Đề tài đã được thực hiện từ tháng 02/2011 đến tháng 06/2011 tại trường Trung cấp Nông Lâm Bình Dương nhằm xác định được ảnh hưởng của phân trùn quế đến sự sinh trưởng, phát triển của nấm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN TRÙN QUẾ ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT NẤM BÀO NGƯ
Trang 2PHAN THỊ THU DUNG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Nông học
Giáo viên hướng dẫn
ThS PHẠM THỊ NGỌC
Tháng 07/2011
Trang 3ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cô, bạn bè và người thân
Trước hết, con cảm ơn ba mẹ và những người thân trong gia đình đã dạy bảo và hết lòng quan tâm, động viên con trên bước đường học tập
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Nông học đã tạo điều kiện để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu trường Trung cấp Nông Lâm Bình Dương đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận
Em chân thành biết ơn các thầy, các cô đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho
em nhũng kiến thức quý báu Và hơn ai hết, em chân thành biết ơn cô Phạm Thị Ngọc
đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận
Qua đây, cũng xin gửi lời cảm ơn tập thể lớp ĐH07NHGL đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
Sinh viên thực hiện Phan Thị Thu Dung
Trang 4iii
TÓM TẮT
PHAN THỊ THU DUNG, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2011, “Khảo sát ảnh hưởng của phân trùn quế đến sự sinh trưởng và năng suất nấm
bào ngư Pleurotus sp.”
Giáo viên hướng dẫn: ThS Phạm Thị Ngọc
Đề tài đã được thực hiện từ tháng 02/2011 đến tháng 06/2011 tại trường Trung cấp Nông Lâm Bình Dương nhằm xác định được ảnh hưởng của phân trùn quế đến sự sinh trưởng, phát triển của nấm bào ngư và qua đó, xác định mức độ phân trùn quế thích hợp bổ sung vào cơ chất trồng nấm để có năng suất và hiệu quả kinh tế cao
Thí nghiêm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố, 4 lần lặp lại với 5 nghiệm thức như sau:
T1: không bổ sung phân trùn quế (ĐC)
T2: bổ sung 3 % phân trùn quế
T3: bổ sung 6 % phân trùn quế
T4: bổ sung 9 % phân trùn quế
T5: bổ sung 12 % phân trùn quế
Bố trí thí nghiệm trên cơ chất nền gồm: mùn cưa cao su + 1 % vôi + 0,1 % MgSO4. Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Về sinh trưởng và phát triển: phân trùn quế có tác động lên sinh trưởng và phát triển của nấm bào ngư Nghiệm thức có bổ sung 12 % phân trùn quế có đặc tính sinh trưởng tốt nhất (tơ ăn nhanh nhất, thời gian tơ phủ kín bịch phôi sớm nhất, thời gian hình thành quả thể sớm nhất và số chùm quả thể trên bịch nhiều nhất) Khả năng sinh trưởng và phát triển của hệ tơ ở nghiệm thức không bổ sung phân trùn quế (ĐC) là kém nhất
Về năng suất: năng suất tăng dần theo các mức độ phân trùn quế bổ sung vào cơ chất Nghiệm thức bổ sung 12 % phân trùn quế có trọng lượng trung bình một chùm
Trang 5iv
quả thể cao nhất, số chùm quả thể trên bịch nhiều nhất, do đó, năng suất lý thuyết của nghiệm thức này cao nhất Hơn nữa, năng suất ô thí nghiệm và năng suất thực thu của nghiệm thức này vẫn cao hơn cả Kết quả thí nghiệm cho thấy có sự tương quan chặt giữa năng suất bịch và lượng cơ chất bị tiêu hao Năng suất bịch càng cao thì lượng cơ chất bị tiêu hao càng nhiều
Về hiệu quả kinh tế: tất cả các nghiệm thức đều thu được lợi nhuận và cao hơn
so với nghiệm thức đối chứng Nghiệm thức bổ sung 12 % phân trùn quế cho lợi nhuận cao nhất và tỷ suất lợi nhuận cũng cao nhất Nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức bổ sung 3 % phân trùn quế cho tỷ suất lợi nhuận thấp nhất
Về tình hình nhiễm bệnh: ở giai đoạn nuôi ủ tơ, tỷ lệ hư nhiễm là 0 % ở tất cả các nghiệm thức Vào thời kỳ cuối của giai đoạn chăm sóc, có sự xuất hiện và tấn công của côn trùng nhưng do được cách ly và phòng trị kịp thời nên không ảnh hưởng đến năng suất nấm
Tóm lại, với 5 tỷ lệ phối trộn phân trùn quế vào cơ chất trồng nấm thì tỷ lệ 12
% là thích hợp nhất
Trang 6v
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH xi
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
1.3 Yêu cầu 2
1.4 Phạm vi đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược về nấm ăn 3
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của nấm 4
2.3 Giá trị dinh dưỡng của các loài nấm ăn 5
2.4 Giá trị dược liệu của nấm 6
2.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trong nước và ngoài nước 9
2.5.1 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới 9
2.5.2 Tình hình sản xuất nấm trong nước 12
2.6 Giới thiệu về nấm bào ngư 14
2.6.1 Đặc điểm sinh học 16
2.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của nấm bào ngư 16
Trang 7vi
2.7 Kỹ thuật trồng nấm bào ngư 19
2.7.1 Chuẩn bị nguyên liệu 19
2.7.2 Vô bịch 19
2.7.3 Cấy meo giống 20
2.7.4 Nuôi ủ tơ 20
2.7.5 Chuẩn bị nhà trồng 20
2.7.6 Rạch bịch và tưới đón nấm 210
2.7.7 Thu hái nấm 21
2.8 Chế biến và bảo quản nấm bào ngư 21
2.9 Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng thất thu và biện pháp phòng trừ 22
2.10 Một số lưu ý để đảm bảo an toàn khi trồng nấm bào ngư 23
2.11 Tác dụng của phân trùn quế 24
Chương 3 VẬT LỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm 26
3.1.1 Thời gian 26
3.1.2 Địa điểm 26
3.2 Vật liệu thí nghiệm 26
3.2.1 Giống 26
3.2.2 Giá thể và dinh dưỡng bổ sung 26
3.2.3 Dụng cụ và trang thiết bị 26
3.3 Phương pháp thí nghiệm 27
3.3.1 Kiểu thí nghiệm 27
3.3.2 Quy mô thí nghiệm 27
3.4 Quy trình kỹ thuật 28
3.5 Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu theo dõi 29
Trang 8vii
3.5.1 Chỉ tiêu sinh trưởng 29
3.5.2 Chỉ tiêu năng suất 29
3.5.3 Hiệu quả kinh tế 29
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 30
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng 31
4.1.1 Sự tăng trưởng chiều dài sợi tơ 31
4.1.2 Thời gian tơ nấm phủ kín bịch phôi 33
4.1.3 Tỷ lệ bịch phôi có tơ phủ kín ở giai đoạn 25 NSC 34
4.1.4 Thời gian hình thành quả thể 34
4.1.5 Số chùm quả thể trên bịch 35
4.1.6 Số quả thể trên chùm 36
4.2 Kết quả các chỉ tiêu năng suất 37
4.2.1 Trọng lượng trung bình một chùm quả thể 37
4.2.2 Năng suất trung bình mỗi ô thí nghiệm và năng suất thực thu 38
4.2.3 Năng suất lý thuyết của các nghiệm thức 39
4.2.4 Trọng lượng bịch phôi sau thời gian thu hoạch 40
4.2.5 Sự tương quan giữa năng suất bịch và lượng cơ chất bị tiêu hao 40
4.3 Hiệu quả kinh tế 42
4.4 Tình hình nhiễm bệnh 42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43
5.1 Kết luận 43
5.2 Đề nghị 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC 46
Trang 9viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt (kí hiệu) Viết đầy đủ
CV Coefficient of Variation (hệ số biến động) Ctv Cộng tác viên
P.E Polyethylene P.P Polypropylene
Vit Vitamin
Trang 10ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Danh sách bảng Trang
Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của một số loài nấm 6
Bảng 2.2: Sản lượng nấm nuôi trồng 11
Bảng 2.3: Sản lượng nấm ăn trên thế giới 12
Bảng 2.4: Sản lượng nấm ở Miền Bắc 14
Bảng 2.5: Hàm lượng vitamin chứa trong hai loài nấm bào ngư P sajo – caju và P floridanus 15
