1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

178 5,4K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

Với triết lý “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, chúng ta có thể nhìnnhận “Dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực của học sinh” là một quan điểm, là một tư tưởng dạy học nhằm hướng

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Chuyên đề 7 DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGCHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HẠNG II

(Ban hành theo Quyết định số 2509 /QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2016

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Các tác giả:

- PGS.TS Nguyễn Văn Hồng (CB)

- TS Nguyễn Thị Thu Hà

- TS Cao Tiến Khoa

- TS Ngô Thị Thanh Nga

- TS Nguyễn Thị Thu Thủy Thái Nguyên, năm 2017

Trang 2

MỤC LỤC NỘI DUNG PHẦN MỞ ĐẦU

I Giới thiệu chung

II Mục tiêu

PHẦN NỘI DUNG CỤ THỂ

Mô đun 1 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học

Mô đun 2 Một số phương pháp dạy học hiệu quả

A Vận dụng dạy học dự án để phát triển năng lực tự học,

B Vận dụng dạy học tình huống để phát triển năng lực

C Vận dụng dạy học kết hợp để phát triển năng lực

Môđun 3 Dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn

Môđun 4 Báo cáo kinh nghiệm dạy học tích hợp theo chủ đề liên

môn ở trường trung học phổ thông

Trang 2 2 4 6 6 49 51 113 125 146 180

Trang 3

MỞ ĐẦU

I GIỚI THIỆU CHUNG

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh chóng của tri thức nhânloại và sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin làm cho

mô hình dạy học theo tiếp cận nội dung không còn phù hợp nữa Dạy học theotiếp cận phát triển năng lực của học sinh là một bước ngoặt lớn đánh dấu sựchuyển mình mạnh mẽ về chất của ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta trongthập niên thứ hai của thế kỷ XXI Dạy học ngày nay không chỉ có nhằm đếngiúp học sinh “biết được” cái gì mà còn phải nhằm tới cái đích cao hơn là họphải “làm được” cái gì với ý thức và phẩm chất của người lao động mới – ngườilao động tri thức trong thời đại kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Đây vừa

là mục tiêu, động cơ dạy – học, vừa là khó khăn và cũng vừa là thách thức mớicho Ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta và của toàn xã hội

Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Namkhóa XI ra đời đã tạo ra một hành lang pháp lí để toàn Đảng, toàn dân và trướchết là để toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung toàn tâm, toàn ý thực hiệnđổi mới căn bản và toàn diện Có thể nói, đây là một trong những cuộc cáchmạng lớn về giáo dục và đào tạo ở nước ta kể từ khi hệ thống giáo dục quốc dân

ra đời Sự thật là việc dạy theo mô hình tiếp cận nội dung không còn phù hợpnữa Việc học bây giờ của học sinh trong nhà trường không còn là thụ động, họkhông chỉ ngồi im một chỗ để nghe các thầy và các cô giáo thuyết giảng và chỉhọc thuộc lòng những dòng chữ dày đặc đã được in trong cuốn sách giáo khoa.Ngược lại, bây giờ, học sinh được hoạt động để chủ động lĩnh hội được kiếnthức, kĩ năng và hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp Còn việc dạy củacác thầy, các cô giáo bây giờ cũng phải đổi khác so với trước đây Hay nói chínhxác hơn là việc dạy của các thầy, các cô giáo trong nhà trường là phải thực hiệnthay đổi trước một bước Các thầy, các cô giáo bây giờ không phải đóng vai nhưcác “phát thanh viên” để truyền lại những thông tin đã được in sẵn trong sách

Trang 4

giáo khoa Ngược lại, bây giờ họ phải nhập vai như các nhà tổ chức thực thụ,hướng dẫn cho học sinh hoạt động để họ chủ động lĩnh hội được kiến thức, kĩnăng và hình thành được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp Dạy học ngày naynhư thế mới đáp ứng được mục đích không chỉ có nhằm đến giúp học sinh “biếtđược” cái gì mà còn nhằm tới cái đích cao hơn là họ phải “làm được” cái gì với

ý thức và phẩm chất của người lao động mới – người lao động tri thức

Để thực hiện được những điều nêu trên thì việc thay đổi mô hình dạy họctrước đây bằng mô hình dạy học mới – mô hình dạy học theo tiếp cận phát triểnnăng lực của học sinh là sự tất yếu

Với triết lý “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, chúng ta có thể nhìnnhận “Dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực của học sinh” là một quan điểm,

là một tư tưởng dạy học nhằm hướng đến thực hiện mục tiêu “kép” trong dạyhọc: Vừa giúp học sinh chủ động lĩnh hội được kiến thức bài học, vừa phát triểnđược những kĩ năng, năng lực cần thiết, đồng thời hình thành và phát triểnnhững phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở các em

Chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở

trường trung học phổ thông” trong “CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HẠNG II”(Ban hành theo Quyết định số

2509 /QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) bao gồm 3 vấn đề chính và được thiết kế thành các mô đun Cụ thể là:

Môđun 1 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Môđun 2 Một số phương pháp dạy học hiệu quả phát triển năng lực học sinh

Môđun 3 Báo cáo kinh nghiệm dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn ở trường trung học phổ thông

II MỤC TIÊU

Trang 5

Kết thúc khóa bồi dưỡng, mỗi học viên phải đạt được:

1 Về kiến thức

Tự nâng cao được những kiến thức cơ bản nhất về: Dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh; Một số phương pháp dạy học hiệu quả pháttriển năng lực học sinh; Thiết kế và vận dụng dạy học tích hợp theo chủ đề liênmôn nhằm phát triển năng lực học sinh

2 Về kỹ năng

Tiếp tục củng cố và tự nâng cao được các nhóm kĩ năng chủ yếu dưới đây:

- Nhóm kĩ năng nghiên cứu, tìm hiểu về dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực;

- Nhóm kĩ năng học tập, đặc biệt là kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, thảo luận vàlàm việc nhóm;

