Đề cương giáo án chuyên đề: Cảm ứng ở thực vật Nội dung thực hiện chuyên đề: 3 tiết trong học kì 2 sinh học 11 Tiết 1: Giới thiệu chuyên đề, giao nhiệm vụ Tiết 2: Các nhóm báo cáo chuyên đề Tiết 3: Các nhóm báo cáo thực hành và tổng kết, dánh giá chuyên đề
Trang 1CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 11: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
1 Mạch kiến thức của chuyên đề:
1.1 Khái niệm cảm ứng, cảm ứng ở thực vật
1.1.1 Cảm ứng
1.1.2 Cảm ứng ở thực vật
1.2 Phân loại cảm ứng ở thực vật
1.2.1 Hướng động
+ Khái niệm hướng động
+ Các kiểu hướng động:
Hướng sáng
Hướng trọng lực
Hướng hoá
Hướng nước
Hướng tiếp xúc
+ Vai trò của hướng động đối với đời sống thực vật
1.2.2 Ứng động
+ Khái niệm ứng động
+ Các kiểu ứng động
+ Vai trò của ứng động trong đời sống thực vật
1.3 Thực hành hướng động
2 Tổ chức dạy học chuyên đề
A, Dự kiến thời lượng hoàn thành chuyên đề:
- Số tiết học trên lớp: 3 tiết trong học kì II của khối 11.
- Thời gian học ở nhà: 7 ngày làm dự án + bài thực hành.
B, Mục tiêu
1 Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm cảm ứng, cảm ứng ở thực vật, lấy ví dụ minh họa
- Phân biệt được các hình thức cảm ứng ở thực vật
- Nêu được khái niệm hướng động, ứng động
- Phân biệt được các kiểu hướng động, ứng động, cho ví dụ cụ thể
- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với thực vật và ứng dụng trong sản xuất nông sản
và hàng hóa
- Vận dụng các kiến thức đã học vào giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế
2 Kỹ năng:
- Kỹ năng quan sát, nhận biết các hiện tượng sinh học thuộc hình thức cảm ứng nào
CĐ:Cảm ứng ở thực vật - 1
Trang 2- Kỹ năng thực hành sinh học
- Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn
- Kỹ năng tự học (biết thu thập, xử lí thông tin, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo nhỏ ).
3 Thái độ:
-Tạo niềm hứng thú trong học tập bộ môn, biết liên hệ với thực tiễn.
- Học sinh tích cực tuyên truyền những hiểu biết về cảm ứng ở thực vật của mình cho người thân và cộng đồng để áp dụng kiến thức vào sản xuất
- Học sinh có thái độ tôn trọng các quy luật phát triển tự nhiên của thực vật thông qua tích cực bảo vệ đa dạng thực vật
- Nhận thức được những phản ứng của cơ thể thực vật trước những tác động của môi trường, từ đó có những tác động hữu hiệu vì lợi ích bản thân thực vật và con người.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng ở thực tế.
- Có niềm tin vào khoa học
C, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của GV:
- Chia nhóm và phân công công việc cho các nhóm.
- Chuẩn bị giáo án tranh ảnh, mẫu vật sống, video, sơ đồ liên quan.
- Tài liệu cập nhật thông tin về cảm ứng ở thực vật.
Chuẩn bị của HS:
Học sinh chuẩn bị các kênh thông tin liên quan đến lĩnh vực cảm ứng ở thực vật, các tranh ảnh, mẫu vật liên quan
D, Tiến trình dạy học theo chuyên đề :
Bước 1( 1 tiết)
Hoạt động 1: Giới thiệu chuyên đề
- GV đặt vấn đề:
Khi bị kim chích vào tay, chúng ta sẽ làm gì
- HS: Đưa ra các nhận định của mình
- GV: Đó là phản ứng của ta trước kích thích bên ngoài, vậy đối với thực vật có phản ứng với kích thích bên ngoài không
- HS thảo luận
- GV:Ở thực vật vẫn có các trả lời đối với kích thích bên ngoài, người ta gọi đó là CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT – là tên chuyên đề chúng ta đang tìm hiểu
- GV : Khi Kim chích chúng ta rụt tay lại để tránh bị đau, Vậy thực vật trả lời kích thích môi trường bên ngoài như thế nào vàcó ý nghĩa gì không?