Bảng 2.6: Thành phần dinh dưỡng của phân trùn nguyên chất 25
Bảng 3.1: Điều kiện thời tiết, khí hậu 26
Bảng 3.2: Quy trình thực hiện thí nghiệm 28
Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm ở các nghiệm thức 31
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều dài sợi tơ 32
Bảng 4.3: Thời gian tơ nấm phủ kín bịch phôi 33
Bảng 4.4: Tỷ lệ bịch phôi có tơ phủ kín ở 25 ngày sau cấy 34
Bảng 4.5: Thời gian hình thành quả thể 35
Bảng 4.6: Số chùm quả thể trên bịch phôi 35
Bảng 4.7: Động thái ra quả thể 36
Bảng 4.8: Trọng lượng trung bình một chùm quả thể 37
Bảng 4.9 Năng suất trung bình của mỗi ô thí nghiệm và năng suất thực thu 38
Bảng 4.10: Năng suất lý thuyết 39
Bảng 4.11 Trọng lượng bịch sau thời gian thu hoạch 40
Bảng 4.12: Lượng cơ chất bị tiêu hao và năng suất trung bình một bịch 41
Bảng 4.13: Tổng thu, tổng chi và lợi nhuận đạt được của các nghiệm thức 42
Trang 11x
Danh sách biểu đồ, đồ thị
Đồ thị 1: Động thái tăng trưởng chiều dài tơ nấm của các nghiệm thức 52
Đồ thị 2: Tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nấm của các nghiệm thức 52
Trang 12xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Phương trình biểu diễn sự tương quan giữa năng suất bịch và lượng cơ chất
bị tiêu hao 41
Hình 1: Nhà ủ tơ nấm 46
Hình 2: Nhà trồng 46
Hình 3: Bịch phôi nấm ở giai đoạn 20 ngày sau cấy meo 47
Hình 4: Bịch phôi nấm giai đoạn ra quả thể 47
Hình 5: Quả thể nấm của các nghiệm thức có bổ sung phân trùn quế giai đoạn 1 ngày sau hình thành 48
Hình 6: Quả thể nấm của các nghiệm thức có bổ sung phân trùn quế giai đoạn 2 ngày sau hình thành 49
Hình 7: Quả thể nấm của các nghiệm thức có bổ sung phân trùn quế giai đoạn 3 ngày sau hình thành 50
Hình 8: Quả thể của nghiệm thức không bổ sung phân trùn quế 51
Trang 13Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp một cách vô tội vạ đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân Thêm vào đó, dịch bệnh trên động vật thường xuyên xảy ra dẫn đến nguồn cung động thực vật khan hiếm và đắt đỏ Do đó, nấm ăn trở thành nguồn cung ứng thích hợp vào khẩu phần ăn của con người Nấm ăn không chỉ là một loại thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng mà chúng còn được xem là một loại dược liệu quý hiếm Có rất nhiều loại nấm ăn đã được nuôi trồng ở nước ta như nấm rơm, nấm mỡ, nấm mèo, nấm bào ngư Trong đó, nấm bào ngư là loại nấm ăn được nhiều người ưa chuộng vì chúng vừa ngon, vừa bổ dưỡng lại tương đối dễ trồng Ở Việt Nam, nghề trồng nấm đã xuất hiện
từ rất lâu nhưng chỉ những năm gần đây nghề này mới được phổ biến rộng rãi Tuy nhiên, để nấm bào ngư sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, ngoài việc phối trộn những dưỡng chất vô cơ như đạm, lân, kali, người ta thường bổ sung một số dưỡng chất hữu
cơ như phân bò, phân gà, phân trùn quế
Phân trùn quế là loại phân hữu cơ thiên nhiên, giàu dinh dưỡng, thích hợp cho nhiều loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch Sử dụng phân trùn quế trong sản xuất nấm còn được xem như là mô hình khép kín thích hợp cho những nông trại vừa và lớn Mạt cưa thải sau trồng nấm
có thể được sử dụng để làm thức ăn nuôi trùn Như vậy, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giải quyết được phế thải sau khi trồng
Xuất phát từ thực tế trên, được sự cho phép của Bộ môn sinh lý – sinh hóa, Khoa Nông học, trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của
ThS Phạm Thị Ngọc, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của phân
trùn quế đến sự sinh trưởng và năng suất của nấm bào ngư Pleurotus sp.”
Trang 14Chỉ tiến hành thí nghiệm trên nấm bào ngư Pleurotus sp và ngoài 2 dưỡng chất
cần thiết là vôi và magiê sunphat, chỉ bổ sung thêm phân trùn quế
Trang 15Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về nấm ăn
Nấm không thuộc giới động vật, cũng không thuộc giới thực vật mà nó được xem như là một giới riêng biệt – giới Nấm Phân loại nấm hiện đại bao gồm 2 ngành
và 5 ngành phụ : Ngành Nấm nhầy (Myxomycota) và ngành Nấm thật (Eumycota) Trong đó, ngành Nấm thật bao gồm 5 ngành phụ đó là ngành phụ Nấm tiên mao (Mastigomycotina), ngành phụ Nấm tiếp hợp (Zygomycotina), ngành phụ Nấm túi (Ascomycotina), ngành phụ Nấm đảm (Basidiomycotina) và ngành phụ Nấm bất toàn (Deuteromycotina) Tất cả nấm ăn đều thuộc ngành phụ Nấm túi hoặc Nấm đảm (Nguyễn Lân Dũng, 2004)
Nấm ăn có cấu tạo chủ yếu là hệ sợi nấm Các sợi nấm ăn có dạng ống tròn và có vách ngăn ngang Khoảng cách giữa các vách ngăn ngang được gọi là tế bào Các nấm
ăn đều có thành tế bào cấu tạo chủ yếu bởi kitin – glucan Sợi nấm có thể phát triển từ bào tử hay một đoạn sợi nấm Sợi nấm phân nhánh nhiều lần tạo thành một mạng sợi nấm dày chằng chịt và thường có màu trắng Các sợi nấm liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quả thể Mỗi loại nấm ăn khác nhau có một hình thái quả thể khác nhau Quả thể là cơ quan sinh sản của nấm thường gồm 3 thành phần chính: mũ nấm, phiến nấm và cuống nấm
Mũ nấm che chở cho tai nấm, mặt trên có sắc tố để cản ánh sáng mặt trời, mặt dưới mang thụ tầng và là cơ quan sinh bào tử Mũ nấm có dạng mép phẳng, mép cuốn, hình tròn hoặc hình bán nguyệt Trên mũ nấm đôi khi có những phiến vẩy, những đường đồng tâm hoặc nếp nhăn Phiến nấm thường có dạng lá hoặc lỗ, là cơ quan chính sinh bào tử còn gọi là thụ tầng Thụ tầng sinh ra bào tử nấm Ở một vài nấm, thụ
Trang 16tầng có thêm màng che, khi trưởng thành sẽ rách ra thành vòng cổ ở cuống nấm Cuống nấm là cơ quan đưa mũ nấm lên cao, để phát tán bào tử đi xa Cuống nấm còn giữ vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng đến mũ nấm và phiến nấm Cuống nấm có thể nằm chính giữa mũ nấm, nằm lệch tâm hoặc một bên mũ nấm hình dạng cuống nấm cũng rất khác nhau, có thể hình viên trụ, hình chùy, hình sợi mãnh hoặc hình con thoi
2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của nấm
Nấm được coi là những sinh vật dị dưỡng, phần lớn sống hoại sinh Tuy nhiên, nấm cũng có khả năng chuyển hoá và cho phép chúng sử dụng đa dạng những loại chất nền hữu cơ để phát triển, từ các hợp chất đơn giản như nitrat, amoniac, axetat hay etanol đến những hợp chất hữu cơ phức tạp hơn như chất xơ (cellulose, hemicellulose), chất đạm (protein), chất bột (amidon, hydratcacbon), chất gỗ (lignin) Nấm được cấu tạo từ nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau bao gồm nguồn cacbon, đạm, khoáng, vi lượng
Nguồn cacbon: nguồn thức ăn cacbon là nguồn vật chất cung cấp C trong quá trình sinh trưởng, phát triển từ hệ sợi nấm cho đến khi hình thành quả thể Cacbon là yếu tố đặc biệt quan trọng trong cấu trúc của tất cả các hợp chất có mặt trong tế bào Đối với nấm, nguồn cacbon dường như là yếu tố bắt buộc, nếu không có nó, nấm không thể tăng trưởng hoặc phát triển được Nguồn cacbon cung cấp cho nấm có thể là các chất hữu cơ (xác bã động thực vật, đường, tinh bột) hoặc vô cơ (CO2, CaCO3) Nguồn đạm: bên cạnh nguồn cacbon, đạm cũng là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu Từ hai nguồn này, nấm sẽ tạo ra acid amin, là đơn vị căn bản tổng hợp nên protein Ngoài ra, đạm còn là thành phần của các bazơ nitơ, acid nucleic rất quan trọng trong hoạt động di truyền của nấm Nhiều loại nấm trồng có khả năng sử dụng được đạm vô cơ (nitrate NO3) Ngoài các nguồn đạm vô cơ, nấm còn có khả năng sử dụng N trong các hợp chất hữu cơ như bột đậu nành, bột bắp, cám gạo và đây là nguồn đạm thích hợp của chúng