- Nhóm kĩ năng vận dụng như là vận dụng một số phương pháp dạy học tích cựcnhằm phát triển năng lực người học; Xây dựng được bảng tiêu chí với các chỉbáo cụ thể đánh giá hiệu quả phát triển năng lực; Xây dựng được chủ đề dạy họctích hợp liên môn để phát triển năng lực người học;

- Nhóm kĩ năng tư duy như là phân tích, so sánh dạy học theo tiếp cận nội dung

và dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực; Tổng hợp và khái quát hóa về nănglực, cấu trúc và các loại năng lực

Trang 6

- Có ý thức vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã thu nhận được qua đợt bồidưỡng vào thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, gópphần hiện thực hóa nội dung Nghị quyết số 29 kì họp Quốc hội lần thứ Tám củaBan Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI về đổi mới cănbản, toàn diện trong giáo dục và đào tạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Trang 7

B NỘI DUNG CỤ THỂ

Môđun 1 DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

- Mô tả được cấu trúc năng lực và phân loại năng lực;

- Phân tích được các quan điểm và các nguyên tắc dạy học theo định hướng pháttriển năng lực;

- Nhận thức được vai trò của người giáo viên và cán bộ quản lý trong hoạt độngdạy học theo định hướng phát triển năng lực;

- Phân tích được đặc điểm cơ bản đánh giá năng lực người học;

- Trình bày được quy trình đánh giá và các tiêu chí đánh giá hiệu quả trong hoạtđộng dạy học theo định hướng phát triển năng lực

b Về kỹ năng

Trang 8

Tiếp tục củng cố và tự nâng cao được các nhóm kĩ năng chủ yếu dưới đây:

- Nhóm kĩ năng nghiên cứu, tìm hiểu về bản chất dạy học theo định hướng pháttriển năng lực; Quan điểm và các nguyên tắcdạy học theo định hướng phát triểnnăng lực;Vai trò của người giáo viên và cán bộ quản lý trong hoạt động dạy họctheo định hướng phát triển năng lực; Quy trình đánh giá, các tiêu chí và công cụđánh giá hiệu quả trong hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực

- Nhóm kĩ năng học tập, đặc biệt là kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, thảo luận vàlàm việc nhóm;

- Nhóm kĩ năng vận dụng như là vận dụng một số phương pháp dạy học tích cựcnhằm phát triển năng lực người học; Xây dựng được bảng tiêu chí đánh giá hiệuquả phát triển năng lực; Xây dựng được bộ công cụ đánh giá phát triển năng lựcngười học;

- Nhóm kĩ năng tư duy như là phân tích, so sánh dạy học theo tiếp cận nội dung

và dạy học theo tiếp cận năng lực; Tổng hợp và khái quát hóa về năng lực, cấutrúc và các loại năng lực

2 HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

Trang 9

a Cá nhân tự nghiên cứu tài liệu

- Nghiên cứu kỹ tài liệu

- Hoàn thành các bài tập trong các nội dung

b Thảo luận

- Đến lớp thảo luận nhóm

- Báo cáo kết quả thảo luận nhóm

c Báo cáo viên tổng kết, bổ sung, mở rộng theo yêu cầu của học viên.

3 PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tài liệu về chuyên đề 7

Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm về năng lực

Thông tin cho hoạt động

Hiện nay, khái niệm”năng lực” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:

-Theo Từ điển tiếng Việt (Tr 639), năng lực được hiểu là “khả năng, điều kiệnchủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” khi đề cập

Trang 10

đến năng lực của một đối tượng nào đó, hoặc “là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạocho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao”khi đề cập đến năng lực của con người.

- Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (tập 3, tr 41), năng lực được hiểu là đặcđiểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo, tức là có thể thực hiện một cáchthành thục và chắc chắn một số dạng hoạt động nào đó

- Theo tác giả Phạm Tất Dong :" Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của

cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt

động đạt được những kết quả cao" (Phạm Tất Dong, Giúp bạn chọn nghề,

NXBGD, Hà Nội 1989, Tr 72.)

- P.A Rudich đã định nghĩa năng lực là tính chất tâm sinh lí của con người chiphối các quá trình tiếp thu kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo cũng như hiệu quả thựchiện một hoạt động nhất định

- Năm 1993, Gerard và Roegiers đã đưa ra định nghĩa năng lực là một tích hợpcác kĩ năng cho phép nhận biết một tình huống và đáp ứng với tình huống đómột cách tích hợp và một cách tự nhiên

- Năm 1995, De Ketele cũng đã định nghĩa năng lực là một tập hợp trật tự các kĩnăng (các hoạt động) tác động lên một nội dung trong một loại tình huống chotrước để giải quyết các vấn đề do tình huống này đặt ra

- Ba định nghĩa trên đây đều thống nhất cho rằng năng lực bao gồm ba thành tố

cấu thành: Năng lực = Kiến thức + kĩ năng + Thái độ Dựa trên ba thành tố cấu

tạo nên năng lực, trong tác phẩm của mình – ‘Khoa sư phạm tích hợp hay làm

thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường” (do Đào Trọng Quang và

Nguyễn Ngọc Nhị dịch năm 1996 – NXB Giáo dục), Xavier Roegiers đã phốihợp lại ý tưởng của ba định nghĩa trên và đưa ra khái niệm năng lực là sự tíchhợp các kĩ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loại tìnhhuống cho trước để giải quyết các vấn đề do tình huống này đặt ra

Trang 11

Khái niệm năng lực tiếp tục được bổ sung và ngày càng được hoàn thiệnthêm và chúng ta có thể thống kê thêm một số định nghĩa khác nữa về năng lực.Chẳng hạn như:

- Năm 1996, J Coolahan đã coi năng lực như là khả năng nói chung dựa trênkiến thức, kinh nghiệm, giá trị, khuynh hướng mà một người đã phát triển thôngqua cam kết với thực tiễn giáo dục

- Năm 1997, Perrenoud đã đưa ra định nghĩa năng lực là khả năng hoạt độnghiệu quả trong một số tình huống nhất định dựa trên kiến thức nhưng khả năngnày không có giới hạn

- Năm 2001, Weitnert đã định nghĩa năng lực là khả năng và kĩ xảo học đượchay sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống nhất định, cũng như sự sẵnsàng về động cơ, xã hội, và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề mộtcách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt

và đến năm 2016, nhóm tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội đã đưa

ra định nghĩa năng lực là những khả năng, kĩ xảo học được hay sẵn có của cánhân nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động

cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có tráchnhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt bằng những phương tiện,bện pháp và cách thức phù hợp (Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội, Dạyhọc theo đinh hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổthông, NXB ĐHSP, 2016, tr 13)

Những định nghĩa nêu trên đã đủ để minh chứng rằng: Năng lực là một

khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong hầu hết lĩnh vực khoa học và thực tiễn.

