1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ PHỐI TRỘN BỘT XƠ DỪA VÀ PHÂN TRÙN QUẾ LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA XÀ LÁCH (Lactuca sativa var. capitata L.)

68 262 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 643,9 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC ---D E--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ PHỐI TRỘN BỘT XƠ DỪA VÀ PHÂN TRÙN QUẾ LÊN SỰ SIN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

-D E -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ PHỐI TRỘN BỘT XƠ DỪA VÀ PHÂN TRÙN QUẾ LÊN SỰ SINH

TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA XÀ LÁCH (Lactuca

sativa var capitata L.)

NIÊN KHÓA : 2007 - 2011 SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ VÂN HƯƠNG

Tháng 07/2011

Trang 2

i

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ PHỐI TRỘN BỘT XƠ DỪA VÀ PHÂN TRÙN QUẾ LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA XÀ LÁCH

(Lactuca sativa var capitata L.)

Tác giả Nguyễn Thị Vân Hương

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành nông học

Giáo viên hướng dẫn

TS Phạm Thị Minh Tâm

KS Phạm Công Thành

Tháng 7/2011

Trang 3

Xin chân thành cảm ơn kỹ sư Phạm Công Thành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài này

Cảm ơn các thấy cô trong khoa Nông Học đã truyền dạy kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập

Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn đã động viên, giúp đỡ trong những lúc khó khăn

để tôi hoàn thành luận văn này

Thành phố Hồ Chí Minh, 02/08/2011 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Vân Hương

Trang 4

iii

TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ VÂN HƯƠNG, tháng 7/2011 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG

CỦA TỈ LỆ PHỐI TRỘN BỘT XƠ DỪA VÀ PHÂN TRÙN QUẾ LÊN SỰ SINH

TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA XÀ LÁCH (Lactuca sativa var capitata L.).”

Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, luận văn tốt nghiệp cuối khóa, 59

trang

Giảng viên hướng dẫn chính: TS PHẠM THỊ MINH TÂM

Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh từ 01/06/2011 đến 01/07/2011, nhằm tìm ra tỉ lệ phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế thích hợp để xà lách sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao

Thí nghiệm được thực hiện trên giống xà lách Dún Vàng cao sản HN123, của công ty giống Hưng Nông Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên hai yếu tố (A và B), 3 lần lặp lại, với 15 nghiệm thức

Yếu tố A: các mức khối lượng bột xơ dừa bao gồm 300 g, 400 g và 500 g

Yếu tố B: các tỉ lệ phân trùn quế bổ sung vào bột xơ dừa: 0%, 5%, 10%, 15%, 20%

Kết quả đạt được cho thấy:

Ảnh hưởng của khối lượng bột xơ dừa đến sinh trưởng và năng suất xà lách: tại mức 500 g bột xơ dừa khả năng sinh trưởng và năng suất của xà lách đạt cao nhất

Ảnh hưởng của tỷ lệ phân trùn quế lên sinh trưởng và năng suất xà lách: tại tỷ lệ 15% và 20% xà lách cho khả năng sinh trưởng và năng suất cao nhất

Ảnh hưởng của sự phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế lên sinh trưởng và năng suất của xà lách: các nghiệm thức có khối lượng bột xơ dừa và phân trùn quế cao cho khả năng sinh trưởng và năng suất cao hơn các nghiệm thức còn lại, trong đó các nghiệm thức: NT 13 (500 g bột xơ dừa + 10% phân trùn quế), NT 14 (500 g bột xơ dừa + 15% phân trùn quế) và NT 15 (500 g bột xơ dừa + 20% phân trùn quế) có khả năng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao nhất

- Nghiệm thức 13 (500 g bột xơ dừa + 10% phân trùn quế): có chiều cao cây 15,7

cm, số lá 7,3 lá, chiều dài rễ 15,7 cm, trọng lượng rễ 5,1 g và năng suất 317,7 g

- Nghiệm thức 14 (500 g bột xơ dừa + 15% phân trùn quế): có chiều cao cây 15,5

cm, số lá 7,8 lá, chiều dài rễ 15,5 cm, trọng lượng rễ 5,5 g và năng suất 320, 3 g

- Nghiệm thức 15 (500 g bột xơ dừa + 20% phân trùn quế): có chiều cao cây 15,2

cm, số lá 7,6 lá, chiều dài rễ 15,2 cm, trọng lượng rễ 5 g và năng suất 309,7 g

Trang 5

iv

Tóm lại: nghiệm thức 14 (500 g bột xơ dừa + 15% phân trùn quế) cho khả năng sinh trưởng tốt và năng suất cao nhất trong thí nghiệm trên nền giá thể bột xơ dừa phối trộn với phân trùn quế

Trang 6

v

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm tạ ii

Tóm tắt iii

Mục lục v

Danh sách các bảng vii

Danh sách các hình viii

Danh sách các từ viết tắt ix

Chương 1 Mở đầu 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Yêu cầu 2

Chương 2 Tổng quan tài liệu 3

2.1 Giới thiệu sơ lược về cây rau xà lách 3

2.2 Những nghiên cứu về vermicompost 4

2.3 Những nghiên cứu về sử dụng giá thể trong và ngoài nước 5

2.3.1 Giới thiệu sơ lược về sử dụng giá thể trong nông nghiệp 5

2.3.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể trên thế giới 7

2.3.3 Tình hình nghiên cứu và sử dụng giá thể trong nước 8

Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 10

3.1 Vật liệu 10

3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm 12

3.2.1 Thời gian 12

3.2.2 Địa điểm 12

3.3 Phương pháp nghiên cứu 12

3.3.1 Bố trí thí nghiệm 12

3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi 14

3.3.3 Quy trình thực hiện 15

3.3.3.1 Giai đoạn vườn ươm 15

3.3.3.2 Giai đoạn trồng nhà lưới 15

Trang 7

vi

3.4 Phương pháp xử lý số liệu 16

Chương 4 Kết quả và thảo luận 17

4.1 Ảnh hưởng của sự phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế đến chiều cao cây xà lách 16

