MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP 24
SV: Nguyễn Như Khánh 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Thông tin Bưu điện có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người và xã hội. Xã hội càng phát triển, nhu cầu thông tin bưu điện ngày càng cao. Đối với Việt Nam, quá trình phát triển thông tin Bưu điện luôn được gắn với sự phát triển của dân tộc. Từ đại hội VI của đảng đến nay, dưới ánh sáng cảu đường lối đổi mới, nghành bưu điện Việt Nam đã xây dựng và bước đầu thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển thông tin bưu điện với những kết quả đáng khích lệ. Những kết quả đáng khích lệ của toàn nghành ngày hôm nay, có sự đóng góp công sức của Công ty Cổ Phần Phát Triển Công Trình Viễn Thông, một đơn vị có vị trí quan trong tiến trình phát triển của nghành. Công ty Cổ Phần Phát Triển Công Trình Viễn Thông ( trước đây gọi là công ty Công Trình Bưu Điện) được thành lập từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 tại Việt Nam. Lịch sử phát triển của công ty có thể chia ra làm 4 giai đoạn phát triển: 1.1.1 Sự ra đời của tổ chức công trình với nhiệm vụ xây dựng những mạng lưới thông tin phục vụ công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc (1954-1964) Ngày 06 tháng 12 năm 1953 Bộ chính trị Trung ương đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Thực hiện quyết tâm của đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nha bưu điện vô tuyến điện Việt Nam đã gấp rút tập trung lực lượng để triển khai mạng thông tin phục vụ chiến dịch. Để phục vụ công tác đặc biệt trong kháng chiến, trực tiếp là chiến dịch Điện Biên Phủ, cuối năm 1953 Đội Dây máy trung ương ( hay còn gọi là “Đội chủ lực Nha” hay “Đội Trung ương” ) thuộc Nha bưu điện vô tuyến điện Việt Nam GVHD: TS.Trần Việt Lâm SV: Nguyễn Như Khánh được thành lập tại Phố Cò – Thái Nguyên đây chính là một trong những đơn vị tiền thân thành lập nên Công ty Cổ Phần Phát Triển Công Trình Viễn Thông ngày nay. Sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, để đáp ứng nhu cầu thông tin phụ vụ sự chỉ đạo của đảng, ngày 20 tháng 7 năm 1954, Ban công trình thuộc Nha bưu điện vô tuyến điện Việt Nam được thành lập tại Phố Cò – Thái nguyên. Lực lượng nòng của Ban Công trình là Đội Dây máy trung ương và Đôin dây máy khu Bưu điện Việt Bắc. Ban đầu tổng số án bộ công nhân viên ban đầu là 180 người. Đây là đơn vị xây dựng công trình thông tin duy nhất của nghành Bưu điện, có nhiệm vụ chính là xây dựng những công trình đường dây dài , các công trình cáp nội hạt và lắp các loại điện thoại, nhằm đảm bảo thông tin liên lạc trong suốt, phục vụ sự chỉ đạo của các cơ quan Trung ương tại khu căn cứ Việt Bắc, đồng thời nhanh chóng xây dựng đường dây thông tin hữu tuyến từ chiến khu Việt Bắc qua thị xã Thái Nguyên về Hà Nội phục vụ kịp thời kế hoạch tiếp quản thủ đô, phục vụ việc di chuyển các cơ quan Trung ương từ Việt Bắc về Hà Nội. Trong giai đoạn này Ban công trình có trụ sở tại số 5 Phạm Ngũ Lão, sau đó chuyển về 18 Nguyễn Du rồi 156 Bà Triệu, cuối năm 1954 – 1956 ban chuyển về làm việc tại số nhà 21 Tô Hiến Thành, đến cuối năm 1957 chuyển về 60 ngõ Trại Khách – Khâm Thiên – Hà nội ( nay là ngõ Thổ Quan, phường Thổ Quan, Quận Đống Đa – Hà Nội). Hiện nay Công ty có trụ sở chính tại lô 18 - khu đô thị mới Định Công, phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội. Ngày 14 tháng 3 năm 1955, Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính Trần Đăng Khoa đã ký nghị định số 124/NĐ/BĐ công bố hệ thống tổ chức của tổng cục Bưu điện. Ban Công trình được đổi tên thành Tổng Đội công trình. Nhiệm vụ trong giai đoạn này là tiếp tục