Dựa trên tài liệu của Franz E Weinert, chúng ta nhận thấy có sáu cách tiếp cậnkhác nhau để mô tả năng lực:

Thứ nhất: Năng lực được hiểu như khả năng của trí tuệ con người

Trang 12

Theo tác giả Trương Công Thanh, năng lực là những thuộc tính của nhâncách là điều kiện thực hiện có kết quả những dạng hoạt động nhất định, khảnăng thực hiện và mức độ thành công của hoạt động phụ thuộc vào chúng Theo tác giả Phạm Minh Hạc: Năng lực chính là một tổ hợp đặc điểm tâm

lý của một con người, tổ hợp đặc điểm này vận hành theo mục đích, tạo ra kếtquả của một hoạt động nào đấy

Thứ hai: Mô hình năng lực gắn với hành vi

Một trong những mô hình lý thuyết có ảnh hưởng, đó là mô hình phân biệtgiữa năng lực và hành vi của nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky Ông phân biệtnăng lực ngôn ngữ và hành vi ngôn ngữ Theo ông, năng lực ngôn ngữ là kiếnthức của con người về ngôn ngữ mà thực chất là kiến thức cú pháp của tiếng mẹ

đẻ, còn hành vi ngôn ngữ là những lời nói con người sản sinh ra vào bất cứ lúcnào trong những tình huống cụ thể và nó chịu ảnh hưởng của vô số các yếu tốkhác nhau Năng lực ngôn ngữ tiềm ẩn bên trong không thể quan sát trực tiếpđược, mà chỉ có thể quan sát được một cách gián tiếp thông qua hành vi ngônngữ

Thứ ba: Năng lực là động lực, không phải là nhận thức

Mối quan hệ này được đưa ra bởi R.H White: Năng lực như một tương táchiệu quả giữa cá nhân và môi trường, ông lập luận rằng để có năng lực cần cóđộng lực Động lực sẽ thúc đẩy năng lực trong tri giác quen thuộc Khía cạnhnày đã kết nối năng lực như một dự đoán chủ quan về tiềm năng hành vi của conngười và khuynh hướng hoạt động liên quan đến động lực

Thứ tư: Các khái niệm về năng lực hành động

Theo X Roegier: NL là tích hợp các kĩ năng tác động một cách tự nhiênlên các nội dung trong một loạt các tình huống cho trước để giải quyết nhữngvấn đề do những tình huống này đặt ra

Trang 13

Theo tổ chức OECD (2002): Năng lực là khả năng của các cá nhân đáp ứngcác yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công trong một bối cảnh cụ thể.

Theo Bernd Meier, năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệuquả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huốngkhác nhau thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết,

kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động năng lực hànhđộng bao gồm cả nhận thức, động lực, xã hội và sẵn sàng cho việc học tập vàhành động thành công

Thứ năm: Các khái niệm về năng lực cốt lõi

Năng lực cốt lõi là những năng lực có thể sử dụng để đạt được hiệu suất tốttrên một loạt các tình huống khác nhau, chúng bao gồm các kĩ năng về ngôn ngữ(bản địa và nước ngoài), khả năng và kĩ năng toán học, kĩ năng truyền thông và các

kĩ năng trong một nền giáo dục cơ bản nói chung

Thứ sáu: Các khái niệm về siêu năng lực

Theo http://www.oxfordreference.com, siêu năng lực là năng lực"bao quát"

có liên quan đến một loạt các công việc và đó tạo điều kiện thích nghi và linhhoạt trên một phần của tổ chức.Siêu năng lực thường được cho là bao gồm họctập,thích ứng, dự đoán và tạo rasự thay đổi Như vậy, một cá nhân có đủ kiếnthức, kĩ năng, chiến lược thích hợp để tổ chức và sắp xếp lại năng lực có sẵn mộtcách hợp lý và linh hoạt gọi là có siêu năng lực

Qua các phân tích trên, năng lực là một khái niệm rất rộng và rất phức tạp,nếu tổng hợp tất cả các hướng tiếp cận năng lực để tìm ra một khái niệm chungnhất như: tất cả các khả năng trí óc, tất cả các kĩ năng học tập, chiến lược, toàn

bộ động cơ học tập, thành tích và tất cả các kĩ năng nghề nghiệp quan trọng…điều này tất nhiên sẽ tạo ra một khái niệm năng lực rộng nhưng sẽ ít có giá trịthực tiễn, nghiên cứu khoa học và khó trong việc đánh giá Ngoài ra, không nên

Trang 14

tách rời năng lực với hành vi, nhận thức và động lực, năng lực chung và nănglực chuyên biệt, nên gắn liền năng lựcvới một bối cảnh cụ thể.

