“Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An”
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái LỜI NÓI ĐẦU Quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới đã mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng song hành bên cạnh nó là sự đào thải khắc nghiệt của thị trường. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp không chỉ cần sản xuất ra nhiều hàng hóa đa dạng về mẫu mã chủng loại mà còn phải cần phải tổ chức tốt lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng. Lưu thông hàng hóa trên thị trường sẽ ngày càng nhiều với tốc độ ngày càng nhanh đòi hỏi ngay từ bây giờ cần phải có sự quan tâm nhiều hơn của nền kinh tế trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Trước thực tế nêu trên, kế toán nói chung và kế toán lưu chuyển hàng hóa nói riêng cũng phải không ngừng hoàn thiện để phục vụ công tác quản lý. Lưu chuyển hàng hóa là chuỗi xuyên suốt bắt đầu từ khâu thu mua hàng hóa cho đến khi xác định kết quả kinh doanh cuối cùng do vậy tổ chức tốt kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh đồng nghĩa với việc quản lý hiệu quả tình hình tiêu thụ và chu chuyển vốn, là cơ sở để ban giám đốc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề lý luận nói trên và qua thời gian thực tập tại Tổng công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An em nhận thấy công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Tổng Công ty đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó là những hạn chế cần được hoàn thiện trong thời gian tới. Chính vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An” cho báo cáo chuyên đề. Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Chuyên đề của em ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu nội dung gồm có: Chương I: Tổng quan về Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An Chương II: Thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú anh chị ở Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An và cô giáo PGS. TS Phạm Thị Gái đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành báo cáo này. Hà Nội,ngày tháng năm 2009 Sinh viên: Nguyễn Thị Tuyết Mai Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP NGHỆ AN 1.1. Quá trình hình thành và phát triển: Tổng công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo QĐ số 816/QĐ/UB – ĐMDN ngày 18/03/2005 của UBND tỉnh Nghệ An. Tổng công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2703000526 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 27/03/2005 với số vốn điều lệ ban đầu là 46 tỉ đồng. Tên giao dịch quốc tế: Agrimexha, Jstock Comppany Trụ sở văn phòng: 98 – Nguyễn Trường Tộ - TP Vinh – Nghệ An Điện thoại:0383.853836 Số Fax: 0383.853836 MST: 2900326255 Ngoài việc sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng truyền thống của Tổng công ty như phân bón, nông sản, giống cây trồng và thức ăn chăn nuôi, thuốc BVTV, thuốc thú y; Tổng công ty còn mở đại lý xăng dầu, kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng, dịch vụ tổng hợp, kinh doanh vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản. Kể từ khi thành lập đến nay công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển lịch sử có ý nghĩa quan trọng. Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An có tiền thân chính là Công ty Tư liệu sản xuất Nghệ Tĩnh được thành lập vào ngày 01/06/1960. Tháng 5/ 1990, công ty là một trong số các đơn vị được chọn tiến hành thí điểm tách Tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, hoạt động theo mô hình Tổng công ty với tên gọi Tổng công ty Vật Tư Nông nghiệp Nghệ An. Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Năm 1995 đánh dấu cột mốc Tổng công ty tham gia vào lĩnh vực nhập khẩu uỷ thác phân bón và xuất khẩu uỷ thác nông sản với Tổng Công ty Nông nghiệp Việt Nam. Năm 1992 Tổng công ty đầu tư xây dựng 1 phân xưởng sản xuất NPK ở Thành phố Vinh, năm 1996 thêm 1 cơ sở ở Đô Lương và năm 1997, một phân xưởng sản xuất ở Yên Thành. Năm 1999, Tổng công ty quyết định xây dựng dây chuyền thiết bị theo công nghệ mới với công suất là 5 vạn tấn/năm. Năm 2005, sau khi cổ phần, đổi tên thành : Công ty cổ phần – Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp Nghệ An, Tổng công ty đã thay đổi và bổ sung thêm nhiều ngành nghề kinh doanh mới. Tháng 1 năm 2009, công ty chính thức đổi tên thành Tổng công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An. Những năm qua, Tổng Công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và là lá cờ đầu trong mọi phong trào ở tỉnh Nghệ An Công ty đã được Chính phủ, các cấp, bộ, ngành TW và UBND tỉnh ghi nhận tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua cao quí cho tập thể và cá nhân như: - Huân chương Lao động hạng Nhất (1996) - Giải Bạc Chất lượng Việt Nam (1997) - Giải Vàng Chất lượng Việt Nam.