HS: thảo luận
GV: Nêu mục tiêu chuyên đề
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lí thuyết để xây dựng mạch nội dung chuyên đề
CĐ:Cảm ứng ở thực vật - 2
Trang 3CĐ:Cảm ứng ở thực vật - 3
Khái niệm, phân loại,vd hướng nuóc
Khái niệm, phân loại,vd hướng hoá
Hướng Hoá
Hướng Trọng lực
Khái niệm,
phân loại,vd
hướng trọng lực
Hướng Nước
Hướng Sáng
Khái niệm, phân loại,vd hướng tiếp xúc
Khái niệm,
phân loại,vd
hướng sáng
Hướng Tiếp xúc
Hướng động
Khái niệm hướng động
Khái niệm, phân
loại, cơ chế
VẬT
Ứng động
Vai trò và ứng dụng ứng động
ứng động không sinh trưởng
ứng động sinh trưởng
Khái niệm
ứng động
Vai trò đối với
cơ thể thực vật
và ứng dụng trong sản xuất, đời sống
Khái niệm, ví
dụ, cơ chế ứng động sinh trưởng
Khái niệm, ví
dụ, phân loại
ứng động
Khái niệm, ví
dụ, cơ chế ứng động không sinh
Trang 4Hoạt động 3: phân công nhiệm vụ.
GV Phân công công việc cho các nhóm: Dựa vào sơ đồ kiến thức của chuyên đề
GV chia lớp thành 5 nhóm nhỏ Mỗi nhóm đều tìm hiểu tất cả chuyên đề để tạo bài báo cáo, tuy nhiên khi báo cáo thuyết trình thì mỗi nhóm trình bày 1 phần
Nhóm 1: Báo cáo nội dung của khái niệm hướng động, hướng sáng
1 Trình bày được khái niệm cảm ứng, cảm ứng ở thực vật, hướng động
2 Phân loại hướng động
3 Giải thích cơ chế hướng động
4 Khái niệm, phân loại, vai trò, ví dụ của hướng sáng
5 Sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật về từng kiểu hướng động và giới thiệu cho cả lớp
6 Giải thích được vì sao phải trồng cây với mật độ phù hợp?
7 Vì sao trong trồng rừng, lúc nhỏ người ta trồng sát nhau, sau lớn hơn người ta tỉa bớt cây?
- Nhóm 2: Báo cáo nội dung của hướng trọng lực, hướng hoá.
1 Trình bày khái niệm của hướng trọng lực, hướng hoá Lấy ví dụ cho từng kiểu hướng động
2 Giải thích cơ chế của tính hướng đất của rễ
3 Sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật về từng kiểu hướng động và giới thiệu cho cả lớp
4 Vai trò của hướng trọng lực, hướng hoá
- Nhóm 3: Báo cáo nội dung của hướng nước, hướng tiếp xúc.
1 Trình bày khái niệm của hướng nước, hướng tiếp xúc Lấy ví dụ cho từng kiểu hướng động
2 Giải thích cơ chế của tính hướng tiếp xúc của tua cuốn
3 Sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật về từng kiểu hướng động và giới thiệu cho cả lớp
4 Giải thích được vì sao khi trồng những cây thân leo như: bầu, mướp, ta phải làm giàn?
- Nhóm 4: Báo cáo nội dung của khái niệm ứng động và ứng động sinh
trưởng
1 Nêu được khái niệm ứng động sinh trưởng
2 Cơ chế của ứng động sinh trưởng
3 Phân loại ứng động sinh trưởng dựa vào tác nhân kích thích và dựa vào hình thức phản ứng.Lấy ví dụ cho từng kiểu ứng động
5 Sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật về từng kiểu ứng động và giới thiệu cho cả lớp
- Nhóm 5: Báo cáo nội dung của ứng động không sinh trưởng và vai trò, ứng dụng
1 Nêu được khái niệm ứng động không sinh trưởng
2 Cơ chế của ứng động không sinh trưởng
3 Lấy ví dụ, phân tích ví dụ và vai trò
4 Trong sản xuất con người đã vận dụng vào thực tiễn như thế nào?
5 Sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật về từng kiểu ứng động và giới thiệu cho cả lớp
- Mỗi nhóm làm thí nghiệm thực hành: Phát hiện hướng trọng lực của cây.