Nguồn khoáng: nhiều nguyên tố khoáng cũng rất cần cho nấm như kali, lân, canxi, lưu huỳnh, và đặc biệt là magiê Magiê rất cần cho sự biến dưỡng các chất
Trang 17đường Kali dự phần trong sự thẩm thấu và giữ nước của tế bào Lân tham gia trong thành phần cấu tạo acid nucleic và các chất tạo năng lượng
Ngoài ra, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nấm còn cần tới một số nguyên tố vi lượng như: kẽm, mangan, molipden, bo Mặc dù chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng những nguyên tố này lại có vai trò hết sức quan trọng Chúng cần cho quá trình hoạt hóa các enzim, tổng hợp các loại vitamin, hấp thụ các chất trao đổi và hơn thế nữa, chúng đảm bảo cho quá trình hình thành quả thể một cách bình thường
Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho nấm chủ yếu từ mạt cưa (cơ chất trồng nấm) và thành phần thêm vào Thành phần này có thể cung cấp ngay từ lúc trộn nguyên liệu, nhưng cũng có thể bổ sung thêm vào giai đoạn phát triển của quả thể Dinh dưỡng trộn thêm vào nguyên liệu có thể là phân bón hoá học hoặc 1 % đường ăn hoặc khoáng như kali, phosphat, magiê Ngoài ra, nhiều loại phân bón lá như N - P - K, Komix, Bimix, HVP đều có thể dùng để tưới bổ sung cho nấm Urê dùng tưới nấm rất tốt, nhưng khi phát sinh bệnh nhất là mốc) phải ngưng ngay Các loại phân hữu cơ cũng rất tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm Tại những nông trại sản xuất theo mô hình khép kín, người ta thường phối trộn thêm phân trùn quế vào cơ chất trồng nấm Mạc cưa thải sau khi trồng nấm được bổ sung thêm phân trâu, bò, heo, gà làm thức ăn
để nuôi trùn quế Phân trùn quế chứa đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng đạm lại rất thấp Do đó, ngoài việc phối trộn phân trùn quế, cần phải bổ sung một lượng đạm vào cơ chất trồng nấm Tuy nhiên, quan trọng vẫn là khâu chế biến và ủ nguyên liệu Nguyên liệu chuẩn bị tốt thì chắc chắn năng suất nấm sẽ cao
2.3 Giá trị dinh dưỡng của các loài nấm ăn
Nấm ăn chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sống, chứa đầy đủ các
thành phần, như đường, đạm, khoáng, vitamin Nấm ăn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có độ đạm cao và ít chất béo Lượng đạm trong nấm ăn thấp hơn trong thịt,
cá nhưng cao hơn hẳn so với các loại thực phẩm khác Prôtêin của nấm ăn có chứa đầy
đủ 9 loại axit amin không thay thế: Isoleucin, Leucin, Lysin, Methionin, Phenylalanin, Threonin, Valin, Tyrosin, Tryptophan Trong thành phần của nấm rơm chứa 19 axit amin, trong đó có 8 axit amin không thay thế (chiếm đến 38,2 % trong tổng lượng axit
Trang 18amin) Riêng nấm bào ngư khô, lượng chứa prôtêin là khoảng 20 % Nấm ăn chứa nhiều vitamin như vitamin B, C, K, A, D, E trong đó nhiều nhất là vitamin nhóm B Nấm cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng và khoáng chất như sắt, selen, natri, kali, magiê và phốt pho Nấm cung cấp năng lượng thấp, thích hợp với những người ăn kiêng
Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của một số loài nấm
Loài nấm ăn
Lượng chứa (g/100 g chất khô)
Nước Protein Lipid
Dẫn xuất
(Nguồn: Theo Nguyễn Lân Dũng, 2004)
2.4 Giá trị dược liệu của nấm ăn
Ngoài giá trị dinh dưỡng nấm ăn còn có nhiều đặc tính biệt dược (nhất là nấm linh chi) Thủy tổ nền y học phương Tây là Hippocrates (460 - 377 trước Công nguyên) đã dùng nấm để ăn uống và trị bệnh
Nguyễn Ý Đức (2002) cho biết cách đây trên 3000 năm, người Trung Hoa đã xem nấm như một loại thuốc bổ tổng hợp, có khả năng tăng tính miễn dịch của cơ thể, chống lại các bệnh nhiễm trùng
Trang 19Các nhà khoa học Nhật Bản đã ra công nghiên cứu tác dụng trị bệnh của nấm Theo họ, nấm có vài hóa chất có thể làm tăng tính miễn dịch chống lại vi khuẩn, ung thư và chữa các bệnh phong khớp xương Họ tìm ra chất lentinan, một loại beta glucan
tự nhiên trong nấm Shiitake có đặc tính bảo vệ cơ thể, kéo dài tuổi thọ và tránh các tác dụng phụ của hóa và xạ trị liệu
Các nghiên cứu khác ở Mỹ cho rằng nấm có nhiều phytochemical có thể là chất chống ung thư rất tốt cũng như làm giảm cholesterol, làm cơ thể bớt mệt mỏi Viện Ung thư Hoa Kỳ đang nghiên cứu công dụng của nấm trong việc chữa trị các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS, cũng như tăng cường sức khỏe cho các bệnh nhân này (Nguyễn Ý Đức, 2002)
Năm 1960, Tiến sĩ Kenneth Cochran thuộc Đại học Michigan có nghiên cứu nhiều về nấm hương và thấy rằng nấm này làm tăng tính miễn dịch mạnh hơn là chất interferon, một loại thuốc thường dùng trong việc chữa bệnh do virus và ung thư Nhiều người còn cho rằng ăn nấm hương sẽ làm giảm cholesterol và làm máu dễ lưu thông nên có tác dụng tốt với tim
Theo Mỹ Hạnh (2010), nấm ăn có khả năng phòng và chữa được nhiều bệnh như:
* Kháng ung thư và kháng virus
Trên thực nghiệm, hầu hết các loại nấm ăn đều có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư Với nấm hương, nấm linh chi và nấm trư linh, tác dụng này đã được khảo sát và khẳng định trên lâm sàng Ăn nấm thường xuyên giúp kích thích cơ thể sản sinh hoạt chất inteferon, giúp ức chế được quá trình sinh trưởng và chuyển lưu của các loại vi rút, ngăn ngừa quá trình hình thành và phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể
* Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể
Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể đối với các bệnh ung thư Vách tế bào có chứa ß
- glucan phức hợp với một vài loại protein có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
Trang 20Các nhà khoa học Trung Quốc xác định mộc nhĩ có tác dụng kháng ung thư (Nguyễn Lân Dũng, 2009)
* Dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch
Nấm ăn có tác dụng điều tiết công năng tim mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim Các loại nấm như ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), mộc nhĩ đen, nấm đầu khỉ, nấm hương, đông trùng
hạ thảo đều có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ lượng cholesterol, triglycerid và beta - lipoprotein trong huyết thanh Ngoài ra, nấm linh chi, nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, ngân nhĩ, mộc nhĩ đen còn có tác dụng làm hạ huyết áp
* Giải độc và bảo vệ tế bào gan
Nhiều loại nấm ăn có tác dụng giải độc và bảo vệ tế bào gan rất tốt Ví như nấm hương và nấm linh chi có khả năng làm giảm thiểu tác hại đối với tế bào gan của các chất như carbon tetrachlorid, thioacetamide và prednisone, làm tăng hàm lượng glucogen trong gan và hạ thấp men gan Nấm bạch linh và trư linh có tác dụng lợi niệu, kiện tỳ, an thần, thường được dùng trong những đơn thuốc Đông dược điều trị viêm gan cấp tính Nấm kim châm và nấm kim phúc chứa nhiều arginine, có công dụng phòng chống viêm gan và loét dạ dày
