng công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyệnQuảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xãtrên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách xã
Trang 144.Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện QuảngNinh, Sở Tài chính, Chi Cục Thống kê huyện Quảng Ninh; Báo cáo kế hoạch KT-XH
5 năm 2011-2015; Kế hoạch KT-XH hàng năm của UBND Tỉnh; Báo cáo quy hoạchtổng thể phát triển KT - XH của tỉnh đến năm 2020; Niên giám thống kê huyện QuảngNinh và một số báo cáo khác có liên quan để đánh giá thực trạng công tác quản lý chingân sách xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
4.1.2 Số liệu sơ cấp
Đề tài tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra phỏng vấn ngẫu nhiêncán bộ đang làm việc liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách xã tại huyện QuảngNinh, tỉnh Quảng Bình thông qua bảng hỏi về các nội dung chính ảnh hưởng đến công tácquản lý chi ngân sách xã tại huyện Quảng Ninh, gồm:
- Công tác lập dự toán chi ngân sách xã;
- Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách xã;
- Công tác quyết toán chi ngân sách xã;
Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Đối với phươngpháp này, trước tiên lập danh sách các đối tượng là cán bộ, công chức liên quan đếncông tác quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Quảng Ninh bao gồm: HĐND, UBND
xã, cơ quan Thuế, UBND huyện, PTCK huyện, KBNN huyện
Kích thước mẫu được xác định dựa trên cơ sở tiêu chuẩn 5:1 của Bollen (1998)
và Hair & ctg (1998), tức là để đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám pháEFA) tốt thì cần ít nhất 05 quan sát cho 01 biến đo lường và số quan sát không nêndưới 100 Mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) sử dụng trong luận văn gồm 05nhân tố độc lập với 24 biến Do đó, kích thước mẫu tối thiểu cần thiết là từ 24 x 5 =120
4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
Để tiến hành phân tích đánh giá thực trạng chi ngân sách xã trên địa bàn nghiêncứu theo các tiêu thức khác nhau, luận văn sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để
Đại học kinh tế Huế
Trang 15tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập được Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đếncông tác quản lý chi ngân sách, trong nghiên cứu này phương pháp phân tích nhân tốkhám phá (EFA) và phân tích hồi quy đã được áp dụng Trong quá trình phân tích, tínhtoán phần mềm thống kê SPSS đã được sử dụng để xử lý số liệu.
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính củaluận văn gồm 3 chương với kết cấu như sau:
Chương 1.Cơ sở thực tiễn và lý luận về quản lý chi Ngân sách xã Chương 2.Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện
Quảng Ninh
Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn
huyện Quảng Ninh
Đại học kinh tế Huế
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ 1.1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH XÃ
1.1.1 Xã và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã
Nhà nước xuất hiện là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội Từ khi rađời Nhà nước đã phải gánh vác trọng trách lớn là giữ vững biên cương, bờ cõi, ổn địnhđời sống cho nhân dân và phát triển kinh tế đất nước Để thực hiện được những chứcnăng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước phải có những phương tiện vật chất và phải thựchiện phân cấp quản lý Lịch sử phát triển của xã hội cho thấy mọi Quốc gia đều phảitiến hành phân cấp để quản lý Mặc dù có sự khác nhau về nội dung phân cấp và sốcấp quản lý, nhưng mỗi thể chế đều có cấp quản lý cơ sở[15]
Nằm trong quy luật đó, ở nước ta, sự phân cấp quản lý đã hình thành ngay từNhà nước phong kiến sơ khai đầu tiên: Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng, Nhànước Âu Lạc của Thục An Dương Vương Vào thế kỷ thứ III trước công nguyên,Nhà nước phong kiến sơ khai đạt đến sự hưng thịnh với nền văn minh lúa nước,đồng thau và đồ sắt với chính thể chuyên chế và hạ tầng là công xã nông thôn(khoảng 500 làng, xã) Đến buổi đầu kỷ nguyên tự chủ vào đầu thế kỷ thứ X, nhà cảicách Khúc Hạo đã chia cả nước thành những đơn vị hành chính gồm các cấp: Lộ,Phủ, Châu, và đơn vị hành chính cơ sở gọi là Giáp xã Đến các triều đại Triệu,Đinh, Lý, Trần….gọi là Hương xã.[15]
Tuy tên gọi mỗi một thời khác nhau, nhưng chức năng nhiệm vụ của cấp chínhquyền cơ sở không thay đổi bao nhiêu, chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ: quản lý nhânkhẩu, ruộng đất, thu tô, thu thuế,, giữ gìn phép nước trị an, chăm lo lợi ích công cộng
đê điều, tưới tiêu, đường xã, cứu tế xã hội tóm lại là quản lý dân, thực thi pháp luật tạiđịa phương và tạo dựng cơ sở vật chất cho Nhà nước và xã hội
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, làng xã trở thành cơ sở, nơinuôi dưỡng, phát triển lực lượng cho Cách mạng Thời kỳ xây dựng CNXH ở miềnBắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, nhận thức rõ vai trò quan trọng của làng, xã,Đảng và Nhà nước ta đã quy định rõ trong các văn bản pháp luật: việc quản lý cáccông việc Nhà nước ở cơ sở do HĐND và UBND xã đảm nhiệm HĐND xã là cơ quanquyền lực Nhà nước ở địa phương, thành viên của HĐND là do nhân dân địa phương
Đại học kinh tế Huế
Trang 17bầu ra theo chế độ phổ thông đầu phiếu UBND xã là cơ quan chấp hành của HĐND.Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND Các thành viên khác của UBND không nhất thiếtphải là đại biểu HĐND.