4.2 Ảnh hưởng của sự phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế đến số lá của xà lách 21

4.3 Ảnh hưởng của sự phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế đến chiều dài rễ xà lách 25

4.4 Ảnh hưởng của sự phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế đến trọng lượng rễ xà lách 27

4.5 Ảnh hưởng của sự phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế đến trọng lượng trung bình của một cây và năng suất của xà lách 28

Chương 5 Kết luận đề nghị 32

5.1 Kết luận 32

5.2 Đề nghị 32

Tài liệu tham khảo 34

Phụ lục 35

Trang 8

vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn bột xơ dừa và

phân trùn quế lên chiều cao cây xà lách 18 Bảng 4.2 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế

đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của xà lách 20 Bảng 4.3 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn bột xơ dừa và

phân trùn quế lên số lá xà lách 22 Bảng 4.4 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế

đến tốc độ tăng trưởng số lá của xà lách 24 Bảng 4.5 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn bột xơ dừa và

phân trùn quế lên chiều dài rễ 26 Bảng 4.6 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn bột xơ dừa và

phân trùn quế lên trọng lượng rễ 27 Bảng 4.7 Ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế

lên trọng lượng trung bình của một cây và năng suất của xà lách 29

Trang 9

viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1 Nghiệm thức 13 khi thu hoạch 35

Hình 2 Nghiệm thức 14 khi thu hoạch 35

Hình 3 Nghiệm thức 15 khi thu hoạch 35

Hình 4 Các nghiệm thức 13, 14, 15 khi thu hoạch 35

Hình 5 Nghiệm thức 1 khi thu hoạch 36

Hình 6 Nghiệm thức 6 khi thu hoạch 36

Hình 7 Nghiệm thức 11 khi thu hoạch 36

Hình 8 Các nghiệm thức 1, 6, 11 khi thu hoạch 36

Trang 11

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Rau là loại thực phẩm phổ biến được sử dụng hằng ngày trong các bữa ăn Chính

vì vậy chất lượng rau ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng

Canh tác rau ngày nay sử dụng rất nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách bừa bãi, dẫn đến dư lượng các chất trong rau vượt quá mức cho phép Bên cạnh

đó, diện tích đất canh tác nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp và thoái hóa do ô nhiễm chất thải từ các nhà máy công nghiệp, đã ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển cũng như chất lượng của cây rau

Giải pháp hiện nay để giải quyết vấn đề trên là trồng rau trên các giá thể như đất sinh học hay trồng thủy canh, không những hạn chế được các loại dư lượng trên rau

mà còn giúp cây rau tăng trưởng tốt hơn so với trồng ngoài môi trường đất thông thường

Do điều kiện của Việt Nam, nước ta ưu tiên tập trung theo hướng trồng rau trên đất sinh học, vừa tận dụng được các nguồn phế phẩm của nông nghiệp, vừa tránh được nguy cơ ô nhiễm môi trường do các phế phẩm thải ra không được xử lý

Có nhiều loại giá thể khác nhau, tùy từng loại cây mà tỉ lệ phối trộn giữa các thành phần trong giá thể cũng khác nhau để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây Trước đây nước ta đã có nơi sử dụng than bùn làm giá thể trồng rau, nhưng chi phí còn cao nên chưa được phổ biến Hiện nay, nguồn nguyên liệu được sử dụng làm giá thể chủ yếu là xơ dừa, tuy tiết kiệm được chi phí nhưng có nhược điểm là thiếu dinh dưỡng, phải bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác

Để góp phần vào việc tìm ra tỉ lệ phối trộn thích hợp cho giá thể sử dụng nguyên

liệu xơ dừa, đề tài: “khảo sát sự ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn bột xơ dừa và phân

Trang 12

trùn lên sự sinh trưởng và năng suất của rau xà lách” được thực hiện tại trại thực

nghiệm, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 13

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu sơ lược về cây rau xà lách

Tên khoa học: Lactuca sativa var capitata L

Thuộc họ Cúc: Asteraceac

- Đặc tính sinh vật học của cây rau xà lách:

+ Rau xà lách có nhiều giống khác nhau, loại cuốn và không cuốn

+ Thân thuộc loại thân thảo

+ Có dịch trắng như sữa trong cây

+ Bộ rễ rất phát triển và phát triển nhanh

- Các điều kiện ngoại cảnh:

+ Nhiệt độ: nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm, ra hoa, thụ phấn, tạo hạt Nhiệt độ thích hợp cho cây xà lách sinh trưởng và phát triển từ 15-25oC

+ Ánh sáng: là một phần quan trọng của quá trình quang hợp Thời gian chiếu sáng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của rau Đối với xà lách, ánh sáng trung bình trong ngày khoảng 10-12 giờ/ngày rất thuận lợi để cây phát triển

+ Độ ẩm đất: có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh trưởng như sự nảy mầm, sự sinh trưởng, sự sinh dưỡng, độ ẩm thích hợp cho xà lách khoảng 70-80%

+ Đất: xà lách không kén đất, đất thoát nước tốt, pH 5.8-6.6

- Một số giống xà lách trồng phổ biến ở nước ta:

+ Trước 1960 chủ yếu giống trồng có xuất xứ từ Pháp (Laitue à couper améliorée Parisinne)

+ Những giống xà lách được trồng trọt từ 1990: Butter Lettuce CLS 808, Lettuce Marine, Lettuce Mini Star, Full Heart NR65, Endive N 0 138… (Nhật, Mỹ).