xây dựng mới các đường dây và tu bổ lại các đường trục chính liên tỉnh, trong giai đoạn này Tổng Đội công trình đã xây dựng công trình thông tin hữu tuyến nối Hà Nội – Mục Nam Quan dài 171 km theo kỹ thuật tải ba. Từ đây thông tin quốc tế GVHD: TS.Trần Việt Lâm SV: Nguyễn Như Khánh giữa Việt Nam – Trung quốc và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa được trở nên dễ dàng. Cũng từ đây Tổng Đội công trình đã bước vào giai đoạn mới – giai đoạn xây dựng các công trình thông tin theo kỹ thuật của các nước xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian này một số công trình lớn đã được tiến hành xây dựng thành công như tuyến đường dây trục Hà Nội- Vĩnh linh (624km), Hà Nội- Yên Bái- Lào Cai (219km), Hà Nội- Thuận Châu (349km), Hà Nội – Hải Phòng (103km) Tháng 4 năm 1957 chế độ hạch toán kinh tế ra đời tổ chức bộ máy của Tổng Đội công trình có nhiều thay đổi. Cùng với việc xắp sếp lại cơ cấu tổ chức của Tổng Cục Bưu điện thì Tổng Đội công trình đổi tên thành Đội Công Trình số lượng cán bộ công nhân viên lúc này được điều động về tăng lên là 642 người. Sau 3 năm tiến hành công cuộc khôi phục cải tạo và xây mới Đội Công Trình cùng toàn nghành đã xây dựng được 14.378km đường dây vượt xa số đường dây điện thoại thời Pháp thuộc. Cùng những thành tích đạt được năm 1957 Thủ tướng Chính phủ đã cấp bằng khen cho một số đơn vị và giấy khen cho cá nhân xuất sắc. Năm 1959 Đại hội công nhân viên chức lần thứ nhất của Đội Công Trình được tổ chức tại Làng Triều Khúc- Huyện Thanh Trì- Hà Nội. Đại hội diễn ra từ ngày 10- 16 tháng 10 đã thống nhất và kiến nghị lên Tổng cục Bưu điện một số vấn đề sau: 1 Trình lên Tổng cục đề án kiện toàn tổ chức và đề nghị đổi tên Đội Công Trình thành Công ty Công Trình Bưu Điện 2. Đề nghị Tổng cục quan tâm đến công tác cải tiến quản lý xí nghiệp ở Đội Công Trình thành công 3. Đề nghị Tổng cục có ý kiến chỉ đạo để các bộ phận làm công tác kiến thiết cơ bản giúp đỡ, nhằm giảm bớt khó khăn cho Đội Công Trình GVHD: TS.Trần Việt Lâm SV: Nguyễn Như Khánh Tháng 5 năm 1961, tổng cục Bưu điện có quyết định chính thức về việc đổi tên Đội Công Trình thành Công ty Công Trình Bưu Điện do đồng chí Nguyễn Niên làm chủ nhiệm công ty số lượng cán bộ công nhân viên lúc này giảm xuống còn là 332. Tổ chức công ty đã được kiện toàn và đi vào hoạt động theo hướng chuyên môn hóa mọi công việc từ khâu quản lý đến khâu sản xuất đã đi vào nền nếp và có tác dụng to lớn. tuy nhiên công ty trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, công ty luôn ở trong tình trạng thường xuyên bị động về kế hoạch, tài chính , vật tư và khó khă về dụng cụ sản xuất trong 5 năm kế hoạch lần thứ nhất công ty được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3 và nhiều cá nhân được tặng bằng khen và giấy khen của nghành 1.1.2 Thời kỳ chuyển hướng xây dựng mạng thông tin phục vụ cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1965- 1975) Thất bại trong chiến lược chiến tranh đặc biệt đế quốc Mỹ tăng cường ném bom miền bắc mục tiêu quan trọng là phá tan hệ thống thông tin, chi viện của miền Bắc cho Miền Nam. Trong thời kỳ này nhu cầu phục vụ chiến đấu, phục vụ sự chỉ đâọ của trung ương đến địa phương là rất to lớn và rất quan trong. Nhận thức được tầm quan trong của hệ thống thông tin lúc Tổng cục Bưu điện chuyển hướng chỉ đạo, tổ chức các hoạt động cho phù hợp với tình hình mới. lúc này số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty bổ sung lên tới gần 2000 người tổ chức lớn mạnh. Lực lượng của công ty được dồn vào trong khu 4 và giới tuyến nơi bão lửa của kẻ thù. Nhiệm vụ công ty lúc này là đảm bảo thông tin liên lạc cho việc phòng không