Để phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả phát triển năng lực của học sinhtrong dạy học, chúng tôi tiếp cận năng lực theo các dấu hiệu sau:

- Về tính chất: Năng lực là thuộc tính tâm lý của cá nhân

- Về cấu trúc: Năng lực bao gồm các thành phần như tri thức (khả năng trí tuệ vàkiến thức), kĩ năng, thái độ (tình cảm, ý chí, động lực…) thể hiện trong một bối cảnh

cụ thể

- Về kết quả: Năng lực có thể giúp các cá nhân thực hiện tốt các hành động,đồng thời giúp các cá nhân ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiệnmới, không quen thuộc Vì vậy, năng lực được thể hiện trong hoạt động và gắnliền với hoạt động ở một thời điểm nhất định nào đó

- Về sự hình thành và phát triển: Năng lực được hình thành do nguồn gốc ditruyền (bẩm sinh, năng khiếu) và do tập luyện (tác động của xã hội và môi trường giáodục)

Nhiệm vụ của hoạt động

1 Thảo luận nhóm tại lớp:

1/ Trình bày một số khái niệm về năng lực Vì sao lại có những định nghĩa khác nhau

về năng lực ? Hãy đưa ra điểm chung nhất trong các định nghĩa về năng lực

2/ Để đánh giá hiệu quả phát triển năng lực của học sinh trong dạy học môn học ởtrường phổ thông do đồng chí phụ trách, hãy lựa chọn cách tiếp cận nào về năng lực ?Tại sao ?

3/ Đồng chí hãy nêu và mô tả chuẩn đầu ra các năng lực cần thiết phải hình thành vàphát triển cho học sinh cấp THPT

2 Nộp kết quả sau khi kết thúc thảo luận nhóm nhiệm vụ 3/

Trang 15

Đánh giá hoạt động

Dựa vào kết quả thảo luận nhóm: nhiệm vụ 3/

Hoạt động 2 Tìm hiểu về dạy học theo tiếp cận trang bị kiến thức và dạy học theo định hướng phát triển năng lực về mặt giá trị

Thông tin cho hoạt động

a Dạy học theo tiếp cận trang bị kiến thức là gì ?

Dạy học theo tiếp cận trang bị kiến thức, hay là tiếp cận nội dung, hay là dạyhọc theo định hướng nội dung chủ yếu tập trung vào truyền đạt nội dung kiếnthức từ chương trình, sách giáo khoa, dựa trên kinh nghiệm truyền đạt của ngườidạy bằng các kĩ thuật và các phương pháp dạy học đặc thù

Kết quả của cách dạy học này đã làm cho người học biết được nhiều “cái ”(nhiều kiến thức) nhưng ít biết “làm” (ít vận dụng vào thực tiễn) Điều này thểhiện rất rõ trong chương trình, sách giáo khoa và trong giáo án dạy học (kếhoạch bài học) của người dạy

b Dạy học theo tiếp cận năng lực là gì ?

Ngược lại với dạy học theo tiếp cận nội dung, cách dạy học theo tiếp cậnnăng lực không phải chỉ tập trung vào lĩnh hội nội dung kiến thức từ chươngtrình, sách giáo khoa, dựa trên kinh nghiệm truyền đạt của người dạy bằng các

kĩ thuật và các phương pháp dạy học đặc thù mà là chính thông qua các hoạtđộng của người học

Kết quả của cách dạy học theo tiếp cận năng lực đã làm cho người họckhông phải biết được nhiều “cái” (nhiều kiến thức) mà rất coi trọng làm chongười học biết “làm” (chú ý nhiều vận dụng vào thực tiễn) Điều này cũng đượcthể hiện rất rõ trong chương trình, sách giáo khoa và trong giáo án dạy học (kếhoạch bài học) của người dạy Dưới đây là bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản

Trang 16

của dạy học theo tiếp cận nội dung và dạy học định theo tiếp cận phát triển nănglực học sinh:

Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của dạy học theo tiếp cận nội dung

và dạy học định theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh

Dạy học theo tiếp cận nội dung

Dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực

Mục tiêu

dạy học

Mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục

Nội dung

dạy học

Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình

Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắnvới các tình huống thực tiễn

Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết

- GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…;

- Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành

Đánh giá Tiêu chí đánh giá được xây Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực

Trang 17

đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn.

Nhiệm vụ của hoạt động

1 Thảo luận nhóm tại lớp

Lập bảng phân biệt những điểm khác nhau giữa 2 kế hoạch dạy học (giáo án)theo tiếp cận nội dung và dạy học theo tiếp cận năng lực

2 Nộp kết quả sau khi kết thúc thảo luận nhóm: 2 kế hoạch dạy học (giáo án) theo tiếpcận nội dung và dạy học theo tiếp cận năng lực

Đánh giá hoạt động

Dựa vào kết quả sau khi kết thúc thảo luận nhóm

Hoạt động 3 Tìm hiểu về cấu trúc năng lực

Thông tin cho hoạt động

c Cấu trúc năng lực

Có nhiều loại năng lực khác nhau và việc mô tả cấu trúc năng lực cũng cónhững điểm khác nhau:

- Trước hết, chúng ta nhận thấy rằng Benjamin Bloom (1956) đã được coi

là người đầu tiên đưa ra mô hình năng lực – Mô hình tam giác năng lực A.S.K

(A.S.K là những chữ cái tiếng Anh đầu tiên của các chữ: Atitude - Thái độ; Skill - Kĩ năng và Knowledge - Nhận thức).

Trang 18

Mô hình tam giác năng lực A.S.K.

Ba yếu tố cấu thành nên năng lực cá nhân con người này không ghép nốivới nhau một cách cơ học mà ngược lại chúng kết hợp chặt chẽ hữu cơ với nhau

Có thể nói sự phát triển năng lực cá nhân con người là sự phát triển đồng bộ của

cả ba yếu tố nói trên

Mô hình kết hợp ba yếu tố A.S.K trong năng lực

- Theo Bend Meier và Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông

qua phương pháp sử dụng phương tiện dạy học mới (Tài liệu hội thảo – tập

Trang 19

huấn), Bộ GD&ĐT – Dự án phát triển giáo dục THPT) thì cấu trúc chung củanăng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần:1) Nănglực chuyên môn; 2) Năng lực phương pháp; 3) Năng lực xã hội; 4) Năng lực cáthể

(1) Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các

nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn mộtcách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn Nó được tiếpnhận qua việc học nội dung – chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhậnthức và tâm lý vận động