+ Từ năm 1998, có nhiều giống xà lách mới được nhập nội và được gieo trồng theo phương thức sản xuất rau chất lượng cao với nhiều màu săc khác nhau như Lolbo Rossa Romaine, Oakleaf Green… (Mỹ)

Trang 14

Xà lách có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 45 – 55 ngày, năng suất bình quân 20 tạ/ha

2.2 Những nghiên cứu về vermicompost

Sau khi ăn các loại chất thải hữu cơ, trùn quế sẽ cho ra nguồn phân hữu cơ (vermicompost) sạch và đồng nhất Phân trùn có màu nâu sẫm, dạng dất mùn, có lẫn trứng và ấu trùng của trùn quế

Fostage và Babb (1972) đã nuôi trùn bằng phân chuồng và nhận thấy vermicompost thu được có hiệu lực tương đương với mỗi hỗn hợp dinh dưỡng dùng trồng hoa trong nhà kính (trích dẫn bởi Khucthuydu, 2008)

Buchanan và CS (1988) cho rằng hầu hết các dạng vermicompost đều có các yếu tố dinh dưỡng ở dạng cây sẵn sàng hấp thụ luôn cao hơn compost có cùng nguồn nguyên, rác hữu cơ ban đầu (trích dẫn bởi Khucthuydu, 2008)

Edwards (1988) phân tích và cho thấy tất cả mẫu vermicompost đều có hàm lượng nitrogen dễ tiêu rất cao (trích dẫn bởi Khucthuydu, 2008)

Trong rất nhiều thí nghiệm kiểm chứng khả năng phát triển của nhiều loại thực vật trên nhiều dạng vermicompost (Edwards và Burrow, 1998), cho thấy nhiều hạt đều nảy mầm nhanh hơn, cây con phát triển mạnh mẽ hơn khi so sánh với các dạng phân bón thương mại khác (trích dẫn bởi Khucthuydu, 2008)

Phân trùn quế có các ưu điểm như:

- Chứa sinh vật có hoạt tính cao như vi khuẩn, nấm mốc, đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do (Azotobacter), vi khuẩn phân giải lân, vi khuẩn phân giải cellulose và chất xúc tác sinh học

- Phân trùn quế giàu những chất hòa tan trong nước và chứa đựng hơn 50% chất mùn được tìm thấy trong lớp đất mặt

- Cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng như đạm, lân, kali, canxi, magie,…

- Có khả năng cố định các kim loại nặng trong chất thải hữu cơ, ngăn ngừa cây trồng hấp thu nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầu của chúng

- Tăng khả năng giữ nước của đất

Trang 15

- Làm giảm hàm lượng acid carbon trong đất và gia tăng nồng độ nitơ trong một trạng thái cây trồng có thể hấp thu được

- IAA (Indol Acetic Acid) có trong phân trùn quế là một trong những chất kích thích hữu hiệu giúp cây trồng phát triển tốt

So với các loại phân chuồng hay phân hữu cơ khác, phân trùn cho hiệu quả cao hơn, có khả năng giúp cây trồng phát triển nhanh và đồng đều hơn, kháng sâu bệnh tốt hơn, không để lại bất cứ dư lượng hóa chất hay phụ phẩm độc hại nào trong cây trồng

2.3 Những nghiên cứu về sử dụng giá thể trong và ngoài nước

2.3.1 Giới thiệu sơ lược về giá thể sử dụng trong nông nghiệp

Việc đất nông nghiệp dần bị thu hẹp, cùng với nhu cầu rau sạch ngày càng gia tăng đã đưa nền nông nghiệp thế giới xuất hiện một loại hình canh tác mới không sử dụng đất, đó là trồng rau trên giá thể

Có nhiều loại giá thể khác nhau, trong đó phổ biến là hai loại hình canh tác trên giá thể hữu cơ và thủy canh

Giá thể hữu cơ thường được tạo nên từ các phế phẩm của nông nghiệp như: xơ dừa, tro trấu, lục bình, bã mía,… không những tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ tiền, sau khi kết hợp với các loại phân hữu cơ có nguồn gốc khác nhau còn tạo thành một loại đất có các đặc tính vượt trội so với đất thông thường:

- Chứa thành phần vi sinh vật có lợi phong phú: quá trình xử lý vi sinh vật đã dưa vào giá thể nhiều chủng vi sinh có lợi cho đất và cây trồng Ví dụ như vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải lân giúp tạo ra một lượng lớn lân trong đất, nhứng vi sinh vật kháng bệnh giúp đất ngăn sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại cho đất và cây trồng

- Tơi xốp và thoáng khí

- Có khả năng giữ ẩm, thoát nước tốt

- Có cơ chế kháng bệnh cho cây: trong thành phần của giá thể được đưa vào những vi sinh vật có lợi phong phú, hệ sinh vật này sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại cho đất và cây trồng xâm nhập vào Khi hệ sinh vật có lợi trong giá thể phát triển mạnh chúng sẽ ức chế những vi sinh vật có hại và diệt mầm bệnh cho cây trồng do đó trong quá trình canh tác sẽ hạn chế rất nhiều việc sử dụng

Trang 16

thuốc trừ sâu hóa học, giúp cho nông sản không có lượng tồn dư hóa học bên trong, rất an toàn cho người sử dụng nông sản

Các loại giá thể hữu cơ được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp hiện nay:

- Tro trấu: là sản phẩm của tro trấu sau khi bị đốt cháy, được ủ trước khi sử dụng, có cấu trúc rỗng xốp, giữ nước và dinh dưỡng tốt, pH thấp

- Xơ dừa: được ủ bằng cách cho vi sinh vật phân giải, cũng có cấu trúc rỗng xốp, có khả năng giữ nước và dinh dưỡng tốt

- Than bùn: được tạo thành do sự phân giải thực vật trong điều kiện yếm khí trong tự nhiên

- Cát: có cấu trúc rỗng, hút nước và thoát nước rất nhanh, vì không có dinh dưỡng nên thường được phối trộn với các loại phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng

Kỹ thuật thủy canh đã được thực hiện từ nhiều thế kỷ trước ở vùng Amazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc, và Ấn Độ

Người xưa đã sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa hấu, dưa chuột và dưa gang và nhiều loại rau củ khác trên cát ở các dòng sông Sau đó, các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng các loại cây trên những môi trường dinh dưỡng đặc biệt vì mục đích thí nghiệm, họ gọi đó là nuôi cấy dinh dưỡng (nutriculture) Thuật ngữ “thủy canh” được dùng để mô tả tất cả các phương pháp nuôi trồng thực vật trong môi trường lỏng cho mục đích thương mại (Công ty cổ phần Sài Gòn thủy canh, 2002)

Hệ thống thủy canh mang lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp như:

- Hệ thống thủy canh có thể làm giảm đáng kể thời gian cần thiết để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp

- Có thể sản xuất rau sạch ở những nơi thiếu đất, nơi đất nhiễm độc, nhiễm mặn

- Tạo vị ngon và an toàn tuyệt đối cho người sử dụng

- Đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng với diện tích đất tiết kiệm nhất

- Tiết kiệm tối đa hạt giống

- Ở quy mô thương mại, hệ thống thủy canh là rất lý tưởng, hiệu quả cao, yêu cầu vốn lưu động thấp trong khi đó năng suất lại cao, ít tốn công lao động

Trang 17

2.3.2 Tình hình nghiên cứu sử dụng giá thể trên thế giới

Việc canh tác không sử dụng đất đã phổ biến trên thế giới từ lâu, không chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu mà còn được ứng dụng vào qui mô thương mại

Các chất trồng nhân tạo đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất sớm Từ nhiều thập niên trước, người ta đã sử dụng các loại san hô, bọt núi lửa trong thành phần chất trồng hỗn hợp, thường là với than bùn rêu nước, để chất trồng nhẹ hơn, sạch hơn Đôi khi còn thêm một vài khoáng vật như dolomite để bổ sung dinh dưỡng (Hội cây cảnh Việt Nam, 2007)

Đến những năm của thập niên 70, các sách về sinh lý thực vật thường giới thiệu đến một loại vật liệu nhân tạo là keramzit, là sản phẩm của sét dẻo trương phồng trong nhiệt độ cao (Hội cây cảnh Việt Nam, 2007)

Năm 1988, Thụy Điển công bố một công nghệ sản xuất nham thạch nhân tạo

và được những nhà làm vườn giàu có ở châu Á tiếp nhận, họ phối hợp với alcosorb, là một loại polymer hút nước rất mạnh để trồng cây (Hội cây cảnh Việt Nam, 2007)

Năm 1994, công trình nghiên cứu nhiều năm của trường đại học tổng hợp Cornell (Hoa Kỳ) giới thiệu chất trồng nhân tạo từ perlite than bùn rêu nước và một ít

vỏ cây tẩm chất cần thiết, được sử dụng khá rộng rãi để trồng cây (trích dẫn bởi Hội cây cảnh Việt Nam, 2007)

Gericke là người đầu tiên khảo sát, phát triển một phương pháp nuôi trồng thực vật trong nước (dịch dinh dưỡng) khả thi về mặt kinh tế cho mục đích thương mại Lauria (1931), Eaton (1936), Withorow (1936) cũng đã đưa ra nhiều kỹ thuật và phương pháp nuôi trồng thực vật không cần đất (soiless culture) ở quy mô thương mại ( trích dẫn bởi Công ty cổ phần Sài Gòn thủy canh, 2002)

Đến những năm 1970, kỹ thuật màng dinh dưỡng (NFT – Nutrient Film Technique) đã được phát triển và đây là kỹ thuật canh tác đầu tiên được sử dụng trên quy mô lớn) (trích dẫn bởi Công ty cổ phần Sài Gòn thủy canh, 2002)

Đến thập niên 80 và 90 của thế kỷ qua, kỹ thuật thủy canh được áp dụng cho sản xuất thương mại và đã phát triển một cách ồ ạt trên phạm vi toàn thế giới, đặc biệt

là khu vực châu Âu (trích dẫn bởi Công ty cổ phần Sài Gòn thủy canh, 2002)

Trang 18

2.3.2 Tình hình nghiên cứu sử dụng giá thể trong nước

Kết quả thí nghiệm của Võ Thị Hồng Nhung (2006), giá thể xơ dừa : tro trấu lục : bình với tỉ lệ 1:1:1 thích hợp cho sự phát triển của cây cải ngọt trồng tại Củ Chi,

Tp Hồ Chí Minh

Nguyễn Phúc (2008): các giá thể: 1/3 phân trùn + 1/3 tro trấu + 1/3 bụi dừa; 1/3 phân trùn + 1/3 tro trấu + 1/3 vỏ đậu phụng; 1/3 phân trùn + 1/3 vỏ đậu phụng + 1/3 bụi dừa đều cho hiệu quả cao trên cây ớt trồng tại Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh

Kết quả thí nghiệm của Vũ Văn Chúc (2010): các giá thể: tro trấu có xử lý + trấu; tro trấu + trấu và xơ dừa làm tăng năng suất rau mầm cải củ trồng tại Củ Chi, Tp

Hồ Chí Minh

Mô hình sản xuất rau ăn lá và rau gia vị trong nhà màng trên giá thể (gồm: mụn dừa, mùn cưa, đá bọt núi lửa phối hợp cùng các loại dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng) với hệ thống tưới phù hợp, do Phạm Hữu Nhượng cùng CS thực hiện, cho thấy: cây rau cho năng suất và hiệu quả cao, thời gian quay vòng mùa vụ ngắn hơn từ 25% - 28%, các yêu cầu vệ sinh được đảm bảo (T.Phan, 2010)