Theo điều 110 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013quy định 4 cấp hành chính của nước ta là: Trung ương, Tỉnh (Thành phố trực thuộcTrung ương), Huyện(và đơn vị hành chính tương đương như: thành phố trực thuộctỉnh, quận, thị xã), Xã(và các đơn vị hành chính tương đương như: phường, thị trấn).Theo đó xã là đơn vị hành chính cơ sở của Nhà nước ở nông thôn Chính quyền Nhànước cấp xã bao gồm HĐND và UBND có chức năng quản lý mọi hoạt động kinh tế
xã hội trên địa bàn trong thể chế thống nhất của Nhà nước với các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất,thực thi các công việc nội chính: Tổ chức, an ninh, quân sự, tư pháp,thanh tra… nhiệm vụ quan trọng nhất là đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xãhội, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong dân, đảm bảo cho công dân thực hiệnđầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước Phòng chống tệ nạn xã hội,quản lý hộ tịch hộ khẩu, thực hiện thanh tra nhân dân, phát hiện và xử lý theo quyềnhạn được giao những hành vi vi phạm pháp luật, kiểm tra đôn đốc việc chấp hành cácchính sách chế độ, thể lệ do Nhà nước quy định
Thứ hai,phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất của người dân Đó là việcquản lý đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác trên địa bàn xã theo quy định củapháp luật, bằng quyền lực của chính quyền nhà nước để điều tiết, hướng dẫn sản xuất
và tiêu dùng, thông qua các quá trình xây dựng, tổng hợp, quyết định kế hoạch, kiểmtra, chỉ đạo đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác huy động và sử dụng nguồn lực tài chínhtrong dân cũng như các thế mạnh khác của địa phương
Thứ ba,thực hiện việc chăm lo phát triển giáo dục, y tế, văn hoá xã hội và đờisống tinh thần của người dân Đó là trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiệncác chương trình công tác văn xã, tổ chức và quản lý các hoạt động văn hoá thông tin,thể dục thể thao, truyền thanh, giáo dục y tế … nhằm cải thiện đời sống tinh thần củangười dân Chăm lo sức khoẻ, bảo vệ chăm sóc trẻ em, kế hoạch hoá gia đình,quản lýlao động, tổ chức thực hiện di dân kinh tế mới theo định hướng chiến lược
Thứ tư,thực hiện quản lý tài chính, ngân sách xã: Tổ chức thi hành các chính
Đại học kinh tế Huế
Trang 18xãtheo quy định, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài vụ của hợp tác xã, đơn vị trựcthuộc, tổ chức thực hiện chế độ kế toán, quản lý huy động sử dụng các loại quỹ theoquy định của pháp luật (Hiến Pháp nước Công Hòa Xã hội chủ ngĩa Việt Nam, năm2013).
Trong nền kinh tế thị trường dưới góc nhìn của kinh tế học công cộng,cácnhiệm vụ của chính quyền cấp xã là đứng ra tổ chức cung cấp các hàng hoá dịch vụcông cộng mang tính chất trực tiếp cho dân chúng tại địa phương Các hàng hoá dịch
vụ công cộng đó là: Đảm bảo an ninh trật tự, giáo dục y tế văn hoá xã hội, giao thôngcông cộng, các dịch vụ hành chính, pháp lý… gắn liền với những người dân trên địabàn xã[13]
Như vậy, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được mở rộng đa dạng và phongphú hơn so với trước đây, liên quan hầu hết đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế xãhội của nhân dân trên địa bàn xã Đó là cơ sở cho việc hình thành ngân sách xã vàphương thức, quy trình quản lý ngân sách xã[13]
1.1.2 Khái niệm ngân sách xã
Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, nó đạidiện và đảm bảo tài chính cho chính quyền xã có thể chủ động khai thácnhững thế mạnh có sẵn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội,giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã[17]
Ngân sách xã là một bộ phận của tài chính công có liên quan đến các hoạt độngchi tiêu của chính phủ vàcác nguồn thu để tài trợ cho chi tiêu của chính phủ Một trongmục tiêu quan trọng của phân tích chi tiêu của ngân sách là để hiểu tác động của chitiêu của chính phủ, các quy định, chính sách thuế và vay mượn lên quá trình phát triểnkinh tế - xã hội như tạo việc làm, đầu tư và chi tiêu Nguyên tắc để quản lý chi ngânsách là đảm bảo vai trò điều tiết của chính phủ trongnền kinh tế và tác động của nó đốivới việc sử dụng tài nguyên và bảo đảm phúc lợi của người dân[20]
Ngân sách xã trực tiếp gắn với người dân, trực tiếp giải quyết toàn bộ mối quan
hệ về lợi ích giữa Nhà nước với dân Chính vì vậy, ngân sách xã là tiền đề đồng thời là
hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước
Trong điều lệ ngân sách xã ban hành tháng 04/1972 có ghi:"NSX là kế hoạch
thu chi tài chính của chính quyền cấp xã, để đảm bảo điều kiện vật chất cho Hội đồng
Đại học kinh tế Huế
Trang 19nhân dân và Ủy ban hành chính xã làm tròn trách nhiệm, nhiệm vụ của mình: đảm bảo việc chấp hành pháp luật, giữ vững trật tự trị an, bảo vệ tài sản công cộng, bảo hộ quyền lợi hợp pháp của công dân; quản lý mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội trong xã, động viên và giám sát các hợp tác xã và công dân thi hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với Nhà nước".
Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định về quản lý ngân sách
xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn xác định:
“Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân
dân xã quyết định và giám sát.”
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần phải có một khái niệm về ngân sách xã đầy đủ,thống nhất làm cơ sở cho việc xác định các yêu cầu, nhiệm vụ của NSX sau này
Tổng kết lại, một khái niệm phản ánh bản chất và bao quát nhất về NSX là:
NSX là toàn bộ các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục
vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý.