*Hạ đường máu và chống phóng xạ
Khá nhiều loại nấm ăn có tác dụng làm hạ đường máu như ngân nhĩ, đông trùng
hạ thảo, nấm linh chi Ngoài công dụng điều chỉnh đường máu, các polysaccharide B
và C trong nấm linh chi còn có tác dụng chống phóng xạ
* Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hóa:
Gốc tự do là các sản phẩm có hại của quá trình chuyển hóa tế bào Nhiều loại nấm ăn như nấm linh chi, mộc nhĩ đen, ngân nhĩ có tác dụng thanh trừ các sản phẩm này, làm giảm chất mỡ trong cơ thể, từ đó có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ
Nấm bào ngư chứa pleurotin (kháng sinh), retin (kháng ung thư) và axit Folic chống thiếu máu Ngoài ra, chúng còn có tiềm nǎng cải thiện mức cholesterol máu và
ức chế ung thư có hiệu quả Nhiều loài nấm bào ngư được thử nghiệm lâm sang như
Trang 21Pleurotus sajor - caju, Pleurotus ostreatus, Pleurotus citrinopileatus (Lê Xuân Thám,
Trần Hữu Độ, 1999)
Ngoài ra, nhiều loại nấm ăn còn có tác dụng an thần, trấn tĩnh, rất có lợi cho việc điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương Nấm ăn có hàm lượng chất béo
và tinh bột trong rất thấp nên rất phù hợp cho những người bị tiểu đường và cao huyết
áp Gần đây, nhiều nhà khoa học còn phát hiện thấy một số loại nấm ăn có tác dụng phòng chống AIDS ở mức độ nhất định, thông qua khả năng nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể (Mỹ Hạnh, 2004)
2.5 Tình hình sản xuất nấm trong và ngoài nước
2.5.1 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới
Nuôi trồng nấm được biết từ rất lâu Vào 400 năm trước công nguyên đã có những miêu tả khoa học về sinh lý, sinh thái của không ít các loại nấm ăn Thời ấy, cây nấm đã được xếp vào sách sử “Thần nông bản thảo binh” miêu tả tính năng, công dụng của các loài nấm dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc để bồi dưỡng sức khoẻ như thanh chi, xích chi, hoàng chi, phục linh Từ năm 100 trước công nguyên bắt dầu có những ghi chép đầu tiên về kỹ thuật trồng nấm Tới năm 200 - 300 sau công nguyên thì xuất hiện nhiều sách ghi chép các phương pháp nuôi trồng nấm như sách “Thập châu ký” ghi chép phương pháp nuôi trồng nấm linh chi; sách “Dược tính luận” năm
581 - 600 ghi chép phương pháp nuôi trồng mộc nhĩ; sách “Chủng thụ thư” năm 1379 ghi chép vể đặc điểm các loại nấm ăn có thể trồng; sách “Quảng đông thông chí” năm
1562 ghi chép về phương pháp trồng nấm hương, năm 1822 thì ghi chép về phương pháp nuôi trồng nấm rơm (Nguyễn Lân Dũng, 2004)
Hiện nay, nghề trồng nấm đã phổ biến rất rộng rãi tại Trung Quốc và đạt sản lượng nuôi trồng cao nhất thế giới Theo Tăng Thị Hà (2011), Trung Quốc là nước khai phá nghề nuôi trồng nấm đầu tiên, sau đó là ở các nước Đông Nam Á và Bắc phi (1904) Trong những năm gần đây, các nước trên thế giới đã có bước phát triển nhảy vọt về nghiên cứu nuôi trồng nấm ăn (trong đó có việt Nam) Các nhà khoa học đã biết khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loài nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo Ngoài Trung Quốc, nghề nuôi trồng nấm ăn cũng phát triển rộng rãi ở các quốc gia khác như Nhật Bản, Hà Lan, Phần Lan, Anh, Mỹ Các kết quả
Trang 22nghiên cứu về nấm ăn và nuôi trồng nấm ăn trên thế giới được công bố trên nhiều tạp chí như Mushrooms (Nhật Bản), Mushrooms Journal (Anh), Mushrooms news (Mỹ), Mushrooms Information (Italy), Karstenia (Phần Lan), Der Champignon (Đức), Mushrooms Science (các hội nghị Quốc tế về cây nấm)
Các nước trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứu và sản xuất nấm mỡ, nấm hương, nấm bào ngư, nấm rơm là chủ yếu Khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu trồng nấm theo phương pháp công nghiệp Những nhà máy sản xuất nấm mỡ có công suất từ 200 – 1000 tấn/năm được cơ giới hóa cao Từ khâu xử lý nguyên liệu đến thu hái chế biến đều do máy móc thực hiện Năng suất nấm trung bình từ 40 – 60 % so với nguyên liệu ban đầu (Nguyễn Hữu Đống, 2003)
Nguyễn Lân Dũng (2004) cho biết trong những năm 80 của thế kỷ 20, tổng lượng nấm giao dịch trên thị trường thế giới từ 300.000 - 350.000 tấn/năm Bình quân mỗi người dân Âu Mỹ dùng 2 - 3 kg nấm ăn, người Nhật và Đức dùng 4 kg Những năm 90 của thế kỷ 20, với thị trường Mỹ, mỗi năm nhập từ Phúc Kiến (Trung Quốc) từ 23.000
- 26.000 tấn nấm mỡ đóng hộp; thị trường Nhật Bản mỗi năm nhập 11.000 - 13.000 tấn nấm mỡ đóng hộp Hồng Kông là nơi tập trung và trung chuyển nấm hương khô toàn cầu Các nơi ở khu vực Châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Malaisia, Indonesia, Triều Tiên, Thái Lan nghề trồng nấm phát triển rất mạnh mẽ Các loài nấm được nuôi
trồng phổ biến là nấm mỡ (Aragicus bisporus), nấm hương (Lentinus edodes), nấm bào ngư (Pleurotus sp.), nấm rơm (Volvariella volvacae), nấm mèo (Auricularia auricular) Ở châu Á, Trung Quốc là nước có nghề trồng nấm phát triển nhất Tổng
sản lượng nấm của nước này chiếm khoảng 80 % tổng sản lượng trên toàn thế giới Sản lượng nấm mỡ, nấm hương của Trung Quốc lớn nhất thế giới và tăng trưởng ổn định, chiếm tới 60 % kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc (Nguyễn Hữu Đống, 2003) Nhật Bản là nước đi đầu trong sản xuất nấm bào ngư Hiện nay, nhiều giống nấm bào ngư Nhật có năng suất cao, phẩm chất tốt và rất được ưa chuộng
Sản phẩm nấm được tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi, đóng hộp, sấy khô hoặc được bào chế thành viên nang làm thuốc bổ hay chế biến thành trà như trà linh chi
Thị trường tiêu thụ nấm ăn lớn nhất trên thế giới hiện nay là: Mỹ, Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan, các nước châu Âu
Trang 23Theo Nguyễn Hữu Đống (2003), các nước Bắc Mỹ và Tây Âu tiêu thụ nấm nhiều
nhất Ông cho biết giá 1 kg nấm mỡ tươi bao giờ cũng cao hơn giá 1 kg thịt bò Nhiều
nơi như Mỹ, Nhật Bản, Ý, Đài Loan, Hồng Kông phải nhập khẩu nấm từ Trung Quốc,
Việt Nam, Thái Lan
Bảng 2.2: Sản lượng nấm nuôi trồng (tấn)
Các loại nấm
Trung Quốc
Nhật Bản
Việt Nam
Hoa Kỳ
Nấm Agrocybe chaxinggu 92.900
Nấm bào ngư Pleurotus spp 2.468.000 5.210 3.000 1.803
Nấm bào ngư Pleurotus nebrodensis 52.200
Nấm búp nâu Agaricus brasiliensis 42.000
Nấm hầu thủ Hericium erinaceum 30.500 42,5
Nấm hương Lentinus edodes 2.228.000 200.000 50 3.428
Nấm kim trâm Flammulina velutipes 557.700 110.185 22,7
Nấm lưới Dictyophora spp 32.200
Nấm mực Coprinus comatus 177.800
Trang 24Thị trường nấm ăn trên thế giới rất lớn, trung bình tiêu thụ khoảng 15 triệu tấn
nấm rơm/năm Giá các loại nấm ăn luôn ở mức cao: nấm mỡ muối khoảng 1.200
USD/tấn; mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm 1.700 - 6.500 USD/tấn trong khi lượng cung
của nấm luôn thấp hơn nhu cầu
Bảng 2.3: Sản lượng nấm ăn trên thế giới (ngàn tấn tươi/năm)
Tên loài Tên thường gọi Năm
1975
Năm1979
Agaricus bisporus
Hay A bitorquis
Nấm mỡ, nấm trắng, nấm Paris
670 870 1.227 1.590 1.956
Auricularia spp Nấm mèo 5,7 10 119 465 485
Flammulina velutipes Nấm kim châm 38 60 100 187 285
Lentinus edodes Nấm đông cô, nấm
Pholiota nameko Nấm trân châu 15 17 25 40 56
Tremella fuciformis Nấm tuyết nhĩ