Kết quả nghiên cứu 10 mô hình sử dụng giá thể từ mụn dừa được xử lý để phối trộn với men vi sinh tạo ra giá thể hữu cơ sạch trồng 5 loại rau màu là xà lách, cải thìa, cần tàu, cà chua và dưa leo của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở KH-CN Vĩnh Long) từ tháng 11/2008 đến tháng 10/2010 cho thấy, các loại rau được trồng trên giá thể hữu cơ này cho chiều cao, đường kính và năng suất cao hơn từ 40-50% so với các loại rau màu được trồng trên mụn xơ dừa không qua xử lý hoặc trồng trên đất bình thường Đặc biệt, cách trồng này giúp rau màu kháng được một số bệnh thông thường như héo lá, nấm bệnh, úng rễ (Tuân Phương, 2010)

Bọt núi lửa sau khi được nghiền nhỏ, phối trộn với một số hữu cơ hỗn hợp khác như vỏ cà phê, xơ dừa, mùn cưa sẽ tạo thành một loại giá thể có độ ẩm tăng 40-50% so với bọt núi lửa ban đầu Cùng với hệ thống dẫn chất dinh dưỡng dưới dạng hòa tan, giá thể này có độ mùn lớn và sạch bệnh nên cây sinh trưởng rất an toàn mà không cần đến thuốc trừ sâu Loại giá thể này thích hợp cho các loại rau có khả năng chống chịu kém như rau, hoa phát triển (Thái Bá Dũng, 2009)

Trang 19

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Lấy từ các tỉnh miền Tây

Quy trình ủ bột xơ dừa:

- Loại bỏ tạp chất trước khi mang ủ

- Chọn nơi râm mát ủ để duy trì độ ẩm trong quá trình ủ

- Bột xơ dừa được tưới nước vôi 5%, vun lên thành đống để ủ Trong quá trình vun đống, bột xơ dừa được chia thành các lớp, giữa các lớp được phủ lên trên một lớp chế phẩm trichoderma

- Bột xơ dừa được ủ trong khoảng 3 tuần, các đống ủ sẽ được đảo trộn 10 ngày một lần

- Độ ẩm của bột xơ dừa sau khi xử lý khoảng 60 – 70%

3.1.4 Phân trùn quế

Lấy tại trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

Thành phần dinh dưỡng của phân trùn quế được trình bày trong bảng 3.1

Trang 20

Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của phân trùn quế

Vi khuẩn phân hủy chất bột đường 84,5 x 108 c/g

Vi khuẩn nitơ hóa 140 x 104 c/g

3.1.5 Phân bón hữu cơ bổ sung

Phân bón lá Super fish

Trang 21

3.2 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm

+ Yếu tố B: các mức phân trùn quế bổ sung vào khối lượng bột xơ dừa:

B1: 0% so với bột xơ dừa

B2: 5% so với bột xơ dừa

B3: 10% so với bột xơ dừa

B4: 15% so với bột xơ dừa

B5: 20% so với bột xơ dừa

15 nghiệm thức của thí nghiệm gồm:

NT1: A1B1 300 g bột xơ dừa + 0% phân trùn

NT2: A1B2 300 g bột xơ dừa + 5% phân trùn, (tương ứng với 15g) NT3: A1B3 300 g bột xơ dừa + 10% phân trùn, (tương ứng với 30g) NT4: A1B4 300 g bột xơ dừa + 15% phân trùn, (tương ứng với 45g) NT5: A1B5 300 g bột xơ dừa + 20% phân trùn, (tương ứng với 60g) NT6: A2B1 400 g bột xơ dừa + 0% phân trùn

Trang 22

NT7: A2B2 400 g bột xơ dừa + 5% phân trùn, (tương ứng với 20g) NT8: A2B3 400 g bột xơ dừa + 10% phân trùn, (tương ứng với 40g) NT9: A2B4 400 g bột xơ dừa + 15% phân trùn, (tương ứng với 60g) NT10: A2B5 400 g bột xơ dừa + 20% phân trùn, (tương ứng với 80g) NT11: A3B1 500 g bột xơ dừa + 0% phân trùn

NT12: A3B2 500 g bột xơ dừa + 5% phân trùn, (tương ứng với 25g) NT13: A3B3 500 g bột xơ dừa + 10% phân trùn, (tương ứng với 50g) NT14: A3B4 500 g bột xơ dừa + 15% phân trùn, (tương ứng với 75g) NT15: A3B5 500 g bột xơ dừa + 20% phân trùn, (tương ứng với 100g) Quy mô thí nghiệm:

- Mỗi bịch trồng 1 cây

30 cây/NT/LLL * 15 NT * 3 LLL = 1350 cây

Trang 23

Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Lần lặp lại 1 Lần lặp lại 2 Lần lặp lại 3

NT6 NT14 NT11 NT3 NT5 NT7 NT9 NT15 NT2 NT1 NT4 NT1 NT15 NT10 NT4 NT7 NT11 NT8 NT4 NT1 NT15 NT11 NT6 NT13 NT14 NT12 NT3 NT12 NT9 NT14 NT8 NT13 NT10 NT5 NT7 NT5 NT13 NT3 NT9 NT10 NT8 NT6

Chiều biến thiên

3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi

Chiều cao cây trước khi trồng (cm): đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất

Số lá thật trước khi trồng (lá): đếm ngẫu nhiên 5 cây theo đường chéo góc của

khay ươm giống

Chiều cao cây (cm/ngày): theo dõi 5 cây/ nghiệm thức, 5 ngày đo 1 lần

Trang 24

Số lá (lá/ngày): lá được tính khi thấy rõ phiến và cuống lá, theo dõi 5 ngày 1 lần,

5 cây /nghiệm thức

Chiều dài của rễ (cm): là hiệu số chiều dài rễ của hai lần đo, được đo từ phần cổ

rễ tiếp xúc với mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của rễ, chọn 5 cây để đo, đo 3 lần:

