Phương pháp: - Mặc dù nhiều lớp tập huấn đã được mở về thay đổi, cải tiến phương pháp dạyhọc; có nhiều phương pháp đã được áp dụng mang lại hiệu quả nhưng còn có sựbất cập giữa chương t
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 2Bộ Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên phần tài liệu địa phương được biển soạn theo định kỳ hàng năm Bộ tài liệu này dùng để bồi dưỡng giáo viên môn Hóa học năm học 2013-2014 gồm 3 chuyên đề:
Chuyên đề 1 Dạy học sinh đối tượng bị hổng kiến thức
Chuyên đề 2 Dạy học tiết Luyện tập
Chuyên đề 3 Dạy học tiết Ôn tập
Hình thức bồi dưỡng ở các Phòng GD-ĐT: có thể bồi dưỡng giáo viên theo hình thức tập trung hoặc hình thức từ xa.
1 Bồi dưỡng tập trung:
Báo cáo viên có thể sử dụng câu hỏi gọi ý thảo luận (có ở đầu mỗi nội dung) để gợi ý các học viên, nhóm học viên đề xuất phương án thảo luận; đối chiếu với tài liệu, thống nhất cao ở điểm nào, điểm nào chưa thống nhất cần điều chỉnh, bổ sung Làm bài tập đánh giá kết quả bồi dưỡng.
Chú ý: Mỗi học viên có quan điểm riêng của mình phù hợp với đối
tượng học sinh, điều kiện dạy học nơi đơn vị công tác, cho nên trong quá trình thảo luận, cần phát huy tính độc lập sáng tạo, không nên gò bó, ràng buộc theo ý chủ quan của báo cáo viên hoặc giáo điều theo tài liệu.
2 Bồi dưỡng từ xa:
- Học viên nghiên cứu tài liệu, soạn đề cương tự học theo câu hỏi gợi ý thảo luận, góp ý nhận xét tài liệu.
- Tập trung 1 buổi để thảo luận theo nhóm, đề xuất góp ý Làm bài tập đánh giá kết quả bồi dưỡng.
Cuối đợt bồi dưỡng, dù bồi dưỡng hình thức tập trung hay từ xa đều phải có tổ chức cho học viên làm bài tập đánh giá kết quả bồi dưỡng, chấm bài, xếp loại, lưu hồ sơ Bồi dưỡng thường xuyên.
Ban biên tập rất mong sự góp ý của các đơn vị về chủ đề, nội dung các chuyên đề để việc biên tập tài liệu những kỳ sau có chất lượng cao hơn, góp phần thiết thực cho giáo viên trong những lần tổ chức bồi dưỡng thường xuyên định kỳ hàng năm theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT.
Ý kiến đóng góp xin gửi về Hội đồng bộ môn Hóa học (Phòng GDTrH, Sở GD&ĐT Quảng Bình)
Xin chân thành cảm ơn!
BAN BIÊN TẬP CHUYÊN ĐỀ 1
Trang 3DẠY HỌC ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH BỊ HỔNG KIẾN THỨC
MÔN HOÁ HỌC THCS
I MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG DẠY HỌC MÔN HOÁ HỌC THCS Câu hỏi gợi ý thảo luận:
- Theo đồng chí có những khó khăn và thuận gì có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học môn Hóa học cấp THCS (Các nhóm liệt kê theo phụ lục 1, bổ sung cho nhau, tìm ra những khó khăn và thuận lợi chính.)
- Đối chiếu với những phần trong tài liệu, nên điều chỉnh, bổ sung gì, thảo luận thống nhất.
1 Thuận lợi:
a Chương trình:
Đảm bảo thực hiện mục tiêu của bộ môn Hóa học ở trường phổ thông cơ sở Đảm bảo tính phổ thông cơ bản, ban đầu và thực tiễn trên cơ sở hệ thống tri thứccủa khoa học hoá học tương đối hiện đại
Đảm bảo một cách cơ bản tính đặc thù của bộ môn Hoá học Đảm bảo một cách
cơ bản định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá học theo hướng dạy và họctích cực
Đảm bảo một cách cơ bản định hướng về đổi mới đánh giá kết quả học tập hoá
học của HS
Đảm bảo kế thừa những thành tựu của giáo dục hoá học trong nước và thế giới Đảm bảo tính phân hoá trong chương trình hoá học phổ thông
b Phương pháp:
Phương pháp dạy học hoá học truờng THCS được định hướng theo quan điểm
về dạy và học tích cực GV hoá học là người thiết kế, tổ chức để HS tích cực hoạtđộng, độc lập suy nghĩ, hợp tác cùng nhau tìm tòi kiến thức hoá học mới và vậndụng trong quá trình học tập hoá học, trong đời sống thực tiễn GV hoá học chú ý
Trang 4tạo điều kiện để HS phát hiện và giải quyết một số vấn đề đơn giản trong học tậphoá học và trong thực tiễn đời sống, biết nghiên cứu thí nghiệm hoá học để giảiquyết vấn đề và tìm ra kiến thức mới.