Như vậy ta có thể khẳng định rằng ngân sách cấp xã là một bộ phận hữu cơtrong hệ thống ngân sách Nhà nước, được kết cấu chặt chẽ và chịu sự điều chỉnh vĩ môcủa NSNN theo mục tiêu chung của quốc gia; kết hợp hài hòa giữa lợi ích chung vàquyền lợi vật chất của từng xã, dựa trên cơ sở sử dụng nguồn tài chính tại chỗ có hiệuquả, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cấp xã hoàn thành nhiệm vụ được giao Ngân sáchcấp xã là nhân tố góp phần thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đạihóa nông nghiệp nông thôn
1.1.3 Đặc điểm, vai trò của ngân sách xã
1.1.3.1 Đặc điểm của Ngân sách xã
Có thể khẳng định rằng ngân sách xã là một cấp trong hệ thống NSNN vì vậyngân sách xã mang đầy đủ những đặc điểm chung của NSNN; mặt khác cấp xã làcấp chính quyền cơ sở vì vậy bên cạnh những đặc điểm chung của NSNN ngân sáchcấp xã còn có những đặc điểm riêng tạo ra sự khác biệt căn bản so với các cấp ngânsách khác
Đại học kinh tế Huế
Trang 20+ Hoạt động của ngân sách xã luôn gắn chặt với hoạt động của chính quyền nhànước cấp xã;
+ Quản lý ngân sách xã bắt buộc phải tuân theo một chu trình luật định và khoahọc;
+ Hầu hết các khoản thu, chi của ngân sách xã được thực hiện theo phương thứcphân phối lại và không hoàn trả trực tiếp
- Đặc điểm riêng:
Hiện nay NSNN Việt Nam bao gồm 4 cấp tương đương với 4 cấp chính quyềncủa nhà nước ta Tuy chức năng, nhiệm vụ của 4 cấp chính quyền về cơ bản giốngnhau, nhưng phạm vi và quy mô hoạt động có sự khác nhau Vì vậy, ngân sách cấp xã
có những đặc điểm riêng, có tính chất đặc biệt so với các cấp ngân sách khác.Đó là:Ngân sách cấp xã vừa là một cấp ngân sách cơ sở, cấp cuối cùng trong hệ thống cáccấp ngân sách nhà nước; vừa là một đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách của mình Từtính chất đặc biệt của ngân sách cấp xã yêu cầu phải xây dựng các tiêu chí để nâng caohiệu quả quản lý ngân sách cấp xã phù hợp với yêu cầu công cuộc đổi mới đất nước ta
1.1.3.2 Vai trò của Ngân sách xã
Với khái niệm ngân sách cấp xã là một bộ phận của NSNN, vì vậy bản chất vaitrò của NSNN cũng là bản chất, vai trò của ngân sách xã nhưng phạm vi hoạt độngđược thu hẹp trên từng địa bàn của đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn cụ thể đượcbiểu hiện như sau:
- Ngân sách xã là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho chính quyền Nhànước cấp xã thực thi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội trên địa bàn Để thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ về quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn theo sự phân cấp trong hệ thốngchính quyền nhà nước, chính quyền xã phải có nguồn tài chính đủ lớn Có thể nói ngânsách cấp xã là quỹ tiền tệ có quy mô lớn nhất trong số quỹ tiền mà chính quyền cấp xãđược quản lý và sử dụng, nguồn tiền trong ngân sách xã chỉ được phép thực hiện cácnhiệm vụ mà chính quyền xã phải đảm nhận Vì vậy khả năng đảm bảo nguồn tàichính từ ngân sách cấp xã như thế nào sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ thực hiệncác nhiệm vụ kinh tế, xã hội của chính quyền nhà nước cấp xã [16]
- Ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng để giúp chính quyền Nhà nướccấp xã khai thác các thế mạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn xã đó Cùng với quá trình
Đại học kinh tế Huế
Trang 21hoàn thiện luật NSNN, cơ chế phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội cho chính quyềncấp xã ngày càng nhiều hơn tạo thế chủ động cho các xã trong quá trình xây dựng vàphát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Chính trong quá trình này ngân sách xã đóng vaitrò to lớn thông qua việc tạo lập các nguồn tài chính cần thiết để chính quyền xã đầu tưkhai thác các thế mạnh về kinh tế xã hội nông thôn và từng bước tạo đà cho sự pháttriển kinh tế trong những năm tới [16].
- Ngân sách xã là công cụ tài chính giúp chính quyền nhà nước cấp trên thựchiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã Nhà nước ta làmột hệ thống tổ chức thống nhất có sự phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạnquản lý kinh tế xã hội cho chính quyền cấp dưới yêu cầu cần có sự giám sát thườngxuyên của cơ quan chính quyền nhà nước cấp trên đối với hoạt động của cơ quanchính quyền nhà nước cấp dưới Vì vậy có thể nói rằng ngân sách cấp xã là một trongnhững công cụ hữu hiệu cho chính quyền nhà nước cấp trên thực hiện quyền giám sátcủa mình đối với hoạt động của chính quyền nhà nước cấp dưới bởi một trong nhữngnguồn thu của ngân sách cấp xã là nguồn chi bổ sung từ ngân sách cấp trên [16]
Thông qua các nguồn thu, nhiệm vụ chi tại ngân sách xã chính quyền xã thựchiện sự quản lý của mình trên tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội đảm bảo sự ổnđịnh về chính trị và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã Từ những vaitrò trên ta có thể khẳng định ngân sách xã là ngân sách của dân, do dân, vì dân và làcông cụ tài chính quan trọng để chính quyền nhà nước cấp xã thực hiện các chức năngnhiệm vụ được giao
1.2 QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ 1.2.1 Nội dung chi của ngân sách xã
Nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách xã là hai khái niệm không thể tách rờinhau, hình thành trên cơ sở khả năng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà chínhquyền xã được phân công, phân cấp đảm nhiệm Xét trên phương diện quan hệ giữahai mặt thu và chi NSX thì thu NSX còn ảnh hưởng mang tính quyết định đến chiNSX "Lường thu mà chi" đã trở thành phương châm điều hành NSNN ta nói chung vàNSX nói riêng Bởi vậy, muốn đi sâu nghiên cứu nhiệm vụ chi NSX trước hết phải đitìm hiểu các nguồn thu của NSX thể hiện qua các nội dung sau:
Đại học kinh tế Huế
Trang 221.2.1.1 Nguồn thu của ngân sách xã
Tại Thông tư số 60/2003/TT-BTC quy định về quản lý NSX và các hoạt độngtài chính khác của xã và Thông tư số 344/2016/TT-BTC quy định về quản lý ngânsách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn quy định:
Nguồn thu của ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phâncấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng
* Các khoản thu ngân sách xã hưởng một trăm phần trăm (100%):
Đây là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tàichính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư Căn cứ quy mô nguồn thu, chế
độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cânđối cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu, Hội đồng nhân dâncấp tỉnh xem xét dành cho ngân sách xã hưởng 100% các khoản thu dưới đây:
Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định
Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà nước theochế độ quy định;
Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sảnkhác theo quy định của pháp luật do xã quản lý;
Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy độngđóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xãquản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác;
Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp chongân sách xã theo chế độ quy định;
Thu kết dư ngân sách xã năm trước;
Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật
* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên:
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước gồm:
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
- Thuế nhà, đất;
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
Đại học kinh tế Huế
Trang 23- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;
- Lệ phí trước bạ nhà, đất
Các khoản thu trên, tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% Căn
cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thểquyết định tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100%
Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định nêu trên, ngân sách xã còn đượcHội đồng nhân dân cấp tỉnh bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoảnthuế, lệ phí phân chia theo Luật Ngân sách nhà nước đã dành 100% cho xã, thị trấn vàcác khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụchi
* Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã:
Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi đượcgiao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và cáckhoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm) Số bổ sung cân đối này được xác định từnăm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm
Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thựchiện một số nhiệm vụ cụ thể
Ngoài các khoản thu nêu trên, chính quyền xã không được đặt ra các khoản thutrái với quy định của pháp luật
1.2.1.2 Nội dung chi của ngân sách xã
Chi ngân sách xã gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên Hội đồngnhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã Căn cứ chế độphân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt độngcủa các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội vànhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã, khi phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách
xã, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét giao cho ngân sách xã thực hiện các nhiệm vụchi dưới đây:
* Chi đầu tư phát triển gồm:
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không cókhả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh
Đại học kinh tế Huế
Trang 24Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từnguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo quyđịnh của pháp luật, do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý.
Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật
* Các khoản chi thường xuyên:
- Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:
+ Tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã;
+ Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân;
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước;
+ Công tác phí;
+ Chi về hoạt động, văn phòng, như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, phíbưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;
+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc;
+ Chi khác theo chế độ quy định
- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã
- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam,Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thutheo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có)
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng kháctheo chế độ quy định
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ
và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quyđịnh của Pháp lệnh về dân quân tự vệ;
+ Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khácthuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật;
+ Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự antoàn xã hội trên địa bàn xã;
+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định
- Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do
xã quản lý:
Đại học kinh tế Huế
Trang 25+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (không kểtrợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ xãnghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi); chi thăm hỏicác gia đình chính sách; cứu tế xã hội và công tác xã hội khác;
+ Chi hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã quản lý
- Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớpmẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản
lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi)
- Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết
bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã
- Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng
do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, thư viện,đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp và thoátnước công cộng, ; riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải tạo vỉa hè,đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh (đối với phường do ngânsách cấp trên chi)
Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông, khuyếnngư, khuyến lâm theo chế độ quy định
- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật
Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước; Hội đồng nhân dân cấptỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình hìnhđặc điểm và khả năng ngân sách địa phương [1], [5], [6]
1.2.2 Yêu cầu của quản lý chi ngân sách xã
Để phát huy vai trò của NSX trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, việcquản lý thu, chi NSX phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Quản lý chi NSX phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và toàn diện, từ khâu lập dự toán, chấp hành đến quyết toán NSX Việc lập dự
toán NSX phải thể hiện đầy đủ các quan điểm chủ yếu của chính sách tài chính quốcgia như: cơ cấu động viên các nguồn thu, bố trí các nội dung chi Trong khâu chấphành dự toán NSX cơ bản phải lập kế hoạch thu, chi quý trong đó chia ra các tháng để
tổ chức thực hiện tốt, đồng thời kiểm soát chặt chẽ thu, chi NSX trong từng tháng quý
Đại học kinh tế Huế
Trang 26Trong khâu quyết toán phải kiểm tra chặt chẽ các báo cáo thu chi NSX tháng, quý, đặcbiệt là các báo cáo quyết toán thu, chi NSX năm Như vậy trong một năm ngân sáchphải quản lý tốt đồng thời cả ba khâu, đó là: chấp hành NSX của chu trình hiện tại,quyết toán NSX của chu trình trước, và lập dự toán NSX cho chu trình tiếp theo, và cứlặp đi, lặp lại như vậy.
Thứ hai: Quản lý chi NSX phải phát huy tính dân chủ, công khai theo
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Tính dân chủ thể hiện ở chỗngười dân cũng được tham gia quản lý Nhân dân phải được bàn và quyết định trựctiếp các vấn đề sau: chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các côngtrình phúc lợi công cộng (điện, đường, trường, trạm xá, các công trình văn hoá thểthao ), đồng thời nhân dân phải kiểm tra, giám sát các hoạt động của HĐND vàUBND xã Tính công khai thể hiện: mọi hoạt động thu chi NSX phải rõ ràng minhbạch, công khai cho dân biết Các chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết củaHĐND, quyết định của UBND xã và của cấp trên liên quan đến địa phương, dự toán
và quyết toán NSX hàng năm, dự toán và quyết toán thu chi các quỹ, dự án, các khoảnhuy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng của xã
và kết quả thực hiện các chương trình dự án do nhà nước, các tổ chức cá nhân đầu tư,tài trợ trực tiếp cho xã, kết quả thanh tra kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực thamnhũng của cán bộ xã tất cả phải được công khai trước nhân dân
Thứ ba: Quản lý chi NSX phải tuân thủ theo pháp luật: trước hết phải thực
hiện đúng theo Luật NSNN, theo quy định chung của Nhà nước, theo các Nghị địnhcủa Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính Chi NSX phải đúng chế độ,tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định của nhà nước Thu chi NSX phải được hạch toánđầy đủ vào NSNN qua KBNN, tránh hiện tượng phép vua thua lệ làng, chi tiêu tuỳ tiện,gây lãng phí, thất thoát NSX
Thứ tư: Quản lý chi NSX phải khoa học, tiên tiến
Công tác quản lý chi NSX phải ngày càng được củng cố và hoàn thiện dựa trênnhững phương thức quản lý khoa học, tiên tiến phù hợp với điều kiện phát triển củatừng giai đoạn Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng những công nghệ tinhọc vào quản lý chi NSX một cách đồng bộ là một yêu cầu cấp thiết, tránh tình trạngtụt hậu của công tác quản lý NSX so với khu vực quản lý nhà nước nói chung [15]
Đại học kinh tế Huế
Trang 271.2.3 Nội dung quản lý chi ngân sách xã
Quy trình quản lý chi ngân sách xã gồm các bước được thể hiện qua sơ đồ sauđây:
1.2.3.1 Lập dự toán chi ngân sách xã
Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp trên, Ủy ban nhân dân xãlập dự toán ngân sách năm sau trình Hội đồng nhân dân xã quyết định
* Căn cứ lập dự toán ngân sách xã:
- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự antoàn xã hội của xã;
- Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm
vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyđịnh;
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định;
- Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do UBND huyện thông báo;
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và các năm trước
Ủy ban nhân dân huyện và Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thời gian báo cáo dựtoán ngân sách xã do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định
Lập dự toán chiNSX
Chấp hành chiNSX
Quyết toán chiNSX
Đại học kinh tế Huế
Trang 28- Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyệnlàm việc với Ủy ban nhân dân xã về cân đối thu, chi ngân sách xã thời kỳ ổn định mớitheo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương Đối với các năm tiếp theocủa thời kỳ ổn định, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện chỉ tổ chức làm việc với Ủyban nhân dân xã về dự toán ngân sách khi UBND xã có yêu cầu [4],[6], [8].