2.5.2 Tình hình sản xuất nấm trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu và phát triển sản xuất nấm ăn được hình thành từ
những năm 70 của thế kỉ XX Hiện nay, ở nước ta cũng có những bước đầu khai phá
và phát triển ngành nghề trồng nấm, đã có những địa điểm nghiên cứu giống nấm các
loại và phổ biến kiến thức nuôi trồng nấm như: Trung tâm Công nghệ sinh học thực
vật Viện Di truyền nông nghiệp đặt ở huyện Từ Liêm - Hà nội; Trung tâm Công nghệ
Sinh học ứng dụng đặt ở Phường 13 quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh Nhờ đó
Trang 25mà người nông dân càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm và đưa nghề trồng nấm trở thành một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao Đặc biệt, trong những năm gần đây, những nghiên cứu về công nghệ nuôi trồng nấm ăn phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới Bên cạnh những chủng loại nấm quen thuộc đã được đưa vào sản xuất để phục vụ người tiêu dùng như một nguồn thực phẩm, người ta còn nghiên cứu khá sâu về khả năng phòng, chống bệnh của nhiều loại nấm đã được nghiên cứu Cho tới nay, việc nuôi trồng nấm ăn đang được đẩy mạnh trong cả nước và là nguồn thu nhập đáng kể trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi
Theo Nguyệt Ánh (2011), trong 5 năm qua Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật - Viện Di truyền nông nghiệp đã nghiên cứu được 16 giống nấm ăn và nấm dược liệu quý ở Việt Nam Những năm qua, ngoài việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trồng, chế biến, bảo quản nấm ăn và nấm dược liệu về nông thôn, Trung tâm còn cung ứng từ 250 - 300 tấn giống gốc, giống cấp 1, cấp 2, cấp 3 phục vụ nhu cầu phát triển trồng nấm của các địa phương Sản lượng nấm được tạo ra là 250.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 80 triệu USD/năm Cho đến nay Trung tâm đã tổ chức gần 120 lớp tập huấn (25 - 30 người/lớp) cách trồng, chế biến và bảo quản nấm ăn và nấm dược liệu cho khoảng 40 tỉnh, thành phố trong cả nước
Trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm của Trung tâm Hạt nhân TP.HCM, nguồn tài nguyên nấm rất phong phú, có đến 2.000 loài, phần lớn các loài nấm quý này đều sinh trưởng, phát triển tốt ở các khu vực như Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa
Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng nấm, riêng lượng rơm
rạ là 20 – 30 triệu tấn/năm có thể sản xuất ra 2 triệu tấn nấm tươi (Nguyễn Hữu Đống, 2003) Ngoài ra, sử dụng các phế phụ phẩm nông, lâm nghiệp khác như mùn cưa, bả mía, cùi bắp, thân lục bình, bụi xơ dừa để trồng nấm vừa tăng thu nhập, tận dụng thời gian nhàn rỗi vừa góp phần vào việc bảo vệ môi trường
Các loại nấm được trồng chủ yếu ở nước ta là nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư, nấm mỡ, nấm hương Các loài nấm bào ngư hiện nuôi trồng phổ biến ở Việt Nam
khoảng 3 - 5 loài, theo đó Pleurotus pulmonarius (Fr.) Quél được ghi chép là có ở
Trang 26miền Bắc Việt Nam (Trịnh Tam Kiệt, 1981) Một số chủng thuộc loài Pleurotus pulmonarius (Fr.) Quél đang được nhiều cơ sở nuôi trồng đại trà Bảo tàng nấm của
Phòng công nghệ sinh học, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt có bộ sưu tập phong phú
hơn cả trong đó có 1 loài mới đã được phát hiện ở Bảo Lộc đó là P blaoensis và đã
nuôi trồng ra quả thể hoàn chỉnh (Lê Xuân Thám và Trần Hữu Độ, 1999)
Nấm được tiêu thụ tại nội địa hoặc chế biến, xuất khẩu Tính đến năm 2003, tổng sản lượng nấm trong cả nước đạt khoảng 170.000 tấn/năm, gồm các loại nấm rơm, nấm mèo, nấm sò, nấm mỡ, nấm linh chi, nấm hương Riêng nấm bào ngư, sản lượng tăng rất nhanh, từ 32.000 tấn nấm tươi năm 1979, lên 169.000 tấn năm 1986 và 909.000 tấn năm 1990 Lượng xuất khẩu đạt 40.000 tấn trị giá 40 triệu USD/năm Số còn lại khoảng 140.000 tấn tiêu thụ nội địa Như vậy, doanh thu về nấm/năm đạt 100 triệu USD (tương đương với trên 1.500 tỷ đồng Việt Nam) Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Italia, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan
Bảng 2.4: Sản lượng nấm ở Miền Bắc (tấn/năm)
2.6 Giới thiệu về nấm bào ngư
Nấm bào ngư là tên dùng chung cho các loài thuộc giống Pleurotus Chúng còn
có tên gọi khác là nấm sò, nấm dai, nấm hương trắng Nấm bào ngư gồm nhiều loại, khác nhau về hình dáng, màu sắc, khả năng thích nghi với nhiệt độ (Nguyễn Hữu Đống, 2003)
Trang 27Hiện nay, nấm bào ngư được trồng ở nhiều nước trên thế giới cả Âu, Á và những
nước nhiệt đới, và trồng nhiều nhất ở Trung Quốc Ở châu Âu, nấm bào ngư đứng hàng thứ hai trong các loài nấm ăn (chỉ sau nấm mỡ)
Khác với nấm rơm (Volvariella volvacea), nấm bào ngư có khả năng sử dụng
lignin mạnh Khi nấm bào ngư mọc trên gỗ, gỗ trở nên trắng ra Nhiều tác giả đã xác định được rằng nấm bào ngư tiết ra men laccase là chất phân hủy lignin Thí nghiệm
đo sự hao mất lignin khi trồng nấm bào ngư cho thấy sự giảm lignin tương ứng với
thời gian bắt đầu hình thành quả thể Khi dùng các loại rơm rạ thì rơm rạ lúa nước cho
năng suất cao hơn cả Thực tế trồng nấm ở Thái Lan cho thấy trồng nấm bào ngư trên
rơm rạ cho năng suất cao hơn, với thời gian ngắn hơn so với trồng trên mùn cưa (Nguyễn Lân Dũng, 2009)
Hiện nay, nấm bào ngư được khuyến khích trồng nhiều ở các nước đang phát
triển nhằm tạo nguồn thực phẩm bổ sung, đồng thời thanh toán các phế liệu nông lâm nghiệp để tránh ô nhiễm môi trường lại làm giàu chất hữu cơ cho đất Ở miền Nam khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 2 khí hậu lạnh hơn, nấm rơm khó trồng, ngược
lại nấm bào ngư mọc tốt cho năng suất cao hơn nên cần trồng nhiều vào mùa này
Nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao, cung cấp một lượng đáng kể chất đạm, đường, bột, nhiều vitamin và khoáng chất Nấm bào ngư có nhiều chất đường, thậm chí hơn cả nấm rơm, nấm mỡ, nấm đông cô Hàm lượng đạm và khoáng trong nấm bào ngư không thua gì các loài nấm kể trên Xét về năng lượng, nấm bào ngư lại cung cấp năng lượng ở mức tối thiểu, thấp hơn đông cô, tương đương với nấm rơm, nấm mỡ, vì vậy rất thích hợp cho những người ăn kiêng
Bảng 2.5: Hàm lượng vitamin chứa trong hai loài nấm bào ngư P sajo – caju và P
floridanus
Nấm bào ngư
Vitamin (mg/100g nấm khô) Vit C Vit B1 Vit B2 Axit
nicotinic
Axit pantotenic
Axit folic
P sajo – caju 111 1.75 6.66 60.0 21.1 1278
(Nguồn: Nguyễn Lân Dũng, 2009)
Trang 28Ngoài ra, còn phát hiện ở nấm bào ngư có chất kháng sinh là Pleurotin, ức chế hoạt động của vi khuẩn gram dương Bên cạnh đó, nấm còn chứa hai polysaccharid có hoạt tính kháng ung bướu, mà chất được biết nhiều nhất, gồm 69 % beta (1 - 3) glucan,
13 % galactose, 6 % mannose, 13 % uronic acid Ngoài ra, nấm bào ngư chứa nhiều acid folic, rất cần cho những người bị thiếu máu
Nấm bào ngư được trồng ở nước ta cách nay hơn hai chục năm, với nhiều
chủng loại: bào ngư trắng (P floridanus), bào ngư tím (P ostreatus), bào ngư xám (P sajor - saju), bào ngư vàng (P pulmonarius) và trên nhiều nguồn nguyên liệu khác
nhau như: rơm rạ, bã mía, mạt cưa, bàng, lát, bông phế thải, cùi bắp