c Thiết bị dạy học:
Thiết bị dạy học được cung cấp, mua sắm đầy đủ, hàng năm thiết bị luôn được
bổ sung, thay mới để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu phục vụ dạy và học
d Giáo viên, học sinh:
- Giáo viên: Đạt trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn; giáo viên có năng lựcđáp ứng được yêu cầu dạy học, đổi mới phương pháp dạy học hiện nay; Giáo viên
có tâm huyết với nghề dạy học
- Học sinh: Có ý thức ham tìm tòi do tiếp xúc môn học mới; có khả năng tiếp cậnnhanh với kiến thức do có nhiều kênh thông tin hỗ trợ trong quá trình tiếp thu bàihọc
2 Khó khăn:
a Chương trình:
Hiện chương trình học của học sinh THCS có nhiều môn học, thời lượng dànhcho các tiết học lý thuyết còn nhiều, thời gian cho dành cho các tiết luyện tập, ôntập ít
b Phương pháp:
- Mặc dù nhiều lớp tập huấn đã được mở về thay đổi, cải tiến phương pháp dạyhọc; có nhiều phương pháp đã được áp dụng mang lại hiệu quả nhưng còn có sựbất cập giữa chương trình với thiết bị dạy học không đồng bộ, giữa bố trí thờilượng thực hành với kiến thức lý thuyết, giữa cán bộ làm thiết bị với năng lực làmviệc, giữa CSVC của nhà trường với yêu cầu đổi mới dạy học nên làm cho việctiếp thu của học sinh còn gặp quá nhiều khó khăn, không phát huy ý thức hứng thúcủa học sinh khi mới tiếp xúc ban đầu
c Thiết bị dạy học:
Trang 5- Nhiều đơn vị trường học chưa phát huy hết chức năng hoạt động của Phòngchức năng thực hành hoá, chỉ dùng khi dạy những tiết dạy có thực hành còn lại gầnnhư bỏ trống.
- Các thiết bị qua thời gian sử dụng hiện không còn đáp ứng được độ chính xáctin cậy trong thao tác thực hành; các hoá chất thường không còn giữ được chấtlượng, độ tinh khiết như ban đầu nên giáo viên ngại sử dụng hoặc càng ít cho họcsinh sử dụng trong các tiết thực hành
d Giáo viên, học sinh:
- Giáo viên:
+ Việc soạn bài, kiểm tra, đánh giá, phân loại HS trong từng tiết học cụ thểchưa thực sự chú trọng nên trong một tiết học thường chỉ các em có khả năng tiếpthu bài được giáo viên chú trọng để không làm mất thời gian của giờ học
+ Trong quá trình dạy học, liên hệ, mở rộng, nâng cao một kiến thức giáoviên thực hiện chưa thuần thục, kém hiệu quả
+ Hoá học là môn học khoa học thực nghiệm; trong quá trình dạy học, giáoviên thường phải sử dụng nhiều thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành … ,phải chuẩn bị, tiếp xúc với nhiều dụng cụ hoá chất độc hại khác nhau làm mất rấtnhiều thời gian nên giáo viên thường ngại thực hiện thí nghiệm, không tuân theo
kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học, thậm chí nhiều đơn vị giáo viên không xâydựng kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học
- Học sinh:
+ Do tiếp xúc với kiến thức khá mới khác với các kiến thức các môn đã họcnên bước đầu có nhiều hứng thú, hứng thú sẽ giảm theo lượng kiến thức ngày càngđược nhiều lên nếu không được nuôi dưỡng
+ Trong quá trình tiếp thu kiến thức môn học, nếu một kiến thức học sinh
để bị hỏng mà không được giáo viên nắm để bồi dưỡng, phụ đạo thì sau một thờigian học sinh sẽ lơ là và hết hứng thú dẫn đến chán học và kiến thức sẽ bị hỏng
Trang 6PHỤ LỤC 1
H C VIÊN TH O LU N, CHO Ý KI N TH NG NH T V CÁC THU N LỌC VIÊN THẢO LUẬN, CHO Ý KIẾN THỐNG NHẤT VỀ CÁC THUẬN LỢI ẢO LUẬN, CHO Ý KIẾN THỐNG NHẤT VỀ CÁC THUẬN LỢI ẬN, CHO Ý KIẾN THỐNG NHẤT VỀ CÁC THUẬN LỢI ẾN THỐNG NHẤT VỀ CÁC THUẬN LỢI ỐNG NHẤT VỀ CÁC THUẬN LỢI ẤT VỀ CÁC THUẬN LỢI Ề CÁC THUẬN LỢI ẬN, CHO Ý KIẾN THỐNG NHẤT VỀ CÁC THUẬN LỢI ỢII
VÀ KHÓ KH N NH HĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC ẢO LUẬN, CHO Ý KIẾN THỐNG NHẤT VỀ CÁC THUẬN LỢI ƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌCNG ĐẾN THỐNG NHẤT VỀ CÁC THUẬN LỢIN VI C H C T P MÔN HOÁ H CỆC HỌC TẬP MÔN HOÁ HỌC ỌC VIÊN THẢO LUẬN, CHO Ý KIẾN THỐNG NHẤT VỀ CÁC THUẬN LỢI ẬN, CHO Ý KIẾN THỐNG NHẤT VỀ CÁC THUẬN LỢI ỌC VIÊN THẢO LUẬN, CHO Ý KIẾN THỐNG NHẤT VỀ CÁC THUẬN LỢI
II PHÂN TÍCH KIẾN THỨC HỌC SINH CÒN YẾU Ở
MÔN HOÁ HỌC THCS
Câu hỏi thảo luận:
- Theo đồng chí học sinh THCS thường bị hổng kiến thức ở những phần nào trong chương trình (lưu ý cả phần lý thuyết và bài tập) Các nhóm điền vào phụ luc 2 sau đó trình bày trước lớp để thảo luận, bổ sung điều chỉnh đi đến thống nhất.