- Lần 1: trước khi cấy

- Lần 2: khi cấy được 15 ngày

- Lần 3: khi thu hoạch

Trọng lượng rễ (g): cắt đoạn rễ từ phần tiếp xúc với mặt đất đem cân, cân 3 lần:

- Lần 1: trước khi cấy

- Lần 2: khi cấy được 15 ngày

- Lần 3: khi thu hoạch

Tỉ lệ sâu, bệnh hại:

- Tỉ lệ sâu hại (%) = (tổng số cây bị sâu x 100)/Tổng số cây theo dõi

-Tỉ lệ bệnh hại (%) = (tổng số cây bị bệnh x 100)/Tổng số cây theo dõi

Các yếu tố cấu thành năng suất:

Trọng lượng trung bình 1 cây (g) = (tổng trọng lượng cây/nghiệm thức)/số cây theo dõi

- Năng suất thực tế (g/NT): là trọng lượng cây của mỗi nghiệm thức lúc thu hoạch

- Năng suất lý thuyết (g/NT) = trọng lượng trung bình/cây x tổng số cây/NT

3.3.3 Quy trình thực hiện

3.3.3.1 Giai đoạn vườn ươm

- Cho bột xơ dừa (không trộn phân trùn quế) vào khay ươm, san bằng mặt đất

- Gieo hạt đều trên mặt đất, sau khi gieo phủ lên một lớp bột xơ dừa mỏng, tưới nước bằng bình phun cho đủ ẩm Mỗi ngày tưới một lần vào sang sớm hoặc chiều mát

- Khi cây con được 15 ngày tuổi thì nhổ đem trồng vào bịch

3.3.3.2 Giai đoạn trồng trong nhà lưới

- Cho vào bịch bột xơ dừa đã được xử lý và phân trùn quế theo các tỉ lệ phối trộn theo các nghiệm thức ở mục 3.3.1

- Trồng cây con vào bịch

Trang 25

- Phun phân bổ sung: 4 lần, phun lần đầu sau khi trồng 5 ngày, lần cuối cách ngày thu hoạch 4 ngày, lần sau cách lần trước 7 ngày Pha phân với nước rồi phun lên

Trang 26

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Ảnh hưởng của sự phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế đến chiều cao cây

xà lách

Sự phát triển của chiều cao cây không chỉ phụ thuộc vào giống, mà còn phụ thuộc vào loại giá thể trồng cây Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng và mức độ thích nghi ban đầu của cây trồng Ngoài ra điều kiện khí hậu và dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của chiều cao cây

Bột xơ dừa kết hợp với phân trùn quế tạo thành một loại giá thể có độ tơi xốp cao, có khả năng giữ nước và dinh dưỡng tốt, thích hợp cho cây trồng phát triển

Kết quả về ảnh hưởng của sự phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế đến chiều cao cây được thể hiện qua bảng 4.1

Qua bảng 4.1 ta có kết quả sau:

Ảnh hưởng của khối lượng bột xơ dừa lên chiều cao cây: khi tăng khối lượng bột xơ dừa từ 300 g lên 500 g chiều cao cây cũng tăng dần, ở mức 300 g bột xơ dừa luôn có chiều cao cây thấp nhất và mức 500 g có chiều cao cây lớn nhất

- Giai đoạn 5 - 10 ngày sau trồng khi tăng khối lượng bột xơ dừa từ 300 g lên

500 g chiều cao cây tăng từ 7,7 cm đến 8 cm (ở giai đoạn 10 ngày sau trồng) Sự khác biệt về chiều cao cây giữa các mức xơ dừa ở giai đoạn này không có ý nghĩa

- Giai đoạn 15 - 30 ngày sau trồng sự khác biệt về chiều cao cây rất có ý nghĩa

ở mức p ≤ 0,01, khi tăng khối lượng bột xơ dừa từ 300 g lên 500 g chiều cao cây tăng

từ 11,3 cm lên 14,2 cm (ở giai đoạn 30 ngày sau trồng)

Trang 27

Bảng 4.1 Ảnh hưởng của sự phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế đến chiều cao cây xà

lách (cm)

NST

Phân trùn quế (B) Bột xơ

dừa

CV (%)

(Ghi chú: ** sự khác biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa ở mức p ≤ 0,01, * sự khác

biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa ở mức p ≤ 0,05, ns sự khác biệt giữa các nghiệm

thức không có nghĩa Các giá trị theo sau có cùng một ký tự thì sự khác biệt không có ý

nghĩa về mặt thống kê)

Trang 28

Ảnh hưởng của các mức phân trùn quế lên chiều cao cây: khi tăng tỷ lệ phân trùn quế từ 0% lên 20% chiều cao cây cũng tăng theo, ở mức không có phân và có ít phân nhất thường có chiều cao cây thấp nhất, mức 15% thường có chiều cao cây lớn nhất

- Giai đoạn 5 ngày sau trồng sự khác biệt về chiều cao cây có ý nghĩa ở mức p

≤ 0,05, khi tăng tỷ lệ phân trùn quế từ 0% lên 20% chiều cao cây cũng tăng dần từ 7

cm lên 7,8 cm

- Giai đoạn 10 ngày sau trồng khi tăng tỷ lệ phân trùn quế từ 0% lên 20% chiều cao cây tăng từ 7,5 cm lên 8,3 cm, sự khác biệt về chiều cao cây giữa các tỷ lệ phân trùn quế ở giai đoạn này không có ý nghĩa

- Giai đoạn 15 - 30 ngày sau trồng sự khác biệt về chiều cao cây rất có ý nghĩa

ở mức p ≤ 0,01, khi tăng tỷ lệ phân trùn quế từ 0% lên 20% chiều cao cây tăng từ 11,3

cm lên 13,5 cm (ở giai đoạn 30 ngày sau trồng)