* Quyết định dự toán ngân sách xã:
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Ủy ban nhândân huyện, Ủy ban nhân dân xã hoàn chỉnh dự toán ngân sách xã và phương án phân
bổ ngân sách xã trình Hội đồng nhân dân xã quyết định Sau khi dự toán ngân sách xãđược Hội đồng nhân dân xã quyết định, Ủy ban nhân dân xã báo cáo Ủy ban nhân dânhuyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, đồng thời thông báo công khai dự toánngân sách xã cho nhân dân biết theo chế độ công khai tài chính về NSNN[4],[6],[8]
* Điều chỉnh dự toán ngân sách xã hàng năm (nếu có)
Trong các trường hợp có yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên để đảm bảo phùhợp với định hướng chung hoặc có biến động lớn về nguồn thu và nhiệm vụ chi
Ủy ban nhân dân xã tiến hành lập dự toán điều chỉnh trình Hội đồng nhân dân xãquyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân huyện [4],[6],[8]
1.2.3.2 Chấp hành chi ngân sách xã
Căn cứ dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã đượcHội đồng nhân dân xã quyết định, Ủy ban nhân dân xã phân bổ chi tiết dự toán chingân sách xã theo Mục lục ngân sách nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch
để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi
Căn cứ vào dự toán cả năm và khả năng thu, nhu cầu chi của từng quý, Ủy bannhân dân xã lập dự toán thu, chi quý (có chia ra tháng) gửi Kho bạc Nhà nước nơi giaodịch Đối với những xã có các nguồn thu chủ yếu theo mùa vụ, Ủy ban nhân dân xã đềnghị cơ quan tài chính cấp trên thực hiện tiến độ cấp số bổ sung cân đối trong dự toán
đã được giao (nếu có) cho phù hợp để điều hành chi theo tiến độ công việc
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (hoặc người được ủy quyền) là chủ tài khoản thu,chi ngân sách xã
Xã có quỹ tiền mặt tại xã để thanh toán các khoản chi có giá trị nhỏ Định mức tồnquỹ tiền mặt tại xã do Kho bạc Nhà nước huyện quy định cho từng loại xã Riêng những
Đại học kinh tế Huế
Trang 29xã ở xa Kho bạc Nhà nước, điều kiện đi lại khó khăn, chưa thể thực hiện việc nộp trực tiếpcác khoản thu của ngân sách xã vào Kho bạc Nhà nước, định mức tồn quỹ tiền mặt đượcquy định ở mức phù hợp.
* Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách:
Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc quản lý chi NSX:
Các tổ chức, đơn vị thuộc xã:
- Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mụcđích, đối tượng và tiết kiệm, có hiệu quả
- Lập dự toán sử dụng kinh phí hàng quý (có chia tháng) gửi Tài chính xã Khi
có nhu cầu chi, làm các thủ tục đề nghị Tài chính xã rút tiền tại Kho bạc hoặc quỹ tại
xã để thanh toán
- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyết toán sửdụng kinh phí với Ban Tài chính xã và công khai kết quả thu, chi tài chính của tổ chức,đơn vị
Tài chính xã:
- Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị
- Bố trí nguồn theo dự toán năm và dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chi, trườnghợp nhu cầu chi lớn hơn thu trong quý cần có biện pháp đề nghị cấp trên tăng tiến độcấp bổ sung hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồn thu, theo nguyêntắc đảm bảo chi lương, có tính chất lương đầy đủ, kịp thời
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các tổchức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch Ủy bannhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp đảm bảothực hiện mục tiêu và tiến độ quy định
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoặc người được Ủy quyền quyết định chi:
- Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm
vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyếtđịnh của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tuỳ theo tính chất, mức độ viphạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
Việc thực hiện chi phải bảo đảm các điều kiện:
Đại học kinh tế Huế
Trang 30- Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân bổ dựtoán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu, nguồn dựphòng ngân sách;
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định;
- Có đủ hồ sơ và chứng từ thanh toán;
- Được Chủ tịch UBND xã hoặc người được ủy quyền quyết định chi
Căn cứ vào dự toán chi cả năm, dự toán quý có chia tháng và tiến độ công việc,Tài chính xã làm thủ tục chi trình Chủ tịch xã hoặc người được ủy quyền quyết địnhgửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy địnhcủa pháp luật Việc thanh toán các khoản chi của NSX bằng cách rút dự toán Trêngiấy rút dự toán phải ghi cụ thể, đầy đủ chương, loại, khoản, mục, tiểu mục theo quyđịnh của Mục lục NSNN, kèm theo Bảng kê chứng từ chi; đối với các khoản chi lớnphải kèm theo tài liệu chứng minh
Trong những trường hợp thật cần thiết, như tạm ứng công tác phí, ứng tiềntrước cho khách hàng, cho nhà thầu theo hợp đồng, chuẩn bị hội nghị, tiếp khách, muasắm nhỏ, được tạm ứng để chi Trong trường hợp này,kế toán phải lập giấy rút dựtoán (tạm ứng), trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để Kho bạc Nhà nước có căn cứkiểm soát và bảng kê chứng từ thanh toán (đối với các khoản chi nhỏ lẻ không có hợpđồng) hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ (đối với trường hợp khoản chi phải cóhợp đồng)
Đối với các khoản chi từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, Tài chính xã phốihợp với Kho bạc Nhà nước định kỳ làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi vào NSX;khi làm thủ tục hạch toán thu, hạch toán chi phải kèm theo Bảng kê chứng từ thu vàBảng kê chứng từ chi theo đúng chế độ quy định
Chi thường xuyên:
Ưu tiên chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ công chức xã, nghiêmcấm việc nợ lương và các khoản phụ cấp
Các khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, khối lượngthực hiện công việc, khả năng của NSX tại thời điểm chi để thực hiện chi cho phù hợp
Chi đầu tư phát triển:
Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSX phải thực hiện đầy đủ theoquy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản và phân cấp của tỉnh;
Đại học kinh tế Huế
Trang 31việc cấp phát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSX thực hiệntheo quy định của Bộ Tài chính.