Để thuận lợi cho việc phân tích, đánh giá kết quả việc học tập môn Hoá họcTHCS của học sinh, cần thử phân chia các nội dung kiến thức của môn học hoáhọc theo từng nhóm Dựa vào việc phân loại theo nhóm, học viên thống kê nhữngkiến thức mà học sinh thường bị hổng trong quá trình học môn Hoá học
Trang 73 Mol và tính toán hóa học
3.1 Mol Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
3.2.Tỉ khối chất khí
3.3 Tính theo công thức hoá học
3.4 Tính theo phương trình hoá học
6.4 Nước
6.5 Axit - Bazơ - Muối
Trang 82 Các loại hợp chất vô cơ
2.1.Oxit: Tính chất hoá học của oxit
Phân loại Một số oxit quan trọng : CaO, SO2
2.2.Axit: Tính chất hoá học của axit
Phản ứng trung hòa
Một số axit quan trọng : H2SO4, HCl
2.3 Bazơ: Tính chất hoá học của bazơ
Một số bazơ quan trọng: NaOH;
3.1 Tính chất của kim loại
Dãy hoạt động hoá học của kim loại
3.2 Nhôm 3.3 Sắt và hợp kim của sắt: gang, thép
3.4 Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
4.4 Silic và sơ lược về công nghiệp silicat.
Hoá học
hữu cơ
Hoá học
hữu cơ
5 Hiđrocacbon Nhiên liệu
5.1 Mở đầu về hoá học hữu cơ
Trang 96 Dẫn xuất của hiđrocacbon Polime
Câu hỏi gợi ý thảo luận:
- Theo đồng chí có những nguyên nhân nào làm cho học sinh bị hổng kiến thức môn Hóa học cấp THCS (Các nhóm trình bày trước lớp, bổ sung cho nhau ).
- Thảo luận phân tích các nguyên nhân, tìm ra những nguyên nhân chính (nguyên nhân chính giữa các đơn vị thường khác nhau)
- Đối chiếu với những phần trong tài liệu, nên điều chỉnh, bổ sung gì, thảo luận thống nhất.
Khi phân tích các nguyên nhân dẫn đến học sinh bị hổng kiến thức ở mônHoá học THCS, chúng ta thử chia các nguyên nhân thành 7 nhóm chính:
1 Nhóm nguyên nhân về nội dung, kiến thức trong chương trình;
2 Nhóm nguyên nhân từ cơ sở vật chất dạy học;
3 Nhóm nguyên nhân từ việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các phương phápdạy học;
4 Nhóm nguyên nhân từ giáo viên;
5 Nhóm nguyên nhân từ học sinh;
6 Nhóm nguyên nhân từ sự phối hợp giữa gia đinh-nhà trường- xã hội;
7 Nhóm nguyên nhân khác
Trang 10Việc chia nguyên nhân thành các nhóm nhằm phân tích, tìm hiểu sâu nhữngnguyên nhân có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến kiến thức học sinh bị hỏngtrong quá trình học tập, tiếp thu ở học sinh để qua đó tìm được, thông nhất đượccác giải pháp để khắc phục
Phân tích cụ thể các nguyên nhân trong từng nhóm:
1 Nhóm nguyên nhân về nội dung, kiến thức trong chương trình;
Chương trình Hoá học THCS được xây dựng nhằm dựa trên các quan điểm:
a Đảm bảo thực hiện mục tiêu của bộ môn Hóa học
b Đảm bảo tính phổ thông cơ bản, ban đầu và thực tiễn
c Đảm bảo một cách cơ bản tính đặc thù của bộ môn Hoá học
d Đảm bảo một cách cơ bản định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hoá
học theo hướng dạy và học tích cực
e Đảm bảo một cách cơ bản định hướng về đổi mới đánh giá kết quả học tập hoá học của HS
g Đảm bảo kế thừa những thành tựu của giáo dục hoá học trong nước và thế giới
h Đảm bảo tính phân hoá trong chương trình hoá học phổ thông
Vậy trong chương trình Hoá học THCS có những nội dung nào để dẫn đếnhọc sinh trong quá trình học còn để bị hỏng?
Chúng tôi thử đưa ra một số điểm để cùng thảo luận:
- Chương trình đối với thời lượng 2 tiết/tuần với những kiến thức, kỷ năngtrong 01 tiết là nhiều, dẫn đến thực hiện không được đầy đủ, không sâu
- Hoá học là khoa học thực nghiệm nhưng các thí nghiệm được sử dụng đaphần là những thí nghiệm do giáo viên biểu diễn, thí nghiệm biểu diễn thườngkhông đủ độ lớn, độ đầy, độ gần để cho tất cả học sinh trong lớp đều có thể tậptrung quan sát được
Trang 11- Các thí nghiệm do các nhóm thực hiện trong quá trình thực hành của 01tiết là khá đơn giản cho học sinh nhưng lại không có đủ thời gian để tất cả học sinhđều được làm để tạo hứng thú và khắc sâu kiến thức đã học Các nhóm số lượnghọc sinh thường 6-8 em /nhóm, mỗi lớp thường có 6 nhóm, chỉ 01 giáo viênhướng dẫn nên chất lượng và độ tin cậy, an toàn không cao.