Tương tác giữa khối lượng bột xơ dừa và phân trùn quế: khi tăng khối lượng bột xơ dừa và phân trùn quế chiều cao cây cũng tăng theo, ở mức bột xơ dừa thấp nhất

và không có phân thường có chiều cao cây thấp nhất, ở mức bột xơ dừa lớn nhất và 15% phân trùn quế thường cho chiều cao cây lớn nhất

- Giai đoạn 5 - 15 ngày sau trồng sự khác biệt về chiều cao cây giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa, NT 1 (300 g bột xơ dừa + 0% phân trùn quế) có chiều cao cây thấp nhất 8 cm, NT 14 (500 g bột xơ dừa + 15% phân trùn quế) có chiều cao lớn nhất 12,3 cm ở (giai đoạn 15 ngày sau trồng)

- Giai đoạn 20 ngày sau trồng sự khác biệt về chiều cao cây giữa các nghiệm thức rất có ý nghĩa ở mức p ≤ 0,01, NT 1 (300 g bột xơ dừa + 0% phân trùn quế) có chiều cao cây thấp nhất 10 cm, NT 14 (500 g bột xơ dừa + 15% phân trùn quế) và NT

15 (500 g bột xơ dừa + 20% phân trùn quế) cùng có chiều cao lớn nhất 15,1 cm

- Giai đoạn 25 - 30 ngày sau trồng sự khác biệt về chiều cao cây giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa, NT 2 (300 g bột xơ dừa + 5% phân trùn quế) có chiều cao cây thấp nhất 10,1 cm, NT 13 (500 g bột xơ dừa + 10% phân trùn quế) có chiều cao lớn nhất 15,7 cm (ở giai đoạn 30 ngày sau trồng)

Trang 29

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của sự phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế đến tốc độ tăng

trưởng chiều cao cây của xà lách (cm/ngày)

NST dừa (A) Bột xơ

Phân trùn quế (B) 0% 5% 10% 15% 20%

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lớn nhất tại giai đoạn 10 - 15 ngày sau trồng

- Giai đoạn 0 - 5 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây không lớn, giai đoạn này cây hồi xanh là chủ yếu, NT 1 (300 g bột xơ dừa + 0% phân trùn quế)

có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất 0,11 cm/ngày, NT 5 (300 g bột xơ dừa + 20% phân trùn quế) và NT 10 (400 g bột xơ dừa + 20% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lớn nhất 0,33 cm/ngày

- Giai đoạn 5 - 10 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao vẫn chưa tăng

so với giai đoạn trước, NT 2 (300 g bột xơ dừa + 5% phân trùn quế) có tốc độ tăng

Trang 30

trưởng chiều cao cây thấp nhất 0,01 cm/ngày, NT 15 (500 g bột xơ dừa + 20% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lớn nhất 0,17 cm/ ngày

- Giai đoạn 10 - 15 ngày sau trồng là giai đoạn tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đạt lớn nhất, NT 1 (300 g bột xơ dừa + 0% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất 0,36 cm/ngày, NT 14 (500 g bột xơ dừa + 15% phân trùn quế)

có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lớn nhất 0,8 cm/ ngày

- Giai đoạn 15 - 20 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây bắt đầu chậm lại, NT 1 (300 g bột xơ dừa + 0% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất 0,14 cm/ngày, NT 15 (500 g bột xơ dừa + 20% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lớn nhất 0,59 cm/ ngày

- Giai đoạn 20 - 25 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giảm dần

so với các giai đoạn trước, NT 8 (400 g bột xơ dừa + 10% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giảm -0,02 cm/ngày, NT 14 (500 g bột xơ dừa + 15% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lớn nhất 0,06 cm/ ngày

- Giai đoạn 25 - 30 ngày sau trồng chiều cao cây hầu như không tăng, giai đoạn này cây không còn sinh trưởng sinh dưỡng mà chuẩn bị chuyển sang sinh trưởng sinh thực, NT 11 (500 g bột xơ dừa + 0% phân trùn quế) và NT 15 (500 g bột xơ dừa + 20% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất 0 cm/ngày, NT 12 (500 g bột xơ dừa + 15% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lớn nhất 0,26 cm/ ngày

4.2 Ảnh hưởng của sự phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế đến số lá của xà lách (lá/cây)

Bộ phận thu hoạch chủ yếu của cây rau là lá, vì vậy trong quá trình sinh trưởng

và phát triển của cây cần có biện pháp thích hợp để giúp cây ra được số lá tối đa, góp phần tăng năng suất chung của cây

Trang 31

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của sự phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế đến số lá xà lách

(Ghi chú: ** sự khác biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa ở mức p ≤ 0,01, * sự khác

biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa ở mức p ≤ 0,05, ns sự khác biệt giữa các nghiệm

thức không có nghĩa Các giá trị theo sau có cùng một ký tự thì sự khác biệt không có ý

nghĩa về mặt thống kê)

Qua bảng 4.3 ta có kết quả sau:

Trang 32

Ảnh hưởng của khối lượng bột xơ dừa lên số lá: khi tăng khối lượng bột xơ dừa từ 300 g lên 500 g số lá cũng tăng dần, mức 300 g luôn có số lá thấp nhất và mức

500 g thường có số lá lớn nhất

- Giai đoạn 5 - 10 ngày sau trồng khi tăng khối lượng bột xơ dừa từ 300 g lên

500 g số lá tăng từ 3,7 lá lên 3,8 lá (ở giai đoạn 10 ngày sau trồng), sự khác biệt về số

lá giữa các mức bột xơ dừa ở giai đoạn này không có ý nghĩa

- Giai đoạn 15 - 30 ngày sau trồng sự khác biệt về số lá rất có ý nghĩa ở mức p

≤ 0,01, khi tăng khối lượng bột xơ dừa từ 300 g lên 500 g số lá tăng từ 6,6 lá lên 7,1