Đối với dự án đầu tư bằng nguồn đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện, ngoàicác quy định chung cần phải bảo đảm:
- Mở sổ sách theo dõi và phản ánh kịp thời mọi khoản đóng góp bằng tiền, ngàycông lao động, hiện vật của nhân dân
- Quá trình thi công, nghiệm thu và thanh toán phải có sự giám sát của Bangiám sát dự án do nhân dân cử
- Kết quả đầu tư và quyết toán dự án phải được thông báo công khai cho nhândân biết
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng dự toán, nguồn tàichính theo chế độ quy định, nghiêm cấm việc nợ xây dựng cơ bản, chiếm dụng vốndưới mọi hình thức
Kiểm tra, giám sát hoạt động NSX:
Hội đồng nhân dân xã giám sát việc thực hiện thu, chi NSX
Các cơ quan tài chính cấp trên thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn công tác quản
lý NSX
1.2.3.3 Quyết toán chi ngân sách xã
Tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toánNSX theo Mục lục NSNN và chế độ kế toán NSX hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo
kế toán và quyết toán theo quy định Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thực hiện côngtác kế toán thu, chi quỹ NSX theo quy định; định kỳ hàng tháng,quý báo cáo tình hìnhthực hiện thu, chi NSX, tồn quỹ NSX gửi Ủy ban nhân dân xã; và báo cáo đột xuấtkhác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân xã
Thời gian chỉnh lý quyết toán NSX hết ngày 31 tháng 01 năm sau
Để thực hiện công tác khoá sổ và quyết toán hàng năm, Tài chính xã thực hiệncác việc sau đây:
Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán, có biệnpháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải quyết kịp thời các nhu cầuchi theo dự toán Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ động có phương án sắp xếplại các khoản chi để đảm bảo cân đối NSX
Đại học kinh tế Huế
Trang 32Phối hợp với Kho bạc Nhà nước huyện nơi giao dịch đối chiếu tất cả các khoảnthu, chi NSX trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi theoMục lục NSNN, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỉ lệquy định.
Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ, tạm vay (nếu có) phải xem xét xử lý hoặchoàn trả, trường hợp chưa xử lý được, thì phải làm thủ tục chuyển sang năm sau
Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theonguyên tắc sau: Các khoản thu phải nộp chậm nhất trước cuối giờ làm việc ngày 31/12,nếu nộp sau thời hạn trên phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau Nhiệm vụ chiđược bố trí trong dự toán ngân sách năm, chỉ được chi trong niên độ ngân sách năm đó,các khoản chi có trong dự toán đến hết 31/12 chưa thực hiện được không được chuyểnsang năm sau chi tiếp, trừ trường hợp cần thiết phải chi nhưng chưa chi được, phảiđược Ủy ban nhân dân quyết định cho chi tiếp, khi đó hạch toán và quyết toán như sau:nếu thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán thì dùng tồn quỹ năm trước để chi vàquyết toán vào ngân sách năm trước; nếu được quyết định thực hiện trong năm sau, thìlàm thủ tục chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp và thực hiện quyết toán vào chingân sách năm sau
Tài chính xã lập báo cáo quyết toán thu, chi NSX hàng năm trình Ủy ban nhândân xã xem xét để trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng Tàichính – Kế hoạch huyện để tổng hợp Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho PhòngTài chính – Kế hoạch huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định
Quyết toán chi NSX không được lớn hơn quyết toán thu NSX Kết dư NSX là
số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi NSX Toàn bộ kết dư năm trước(nếu có) được chuyển vào thu ngân sách năm sau
Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05bản để gửi cho Hội đồng nhân dân xã, Ủyban nhân dân xã, Phòng tài chính – Kế hoạchhuyện, Kho bạc Nhà nước nơi xã giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách),lưu Ban tài chính xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết
Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyếttoán thu, chi NSX, trường hợp có sai sót phải báo cáo Ủy ban nhân dân huyện yêu cầuHội đồng nhân dân xã điều chỉnh [6],[9]
Đại học kinh tế Huế
Trang 33Như vậy, muốn đánh giá chất lượng công tác quản lý chi ngân sách xã, cần phảiđánh giá đầy đủ quy trình quản lý chi ngân sách xã ở mức độ tổng thể và chi tiết, cụthể :
Đối với công tác lập dự toán chi ngân sách xã phải căn cứ theo các nhiệm vụ,mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xãhội, xây dựng dự toán chi phải đúng chế độ chính sách quy định và phù hợp với điềukiện thực tế tại địa phương
Đối với công tác chấp hành chi ngân sách xã phải đảm bảo các khoản chi đượcthực hiện theo đúng chế độ, sử dụng đúng dự toán, đúng mục đích và đúng đối tượng,công khai giá trị quyết toán của các công trình
Đối với công tác quyết toán chi ngân sách xã phải dựa trên mức độ đạt được cácmục tiêu và kết quả đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian và đúng thẩm quyền quy định
Ngoài ra, công tác công khai tài chính ngân sách xã, thanh kiểm tra việc quản lýchi ngân sách xã cần được thực hiện đầy đủ, minh bạch, đúng quy định, đội ngũ cán bộthực hiện công tác quản lý ngân sách phải được đào tạo đúng trình độ, chuyên môn
1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Lệ Thủy là huyện nằm ở phía nam của tỉnh Quảng Bình Phía Nam tiếp giáp vớitỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, phía Bắcgiáp với huyện Quảng Ninh và phía Đông giáp biển Trong những năm qua, các cấpchính quyền đã luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao công tác quản lý chi ngân sách trênđịa bàn huyện Lệ Thủy Mặc dù, trong công tác quản lý ngân sách xã trên địa bànhuyện còn tồn tại một số hạn chế như: Nội dung các khoản thu thì được phân cấp ổnđịnh, nhưng việc phân cấp các đối tượng thu cụ thể chưa ổn định Không đánh giáđúng khả năng huy động nguồn thu trên địa bàn cũng như tính toán kỹ các nhiệm vụchi phát sinh trong năm nên chất lượng xây dựng dự toán chưa cao Tuy nhiên, côngtác quản lý Ngân sách xã của huyện cơ bản được củng cố và tăng cường Hiệu quả việcquản lý nguồn thu ngân sách nhà nước và ngân sách xã đạt được nhiều thành tựu đángkhích lệ, nhiều kinh nghiệm sâu sắc:
Đại học kinh tế Huế
Trang 34- Dự toán thu, chi đã được tính toán, phân bổ theo mục lục ngân sách, phù hợpvới điều kiện phát triển, các mục tiêu kinh tế - xã hội cơ bản mà HĐND và UBNND xãđặt ra trong năm Dự toán của các xã cơ bản được lập theo đúng quy trình, nội dung dựtoán đảm bảo đúng yêu cầu quy định, chất lượng công tác xây dựng dự toán ngày càngđược nâng cao, về cơ bản đã xác định được các nguồn thu, nhiệm vụ chi trong năm phùhợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.