- Phần câu hỏi và bài tập sau mỗi bài học nhiều, học sinh không đủ thờigian để tiến hành thực hiện các bài tập ở nhà
2 Nhóm nguyên nhân từ cơ sở vật chất dạy học
Cơ sở vật chất dạy học nên được thống nhất gồm 2 phần: Phòng học và thiết
bị phục vụ dạy học
a Phòng học:
- Các phòng học được xây dựng hiện nay chưa đúng theo tinh thần củaQuyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế: “Trung bình từ 1,10m2đến 1,25m2 cho một học sinh Kích thước phòng học: chiều dài không quá 8,5m,chiều rộng không quá 6,5m, chiều cao 3,6m” Lớp học có đông học sinh nên ngồichật và khả năng di chuyển đi lại khó nên những em ngồi phía trong giáo viênthường không gọi lên bảng, thường những em bị hổng kiến thức là những em ngồitrong hoặc cuối lớp
- Phòng chức năng: Phòng thực hành hoá học thường giáo viên chỉ sử dụngcho những giờ thực hành, rất ít khi phòng được sử dụng để học sinh dùng tự học,
tự nghiên cứu Nhiều trường THCS do phòng ít được sử dụng nên để thuận lợi chohọc chính khoá 1 ca nên đã lấy phòng thực hành làm phòng học
b Thiết bị phục vụ dạy học:
- Thiết bị dạy học được trang cấp 01 lần khi tiến hành thay sách Các thiết bịdạy học môn hoá học đã đáp ứng được yêu cầu thay sách và tổ chức dạy học trongnhà trường Qua thời gian sử dụng, hiện các trường học nhiều dụng cụ, hóa chấtkém chất lượng, không còn sử dụng được hoặc sử dụng không đảm bảo độ chínhxác
Trang 123 Nhóm nguyên nhân từ việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học
- Các trường học trong công tác tổ chức biên chế không có nhân viên thiết bịhoặc nhân viên thiết bị là giáo viên kiêm giảng dạy; không có chuyên môn về thiết
bị hoặc có chuyên môn nhưng năng lực bị hạn chế
- Việc chỉ đạo của các trường học về công tác sử dụng phòng thực hànhchưa có, thường giao cho giáo viên khi đến giờ thực hành mới tự sử chuẩn bị; Lãnhđạo chưa coi trọng công tác kiểm tra các giờ học thực hành và các tiết dạy có thínghiệm chứng minh Không có Kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy hoc nên việc đánhgiá tổ chuyên môn và giáo viên chưa về công tác này chưa sát
- Việc thực hiện mạnh dạn đổi mới PPDH đối với các giáo viên chưa đượcchú trọng thường xuyên, việc thực hiện dạy học theo các PP tích cực chưa thể hiệnrõ rệt, nhiều giáo viên dạy theo PPDH tổ chức thảo luận, phân nhóm nhưng chưabiết cách tổ chức dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa lôi kéo được học sinh vào quátrình xây dựng bài để phát hiện, tìm ra kiến thức mới …
4 Nhóm nguyên nhân từ giáo viên
- Phải khẳng định tất cả các giáo viên dạy môn hoá học để là những giáoviên được đào tạo đạt chuẩn, số giáo viên trên chuẩn chiếm từ 75-85 % Các giáoviên đều có tâm huyết với nghề nghiệp đã chọn, có ý thức chấp hành các văn bảnchỉ đạo của các cấp, có ý thức trong việc nâng cao kỷ năng sư phạm, năng lựcgiangr dạy để đáp ứng được với yêu cầu dạy học hiện nay
- Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đã làm cho một bộphận giáo viên hoặc trong một thời gian, thời điểm nào đó việc thực hiện chưa hếtcác nhiệm vụ quy định trong quá trình dạy học, điều đó đã làm cho học sinh nhàmchán, mất hứng thú trong học tập; mất tập trung trong học tập nên đã bị hỏng dầnkiến thức Ở giáo viên có thể nêu lên những nguyên nhân làm hỏng kiến thức ở họcsinh như sau:
+ Do bận rộn nhiều công việc, chưa đầu tư vào tìm tòi phương pháp cáchdạy phù hợp với đối tượng mình đang phục vụ
Trang 13+ Do khả năng nắm kiến thức, kỷ năng chuẩn chưa đầy đủ nên thường chưaxác định được nội dung cần dạy trong một tiết học; chưa xác định vị trí bài họctrong hệ thống kiến thức chương trình.
+ Kế hoạch soạn bài của giáo viên mới chú trọng thiên về kiến thức mà thiếuchú ý đến đối tượng học sinh; các hoạt động của thầy và trò chưa nổ bật, chưa chú
ý phát huy tính tích cực cho 3 đối tượng đặc biệt là đối tượng học sinh yếu kém
+ Một bộ phận giáo viên không sử dụng được các phương tiện dạy học hiệnđại như thí nghiệm, tranh, máy chiếu hỗ trợ hoặc sử dụng hiệu quả thấp; chưa biếtcách đặt vấn đề cho học sinh thảo luận, chưa biết cách tổ chức thảo luận để tất cảcác đối tượng được tham gia tích cực …
+ Nhiều giáo viên tổ chức đánh giá học sinh không kịp thời, thường xuyên,chưa có sự quan tâm phát hiện đối tượng học sinh bị hổng kiến thức trong quá trìnhhọc tập làm cho học sinh yếu kém không thể theo kịp các bạn cùng lớp gây nêntình trạng “sợ ”, xa lánh bộ môn Hóa học
- Giáo viên chủ nhiệm lớp còn thiếu sự gần gũi, nắm bắt thông tin, thiếu sự
tổ chức cho Cán bộ lớp, cho học sinh để phát hiện, kèm cặp giúp đỡ, động viên.Thiếu sự phối hợp với giáo viên bộ môn nhằm trao đổi thông tin cho nhau về quátrình tổ giảng dạy tại lớp
5 Nhóm nguyên nhân từ học sinh
Học sinh học đến lớp 8 mới được tiếp xúc với môn Hoá học, là môn hocnghiên cứu về chất và sự biến đổi của chất nên bước đầu hứng thú học tập bộ mônchắc chắn sẽ rất lớn Những em từ lớp 7 nếu đã có kết quả đánh giá đạt loại khá,giỏi thì đối với các em không khó để tiếp tục phát huy với môn học mới đang gâynhiều hứng thú, tò mò
Học sinh để bị hỏng kiến thức thường xuất phát từ các nguyên nhân:
- Học sinh không nuôi dưỡng được hứng thú học tập của mình qua thời gianhọc bộ môn, chưa tìm được điểm mới trong kiến thức bộ môn vừa được tiếp xúc
- Không quen với loại kiến thức có tính trừu tượng ngay từ những tiết banđầu như khái niệm về nguyên tử, nguyên tố hoá học, mô tả tính chất của chất, sự
Trang 14biến đổi về tính chất … làm cho học sinh sợ và “xa lánh” dần với môn học nhưngthiếu được sự phát hiện, giúp đỡ của của giáo viên và các bạn.