(2) Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với

những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết cácnhiệm vụ và vấn đề Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương phápchung và phương pháp chuyên môn Trung tâm của phương pháp nhận thức lànhững khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức Nóđược tiếp nhận qua việc học phương pháp luận – giải quyết vấn đề

(3) Năng lực xă hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong

những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khácnhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác Nó được tiếp nhậnqua việc học giao tiếp

(4) Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá

được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triểnnăng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quanđiểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử

Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc – đạo đức và liên quan đến tư duy vàhành động tự chịu trách nhiệm

Có thể mô tả cấu trúc năng lực theo mô hình bốn thành phần dưới đây:

Trang 20

Mô hình cấu trúc bốn thành phần của năng lực hành động

Theo Bend Meier và Nguyễn Văn Cường (2005)

Mô hình cấu trúc năng lực bốn thành phần trên đây rất phù hợp với bốntrụ cột giáo dục ở thế kỷ XXI do UNESCO đề xuất Điều này được thể hiện ởbảng so sánh dưới đây:

Trang 21

Bảng so sánh sự tương đồng giữa mô hình cấu trúc năng lực

bốn thành phần và bốn trụ cột giáo dục ở thế kỷ XXI

(do UNESCO đề xuất)

Mô hình cấu trúc năng lực bốn thành phần trên đây có thể cụ thể hóa trongtừng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp cũng rất khác nhau Hơn thế nữa, trongmỗi lĩnh vực nghề nghiệp, năng lực cũng được mô tả khác nhau Chẳng hạn như,năng lực của giáo viên bao gồm: Năng lực dạy học; Năng lực giáo dục; Nănglực chẩn đoán và tư vấn; Năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trườnghọc; v.v

Mô hình cấu trúc năng lực bốn thành phần trên đây cũng đã chỉ ra rằng, giáodục theo định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triểnnăng lực chuyên môn mà còn phát triển cả năng lực phương pháp chuyên môn,năng lực cá nhân và năng lực xã hội Những năng lực này không thể tách rờinhau mà có liên hệ chặt chẽ với nhau theo mối quan hệ cấu trúc – hệ thống

Trang 22

Ngoài ra, còn có nhiều cách mô tả cấu trúc năng lực khác nữa Chẳng hạn như

mô hình mô tả năng lực của cá nhân như một tảng băng trôi gồm hai phần: phầnnổi chiếm khoảng 10 - 20% và còn 80 - 90% là phần chìm Trong đó:

(1) Phần nổi chiếm 10 – 20% là phần nền tảng được giáo dục, đào tạo, kinhnghiệm, kĩ năng,…Phần nổi này được thể hiện ra bên ngoài và có thể nhận thấythông qua các hình thức quan sát, đánh giá, kiểm tra,…Trong quá trình dạy học,giáo viên cần coi trọng phần này để điều chỉnh hoạt động dạy học của mình đạthiệu quả cao

(2) Phần chìm chiếm 80 – 90%, đó là năng khiếu, phong cách tư duy, tính cáchhành vi, sở thích nghề nghiệp, là phần tiềm ẩn của năng lực cá nhân Trong quátrình dạy học, giáo viên cần hết sức coi trọng phần này để phát hiện năng lực cánhân của từng học sinh để vận dụng phương pháp dạy học và hình thức tổ chứcdạy học phù hợp nhất đạt hiệu quả dạy học cao, đáp ứng với năng lực và nhu cầuriêng của từng học sinh Hình dưới đây sẽ mô tả cấu trúc năng lực cá nhân:

Mô hình cấu trúc năng lực theo mô hình tảng băng trôi

Tóm lại, cũng như định nghĩa về năng lưc, mô tả cấu trúc năng lực cũng cónhiều cách khác nhau Tuy nhiên, kiến thức, kĩ năng và thái độ là ba yếu tố cốt

Trang 23

lõi cấu trúc nên năng lực cá nhân mỗi người Các yếu tố này không tách rời nhau

mà kết hợp chặt chẽ hữu cơ với nhau trong một thể thống nhất Đây cũng là cơ

sở định hướng cho việc xây dựng các tiêu chí và bộ công cụ đánh giá sự hìnhthành và phát triển năng lực của học sinh trong quá trình dạy học

Nhiệm vụ của hoạt động

Thảo luận nhóm tại lớp:

1 Mô tả cấu trúc năng lực và nêu rõ nội dung của các năng lực thành phần

2 Phân tích mối quan hệ giữa các năng lực thành phần theo quan điểm cấu trúc – hệthống

Đánh giá hoạt động

Dựa vào kết quả thảo luận

Hoạt động 4 Tìm hiểu về phân loại năng lực

Thông tin cho hoạt động

Hiện nay, ở Việt Nam trong giáo dục phổ thông khái niệm năng lực vẫnđang tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện theo tác giả Đinh Quang Báo và cộng sự

(Đinh Quang Báo và cộng sự (2013), Đề xuất mục tiêu và chuẩn trong chương

trình giáo dục phổ thông sau 2015, Kỷ yếu hội thảo một số vấn đề xây dựng

chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, tr.16-37) đã phân lập NLTH là

“tập con” của năng lực chung được cụ thể hóa như sơ đồ dưới đây:

Trang 24

Sơ đồ các nhóm năng lực (Đinh Quang Báo và cộng sự, 2013)

Ngoài ra, còn có những cách phân loại năng lực khác nữa Theo chúng tôi cóthể mô tả các loại năng lực theo sơ đồ dưới đây::

Sơ đồ tóm tắt các loại năng lực

Trang 25

Nhiệm vụ của hoạt động

Bài tập nhóm tại lớp: Tìm hiểu một số cách phân loại năng lực (Nêu được tối thiểu

2 cách phân loại năng lực)

Đánh giá hoạt động

Dựa vào kết quả hoàn thành bài tập

NỘI DUNG 2 Quan điểm và nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Hoạt động 1 Tìm hiểu quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Thông tin cho hoạt động