(1998,1999,2000) - Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (2000) - Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á- Thái Bình Dương (2003) - Huân chương Độc lập hạng Ba (2004) - Cúp vàng ISO của Bộ Khoa học công nghệ (từ 2006 đến 2008) Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Chúng ta có thể thấy rõ vai trò của Tổng công ty trong nền kinh tế thông qua một số chỉ tiêu tài chính như sau: Đơn vị: VND Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng Doanh thu 808.559.266.71 3 1005.721.517.77 4 2192.877.695.343 Thuế TNDN 0 4.117.750.413 7.185.155.519 Tổng LNST 18.336.339.045 35.421.653.552 44.124.058.693 Tổng Tài sản 352.361.144.38 4 430.881.926.141 499.406.522.180 Vốn chủ sở hữu 55.601.189.462 89.486.070.789 142.413.670.217 TNBQ/người/thán g 2.600.000 3.700.000 4.800.000 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty 3 năm 2006-2007-2008 Bảng 1 - Một số chỉ tiêu tài chính của công ty giai đoạn 2006 – 2008 Qua bảng trên, ta có thể thấy Tổng công ty nhiều năm liền kinh doanh hiệu quả, có điều kiện mở rộng quy mô tài sản cũng như nguồn vốn. Doanh thu liên tục tăng mạnh, đặc biệt là trong năm 2008 (tăng 218% so với năm 2007). Nguồn VCSH các năm tuy chiếm tỉ trọng chưa cao nhưng liên tục được bổ sung và lợi nhuận tăng trưởng tốt. 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh. Tổng công ty CP VTNN Nghệ An thực hiện việc tổ chức quản lý kinh doanh ở cả Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc. Việc tổ chức bộ máy hiện nay về căn bản vẫn dựa trên mô hình của Tổng công ty VTNN Nghệ An trước đây, theo mô hình trực tuyến chức năng, giữ nguyên các phòng ban chức năng chỉ thay đổi BGĐ công ty theo đúng mô hình công ty cổ phần với Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Bán kiểm soát và Ban giám đốc. Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Chúng ta có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty qua sơ đồ sau: Chú thích Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 1 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Tổng Công ty CPVTNN NA Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong tổ chức quản lý của công ty như sau: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyết định cao nhất tại Tổng công ty. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ quyết định những công việc quan trọng liên quan đến định hướng phát triển của công ty. Đó là những quyết định liên quan đến cổ phần; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C BAN GIÁM ĐỐC P. Tổ chức - HC Phòng Kinh doanh P. Kế toán- Tài vụ Nhà máy sản xuất NPK Sao vàng Kho trung chuyển Trạm vật tư Nông nghiệp Huyện Đội xe vận tải HỘI ĐÔNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái trị, quyết định mức thù lao cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và một số quyền hạn khác được pháp luật cho phép. Hội đồng quản trị là cơ quản lý cao nhất có quyền nhân danh Tổng công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Tổng công ty giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm và Hội đồng quản trị bao gồm 5 người. Ban kiểm soát có 3 thành viên, là cổ đông của Tổng công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu có trách nhiệm giám sát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành công ty. Ban giám đốc là bộ phận đứng đầuTổng công ty có trách nhiệm quản lý, giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược, chiến thuật trong tất cả các hoạt động của công ty. Trong đó: Tổng giám đốc là người phụ trách chung, đứng đầu bộ máy quản lý của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác quản lý của Tổng công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp trên, Nhà nước và pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như về mọi mặt của Tổng công ty. Quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh, quản lý toàn diện để công ty hoạt động kịp thời, hiệu quả. Hiện tại Tổng giám đốc cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty. Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh là người giúp việc cho Tổng giám đốc điều hành công tác kinh doanh của Tổng công ty. Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh kiêm Trưởng phòng kinh doanh nên phải trực tiếp điều hành công tác nghiệp vụ cụ thể của phòng Kinh doanh. Phó Tổng giám đốc phụ trách Tổ chức hành chính có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc về các lĩnh vực công tác tổ chức trong toàn công ty. Phó Tổng Giám đốc kiêm trưởng phòng tổ chức hành chính nên Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái phải trực tiếp thực hiện chức năng của phòng tổ chức hành chính. Các sai sót của phòng do Phó Giám đốc chịu trách nhiệm. Để tăng cường hơn nữa chất lượng phục vụ sản xuất Ban giám đốc sẽ cùng với các phòng chức năng đi cơ sở (Chủ yếu là kho, quầy) của các kho, các trạm để kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động nhằm đưa chất lượng phục vụ ngày càng tốt lên. Phòng Kinh doanh hoạt động cụ thể trên các lĩnh vực tiếp nhận và cung ứng phân bón. Phòng còn có các đại diện ở ngoại tỉnh phải chịu trách nhiệm toàn bộ từ khâu nhận hàng, bán hàng, nộp thuế VAT nhập khẩu hoặc chuyển chứng từ nộp thuế VAT nhập khẩu về phòng tài vụ đúng hạn, thanh lý hợp đồng, thanh toán tiền hàng. Phòng cũng phụ trách mua nông sản để xuất khẩu, thực hiện cung cấp thông tin, báo cáo nhanh, viết hoá đơn bán hàng, ký hợp đồng vận tải theo từng năm đối với các xe đăng ký vận tải hàng Tổng công ty. Phòng Tài vụ có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng kinh phí của Tổng công ty; kê khai - nộp và kiểm tra kế hoạch nộp thuế hàng tháng, hàng quý, năm. Tổng công ty có các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc (các trạm huyện và kho trung chuyển) nên phòng còn chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ các hoạt động tài chính, tình hình quản lý sử dụng các nguồn vốn, chi phí của các đơn vị trực thuộcTổng công ty . Phòng chịu trách nhiệm lập báo cáo quyết toán đảm bảo thời gian quy định của Nhà nước và in ấn biểu mẫu theo từng loại nghiệp vụ thanh toán, quyết toán để thực hiện thống nhất chung trong toàn công ty. Phòng Tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc về các khâu công việc thuộc phạm vị công tác tổ chức như: Tuyển dụng, đề Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái bạt, bố trí và sắp xếp lao động trong toàn ngành. Lập quy hoạch cán bộ để có kế hoạch đào tạo, sử dụng nhằm từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ theo yêu cầu công tác trong giai đoạn mới. Ngoài ra phòng còn lập kế hoạch trang bị bảo hộ lao động cho toàn công ty. Kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động để tránh rủi ro trong sản xuất. Các trạm vật tư nông nghiệp Huyện thực hiện kế hoạch bán ra các mặt hàng do Tổng công ty giao . Mở đủ quầy ốt để phục vụ nhu cầu bán lẻ trên địa bàn, tăng cường kiểm tra việc bán hàng của các ốt do trạm quản lý. Trạm phân công một bộ phận nhân viên làm nhiệm vụ bán hàng tại trạm và đưa hàng đi nơi khác để bán. Các trạm có trách nhiệm nộp đủ các khoản nghĩa vụ như khấu hao, phân bổ, BHXH, thuế doanh thu phần hàng trạm tự kinh doanh; lập và gửi đầy đủ các báo cáo quyết toán về văn phòng tổng công ty đúng thời gian quy định. Nhà máy phân bón Sao vàng phụ trách sản xuất, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời loại sản phẩm chính do công ty giao kế hoạch quý, năm. Nhà máy được Tổng Giám đốc uỷ quyền ký hợp đồng lao động với số lao động ngoài cơ quan phục vụ sản xuất thời vụ và bốc dỡ hàng hoá tại nhà máy. Trạm tiếp nhận hàng hoá Cửa lò có nhiệm vụ tiếp nhận toàn bộ số hàng hoá nhập vào các cảng trong tỉnh theo kế hoạch công ty, chịu trách nhiệm từ khi tàu vào cảng cho đến khi dỡ hết hàng trên tàu. Nếu là hàng rời thì tổ chức đóng gói và xuất theo kế hoạch của công ty, xuất hàng theo lệnh điều chuyển hoặc hoá đơn xuất kho của công ty. 1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán 1.3.1. Tổ chức bộ máy: Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Phạm Thị Gái Bộ máy kế toán là công cụ quan trọng phục vụ điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ý thức được điều này, Tổng công ty đã chú trọng tới việc tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý. Tổng Công ty hoạt động trên địa bàn rộng, mỗi trạm trực thuộc đều có một bộ phận kế toán nên công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung, vừa phân tán. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty như sau: Sơ đồ 2 - Cơ cấu tổ chức phòng kế toán Kế toán trưởng là người phụ trách chung, điều hành chỉ đạo tực tiếp kế toán tại Tổng công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm với ban giám đốc về các nghiệp vụ tài chính và phải thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh, kịp thời phát hiện các sai sót và tham mưu cho Tổng giám đốc. Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế toán 47C Kế toán trưởng Kế toán vật tư Kế toán công nợ Kế toán ngân hàng Thủ quỹ Kế toán trạm huyện Kế toán tổng hợp Kế toán thuế . quan về Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An Chương II: Thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Tổng Công ty Chương. toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An” cho báo cáo chuyên đề. Nguyễn Thị Tuyết Mai Lớp: Kế