- Đối với công tác thu Ngân sách xã đã chủ động phối hợp với các cơ quan thu,các tổ chức đoàn thể tổ chức khi thác và nuôi dưỡng nguồn thu đưpực tốt hơn Côngtác thu đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời đúng thời hạn như với các khoản thu lệ phítrước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp…Đối với công tác chi huyện đãchủ động quản lý các xã và điều hành các khoản chi ngân sách trong tổng kinh phíđược giao, chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ côngchức và hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Việc quyết toán NSX được các xã thực hiện theo đúng quy định của LuậtNSNN, Quyết toán ngân sách xã đảm bảo nguyên tắc cân đối gwiax thu và chi, báo cáoquyết toán thu, chi ngân sách xã cơ bản phản ánh trung thực, khách quan tình hình thựchiện thu, chi ngân sách xã
- Công tác kiểm tra, giám sát các khoản chi trong thời gian qua đã được cán bộBan tài chính xã phối hợp với Kho bạc nhà nước, nhất là đối với các khoản chi xâydựng cơ bản Luôn hướng việc chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ về mặt thủ tục, chứng
từ quyết toán, đúng chính sách, tiêu chuẩn, chế độ, định mức hiện hành của Nhà nước,chi đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, ngăn chặn đẩy lùi tham ô, lãnh phí trongviệc sử dụng ngân sách nhà nước
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Bố Trạch là một huyện của tỉnh Quảng Bình, huyện lỵ là thị trấn Hoàn Lão Mộtphần di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở huyện này Trongnhững năm gần đây, Huyện ủy – UBND huyện đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo các ngànhchức năng và UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện có hiệu quả công tác thu ngânsách Nhà nước và thu chi ngân sách xã Các khoản thu đã được phân bổ sớm cho cácngành và các xã, thị trấn trên cơ sở dự toán được giao và điều kiện thực tế của ngành,địa phương; đảm bảo sự công bằng và minh bạch Do vậy, kết quả thu ngân sách của
Đại học kinh tế Huế
Trang 35nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhiều năm đạt và vượt kế hoạch Bên cạnh nhữngkết quả đạt được vẫn còn một số xã có số thu thấp như: Đại Trạch, Lý Trạch, NhânTrạch…Trong công tác chi ngân sách xã, xuất phát từ việc chưa bám sát chỉ tiêu pháplệnh về thu – chi ngân sách xã, quản lý lỏng lẻo nên một số xã đã thực hiện chi sai quyđịnh, chi vượt thu gây mất cân đối và thâm hụt ngân sách dẫn đến nợ công, đặc biệt là
nợ đầu tư XDCB ở cấp xã tăng cao…Để kịp thời khắc phục những bất cập nêu trên,đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách nhà nước, quản lý chặt chẽ công tác chi ngân sách xã,Chủ tịch UBND huyện đã yêu cầu các ngành chức năng của huyện và UBND các xã,thị trấn cần khẩn trương thực hiện các biện pháp cấp bách sau:
Thứ nhất, đối với công tác thu ngân sách: Giao Chi cục Thuế huyện phối hợpvới các cơ quan liên quan tăng cường chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp pháthuy, khai thác các nguồn thu ở các xã, phường, thị trấn theo dự toán đã phân bổ Tiếptục tổ chức thu đối với các khoản đã hoàn thành nhưng còn tiềm năng để bù đắp chocác khoản khó khăn, phấn đấu hoàn thành vượt mức giao Giao UBND các xã, thị trấntăng cường phối hợp, chỉ đạo cán bộ chuyên môn, cán bộ ủy nhiệm thu trong việc thựchiện nhiệm vụ thu ngân sách; đẩy mạnh công tác định giá tài sản, đất đai sát với giágiao dịch thực tế…
Thứ hai, đối với công tác quản lý chi ngân sách xã: Giao Phòng Tài chính – Kếhoạch tăng cường rà soát, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trong việc cân đối nguồn thu
để có biện pháp giảm chi tương ứng; trước mắt đảm bảo kinh phí lương cho cán bộ,công chức, người lao động; sau đó là thực hiện thanh quyết toán, giảm nợ XDCB củađịa phương Giao UBND các xã tăng cường phối hợp, chỉ đạo cán bộ kế toán ngânsách xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ chi theo đúng quy đinh; quản lý chặt chẽ cácnhiệm vụ chi, giảm thâm hụt ngân sách
Thứ ba, đối với công tác thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Giao Chi cụcThuế huyện tăng cường phối hợp với UBND các xã, thị trấn chỉ đạo đẩy nhanh tiến độthu thuế sử dugnj đất phi nông nghiệp Giap Đài Truyền thanh – truyền hình huyện vàUBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiệntốt Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và việc thu các khoản thuế, phí, lệ phiiskhác ở địa phương
Đại học kinh tế Huế
Trang 361.3.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách xã cho huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Qua nghiên cứu lý luận vè quản lý NSX và kinh nghiệm tham khảo trong quản
lý NSX tại một số địa phương, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảotrong quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nhưsau:
- Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách trong quản lý thu, chi Ngân sách xã.Tăng cường tập huấn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chứclàm công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện; nâng cao nghiệm vụ quản lý chingân sách xã của chủ tài khoản nhất là trong quản lý đầu tư XDCB
- Thống nhất mạnh dạn phân cấp ngân sách cho cấp xã, thị trấn để các đơn vịnày chủ động khai thác nguồn thu tại địa phương để cân đối các nhiệm vụ chi củamình
- Nâng cao chất lượng lập dự toán NSX, cần thực hiện công khai, dân chủ trongquản lý nguồn thu tại xã và trong phân bổ nhiệm vụ chi cho các ngành để xây dựng dựtoán sát với tình hình thực tế tại các xã, thị trấn
- Huy động đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng các nguồn thu được phân cấp vàoNSX, thực hiện chi đúng, đủ, tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên chi con người và nhiệm vụchi đảm bảo an sinh xã hội; quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng các côngtrình phúc lợi; từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của ban giám sát cộng đồng tạicác xã
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thu, chi NSX vàhoạt động tài chính khác ở nông thôn, khu dân cư; thực hiện công khai, dân chủ trongviệc huy động nguồn vốn đầu tư các công trình phúc lợi
- Tăng cường chất lượng công tác kế toán, quyết toàn NSX, thực hiện phản ảnhtrung thực các hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý NSX
1.4 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ HIỆN NAY