CĐ:Cảm ứng ở thực vật - 4
Trang 51 Dụng cụ:
- 2 đĩa đáy sâu, 1 chuông bằng nhựa trong suốt, 1 nút bằng xốp (có thể dùng xốp
cắm hoa thay thế) 2 ghim nhỏ, 1 kéo hay dao lam, 1 giấy lọc
2 Mẫu vật:
- Hạt đậu (hay ngô, lúa) mới nhú mầm
3 Cách tiến hành:
- Chọn 2 hạt có rễ mầm mọc thẳng( 1 hạt cắt bỏ rễ), dùng ghim cắm xuyên 2 hạt
sao cho rễ mầm nằm ngang hướng ra ngoài
- Đặt nút xốp lên đáy của đĩa đã có nước, sau đó dùng giấy lọc phủ lên lá mầm, 2
đầu giấy nhúng vào nước để cây mầm không bị khô
- Sau đó dùng chuông nhựa úp lên rồi đặt vào chỗ tối
- Sau 2 ngày quan sát sự vận động của rễ ở 2 cây mầm và rút ra nhận xét
- GV gợi ý các nguồn tư liệu trên mạng, tại địa phương mà học sinh có thể tham khảo
.HS : - Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của GV để nêu ra các nhiệm vụ
- Thảo luận và lên kế hoạch thức hiện nhiệm vụ ( Nhiệm vụ, người thực hiện, thời lượng, phương pháp, phương tiện, sản phẩm, )
Bước 2: Thực hiện chuyên đề và xây dựng chuyên đề ( 1 tuần)
Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp
Nội dung Hoạt động của Giáo
viên
Hoạt động của học sinh
Thu thập thông tin, tìm hiểu
về các kiểu cảm ứng của
thực vật trong thực tế
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm
- Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch
Thảo luận nhóm để xử lý
thông tin và lập dàn ý, xây
dựng sản phẩm, hoàn thành
báo cáo của nhóm
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm
- Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm
- Xây dựng sản phẩm, hoàn thành báo cáo của nhóm
Bước 3 ( 2 tiết) Báo cáo kết quả và đánh giá.
TIẾT 2:
1 Phương pháp: Hoạt động nhóm.
CĐ:Cảm ứng ở thực vật - 5
Trang 62 Tiến trình :
Hoạt động 1: Thực hiện nhiệm vụ học tập và thảo luận kết quả của 4 nhóm
- GV yêu cầu từng nhóm (1, 2, 3, 4) lần lượt trình bày nội dung đã được phân công
- Sau mỗi phần trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi phản biện
- Gợi ý các nhóm nhận xét bổ sung cho các nhóm khác
- GV tổng kết, bổ sung
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau: thái độ, hiệu quả và chất lượng bài báo cáo
- GV nhận xét về kết quả của mỗi nhóm.
Hoạt động 3: Củng cố
GV Nhận xét và hoàn thiện nội dung chuyên đề
Tiết 3:
1 Phương pháp: Hoạt động nhóm.
2 Tiến trình :
Hoạt động 1: Báo cáo nhóm 5 và Báo cáo kết quả thực hành của các nhóm - GV
yêu cầu nhóm 5 trình bày nội dung đã được phân công
- Sau phần trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi phản biện
- GV yêu cầu từng nhóm lần lượt báo cáo kết quả thực hành
- Sau mỗi phần báo cáo, các nhóm nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi thảo luận vì sao lại thu được kết quả như vậy
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả thực hành
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau: kết quả thực hành, phần giải thích
- GV nhận xét về kết quả của mỗi nhóm
Hoạt động 3: Cho điểm từng nhóm
- GV đánh giá ưu, nhược điểm của từng nhóm
- Nêu ra nguyên nhân của các kết quả thực hành chưa chính xác
- GV đánh giá cụ thể bằng việc cho điểm từng nhóm thực hành
HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP:
Câu 1 : Cảm ứng ở thực vật là gì? Cho ví dụ.
Câu 2 Ứng động (Vận động cảm ứng)là:
CĐ:Cảm ứng ở thực vật - 6
Trang 7A Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
B Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng
C Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng
D Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định
Câu 3 Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng
Câu 4 Thân và rễ của cây có các kiểu hướng động như thế nào?
A Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng
trọng lực dương
B Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương
và hướng trọng lực dương
C Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng
trọng lực âm
D Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm
và hướng trọng lực dương
Câu 5 Tại sao khi chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cây khép lại?
Câu 6 Những ứng động nào dưới đây là ứng động sinh trưởng?
A Hoa mười giờ nở vào buổi sáng Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
B Hoa mười giờ nở vào buổi sáng Khí khổng đóng và mở
C Sự đóng mở của lá trinh nữ Khí khổng đóng và mở
D Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại
Câu 7 Vì sao có một số loài cây vào mùa đông thì rụng hết lá ?
Câu 8 Khi trồng cây chỗ không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?
A Mọc vống lên và có màu vàng úa
B Mọc bình thường và có màu xanh
C Mọc vống lên và có màu xanh
D Mọc bình thường và có màu vàng úa
CĐ:Cảm ứng ở thực vật - 7