và phục vụ thông tin chiến đấu. Trong giai đoạn này công ty đã thành lập thêm một số đội mới phục vụ cho công tác bên cạnh đội cũ và phòng ban cũ như phòng kế hoạch thống kê, phòng tổ chức nhân sự, phòng kế toán tài vụ, phòng cung ứng, phòng kỹ thuật thi công, trường đào tạo nghiệp vụ, phòng hành chính quản trị GVHD: TS.Trần Việt Lâm SV: Nguyễn Như Khánh Với những thành tích trong sản xuất và chiến đấu qua các năm từ 1965- 1968 công ty được nhà nước tặng thưởng huân công lao động hạng nhì và hai đươn vị trong công ty được tặng thưởng huân chương chiến công hạng ba nhiều cá nhân được nhận nhiều bằng khen và giấy khên của nghành mặt trận và các tỉnh Trong giai đoạn 1969-1975 công ty đã thi công nhiều công trình quan trọng đảm bảo chất lượng công trình tôt và đúng tiến độ. Trong thời gian từ năm 1971- 1972 phối hợp với Lào công ty đã trực tiếp xây dựng đài thu phát tín Trung ương Mặt trận Lào yêu nước; xây dựng mạng cáp ngầm, lắp đặt tổng đài điện thoại trạm nguồn phục vụ Trung ương Lào tại Viên Xay. Xây dựng mạng thông tin nội bộ phục vụ các cơ quan Mặt trận Lào yêu nước và lắp đặt máy điện thoại cho Chủ Tịch Mặt trận Lào. Về kỹ thuật thì đây là một hệ thống thông tin đồng bộ và lần đầu tiên công ty tham gia xây dựng hệ thống thu phát hoàn chỉnh. Ngày 27 tháng 4 năm 1972, Tổng cục Bưu điện đã quyết định thành lập cục xây dựng cơ bản trên cơ sở sáp nhập Cục thiết kế cơ bản với công ty Công Trình Bưu Điện, Viện thiết kế Bưu điện và Xưởng Vật liệu bê tông Bưu điện. Tuy nhiên do vướng mắc về tài chính và không phù hợp với quyết định 180/CP ngày 17 tháng 9 năm 1966 nên Cục Xây dựng cơ bản không hoạt động được. Do đó, ngày 30 tháng 6 năm 1973, Tổng cục bưu điện đã quyết định duy trì lại Công Ty Công Trình Bưu Điện như cũ. Ngày 20 tháng 10 năm 1974, công ty ban hành Quy định tạm thời về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, chức năng và các đơn vị sản xuất trực thuộc công ty, đây là bản quy định đầu tiên từ khi công ty được thành lập. Theo quy định này thì cac phòng ban chức năng của công ty bao gồm : Phòng Kế Hoạch, phòng Quản lý thi công dây và cột cao, Phòng Quản lý thi công cáp, máy, nhà cửa, Phòng Kỹ thuật, Phòng vật tư, Phòng Kế toán thống kê, Phòng Lao động tiền lương, Phòng hành chính quản trị, Phòng y GVHD: TS.Trần Việt Lâm SV: Nguyễn Như Khánh tế bệnh xá, Văn Phòng tổng hợp giám đốc, Trường đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật. Các đơn vị sản xuất công ty gồm Đội 1, 2, 3, 4, 5, 6; Đội thanh niên; Đội máy I, máy II, Đội cáp I, II; Đội cột cao, Đội nhà cửa, Đội sản xuất gạch, Xưởng Vật liệu, Trường đào tạo nghiệp vụ Tam Đảo. Trong thời gian này công ty tập trung lực lượng để nâng cao chất lượng đi nam và đi Lào, thi công Công Trình Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Tại Công Trình Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh công ty đã tiếp xúc với nhiều thiết bị hiện đại của Liên Xô; hệ thống tăng âm đặt ở bể cáp ngầm; hệ thống tăng âm truyền thanh tại Quản trường Ba Đình với công suất trên 5000W; hệ thống vô tuyến song cực ngắn; hệ thống truyền hình; hệ thống điện thoại tự động, hệ thống ghi âm. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ với những cống hiến quên mình tạp thể cán bộ công ty đã được nhà nước tặng thưởng 2 huân chương lao động hạng nhì, 1 huân chương lao động hạng 3 năm 1974. Năm 1975 được Chính phủ Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng huân chương Tự Do hạng hai, ngoài ra còn nhiều tập thể cán bộ trong đội ngũ lao động công ty được tặng nhiều huân huy chương bằng khen của nhà nước. Qua 20 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã thực sự trở thành đơn vị chủ lực của nghành Bưu điện chuyên làm nhiệm vụ xây lắp công trình thông tin phục vụ tích cực cho công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc đấu tranh thống nhất đất nước. qua 20 năm công ty đã lớn mạnh về mọi mặt. Cơ cấu tổ chức được kiện toàn trình độ cán bộ không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng 1.1.3 Xây dựng công trình thông tin phục vụ nhiện vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1975-1985) Trong thời kỳ này công ty có nhiều thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn GVHD: TS.Trần Việt Lâm SV: Nguyễn Như Khánh Những thuận lợi cơ bản là : Công ty là đơn vị thi công lớn nhất nghành. Qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công các công trình thông tin đường dài, cáp nội hạt, sản xuất lắp ráp các cột ăng ten cao, lặp đặt các tổng đài, xây dựng công trình nhà cửa trên mọi địa hình. Công ty có ban lãnh đạo tận tụy có kỹ năng quản lý, công nhân và nhân viên tận tụy công việc trung thành với công ty, phẩm chất tôt, yêu nghành, yêu nghề. Ngoài ra công ty còn có sự chỉ đạo tận tình của nghành, kế thừa thành tựu đạt được trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. đó là những nhân tố chủ quan thuận lợi làm cơ sở để công ty hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo. Những khó khăn là: Sau chiến tranh cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty còn nghèo nàn. Thô sơ, lạc hậu, chủ yếu là lao động thủ công nên năng suất lao động thấp; số lượng lao động của công ty rất đông ( trên 1000 người)trong đó có nhiều đối tượng chính sách. Hàng năm công nhân thường thiếu việc làm trong quý I, II, do việc lập kế hoạch kém và điều này gây khó khăn trong bố trí công việc. Đội ngũ lao động trình độ kém phần lớn là xuất thân từ nông dân do, trình độ văn hóa thấp, chưa được đào tạo chính quy , chưa được đào tạo một cách có hệ thống. Địa bàn trải rộng cả nước lực lượng bị phân tan lưu động khắp nơi gây khó khăn cho công tác điều hành và quản lý tình trạng thiếu vốn vật tư tiền lương thường xuyên xảy ra. Sau ngày miền Nam giải phóng nhiều cán bộ chủ chốt của công ty phải tăng cường cho nghành để xây dựng đơn vị mới.Về đội ngũ cán bộ công nhân viên tính đến tháng 12 năm 1979 công ty có 1.178 người lực lượng gián tiếp là 391 người (chiếm 32.2%) tỷ lệ này vẫn cao so với quy định nhà nước là 14% đối với nghành xây dựng cơ bản. Công tác hậu cần gặp nhiều khó khăn do chế độ tem phiếu, việc giảm bớt cắt giảm nhân công được đề ra là nhiệm vụ quan trọng công ty cho một GVHD: TS.Trần Việt Lâm SV: Nguyễn Như Khánh số cán bộ trẻ đi học và cho một số cán bộ về nghỉ mất sức. năm 1985 tổ chức công ty có sự thay đổi do thực hiện chủ trương giảm nhẹ biên chế của nhà nước năm 1985 toàn công ty có 723 cán bộ lao động trực tiếp là 422 người, lao động gián tiếp là 301 người đây là vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giảm số lượng lao động gián tiếp Những công trình tiêu biểu Năm 1977 nghành giao cho công ty nhiệm vụ xây dựng nhà ở tầng A1 cho cán bộ công nhân viên công ty. Đây là một công việc rất mới, rất khó và nặng nề so với khả năng hiện có của công ty lúc bấy giờ tuy nhiên công ty cũng đã hoàn thành đúng tiến độ và dảm bảo chất lượng Quý IV năm 1977, Tổng cục Bưu điện giao cho công ty nhiệm vụ xây dựng công trình thông tin quốc lộ 1A Hà Nội – Thành Phố Hồ Chí Minh- Minh Hải. Đây là công trình thông tin trọng điểm của nhà nước là một công trình lớn nhất của nghành từ trước tới nay. Công trình có 2480km đường cột, 11.900km đôi dây và hàng trăm tải ba raats nhiều khó khăn từ thiên tai và vật tư thì sau 7 năm 6 tháng công trình mới hoàn thành. Tuyến