Vào cuối những năm 70 đầu năm 80, nhà máy đồ hộp Linh Xuân là nhà máy đầu tiên đóng hộp nấm bào ngư để xuất khẩu Tuy nhiên, hiện nay nấm bào ngư có thể chế biến và đóng trong bao bì, khử trùng và bảo quản lạnh để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước (Lê Duy Thắng, 2001)
2.6.1 Đặc điểm sinh học
Theo Lê Duy Thắng (2001), nấm bào ngư có đặc điểm chung là tai nấm có dạng phễu lệch, phiến nấm mang bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn Tai nấm bào ngư khi còn non có màu sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn
Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng
sơ cấp và thứ cấp, "kết thúc" bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm Tai nấm lại sinh đảm bào tử và chu trình sống lại tiếp tục
Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn: dạng san hô, dạng dùi trống, dạng phễu, dạng phễu lệch, dạng lá lục bình Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch có sự thay đổi về chất, còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng Vì vậy, thu hái nấm bào ngư nên chọn lúc tai nấm vừa chuyển sang dạng lá
2.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm bào ngư
Nguyễn Hoài Vững (2008) cho rằng ngoài yếu tố dinh dưỡng từ các chất có trong nguyên liệu trồng nấm bào ngư thì sự tăng trưởng và phát triển của nấm có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt độ, ẩm độ, pH, ánh sáng, oxy
Trang 29* Nhiệt độ: hầu hết các loại nấm trồng đều có nhiệt độ nuôi tơ và nhiệt độ ra tai nấm khác nhau, chỉ một số ít loài nấm là cần nhiệt độ đồng đều trong suốt quá trình phát triển Nấm bào ngư mọc nhiều ở nhiệt độ tương đối rộng Ở giai đoạn ủ tơ, một số loài cần nhiệt độ từ 20 – 30 0C, một số loài khác cần từ 27 – 32 0C, thậm chí 35 0C như
loài P.tuber - regium Nhiệt độ thích hợp để nấm ra quả thể ở một số loài cần từ 15 –
25 0C, một số loài khác cần từ 25 – 32 0C
Theo Nguyễn Lân Dũng (2004), nấm bào ngư được phân loại thành 6 nhóm theo khả năng thích ứng với nhiệt độ của môi trường:
- Nhóm ưa lạnh: Nhiệt độ thích hợp để hình thành quả thể biến động trong phạm
vi khoảng 5 – 15 0C, nhiệt độ thích hợp nhất là 8 – 13 0C Nhiều chủng nấm xuất phát
từ bảo tàng giống chuẩn vi sinh vật nông nghiệp Trung Quốc thuộc nhóm này như chủng ACCC 50156, ACCC 50163 Chúng có quả thể màu xám, ăn ngon hơn các loại nấm bào ngư khác
- Nhóm chịu rét: quả thể hình thành ở nhiệt độ 5 - 20 0C, tốt nhất là ở 10 – 18 0C
Phần lớn chủng nấm thuộc loài Pleurotus ostreatus thuộc nhóm này
- Nhóm ưa ấm: quả thể có thể hình thành ở phạm vi nhiệt độ 8 – 25 0C, tốt nhất là
ở 12 – 22 0C Đa số thuộc loài Pleurotus ostreatus Quả thể thường có màu tro hay
màu trắng tro, mũ nấm dầy, sản lượng trung bình Ở nước ta, loài nấm này thường được trồng vào vụ Đông xuân ở miền Bắc hoặc ở Tây Nguyên
- Nhóm thích nghi khá rộng: quả thể hình thành ở khoảng nhiệt độ tương đối rộng, từ 8 – 28 0C, tốt nhất là 12 – 24 0C Phần lớn thuộc loài Pleurotus floridanus
Quả thể có màu nâu gụ khi được nuôi trồng trong điều kiện đầy đủ ánh sáng và nhiệt
độ thấp Ở nhiệt độ cao (trên 28 0C), quả thể có màu trắng sữa Chúng có tính kháng tạp nấm, tạp khuẩn cao Nấm giòn, ngọt, năng suất tương đối cao
- Nhóm thích nghi rộng: quả thể có khả năng hình thành trong phạm vi nhiệt độ rất rộng, khoảng 7 – 33 0C, tốt nhất ở 15 – 25 0C Phần lớn các chủng đều thuộc loài
Pleurotus ostreatus Ở nhiệt độ thích hợp và thoáng khí, cuống nấm ngắn, ở nhiệt độ
cao, kém thoáng khí, cuống nấm dài Sản lượng của nhóm nấm này tương đối cao
Trang 30- Nhóm ưa nhiệt: quả thể hình thành ở nhiệt độ 20 – 30 0C Khi nhiệt độ cao trên
35 0C trong một thời gian ngắn nấm vẫn sinh trưởng tốt Các chủng trong nhóm này
thuộc 2 loài Pleurotus sajo – caju và Pleurotus cystidiosus
* Độ ẩm: độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển tơ và quả thể của nấm Ngoài các yếu tố kỹ thuật khác thì việc duy trì độ ẩm thích hợp giúp đảm bảo năng suất và chất lượng nấm bào ngư Theo Nguyễn Lân Dũng (2004), yêu cầu về độ ẩm trong cơ chất và độ ẩm tương đối trong không khí ở các loài nấm khác nhau thì không giống nhau Độ ẩm cơ chất thường vào khoảng 60 – 70 % Độ ẩm cơ chất quá cao sẽ làm cho các tế bào nấm bị trương nước và tan rã Ngược lại khi có quả thể, nếu thiếu độ ẩm trong nguyên liệu, tai nấm lại teo lại Đối với nấm bào ngư, trong giai đoạn tăng trưởng tơ, độ ẩm không khí không được nhỏ hơn 70 % Ở giai đoạn tưới đón nấm ra quả thể, độ ẩm không khí tốt nhất là 70 – 95 % Ở độ ẩm không khí 50 %, nấm ngừng phát triển và chết, nếu nấm ở dạng phễu lệch và dạng lá thì sẽ bị khô mặt và cháy vàng bìa mũ nấm Thông thường muốn điều chỉnh sự thiếu hụt độ ẩm trong không khí, người ta dùng phương pháp phun mù Nhưng nếu độ ẩm không khí cao trên 95 %, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống
* pH: nấm bào ngư có khả năng chịu đựng sự giao động pH tương đối tốt Tuy nhiên pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm bào ngư trong khoảng 5 - 7 Nếu dùng nước bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn để tưới thì tai nấm dễ bị biến dạng
* Ánh sáng: tuy là bào tử của một số nấm nẩy mầm và tơ nấm phát triển không cần nhiều ánh sáng nhưng trong việc hình thành tai nấm, ánh sáng giữ một vai trò nhất định Trước hết ánh sáng mạnh hay yếu ảnh hưởng rõ rệt đến màu sắc mũ nấm Nấm bào ngư trồng nơi thiếu ánh sáng sẽ có màu trắng hơn, còn trồng ở nơi nhiều ánh sáng cóc màu nâu nhợt hay xanh lợt tuỳ theo loại nấm Thêm vào đó, nấm trồng ở nơi thiếu ánh sáng, dễ mắc một số bệnh hơn là nấm trồng ở nơi có đầy đủ ánh sáng Cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng cho mỗi loài nấm cũng có khác nhau Nhà nuôi trồng nấm bào ngư cần có ánh sáng khoảng 200 - 300 lux (ánh sáng khuếch tán - ánh sáng phòng có thể đọc sách được)
Trang 31* Thông thoáng: nấm cũng là một sinh vật sống nên trong hoạt động sống, sự hô hấp đóng vai trò rất quan trọng Vì nấm không có diệp lục tố như cây xanh, nên nấm
sử dụng dưỡng khí và thải ra thán khí liên tục trong chu trình sống của mình Vì thế, nhà nuôi nấm phải có độ thông thoáng, tuy nhiên phải tránh gió lùa trực tiếp
* Thời vụ nuôi trồng: nhìn chung với khí hậu miền Nam nấm bào ngư có thể trồng quanh năm, nhất là đối với nhóm ưa nhiệt và một số giống mới thích hợp gần đây Đây cũng là một nghề thích hợp cho bà con nông dân trong mùa nước nổi
* Nguyên liệu trồng nấm bào ngư: nấm bào ngư có thể trồng trên nhiều loại nguyên liệu như: gỗ khúc, mạt cưa, rơm rạ, bã mía, vỏ cây đậu, cùi bắp Nhìn chung, nấm bào ngư có khả năng sử dụng tốt mọi nguồn hydrat carbon, nhất là cellulose Hoạt động này nhờ vào men thuỷ giải mạnh và đa dạng như: cellulase thủy giải cellulose; hemicellulase thủy giải hemicellulose; xylanase thủy giải xylan; laccase thủy giải lignin Tỷ lệ C/N tốt nhất ở khoảng 20 - 30
2.7 Kỹ thuật trồng nấm bào ngư