Hiện nay cơ chế quản lý kinh tế xã hội đã có sự thay đổi phù hợp với sự pháttriển của đất nước, yêu cầu tất yếu đặt ra cho hoạt động quản lý ngân sách xã là cầnphải đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách trong giai đoạn mới để đáp ứng
Đại học kinh tế Huế
Trang 37được yêu cầu của xã hội Đổi mới cơ chế ở đây là đổi mới từ phương hướng, mục tiêuđến nội dung và phương pháp quản lý ngân sách xã Ngân sách xã phải đảm bảo chochính quyền xã hoạt động có hiệu lực, quản lý kinh tế xã hội bằng pháp luật đảm bảo
sự tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở nông thôn Chính vì vậy sựchuyển đổi nội dung quản lý chi ngân sách từ chi bao cấp tất cả mọi lĩnh vực sang chi
có lựa chọn phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể sẽ đảm bảo sự cân đối ngân sách cấp xã
Đổi mới phương pháp quản lý ngân sách xã, từ chỗ trước đây chưa xem ngânsách xã là một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia, chưa có sự quản lý thống nhấtthì nay ngân sách xã được xem là một bộ phận của ngân sách nhà nước, quản lý thốngnhất bằng pháp luật chung Chính phủ tham gia kiểm soát khối lượng sử dụng cáckhoản thu chi của chính quyền xã bằng các công cụ, phương tiện bộ máy thống nhấtcủa ngành tài chính có tính đặc thù riêng của từng xã
Đổi mới quản lý ngân sách xã phải theo phương châm tiếp thu và chọn lọcnhững kinh nghiệm quản lý mang lại hiệu quả trong các giai đoạn trước, từ những kinhnghiệm này cần đúc rút thành những bài học lý luận để cung cấp cho thực tiễn những
cơ chế quản lý ngân sách xã ngày càng hoàn chỉnh hơn Ví dụ từ phương châm “Nhànước và nhân dân cùng làm”, trong giai đoạn hiện nay cần phải biết phát huy sức mạnhcủa nhân dân huy động tối đa các nguồn thu vào ngân sách nhà nước cấp xã phục vụcho sự phát triển chung của xã Ngân sách xã đóng vai trò khởi động và điều chỉnh mọihoạt động theo định hướng phát triển chung của nhà nước
Tóm lại, ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cấp xã
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, là cấp thứ tư của NSNN đồng thời cũng
là đơn vị dự toán NSX đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo công bằng, văn minh ở địa phương, địnhhướng cho các chương trình quốc gia đi đúng hướng Xuất phát từ nhiệm vụ, quyềnhạn cụ thể của chính quyền cấp xã, từ yêu cầu quản lý NSX, từ mục tiêu và những biếnđộng kinh tế, xã hội ở cấp xã, kết hợp với thực trang phức tạp trong công tác quản lýNSX nói chung và công tác quản lý chi NSX nói riêng hiện nay cho thấy sự cần thiếtphải tăng cường quản lý chi NSX là điều không thể phủ nhận được
Từ việc trình bày những khái niệm chung nhất về NSX, vị trí vai trò của NSX
Đại học kinh tế Huế
Trang 38quy trình quản lý chi NSX cũng như thực tiễn quản lý chi NSX, tác giả luận văn đãkhẳng định được việc hoàn thiện công tác quản lý chi NSX hiện nay ở Việt Nam nóichung và ở huyện Quảng Ninh nói riêng là rất cần thiết và mang tính thời sự cao.
Đại học kinh tế Huế
Trang 39CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ
TRÊNĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN QUẢNG NINH
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Quảng Ninh là một huyện có diện tích lớn của tỉnh Quảng Bình với tổng diệntích tự nhiên là 119.418,2 ha Trước đây, lúc tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập,huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy được sáp nhập thành huyện Lệ Ninh, năm 1990tách ra thành hai huyện như trước Huyện bao gồm 14 xã và 01 thị trấn, có tên gọi là thịtrấn Quán Hàu Hiện nay, Quảng Ninh có dân số khoảng 90.000 người gồm 2 dân tộc làngười Kinh và Vân Kiều cùng sinh sống.Phía Nam huyện giáp huyện Lệ Thủy, phía Bắcgiáp thành phố Đồng Hới, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây là dãy Trường Sơn, giápbiên giới Lào
Huyện Quảng Ninh có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đa dạng với 25 km bờbiển, 35 km đường biên giáp nước bạn Lào cùng nhiều diện tích đất rừng Sông ngòichính chảy qua huyện này chủ yếu là sông Long Đại, một chi lưu của sông Nhật Lệ(nhánh kia là sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy) Huyện Quảng Ninh có tuyếnquốc lộ 1A chạy qua, cầu Quán Hàu bắc qua sông Nhật Lệ Đường sắt Bắc Nam chạyqua khu vực trung du của huyện Trung tâm huyện nằm cách 12 km về phía nam củasân bay Đồng Hới
Huyện Quảng Ninh nổi tiếng khắp vùng về tài nguyên cát Cụ thể là các xã dọctuyến đường Quốc lộ 1A, ở phía Đông đều là những động cát trắng trải rộng hàng cây
số trước khi đến biển Khác biệt với những nơi khác, những động cát ở đây rất cao, cókhi đến 20-30 mét và thường di chuyển sâu vào làng mạc, ruộng đồng, nhất là lúc cógió mùa đông bắc Mùa mưa lũ, giữa các đồi cát thường xuất hiện những bàu nướctrong vắt, sâu nhất cũng đến 3 mét
Nhìn chung, huyện Quảng Ninh có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi,có ảnh
Đại học kinh tế Huế
Trang 40Hình 2.1.Bản đồ hành chính huyện Quảng Ninh 2.1.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
Nhờ có sự năng động, sáng tạo của người dân toàn huyện, cùng với sự chỉ đạo sátsao của các cấp chính quyền, nền kinh tế của huyện Quảng Ninh đã đạt những kết quả
rõ rệt Dưới đây là một số chỉ tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội mà huyện Quảng Ninhđạt được trong những năm vừa qua
Về tăng trưởng kinh tế, huyện Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình
quân hàng năm là 13% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng dần tỷtrọng công nghiệp, dịch vụ du lịch Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng từ xuất phátđiểm còn rất thấp, đến năm 2016 tăng 22%, giá trị khu vực dịch vụ tăng 12%, sản xuấtnông - lâm - ngư nghiệp tăng 4,2% Cơ cấu kinh tế đến năm 2016: công nghiệp, xâydựng chiếm 39%, nông lâm - ngư nghiệp chiếm 35%, thương mại, dịch vụ chiếm 26%;thu nhập bình quân đầu người đạt 26 triệu đồng/người/năm
Về nông nghiệp, huyện chú trọng phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng
sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, gắn vớichương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Sau khi đưa vào sử dụng hồthủy lợi Rào Đá, diện tích sản xuất các loại cây trồng được mở rộng; đến năm 2015,diện tích trồng cây lương thực đạt 9.400 ha, tăng hơn 1.000 ha Chú trọng thực hiện đề
án cải tạo bộ giống mới có năng suất, chất lượng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Đại học kinh tế Huế