Dạy học theo cách tiếp cận nội dung thì dạy cho học sinh biết cái gì; Còndạy học hướng đến năng lực cho học sinh là học sinh làm được gì trên cơ sở các

em biết Như vậy, năng lực là đích, là đầu ra của giáo dục Với cách tiếp cận nhưvậy nó sẽ chi phối các yếu tố của chương trình như mục tiêu - tức là dạy để làmgì; nội dung dạy học - tức dạy cái gì; phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- tức là học bằng cách nào; và cuối cùng là thi, kiểm tra, đánh giá và chất lượnggiáo dục

Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạntrong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm pháttriển các lĩnh vực năng lực:

Trang 26

Sơ đồ nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ýtích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyếtvấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắnhoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tậptrong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ýnghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập nhữngtri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ

đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp(dạy học theo chủ đề hay dạy học tích hợp) Bên cạnh đó, việc đánh giá kết quảhọc tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trungtâm của việc đánh giá Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng vậndụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau

Nhiệm vụ của hoạt động

Trang 27

Thảo luận nhóm tại lớp: Phân tích nội dung và phương pháp dạy học theo quanđiểm tiếp cận năng lực.

Đánh giá hoạt động

Dựa vào kết quả thảo luận nhóm

Hoạt động 2 Tìm hiểu nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Thông tin cho hoạt động

Như trên đã nói: Ngược lại với dạy học theo tiếp cận nội dung, cách dạyhọc theo tiếp cận năng lực không phải chỉ tập trung vào lĩnh hội nội dung kiếnthức từ chương trình, sách giáo khoa, dựa trên kinh nghiệm truyền đạt của ngườidạy bằng các kĩ thuật và các phương pháp dạy học đặc thù mà chính là thôngqua các hoạt động của người học Bởi vậy, dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực phải thực hiện các nguyên tắc dưới đây:

1 Tăng cường áp dụng các phương pháp dạy học tích cực

b Kĩ thuật đặt câu hỏi

c Kĩ thuât “Khăn trải bàn”

d Kĩ thuật “Phòng tranh”

e Kĩ thuật “Công đoạn”

Trang 28

f Kĩ thuật “Mảnh ghép”

g Kĩ thuật “Trình bày một phút”

h Kĩ thuật “Hỏi chuyên gia”

i Kĩ thuật “Bản đồ tư duy”

b Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa

( các câu lạc bộ, hội thi, giao lưu,…nói chuyện chuyên đề có liên quan đến nội dung bài học/môn học).

Nhiệm vụ của hoạt động

Thảo luận nhóm tại lớp: Phân tích các nguyên tắc dạy học theo định hướng pháttriển năng lực người học

Đánh giá hoạt động

Dựa vào kết quả thảo luận nhóm

NỘI DUNG 3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả trong hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Hoạt động 1 Tìm hiểu đặc điểm cơ bản đánh giá năng lực người học

Thông tin cho hoạt động

Trang 29

Theo các tác giả Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (Lê Đình Trung và

Phan Thị Thanh Hội, Dạy học theo đinh hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, 2016, tr 145), đặc điểm cơ bản

đánh giá năng lực người học bao gồm:

- Đánh giá năng lực người học bao gồm đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ vàcác kĩ năng học tập, đo lường các khả năng tiềm ẩn của người học và xác địnhcác năng lực sử dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ để thực hiện việc học đạt tớimột chuẩn nào đó

- Đánh giá năng lực người học là đánh giá dựa trên mô tả các sản phẩm đầu ramột cách cụ thể, rõ ràng, khách quan tới mức cả giáo viên, người học và các bênliên quan như các nhà quản lí, trung tâm đánh giá chất lượng có thể hình dungđược một cách chân thực, khách quan, chính xác về những điều người học đạtđược trong suốt quá trình học tập Trên cơ sở đó thấy được sự tiến bộ của ngườihọc từ các sản phẩm học

- Đánh giá năng lực người học theo tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn củatừng sản phẩm đầu ra, trong đó chủ yếu là việc vận dụng các kiến thức, kĩ năng

để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ học tập đặt ra

- Mức độ biểu hiện các sản phẩm tạo ra theo hướng phát triển năng lực ngườihọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Đối tượng nhận thức, phương pháp dạy học,trình độ tư duy, phương tiện, kĩ thuật hỗ trợ cho tư duy

Nhiệm vụ của hoạt động

Thảo luận nhóm tại lớp: Phân tích các đặc điểm cơ bản đánh giá năng lực ngườihọc theo dạy học tiếp cận phát triển năng lực

Đánh giá hoạt động

Dựa vào kết quả thảo luận nhóm

Trang 30

Hoạt động 2 Tìm hiểu quy trình đánh giá năng lực người học

Thông tin cho hoạt động

Theo các tác giả Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (Lê Đình Trung và

Phan Thị Thanh Hội, Dạy học theo đinh hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, 2016, tr 145), quy trình đánh giá

năng lực người học bao gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị đánh giá năng lực

- Giai đoạn tổ chức đánh giá năng lực

- Giai đoạn phân tích kết quả, ra quyết định điều chỉnh

Trang 31

Sơ đồ các giai đoạn của quy trình đánh giá năng lực người học

Nhiệm vụ của hoạt động

Thảo luận nhóm tại lớp: Giải thích nội dung các giai đoạn của quy trình đánh giánăng lực người học

Đánh giá hoạt động

Dựa vào kết quả thảo luận nhóm

Hoạt động 3 Tìm hiểu tiêu chí đánh giá một số năng lực chủ yếu

Thông tin cho hoạt động

Trang 32

Sau khi xác định được các năng lực cần phải đánh giá, giáo viên xác địnhcác tiêu chí đánh giá năng lực Các tiêu chí có thể thuộc các lĩnh vực: kiến thức,

- Đối với lĩnh vực kĩ năng: Có nhiều kĩ năng được hình thành và phát triển ở họcsinh trong quá trình dạy học Chẳng hạn như: Các kĩ năng nghiên cứu môn học;Các kĩ năng học tập; Các kĩ năng vận dụng; Các kĩ năng tư duy; Các kĩ năngsống Khi đánh giá, giáo viên cần mô tả tường minh từng loại kĩ năng để xâydựng bảng tiêu chí đánh giá