- Lên lớp 8 nhiều học sinh do sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi đã có nhiều sựquan tâm khác ngoài học tập như tình bạn, tình yêu tuổi học trò, những đam mêmới do nhiều hoàn cảnh và yếu tố khách quan tác động nên các em lơ là dần việchọc tập trong đó có môn hoá học
6 Nhóm nguyên nhân từ sự phối hợp giữa gia đinh-nhà trường-xã hội
Đây là nguyên nhân mang tính chất khái quát cho tất cả các môn học Thực
tế giữa gia đình-nhà trường-xã hội có sự phối hợp chặt chẽ, biết con em mình, họcsinh mình và lớp trẻ mình đang cần cái gì khi đang học trên ghế nhà trường; Tráchnhiệm của mình phải làm gì để cung cấp những điều đó và cung cấp như thế nào?Cung cấp vào thời điểm nào? Ai là người cung cấp, ai là người hỗ trợ, ai là ngườitạo điều kiện … Đây là những vấn đề đang còn nhiều bất cập hiện nay vì do chưaxác định rõ mục tiêu chung của sự phối hợp, chưa hiểu hết cần phối hợp như thếnào, chưa có cách tổ chức phối hợp hợp lý nên hiệu quả phối hợp chưa cao, tạo ảnhhưởng không đủ lớn để kích thích quá trình, ý thức học tập của học sinh làm chohọc sinh bị hỏng kiến thức
7 Nhóm nguyên nhân khác
IV BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN HOÁ HỌC THCS ĐỂ GIẢM THIỂU HỌC SINH HỔNG KIẾN THỨC
Câu hỏi gợi ý thảo luận:
- Đồng chí tìm những giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bị hổng kiến thức môn Hóa học cấp THCS tương ứng với những nguyên nhân chính (Các nhóm trình bày trước lớp, bổ sung cho nhau ).
- Thảo luận phân tích cácgiải pháp tương ứng với mỗi nguyên nhân (phù hợp tình hình của từng đơn vị)
- Đối chiếu với những phần trong tài liệu, nên điều chỉnh, bổ sung gì, thảo luận thống nhất.
Trang 15Trong công tác giảng dạy, để giảm thiểu học sinh yếu, học sinh bị hỏng kiếnthức ở môn học hoá học THCS, cần chú ý phân tích nắm được nguyên nhân dẫnđến học sinh bị hỏng kiến thức mới có thể sử dụng các giải pháp phù hợp với từngđối tượng, lúc đó các giải pháp mới mong được thực hiện thành công Từ nhữngnguyên nhân nêu ở trên, các giải pháp thực hiện được đề xuất như sau:
1 Giải pháp về nhóm nguyên nhân về nội dung, kiến thức trong chương trình;
- Chương trình với những kiến thức, kỷ năng trong 01 tiết là nhiều, dẫn đếnthực hiện không được đầy đủ, không sâu Vì vậy giáo viên cần phân biệt được kiếnthức trọng tâm, kiến thức hỗ trợ, khi dạy chú trọng nhiều đến các kiến thức trọngtâm để khắc sâu cho học sinh, nhất là chú trọng các đối tượng học sinh thiếu tậptrung trong giờ học
- Với các thí nghiệm biểu diễn, cần chú trọng đến vị trí đặt thí nghiệm phải
đủ gần và an toàn cho học sinh; trước khi làm thí nghiệm nên hướng dẫn trước họcsinh nên quan sát cái gì? Quan sát như thế nào? Cách ghi chép nhanh các hiệntượng xảy ra và cần rút ra được kết luận gì sau khi quan sát Khi cho học sinh trảlời, với những thao tác, hiện tượng dễ nên cho các em học non hơn, những em ngồi
xa hơn nêu để tập trung chú ý lần sau, những kết luận được rút ra có tính khẳngđịnh nên giao cho những đối tượng giỏi hơn để không mất thời gian
- Các thí nghiệm thực hành trong tiết thực hành hoặc thí nghiệm thực hànhcủa học sinh để phát hiện kiến thức mới cần: chuẩn bị tổ, đầy đủ các dụng cụ, hoáchất được bố trí cho từng thí nghiệm; chuẩn bị tốt yêu cầu trong quá trình thao tácthí nghiệm; chú ý biện pháp an toàn cho học sinh bằng cách nêu những sai sót cóthể xảy ra, cách thao tác để đảm bảo an toàn và có thể làm mẫu để học sinh có đủ
độ tự tin khi thao tác; chú ý hướng dẫn quan sát, ghi chép hiện tượng, các phươngtrình phản ứng để không làm mất thời gian giờ học; khi các nhóm thảo luận, vớinhững thí nghiệm đơn giản hơn nên cử em có năng lực thấp hơn thảo luận để gieo
tự tin cho các em
Trang 16- Phần câu hỏi và bài tập sau mỗi bài giáo viên nên dành thời gian hướngdẫn tại lớp để khi làm ở nhà học sinh dễ thực hiện hơn, cần chú ý hướng dẫn chuẩn
bị kỷ bài học sau
2 Giải pháp về nhóm nguyên nhân từ cơ sở vật chất dạy học
a Phòng học:
Với những lớp học có đông học sinh nên bố trí thay đổi chổ ngồi hàngtháng, cách bố trí chổ ngồi những em cao, lớn ngồi phía trong, em nhỏ hơn ngồiphía ngoài, em học yếu hơn nên ngồi phỉa trên để giáo viên quan tâm được nhiềuhơn
- Sử dụng phòng thực hành hoá học thường xuyên, chỉ đạo giáo viên lên kếhoạch sử dụng phòng thực hành, kế hoạch mượn đồ dùng để có cơ sở trong quản
lý, chỉ đạo kiểm tra thực hiện của giáo viên
b Thiết bị phục vụ dạy học:
- Giao tổ chuyên môn đầu năm kiểm tra, thống kê lại dụng cụ thí nghiệm,các hoá chất phục vụ thực hành; lập kế hoạch mua sắm và kế hoạch làm đồ dùngdạy học để bổ sung cho các bài dạy; những đồ dùng tự làm phục vụ cho nhiều bài,cần mua nguyên liệu cần lêm mẫu thiết kế, dự toán kinh phí để Lãnh đạo duyệtmới tiến hành làm, chưa làm khi chưa có bản thiết kế và dự trù được duyệt