Ảnh hưởng của tỷ lệ phân trùn quế lên số lá: khi tăng tỷ lệ phân trùn quế từ 0% lên 20% số lá cũng tăng theo, mức 0% và 5% thường có số lá thấp nhất, mức 15% và 20% thường có số lá lớn nhất

- Giai đoạn 5 - 10 ngày sau trồng khi tăng tỷ lệ phân trùn quế từ 0% lên 20% số

lá tăng từ 3,5 lá lên 3,8 lá (ở giai đoạn 10 ngày sau trồng), sự khác biệt về số lá giữa các tỷ lệ phân trùn quế ở giai đoạn này không có ý nghĩa

- Giai đoạn 15 và 25 ngày sau trồng sự khác biệt về số lá rất có ý nghĩa ở mức

p ≤ 0,01, khi tăng tỷ lệ phân trùn quế từ 0% lên 20% số lá tăng từ 6,2 lá lên 6,8 lá (ở giai đoạn 25 ngày sau trồng)

- Giai đoạn 20 và 30 ngày sau trồng sự khác biệt về số lá có ý nghĩa ở mức p ≤ 0,05, khi tăng tỷ lệ phân trùn quế từ 0% lên 20% số lá tăng từ 6,6 lá lên 7,1 lá (ở giai đoạn 30 ngày sau trồng)

Tương tác giữa khối lượng bột xơ dừa và phân trùn quế: khi tăng khối lượng bột xơ dừa và phân trùn quế số lá cũng tăng theo

- Giai đoạn 5 - 20 ngày sau trồng sự khác biệt về số lá giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa, NT 1 (300 g bột xơ dừa + 0% phân trùn quế), NT 2 (300 g bột xơ dừa + 5% phân trùn quế) và NT 3 (300 g bột xơ dừa + 10% phân trùn quế) cùng có số

lá thấp nhất 6 lá, NT 13 (500g bột xơ dừa + 10% phân trùn quế) và NT 14 (500 g bột

xơ dừa + 15% phân trùn quế) cùng có số lá lớn nhất 7,1 lá (ở giai đoạn 20 ngày sau trồng)

- Giai đoạn 25 - 30 ngày sau trồng sự khác biệt về số lá giữa các nghiệm thức

có ý nghĩa ở mức p ≤ 0,05, NT 1 (300 g bột xơ dừa + 0% phân trùn quế), NT 3 (300 g

Trang 33

bột xơ dừa + 10% phân trùn quế), NT 11 (400 g bột xơ dừa + 0% phân trùn quế) và

NT 12 (400 g bột xơ dừa + 5% phân trùn quế) có số lá thấp nhất 6,5 lá, NT 14 (500 g bột xơ dừa + 15% phân trùn quế) có số lá lớn nhất 7,8 lá (ở giai đoạn 30 ngày sau trồng)

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của sự phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế đến tốc độ tăng

trưởng số lá của xà lách (lá/ngày)

NST dừa (A) Bột xơ

Phân trùn quế (B) 0% 5% 10% 15% 20%

Trang 34

- Giai đoạn 0 - 5 ngày sau trồng có tốc độ tăng trưởng số lá thấp, NT 1 (300 g bột xơ dừa + 0% phân trùn quế) và NT 2 (300 g bột xơ dừa + 5% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng số lá thấp nhất 0,08 lá/ngày, NT 14 (500 g bột xơ dừa + 15% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng số lá lớn nhất 0,19 lá/ngày

- Giai đoạn 5 - 10 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng số lá chưa ổn định giữa các nghiệm thức, có nghiệm thức có tốc độ tăng trưởng tăng nhưng cũng có nghiệm thức có tốc độ tăng trưởng giảm, NT 10 (400 g bột xơ dừa + 20% phân trùn quế) và

NT 11 (500 g bột xơ dừa + 0% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng số lá thấp nhất 0,03 lá/ngày, NT 13 (500 g bột xơ dừa + 10% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng số

-lá lớn nhất 0,09 -lá/ ngày

- Giai đoạn 10 - 15 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng số lá đã ổn định và tăng dần, NT 2 (300 g bột xơ dừa + 5% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng số lá thấp nhất 0 lá/ngày, NT 15 (500 g bột xơ dừa + 20% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng

số lá lớn nhất 0,17 lá/ ngày

- Giai đoạn 15 - 20 ngày sau trồng có tốc độ tăng trưởng số lá lớn nhất, NT 6 (400 g bột xơ dừa + 0% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng số lá thấp nhất 0,36 cm/ngày, NT 13 (500 g bột xơ dừa + 10% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng số lá lớn nhất 0,51 lá/ ngày

- Giai đoạn 20 - 25 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng số lá giảm dần, NT 7 (400 g bột xơ dừa + 5% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng số lá thấp nhất 0 lá/ngày, NT 14 (500 g bột xơ dừa + 15% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng số lá lớn nhất 0,07 lá/ ngày

- Giai đoạn 25 - 30 ngày sau trồng tốc độ tăng trưởng số lá không đều giữa các nghiệm thức, một số nghiệm thức vẫn có tốc độ tăng trưởng số lá thấp nhưng một số nghiệm thức lại có tốc độ tăng trưởng số lá giảm, NT 9 (400 g bột xơ dừa + 15% phân trùn quế) và NT 10 (400 g bột xơ dừa + 20% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng số

lá giảm -0,01 lá/ngày, NT 7 (400 g bột xơ dừa + 5% phân trùn quế) có tốc độ tăng trưởng số lá lớn nhất 0,15 lá/ ngày

4.3 Ảnh hưởng của sự phối trộn bột xơ dừa và phân trùn quế đến chiều dài rễ xà lách (cm)

Ngày đăng: 11/06/2018, 08:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w