Chúng ta có thể diễn giải vấn đề nói trên bằng một số ví dụ:

Ví dụ 1 Tiêu chí đánh giá năng lực lập bảng hệ thống hóa kiến thức của người học

1

Xác định được chủ đề Mức 1 Chưa xác định được

Mức 2 Xác định gần đúng Mức 3 Xác định chính xác

2 Xác định được các tiêu chí Mức 1 Chưa xác định được

Mức 2 Xác định được một số Mức 3 Xác định đầy đủ và

chuẩn xác

3

Xác định được nội dung ứng

với mỗi tiêu chí

Mức 1 Chưa xác định được Mức 2 Xác định được nhưng

còn sai sót

Trang 33

Mức 3 Xác định đầy đủ và

chuẩn xác

Ví dụ 2 Tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động hợp tác nhóm của người học

1 Kĩ năng diễn đạt

ý kiến

Trình bày được ýkiến

Trình bày được ý tưởng của nhóm ngắn gọn, đầy đủ, xúc tích, khoa học và thuyết phục

Biết bảo vệ ýkiến trước tậpthể

Đưa ra được chứng cứ chứng minh quan điểm của mình dễ chấp nhận

2 Kĩ năng lắng

nghe, phản hồi ý

kiến

Biết lắng nghe Lắng nghe, hiểu, ghi chép lại, diễn

đạt lại ý kiến của người khác, không ngắt ngang lời nói của người khác

Phản hồi ý kiếnmột cách lịchthiệp

Thể hiện ý kiến không đồng tình lịch thiệp, khéo đặt câu hỏi để biết

rõ hay góp ý cho người khác

3 Kĩ năng viết báo

cáo

Tổng hợp, lựachọn, sắp xếplogic ý kiến củacác thành viên

Lựa chọn, tổng hợp các ý kiến của các thành viên; Chọn ngôn ngữ, cách trình bày khoa học.

Ví dụ 3 Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của người học

Ví dụ 4 Tiêu chí đánh giá năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học

Nhiệm vụ của hoạt động

Thảo luận nhóm tại lớp: Hoàn thành nội dung ví dụ 4

Đánh giá hoạt động

Dựa vào kết quả thảo luận nhóm: ví dụ 4

Trang 34

Hoạt động 4 Tìm hiểu thiết kế công cụ đánh giá một số năng lực chủ yếu

Thông tin cho hoạt động

Thiết kế công cụ đánh giá năng lực người học là một trong những nhiệm

vụ hết sức quan trọng Tùy thuộc vào bản chất từng loại năng lực mà ta thiết kế

bộ công cụ đánh giá cho phù hợp Trong mỗi năng lực cần đánh giá có thể sửdụng nhiều công cụ khác nhau bời vì mỗi công cụ có tính ưu việt riêng của nó.Tuy nhiên, hầu hết các năng lực cần đánh giá đều sử dụng đến câu hỏi, bài toán,phiếu quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập, sản phẩm đạt được, Trước khi thiết

kế công cụ đánh giá, cần xác định rõ mỗi năng lực gồm những kĩ năng, tiêu chínào, mỗi kĩ năng đó sẽ sử dụng loại công cụ nào, trên cơ sở đó ta sẽ xây dựng bộcông cụ đánh giá phù hợp

Ví dụ 1 Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh

1 Câu hỏi bài tập

Để đánh giá mức độ tiếp thu tri thức, kĩ năng giải quyết vấn đề của ngườihọc, giáo viên phải thiết kế các bài kiểm tra Trong mỗi bài kiểm tra có nhữngcâu hỏi để đánh giá sự ghi nhớ kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, khả năngsáng tạo của người học thông qua quá trình học sinh chủ động thực hiện cácphép suy luận lôgic mới có thể tự lực tìm ra những phương án tốt nhất để giảiquyết yêu cầu của bài kiểm tra

2 Hồ sơ học tập

Hồ sơ học tập là tập hợp các bảng, biểu, phiếu đánh giá, ghi chép của giáoviên và của học sinh được thực hiện trong suốt tiến trình học tập với mục đíchlàm minh chứng để đánh giá toàn bộ quá trình học tập, sự tiến bộ bằng nhữnghoạt động đã làm và những sản phẩm cụ thể đạt được Hồ sơ học tập bổ sungcho sự đánh giá những thuộc tính khó như khả năng sáng tạo, kĩ năng lập kếhoạch, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp hay kĩ năng tự điều chỉnhtrong học tập

Trang 35

Để thuận tiện cho quá trình phiên giải định tính trong bảng hỏi khi đánhgiá về NL tự học của học sinh sau một quá trình học Chúng ta cần phải xâydựng các nội dung trong hồ sơ học tập dành cho học sinh và dành cho giáo viênvới nội dung cụ thể như sau:

+ Dành cho học sinh (phụ lục 1;3;4)

+ Dành cho giáo viên (phụ lục 2;4)

Phiếu quan sát hoạt động học tập của học sinh (Phụ lục 5): Phiếu nàyđược xây dựng để xác nhận sự biểu hiện hành vi, thái độ của học sinh trong quátrình học

3 Phiếu hỏi

Phiếu hỏi là tập hợp nhiều câu hỏi (bộ câu hỏi) được xây dựng dựa trên sựphân tích mối tương quan giữa hoạt động học tập theo dự án và 7 biểu hiện nănglực tự học Các nội dung cần đo lường 7 đặc điểm này được trình bày trong bảngdưới đây:

Bảng mô tả biểu hiện của NL tự học

Trang 36

Biểu hiện Nội dung

Lập kế hoạch - Dự kiến được thời gian hoàn thành một hoạt động

- Biết lập thời gian biểu chi tiết.

- Biết phân chia công việc trong nhóm.