3 Giải pháp về nhóm nguyên nhân từ việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học
- Tổ chức quản lý về chuyên môn đối với nhân viên trong biên chế, bố trígiáo viên có năng lực để làm công tác kiêm nhiệm khi chưa có biên chế; nhân viênthiết bị phải lập được kế hoạch thiết bị hàng năm, biết báo cáo đánh giá thực chấtviệc thực hiện của các giáo viên trong nhà trường về sử dụng các thiết bị cho lãnhđạo trường theo định kỳ quy định
- Lãnh đạo trường cần coi trọng công tác kiểm tra việc tiến hành các giờ họcthực hành trong các giờ lên lớp hoặc các giờ dạy thực hành đột xuất hoặc định kỳ
để nắm chắc tình hình và có ý nhắc nhở giáo viên trong quá trình thực hiện củagiáo viên
Trang 17- Có kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện mạnh dạn đổi mớiPPDH; chú trọng việc tổ chức việc thảo luận, phân nhóm, cách nêu vấn đề cần thảoluận, cách tổ chức thảo luận và chú ý đến đối tượng tham gia trong quá trình thảoluận Đối với học sinh hỏng kiến thức hoặc học yếu hơn nên cho các em đượcmạnh dạn nêu bằng hình thức khuyến khích để lôi kéo được học sinh vào trong giờhọc để phát hiện, tìm ra kiến thức bài học …
4 Giải pháp về nhóm nguyên nhân từ giáo viên
- Trong quá trình dạy học, để làm cho học sinh tránh nhàm chán, mất ứngthú; mất tập trung giáo viên cần:
+ Đầu tư nhiều hơn vào tìm tòi phương pháp, cách dạy phù hợp với đốitượng mình đang phục vụ, nhất là những đối tượng học sinh đang còn yếu, bị hổngkiến thức, chú ý liên hệ với thực tế đời sống, lao động sản xuất giúp học sinh gầngũi hơn với bộ môn
+ Dạy học nắm kiến thức, kỷ năng chuẩn, xác định nội dung cần dạy trongmột tiết học, tìm tòi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát huy, huyđộng hết các năng lực vốn có, tiềm ẩn trong học sinh; sử dụng các biện phápkhuyến khích, động viên các em còn yếu để các em mạnh dạn nêu ý kiến của mình.Không dạy học bằng cách đọ cho học sinh chép mà phải tiến hành hướng dẫn cho
học sinh cách ghi chép những điều trong kiến thức tìm dược Cần cho các em tiếp
cận dần kiến thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
+ Trong Kế hoạch soạn bài của giáo viên cần chú trọng nhiều đền các hìnhthức tổ chức, các phương pháp, hệ thống vấn đề đưa ra cần giải quyết phải chú ýđến từng đối tượng nào thì nên gọi học sinh nào để giải quyết vấn đề; tránh mộtvấn đề khó mà giao cho học sinh yếu thảo luận và ngược lại, có như vậy mới huyđộng được toàn lớp tham gia và thảo luận Luôn chú trọng về kiến thức, phươngpháp sử dụng, rèn kỷ năng riêng biệt dành cho đối tượng học sinh yếu
+ Việc sử dụng các phương tiện dạy học như: thí nghiệm, tranh, máy chiếu
hỗ trợ thường đưa lại hiệu quả tập trung được sự chú ý của toàn lớp, để các emphát hiện được kiến thức cần nắm trong bài, trong quá trình sử dụng cần lưu ý:Các vần đề đưa ra cần khuyến khích học sinh phát hiện, không đưa kênh chữ gợi ý
Trang 18khi học sinh chưa hoặc đang thảo luận, tìm tòi; giáo viên nên tạo điều kiện để họcsinh được nói, được cho ý kiến, muốn vậy giáo viên phải biết suy nghĩ cách tổchức thảo luận để không làm mất thời gian học, huy động tất cả các đối tượngđược tham gia tích cực …
+ Tổ chức đánh giá học sinh phải kịp thời, thường xuyên, trong đánh giákhông đặt yêu cầu quá với kiến thức chuẩn; trong đánh giá nhận xét với những họcsinh yếu cần biết cách khai thác những điểm học sinh đã làm được để động viêncác em, để thể hiện sự quan tâm đối tượng học sinh bị hỏng kiến thức trong quátrình học tập làm cho các em mất dần cảm giác ngập và “sợ học môn hoá học”
- Giáo viên chủ nhiệm lớp cần tổ chức các em thành từng nhóm để giúp đỡnhau trong học tập; nhóm phải có đủ các thành phần đối tượng học sinh để các emkèm cặp giúp đỡ nhau mới đưa lại hiệu quả thiết thực Luôn nắm bắt tình hình họctập của học sinh hàng tuần thông qua các giáo viên bộ môn, sự phối hợp, trao đổithông tin cho nhau sẽ giúp đỡ nhau trong quá trình tổ chức hoạt động của lớp vàgiúp giáo viên giảng dạy tại lớp
Cần cá thể hóa, lựa chọn những câu hỏi, bài tập phù hợp với từng em, tập trung chú ý nâng dần kiến thức cho các em nhưng phải tế nhị, tránh đụng chạm vào lòng tự ái của HS
5 Giải pháp về nhóm nguyên nhân từ học sinh
- Để nuôi dưỡng được hứng thú học tập của mình qua thời gian học bộ môn,học sinh cần tìm được, hiểu được, nắm thêm được điểm mới trong kiến thức bộmôn vừa được tiếp xúc Điều này phụ thuộc nhiều vào sự cố gắng của các em dưới
sự động viên của gia đình, thầy cô và bạn bè trong lớp