2.7.1 Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu chính làm môi trường nuôi nấm là các loại phế thải nông lâm nghiệp giàu chất cellulose như: rơm rạ, vỏ cà phê, bông phế thải, bã mía, cùi bắp và mùn cưa thuộc loại gỗ mềm, không có nhựa ngăn meo nấm phát triển như gỗ cao su, xoài, so đũa Nguyên liệu trồng nấm bào ngư phải đảm bảo 2 yếu tố là mới và khô Cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như ure, supper lân, magiê sunphat, kali clorua vào cơ chất trồng nấm Sau đó, xử lý nguyên liệu bằng nước vôi (nồng độ từ 0,5 – 1 %) Độ
ẩm nguyên liệu đạt 65 – 70 % Rây qua sàng để loại bỏ những miếng gỗ to rồi đem ủ đống khoảng 2 – 6 ngày Cứ sau 2 ngày, tiến hành đảo đống ủ Sau khi ủ, có thể trộn thêm bột bắp, cám gạo, bột đậu nành vào giá thể trồng nấm trước khi vô bịch
2.7.2 Vô bịch
Nguyên liệu sau khi ủ cho vào bịch P.E hoặc P.P, dạng bịch 1,5 kg Làm cổ nút, thông nòng, đậy nút bông bán thấm, bọc giấy báo để tránh ướt nút bông rồi cột thun lại Đưa bịch hấp khử trùng để tiêu diệt các mầm bệnh bên trong môi trường Có thể hấp trong thùng phuy ở nhiệt độ 100 0C từ 6 – 10 giờ hoặc hấp trong nồi hấp khử trùng
Trang 32cao áp ở 121 0C trong 2 giờ Đối với nguyên liệu có bổ sung cám gạo, cám bắp hoặc bột đậu nành, bịch phôi phải được đưa đi hấp khử trùng ngay, không nên để qua đêm mới hấp
2.7.3 Cấy meo giống
Chọn giống nấm không bị nhiễm bệnh, giống nấm có màu trắng đồng nhất, sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới và phải không có màu: xanh, đen, vàng, không có các vùng loang lổ Meo giống chất lượng là meo giống có mùi thơm dễ chịu, có mùi đặc trưng của nấm bào ngư Đặc biệt, chỉ cấy giống khi sợi tơ nấm đã ăn kín bịch, tơ nấm không quá già, cũng không quá non
Bịch nguyên liệu sau khi hấp khử trùng để nguội khoảng 24 giờ rồi tiến hành cấy meo giống vào Nơi cấy meo phải khô ráo, sạch sẽ, thoáng khí Các dụng cụ để cấy meo phải được khử trùng Trong quá trình cấy, sử dụng pince cấy hoặc muỗng để lấy meo giống cấy vào giữa bịch nguyên liệu Mọi thao tác phải nhanh, gọn và nằm trong phạm vi ngọn lửa đèn cồn Cấy xong đậy nút bông và giấy báo lại
2.7.4 Nuôi ủ tơ
Sau khi cấy meo, bịch phôi được chuyển qua nhà nuôi ủ tơ và xếp trên các kệ hoặc treo trên giàn Nơi ủ tơ phải sạch sẽ, thoáng, có ít ánh sáng và không bị mưa dột, tuyệt đối không cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào bịch phôi Thời gian nuôi ủ tơ từ 20 –
25 ngày Duy trì nhiệt độ, ẩm độ thích hợp trong suốt thời gian ủ tơ sẽ tạo điều kiện cho hệ tơ nấm sinh trưởng tốt
2.7.5 Chuẩn bị nhà trồng
Nhà trồng phải sạch sẽ, thoáng khí, đủ ánh sáng, không bị mưa dội vào, không cho ánh sáng chiếu trực tiếp vào bịch phôi Trước khi đưa bịch vào 1 tuần, xử lý nhà trồng bằng vôi bột hoặc nước vôi Dùng thuốc trừ kiến mối, xịt vào các góc, chân tường Sau đó, treo bịch phôi trên các dây cước hoặc dây nhựa rồi xịt nước để sốc nhiệt Sau mỗi vụ nấm cần phải xử lý nhà trồng trước khi đưa bịch nấm mới vào Trong cùng một diện tích nhà trồng, không nên gối quá nhiều vụ nấm vì nấm dại, côn trùng dễ tấn công và gây hại làm giảm năng suất nấm Tốt hơn hết là nên bố trí thời vụ thích hợp, có thể trồng luân phiên nhiều loại nấm trên cùng một diện tích
Trang 332.7.6 Rạch bịch, tưới đón nấm
Sau khi tơ nấm ăn kín bịch phôi, tháo bỏ nút bông để nấm ra quả thể trên cổ bịch
và tạo kích thước, hình dạng của tai nấm đồng đều hơn Ở giai đoạn này nấm rất dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện ngoại cảnh Vì vậy, nhà trồng cần phải đáp ứng các điều kiện như sau: giữ ẩm tốt ở 85 – 95 %, nhiệt độ là 25 – 30 0C, thoáng, kín gió và sạch
sẽ Rạch 7 đường xung quanh bịch phôi dài 2 – 4 cm Sau 1 – 2 ngày, tiến hành phun sương 2 – 4 lần/ngày trên tường và xung quanh bịch nấm để tăng ẩm độ không khí Khoảng 5 – 7 ngày sau, nụ nấm sẽ nhú ra tại cổ nút và các vết rạch Tưới phun sương trực tiếp vào bịch nấm để quả thể phát triển
2.7.7 Thu hái nấm
Thu hoạch nấm phải đúng tuổi không nên thu khi nấm quá non hoặc quá già Nên thu hái khi tai nấm vừa chuyển sang dạng lá lục bình Dùng tay nắm lấy phần cuống nấm kéo nhẹ và lấy hết cả chân nấm Khi hái xong đợt 1 phải quan sát và thu hết những chân nấm còn sót lại bên trong bịch phôi Sau đó, tiếp tục chăm sóc như lúc ban đầu và cứ như vậy lặp lại từ 3 - 4 lần là kết thúc quá trình thu hái Tổng thời gian thu hái nấm từ 65 - 75 ngày, mỗi bịch thu hái được 3 - 4 đợt và mỗi đợt cách nhau 20 - 25 ngày Sau khi thu hoạch hết nấm, phần cơ chất còn lại có thể được ủ làm phân bón hoặc làm thức ăn để nuôi trùn quế
2.8 Chế biến, bảo quản nấm bào ngư
* Tiêu thụ nấm tươi: Hái nấm xong dùng dao sắc cắt sạch phần gốc, tách những cụm nấm lớn thành cụm nhỏ cho vào túi nilon, buộc kín miệng túi vừa chặt, vận chuyển nhẹ nhàng đến nơi tiêu thụ Nếu muốn bảo quản lâu phải hạ nhiệt độ nơi bảo quản xuống 5 – 8 0C Thời gian để được 48 giờ vẫn đảm bảo chất lượng tốt Nấm tươi
có hàm lượng đạm cao nên rất nhanh bị hỏng và dễ bị dập nát Quy trình thu hái, xếp trong túi, vận chuyển trong bao bì cứng phải tiến hành nhẹ nhàng
* Phơi hoặc sấy khô: Dùng tay xé nhỏ cây nấm theo chiều dọc từ cuống đến mũ nấm Nếu trời mưa, phải quạt cho nấm se lại mới đem phơi sấy ở nhiệt độ 40 – 45 0C trong vài giờ đầu, khi nấm đã se khô, nâng nhiệt độ lên tối đa 50 – 55 0C, nấm sẽ có màu vàng, thơm ngon Nấm khô rất dễ bị hỏng nếu bảo quản không tốt Nấm sấy khô (độ ẩm < 12 %) cần cho vào túi nylon kín 2 lớp, buộc chặt miệng túi, để nơi khô ráo
Trang 34* Nấm muối: Nấm hái xong, cắt cuống, thả vào chậu nước lạnh, rửa sạch Đun sôi nước rồi thả nấm vào chần từ 5 - 7 phút, phải ấn nấm chìm liên tục trong nước sôi, nếu để nấm nổi, bề mặt nấm sẽ có màu đen loang lổ, sau đó vớt ra thả ngay vào nước lạnh Vớt nấm đã chần cho vào túi nilon, chum (vại) Cứ 1 kg nấm đã chần cần cho thêm vào 0,2 lít dung dịch muối bão hoà, 0,3 kg muối khô, 3 g acid citric Buộc túi hoặc đậy nắp, phía trên dùng vỉ tre ấn chìm nấm trong dung dịch muối, sau 15 ngày nấm ổn định nồng độ muối (đạt 22 %) có màu vàng nhạt, pH = 4, nấm có mùi thơm, dung dịch trong suốt là đạt yêu cầu
2.9 Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng thất thu và biện pháp phòng trừ
Trong thực tế sản xuất thường gặp một số bệnh như bệnh thất thu, bệnh thối chân nấm, bệnh do nhiễm khuẩn, nhiễm mốc (Trần Ngọc Hùng – Nguyễn Bá Biên, 2007) Ngoài ra, bịch phôi nấm còn có thể bị tấn công bởi côn trùng Sâu, bệnh xuất hiện là do gặp phải một trong những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, mầm bệnh có sẵn trong nguyên liệu Nguyêu liệu đem trồng nấm không qua xử lý bằng hoá chất hoặc bằng hơi nóng, nên còn tàn trữ mầm bệnh, nhưng lúc ở tình trạng nguyên liệu khô mầm bệnh không phát triển được, đến khi đem làm
ẩm, nguyên liệu hội đủ điều kiện cho mầm bệnh phát sinh và lan tràn lấn át nấm trồng Thứ hai, mầm bệnh có sẵn trong không khí nơi trồng hoặc giàn giá nhà trồng Trong không khí các bào tử bay lơ lửng, khi gặp nguyên liệu sẽ nẩy mầm và phát triển Khi đó, dù nguyên liệu có xử lý rồi ta vẫn thấy mô nấm bị nhiễm bệnh Để tránh tình trạng này, cần tiệt trùng nhà trồng trước khi đem trồng nấm Đôi khi nhà trồng nấm đóng kín cửa, nhưng vì mầm bệnh của những đợt trồng nấm trước còn lưu lại trên giàn giá, hoặc nơi thùng đựng nguyên liệu nên vẫn gây tình trạng nhiễm nếu không xử lý phòng trồng nấm