- Đưa ra dự kiến địa điểm thực hiện khả thi,

- Trả lời được thắc mắc của bản thân

- Thông qua đánh giá, quan sát rút kinh nghiệm cho bản thân

Kỹ năng giao

tiếp xã hội

- Thái độ phản ứng bằng ngôn ngữ nói từ sự động viên, khuyến khích, chê bai của giáo viên , bạn bè, người khác

- Khả năng hợp tác trong quá trình làm việc nhóm

- Giới thiệu sản phẩm học tập trong lớp, trường, cộng đồng một cách chủ động.

- Thể hiện sở thích của mình với người xung quanh, nhận ra điểm tích cực của người đối diện trong quá trình giao tiếp

Kĩ năng giải

quyết vấn đề

- Ghi nhớ kiến thức đã học

- Hoạt động tổng hợp thông tin (Chứng minh, áp dụng,

biến đổi, so sánh )thành nội dung hoàn chỉnh theo kế

Trang 37

- Biết sử dụng thành thạo công cụ ICT để tìm kiếm thông

tin, sử dụng phần mềm tiện ích để thực hiện một số thao tác nào đó như vẽ, tô màu, đo lường định tính, định lượng )

- Thực hiện các hoạt động thí nghiệm một cách hứng thú

và chính xác

- Thiết lập bảng, biểu, sơ đồ, sản phẩm học tập, viết báo

cáo để làm sáng tỏ vấn đề

Đánh giá

- Xác định tính giá trị (đúng, sai, cần thiết hay không cần

thiết) của thông tin đối với chủ đề học tập cụ thể.

- Xác định được những nội dung còn chưa hiểu

- Xây dựng mục tiêu học tập cho bản thân thông qua việc

xác định được lợi ích của hoạt động học tập và khả năng thực hiện của mình.

- Đề ra nhiệm vụ cụ thể để giải quyết lần lượt vấn đề

- Biết kết nối các bên có liên quan để cùng thực hiện một

nhiệm vụ

- Các bước thực hiện khi nêu ra phải căn cứ vào vấn đề có

thực và sự triển khai đạt kết quả là khả thi.

Xây dựng phiếu hỏi: phiếu hỏi bao gồm một bộ câu hỏi với số lượng nhiều ít

có thể khác nhau (trên dưới khoảng 30 câu hỏi (Phụ lục 6) Phiếu này dùng đểkhảo sát biểu hiện năng lực tự học của học sinh ở 2 giai đoạn: Trước thựcnghiệm và sau thực nghiệm

- Phân bố nội dung trong phiếu hỏi:

Biểu hiện của năng lực tự học Số thứ tự câu hỏi

Trang 38

Lập kế hoạch 22,23,24

Kĩ năng giao tiếp xã hội 9,10,11,12,15

Kĩ năng giải quyết vấn đề 4,16,20,25,30

Ví dụ 2: Thiết kế công cụ đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học ở trường phổ thông

a) Thiết kế bảng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ) với các cấp

độ và mức độ biểu hiện của học sinh

Bảng đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

trong dạy học ở trường phổ thông Năng lực

(NL)

Mã hóa Cấp độ Biểu hiện của học sinh

Trang 39

giải pháp

GQVĐ

đề

T1 1 Lập luận không chặt chẽ, không lôgic

T2 2 Lập luận còn thiếu chặt chẽ, chưa lôgic

b) Thiết kế các tiêu chí đánh giá sự phát triển năng lực năng lực giải quyết vấn

đề của học sinh trong dạy học ở trường phổ thông

Chúng ta có thể xây dựng một thang đo có các tiêu chí theo quá trìnhGQVĐ của học sinh như sau:

- Hiểu vấn đề, phân ra 3 mức độ: hiểu hoàn toàn vấn đề; một phầnvấn đề bị hiểu lầm hoặc diễn giải sai; hiểu lầm hoàn toàn vấn đề;

- Lập kế hoạch thực hiện giải pháp, phân ra 3 mức độ: kế hoạch có thểdẫn đến một giải pháp chính xác nếu được thực hiện đúng cách; kế hoạch đúngmột phần dựa trên một phần của vấn đề được giải thích một cách chính xác;không có cố gắng hoặc kế hoạch hoàn toàn không phù hợp;

- Trả lời các vấn đề, phân ra 3 mức độ: câu trả lời đúng và phân loạichính xác cho câu trả lời; có câu trả lời bị lỗi sao chép hoặc lỗi tính toán chovấn đề với nhiều câu trả lời; không có câu trả lời hoặc câu trả lời sai dựa trênmột kế hoạch không phù hợp

Trang 40

Tiêu chí đánh giá NL GQVĐ của học sinh trong dạy học ở trường phổ thôngđược phân chia các mức độ, cấp độ; xác định các tiêu chí và thang đo tương ứngvới các mức độ, cấp độ này Khi xác định các tiêu chí cần phải quan tâm đếnviệc học sinh chú trọng sử dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ trong quátrìnhlàm việc Sử dụng công cụ này, giáo viên sẽ đánh giá NL GQVĐ củahọc sinh bằng điểm số hoặc nhận xét và học sinh có thể tự đánh giá (tự ghinhận) NL GQVĐ của chính mình.

Tiêu chí đánh giá NL GQVĐ của học sinh trong dạy học ở trường phổ thông

có thể gồm các nội dung sau:

- Hiểu chỉ sai một phần vấn đề (kí hiệu là H2);

(Một phần vấn đề được xem là chỉ hiểu sai nhiều nhất một phần ba nội dung vấn đề)

- Hiểu đúng vấn đề: nhận diện đúng vấn đề; nhận biết đúng các dữ kiện vàcâu hỏi của vấn đề, phát biểu lại được vấn đề bằng ngôn ngữ của chính mình (kíhiệu là H3)

2) NL phát hiện và triển khai giải pháp GQVĐ:

- Không có giải pháp hoặc có giải pháp sai (kí hiệu là P0)

- Có giải pháp chỉ đúng một phần (kí hiệu là P1)

(Một phần vấn đề được xem là giải pháp chỉ giải quyết đúng nhiều nhất

Ngày đăng: 11/06/2018, 19:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w