- Để học sinh quen với loại kiến thức có tình trừu tượng như khái niệm vềnguyên tử, nguyên tố, mô tả chất, sự biến đổi về tính chất … giáo viên dạy cầnnhìn nhận vấn đề kiến thức dưới góc độ học sinh để giúp học sinh nắm, hiểu vàvận dụng kiến thức Cần phải nắm thật chắc các phương pháp, kĩ năng sử dụngphương tiện dạy học, biết liên hệ với các kiến thức thực tế, kiến thức liên quangiữa các môn, biết tích hợp các nội dung có liên quan của các môn học khác vớimôn hoá học để giúp học sinh hiểu được vấn đề được cụ thể hơn
Trang 19- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cần có sự quan tâm đến tình bạn,tình yêu tuổi học trò, hướng cho các em luôn có tình bạn trong sáng, cho các emhiểu tình yêu tuổi học trò phải đưa lại mục đích nào cho quá trình học tập; phải làmcho học sinh xem thầy cô như là người mẹ, người chị, người anh trong gia đình.Đặt lòng tin vào thầy cô học sinh mới mạnh dạn thổ lộ tâm tư tình cảm của mình.Thầy cô phải chia sẻ, động viên, thông cảm, tránh làm cho học sinh bị tổn thương,hướng các em đi theo đúng đường nên đi, làm cho học sinh tin tưởng tương lai mớitạo được động lực thúc đẩy trong quá trình học tập
6 Giải pháp về nhóm nguyên nhân từ sự phối hợp giữa gia đinh-nhà trường-xã hội
Thực tế giữa gia đình-nhà trường-xã hội đã có sự phối hợp trên nguyên tắcthông nhất cũng như về thực tế Trong quá trình phối hợp cần thống nhất được nhàtrường, giáo viên giúp đỡ được những vấn đề gì cho gia đình, xã hội, gia đình – xãhội nhận được từ nhà trường cái gì và phối hợp với nhà trường những vấn đề gì?Xác định rõ trách nhiệm trong phối hợp là nêu rõ mục tiêu phối hợp, tiến trình phốihợp, người tổ chức và người thực hiện phối hợp, trao đổi thông tin trong phối hợp
… hiệu quả phối hợp sẽ tạo ảnh hưởng lớn để kích thích quá trình, ý thức học tậpcủa học sinh
7 Giải pháp về nhóm nguyên nhân khác (nếu có)
Trang 20CHUYÊN ĐỀ 2 DẠY HỌC TIẾT LUYỆN TẬP MÔN HÓA HỌC THCS
PHẦN I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Câu hỏi gợi ý thảo luận:
- Đồng chí nêu thực trạng dạy học tiết luyện tập ở trường mình dạy, những hạn chế và những giải pháp khắc phục (Các nhóm trình bày trước lớp, bổ sung cho nhau ).
- Đối chiếu với những phần trong tài liệu, nên điều chỉnh, bổ sung gì, thảo luận thống nhất.
1.Ý nghĩa của của một tiết luyện tập:
- Là hình thức tốt nhất để củng cố, đào sâu, hệ thống hóa lại những kiến thức
và rèn luyện kỹ năng đã học trong từng chương;
- Là hình thức tốt nhất để HS vận dụng kiến thức (vì khi đó tư duy của HSphát triển cao độ, buộc HS phải tìm tòi, phân tích, tổng hợp, so sánh) đã học vàonhững bài tập cụ thể;
- Là hình thức tốt nhất rèn luyện được nhiều kỹ năng bộ môn như giải thích,vận dụng kiến thức, tính toán, viết PTPƯ, đọc tên…;
- Là cách tốt nhất để GV kiểm tra được sự tiếp thu kiến thức của HS, kiểmtra được sự hiểu chính xác, sâu sắc, đầy đủ khả năng vận dụng kiến thức của HSvào làm bài tập, giải thích và vận dụng vào thực tế đời sống Đồng thời cũng kiểmtra được mình qua quá trình giảng dạycó những kiến thức nào sai sót để có kếhoạch củng cố, đính chính cho kịp thời
2 Tình hình thực tế
a.Về phía giáo viên:
- Dạy một tiết luyện tập là việc làm thường xuyên của GV nói chung và đốivới GV dạy môn hóa học nói riêng Tiết luyện tập được bố trí sau mỗi phần líthuyết, GV chúng ta ai cũng có ít nhiều kinh nghiệm trong việc dùng bài tập hoáhọc để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng cho HS GV có thể dùng bài tập để tổchức, điều khiển quá trình nhận thức của HS và có phương pháp thích hợp để dạymột tiết học loại này
- Việc lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phải phù hợp với năng lực,hứng thú và nhu cầu nhận thức của học sinh Nội dung học tập quá dễ hoặc quákhó đều không gây được hứng thú cho học sinh Giáo viên cần tổ chức, thiết kếchọn các dạng bài tập, các phương pháp có sự hướng dẫn học sinh tìm thấy cáimới về kiến thức, về phương pháp nghiên cứu thì HS sẽ thấy hào hứng, tự tin thamgia vào quá trình tìm tòi, tự lực giành lấy kiến thức
- Với nội dung chương trình có nhiều kiến thức trọng tâm, nhiều dạng câuhỏi, nhiều dạng bài tập vận dụng, làm thế nào để hệ thống lại, rèn kĩ năng cần thiếtcho học sinh là một vấn đề theo chúng tôi một giáo viên đứng lớp cần phải quantâm
Trang 21- Tuy nhiên, lựa chọn các bài tập và yêu cầu học sinh làm những bài tập củakiến thức đã học và tái hiện các kiến thức đã biết liên quan đến bài học mới, tìmmối quan hệ giữa chúng Một số GV thường chưa chú ý đến vấn đề này, mà chỉchú trọng cho HS làm nhiều bài tập, có khi biến việc làm đó thành một gánh nặng,nhàm chán và buồn tẻ đối với HS.
- Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của HS, với yêu cầu đổi mới PPDH theohướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS thì hoạt động của GV hoá học cũngcần có sự đổi mới, nên phải chú ý nhiều hơn tới việc chọn các dạng bài tập, cácphương pháp phù hợp để hướng dẫn HS các kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năngtiến hành nghiên cứu khoa học hoá học như: quan sát, phân loại, thu thập thông tin,
dự đoán khoa học, đề ra giả thuyết, giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm từ đơngiản đến phức tạp…
- Để dạy một tiết luyện tập đạt hiệu quả cao, còn phụ thuộc rất nhiều vàoviệc chuẩn bị bài của học sinh
Hóa học được xem là một trong những môn khoa học cơ bản quan trọng, do
đó nhiều HS có ý thức và chủ động học tập rất tốt; coi trọng và có sự tự giác chuẩn
bị cho tiết luyện tập như: ôn tập lý thuyết, làm đủ các bài tập do GV chỉ định, một
số HS khá giỏi (yêu thích bộ môn) thường có ý thức khai thác thêm các dạng bàitập và cách giải mới
Tuy nhiên, cũng còn một phần không nhỏ các em chưa có ý thức chuẩn
bị tốt cho tiết luyện tập, biểu hiện cụ thể như sau:
- Học bài qua loa, dẫn đến chưa nắm vững lý thuyết trước khi bước vào tiếtluyện tập;
- Nhiều em chuẩn bị đầy đủ các bài tập do GV chỉ định, các em lại có thóiquen là khi làm hết các bài tập thì đã thỏa mãn, nên ít kiểm tra lại lời giải xem có
sự sai sót gì không; ít đi sâu nghiên cứu cải tiến lời giải, trình bày lời giải và tìmthêm cách giải thích mới các hiện tượng hóa học, cách viết PTHH hay cách giảikhác của bài toán;
- Ngay trong tiết luyện tập tại lớp, đối với các em đã làm đầy đủ bài tập thì ítquan tâm đến lời giải của bạn và hướng dẫn của GV, chủ quan cho rằng mình đãhiểu và đã làm bài tập rồi;
- Nhiều HS chỉ chăm chú ghi chép bài giải của bạn hoặc phần trình bày của
GV mà không hề chú ý đến phương pháp giải các dạng toán, cách chọn chất, cáchviết PTHH, cách giải thích,…do đó, có trình trạng vở của các em ghi rất đầy đủnhưng thực tế các em không hiểu bài
Trang 22PHẦN II: NHỮNG KINH NGHIỆM DẠY TIẾT LUYỆN TẬP MÔN
HÓA HỌC THCS Câu hỏi gợi ý thảo luận:
- Mỗi nhóm soạn kế hoạch dạy 1 tiết luyện tập, trình bày trước lớp, thảo luận
Xuất phát từ cơ sở lý luận cũng như thực trạng về việc dạy và học tiết luyện
tập hóa học hiện nay, chúng tôi đề xuất một số ý kiến:
Nội dung tiết luyên tập: Theo yêu cầu Mục tiêu bài dạy, thường có 2 phần là
kiến thức lí thuyết cần nhớ và phần bài tập áp dụng Hai phần này bổ sung tươngtác lẫn nhau Nắm lí thuyết để vận dụng vào bài tập; làm bài tập để cũng cố, khắcsâu lí thuyết Khác với tiết ôn tập, tiết luyện tập nặng về rèn luyện kỹ năng vậndụng kiến thức, tiết ôn tập nặng về hệ thống hóa kiến thức
Ngoài ra, để dạy tốt một tiết luyện tập hóa học cần có những yêu cầu sau đây:
1. Phân bổ thời gian hợp lý: Cho 2 phần tạo nên cấu trúc của 1 tiết luyện
tập:
- Kiến thức cần nhớ: Thời gian khoảng 10-15/45 phút
- Bài tập: Chủ yếu tiết dạy dùng để luyện tập, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩnăng hệ thống hóa kiến thức (sửa bài tập về nhà và bài tập mới tại lớp, đồng thờilựa chọn hệ thống bài tập hợp lý) thời gian khoảng 25-30/45 phút
Trên thực tế, nếu giáo viên biên tập được hệ thống bài tập thích hợp thì phầnkiến thức cần nhớ và phần luyện bài tập có thể hòa quyện vào nhau không tách rời,miễn là mục tiêu đạt được như kế hoach bài dạy đã chuẩn bị
- Hoạt động cũng cố, hướng dẫn về nhà: 5 phút
2 Kĩ năng học sinh cần đạt được:
- Học sinh nắm vững lý thuyết vì lý thuyết là phần rất quan trọng gồm có: lýthuyết cơ bản, viết PTHH, tính chất hóa học, các chất điều chế, tách chất, nhận biếtcác chất, đó là những cơ sở mà HS phải nắm vững mới làm được bài tập;
- Giúp HS biết cách giải một bài hóa học đơn giản để có thể đi từ dễ đếnkhó, biết xác định dạng bài tập, từ đó tìm ra định hướng và tìm ra cách giải;