Thứ ba, mầm bệnh từ mô nấm của vụ trước nhiễm vào Một số nơi, người ta thường gối nhiều vụ nấm dễ dẫn đến tình trạng thất thu Thường thấy, khi gối quá nhiều vụ nấm, ấu trùng ruồi ở những bịch phôi cũ sẽ tấn công vào bịch phôi mới Chúng ăn tơ nấm, tạo thành những đường đục ngoằn ngoèo như triệu chứng của sâu vẽ bùa Nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm giảm năng suất nấm Nếu để lâu, nấm sẽ
Trang 35không hình thành quả thể được Vì vậy, một số khuyến cáo không nên gối quá nhiều
vụ nấm trên cùng một diện tích Để tránh tình trạng bỏ trống nhà trồng quá lâu, nên sắp xếp thời vụ hợp lý hoặc luân canh các vụ nấm với nhau
Cuối cùng, mầm bệnh có thể có sẵn trong meo giống, ở những nơi nhân giống không đảm bảo kỹ thuật, có thể lẫn tơ nấm trồng với tơ nấm tạp Tơ nấm tạp khi gặp nguyên liệu, cũng phát triển song song với nấm trồng và đôi khi nó phát triển nhanh hơn nấm trồng Nguy hiểm hơn nữa là meo nấm bị các bệnh kí sinh do lúc phân lập giống không tốt Nếu bị nhiễm nấm ký sinh thì tình trạng thất thu nấm rất dễ xảy ra Ngoài các tác nhân do nấm, do vi khuẩn gây ra, mô nấm còn có thể bị nhiễm các bệnh do nhện, do tuyến trùng phá hoại (Nguyễn Hữu Đống, 2003)
Để phòng ngừa các nguồn phá hoại này, nơi trồng nấm nên có lưới chắn ở những nơi thông gió Nguyên liệu trồng nấm cũng cần phải ủ kỹ để diệt hết trứng sâu, đất trồng cũng cần được xử lí bằng hoá chất, hoặc ngâm nước trong 2 – 3 ngày, để diệt trứng sâu bọ, sau đó tháo nước đi rồi mới trồng nấm
2.10 Một số điểm lưu ý để đảm bảo an toàn khi trồng nấm bào ngư
Trồng nấm cần hết sức tránh để bị nhiễm độc và nhiễm trùng cho người trồng
Ở các nhà trồng nấm lớn, không khí trong nhà trồng rất nặng, vì nấm thải ra rất nhiều thán khí (CO2) Nếu vào lâu có thể bị ngất do thiếu dưỡng khí Khi nấm nở, bào tử nấm bay trong phòng nhiều Người trồng nấm hít phải bào tử, nếu nhẹ thì có cảm giác khó chịu ở mũi, nhưng nặng hơn có thể bị bệnh đường hô hấp như ho, hen Vì vậy khi chăm sóc nấm, cần đeo khẩu trang cẩn thận
Khi cần phòng trừ bệnh cho nấm, người ta phải xông nhà trồng bằng các chất độc như: formol, hơi lưu huỳnh Nếu người thực hiện công việc này vô ý làm chậm chạp, chạy ra ngoài không kịp cũng bị ngộ độc
Khi tưới nấm cần mang giầy cao su, để không dẫm chân lên sàn nhà trồng nấm
vì nơi này có rất nhiều sinh vật có thể gây bệnh cho người
Trang 36Giữ an toàn trong công tác trồng và chăm sóc nấm, là một trong những nguyên tắc rất quan trọng của kỹ thuật trồng nấm, bởi chúng ta phải tiếp xúc với đối tượng là những vi sinh vật mà mắt thường không thể nhìn thấy được, lại dễ gây nguy hiểm Khi nấm bị bệnh, hoặc bị côn trùng phá hại, không nên dùng những loại hoá chất độc, có tính tồn lưu gây “độc tích luỹ” cho người, để phun lên luống nấm, làm ảnh hưởng đến phẩm chất nấm, gây hậu quả cho người sử dụng
2.11 Tác dụng của phân trùn quế
Phân trùn quế là một loại phân hữu cơ 100 %, được tạo thành từ phân trùn nguyên chất, là loại phân thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người biết đến Phân trùn quế chứa các loài sinh vật có hoạt tính cao như vi khuẩn, nấm mốc Đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do (Azotobacter), vi khuẩn phân giải lân, phân giải celluose và chất xúc tác sinh học Vì thế hoạt động của các vi sinh vật lại tiếp tục phát triển trong đất
Phân trùn quế giàu những chất dinh dưỡng hòa tan trong nước và chứa đựng hơn
50 % chất mùn được tìm thấy trong lớp đất mặt Không như phân động vật, phân trùn
có thể được cây trồng sử dụng ngay
Phân trùn quế cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như đạm, lân, kali, canxi, magiê Nó cũng chứa mangan, đồng, kẽm, coban, borat, sắt
Sẽ không có bất cứ rủi ro hay cháy cây nào xẩy ra khi bón phân trùn quế
Chất mùn trong phân loại trừ được những độc tố, nấm hại và vi khuẩn có hại trong đất nên nó có thể đẩy lùi những bệnh của cây trồng Do vậy, phân trùn quế hạn chế khả năng gây hại cho cây trồng
Phân trùn quế có khả năng cố định các kim loại nặng trong chất thải hữu cơ Phân trùn quế có nồng độ pH = 7 nên nó hoạt động như một rào cản, giúp cây phát triển trong đất ở độ pH quá cao hay quá thấp
Acid humid trong phân trùn kích thích sự phát triển của cây trồng, thậm chí ngay
cả nồng độ thấp Trong phân trùn, acid humid ở trạng thái mà cây trồng có thể hấp thu
dễ dàng nhất, chúng cũng kích thích sự phát triển của vi khuẩn trong đất
IAA có trong phân trùn là chất kích thích hữu hiệu giúp cây trồng phát triển tốt
Trang 37Phân trùn quế làm giảm hàm lượng dạng acid carbon trong đất và gia tăng nồng
độ nitơ trong một trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được
Phân trùn quế tăng khả năng giữ nước của đất vì phân trùn có dạng hình khối, nó
là những cụm khoáng chất kết hợp theo cách mà chúng có thể để chống sự xói mòn và
sự va chạm cũng như khả năng giữ nước, góp phần làm cho đất tơi xốp và giữ ẩm
Vi khuẩn phân hủy chất bột đường 84,5 x 108 c/g
Vi khuẩn nitơ hóa 140 x 104 c/g
Vi khuẩn biến đổi lân 135 x 104 c/g
(Nguồn: Số liệu từ Hội thảo chăn nuôi - chế biến - sử dụng trùn quế làm thức ăn chăn
nuôi của trung tâm ứng dụng KHCN&MT tỉnh Bình Dương và Bộ môn công nghệ sinh
học Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, tháng 8/2003
Trang 38Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm
Giống nấm bào ngư trắng Pleurotus floridanus được phân lập tại trường Trung
Cấp Nông Lâm Bình Dương, khu phố 8, phường Định Hòa, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh
Bình Dương
3.2.2 Giá thể và dinh dưỡng bổ sung
Cơ chất nền: mùn cưa cao su + 1 % vôi + 0,1 % MgSO4
Dinh dưỡng bổ sung: phân trùn quế (theo các mức 0 %, 3 %, 6 %, 9 %, 12 %)
T1: cơ chất nền (nghiệm thức đối chứng)
T2: cơ chất nền + phân trùn quế 3 %
T3: cơ chất nền + phân trùn quế 6 %
T4: cơ chất nền + phân trùn quế 9 %
T5: cơ chất nền + phân trùn quế 12 %
Trang 39* Ghi chú: Cơ chất nền: mùn cưa cao su + 1 % vôi + 0,1 % MgSO4
3.3.2 Qui mô thí nghiệm
T4 T2 T5 T1 T3
T1 T4 T3 T2 T5
Chiều biến thiên (ánh sáng)
Trang 403.4 Qui trình kỹ thuật
Bảng 3.2: Qui trình kỹ thuật thực hiện
20/02/2011
Chuẩn bị môi trường PDA để phân lập giống
Nấu môi trường (gồm có 100 g cà rốt, 200 g khoai tây, 100 g giá đỗ, 20 g đường glucose,
20 g agar), cho vào các ống nghiệm rồi đem hấp khử trùng
13/03/2011 Đóng bịch, hấp khử
trùng
Điều chỉnh ẩm độ, cho giá thể vào các bịch P.P, làm cổ nút, bọc giấy báo rồi đem hấp khử trùng trong 10 giờ
Chuyển các bịch phôi đã được cấy giống vào nhà nuôi sợi Cứ sau 5 ngày, lấy số liệu về sự sinh trưởng của hệ tơ, theo dõi tình hình nấm bệnh
13/04/2011 Chuẩn bị nhà trồng Rải vôi bột dưới nền và xung quanh nhà trồng Xử lý kiến, mối ở các chân tường
16/04/2011 Treo bịch phôi, tháo nút bông
Chuyển bịch phôi vào nhà trồng Treo bịch lên các dây đã được bố trí thẳng hàng theo khoảng cách 30 cm x 40 cm Xịt nước lên bịch phôi để sốc nhiệt
17/04/2011 Rạch bịch Rạch 7 đường xung quanh bịch phôi Tưới
nền nhà và xung quanh tường để tăng ẩm độ