thông tin quốc lộ 1A đưa vào khai thác đã phát huy tác dụng, đảm nhậ vai trò chủ chốt cho tới khi hoàn thành sô hóa mạng lưới Ngay từ ngày 03 tháng 11 năm 1978 chính phủ Liên Xô ký kết hợp tác với với Việt Nam, chính phủ Liên Xô tặng chúng ta đài vệ tinh mặt đất. Đây là công trình có kỹ thuật rất cao do chuyên gia Liên Xô hướng dẫn về kỹ thuật công trình được hoàn thành đáp ứng nhu cầu người dân xem thế vận hôi Matxcova năm 1980 và sự kiện anh hung phạm Tuân bay vào vũ trụ 1.1.4 Quá trình đổi mới theo sự phát triển của kinh tế thị trường(1986- nay) Vào giữa thập kỷ 80, tình hình kinh tế xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động đời sống của nhân dân. Sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường không những làm lung túng sự điều hành quản lý của nhà nước và các đơn vị sản xuát GVHD: TS.Trần Việt Lâm SV: Nguyễn Như Khánh kinh doanh, mà còn phát sinh nhiều yếu tố tiêu cực trong đời sống. Đại hội đại biểu toàn quôc lần thứ VI ( tháng 12 năm 1986) đánh dấu sự đổi mới toàn diện trên tất cả các lính vực của đời sống kinh tế - xã hội của một đất nước, mà trước hết là đổi mới về tư duy kinh tế. Cũng tại đại hội này, Đảng đã khẳng định vai trò vị trí nghành Bưu điện là một nghành kinh tế quan trọng thuộc “ kết cấu hạ tầng của xã hội” và đề ra phướng hướng: “Nâng cao năng lực, chất lượng phục vụ, giảm nhẹ tình trạng lạc hậu về thông tin liên lạc. Hiện đại hóa những khâu có điều kiện…”. mục tiêu của nghành đề ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1986 – 1990) là “ Chất lượng, năng suất và hiệu quả” Thực hiện chủ trương của đảng, nghành Bưu điện từng bước xóa bỏ cơ chế kế hoạch tập trung, sang chế độ hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết 306 của bộ chính trị và Quyết định 217 của hội đồng bộ trưởng về “ Quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở”. Công ty đứng trước nhiều khó khăn thách thức đây là giai đoạn chuyển đổi cơ chế, tất cả các kế hoạch sản xuất, đầu tư chiều sâu và trang thiết bị thi công không còn được Nghành tập trung giao cho như trước nữa. mọi công việc lúc này công ty tự tìm là chủ yếu. Năm 1986 kế hoạch xây dựng cơ bản của nghành giao cho công ty đã bị mất cân đối , vốn đầu tư bị cắt giảm. trong thời kỳ náy công ty gặp nhiều khó khăn đặc biệt là tìm kiếm việc làm. Mô hình tổ chức công ty thu gọn từ 7 phòng ban còn 3 phòng và 6 đơn vị sản xuất lưu động. Bộ máy quản lý gián tiếp được tinh giảm nhiều. từ 800 cán bộ công nhân viên khi tổ chức lại còn 561 người và trong đó có 406 người lao động trực tiếp. Với mô hình sản xuất gọn nhẹ và thực hiện một số tháo gỡ có hiệu quả công ty đã dần thaots khỏi khủng hoảng, trụ được với tình hình mới Ngày 29 tháng 4 năm 1995, thủ tướng chính phủ ra quyết định số 249/TTG thành lập Tổng công ty Bưu chính- Viễn thông Việt Nam – đây là một trong những tổng công ty được thành lập đầu tiên theo mô hình tập GVHD: TS.Trần Việt Lâm SV: Nguyễn Như Khánh đoàn kinh tế mạnh do nhà nước quản lý. Năm 1995 với sự nỗ lực của Lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã khẳng định được vai trò, vị trí trong cơ chế thị trường. xếp hạng doanh nghiệp: Công ty Công trình bưu điện là doanh nghiệp hạng I nghành xây dựng( theo quyết định số 1651/QD-TCCB-LD ngày 27-2-1995 của tổng cục trưởng tổng cục Bưu điện và quyết định số 347/QĐ_TCCB/HĐQT ngày 23/12/1999 của tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam) Ngày 01 tháng 4 năm 1996, tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Đặng Văn Thân đã ký quyết định chuyển công ty Công trình bưu điện trực thuộc Tổng cục bưu điện thành đơn vị thành viên, hạch toán độc lập của Tổng công ty Bưu chính- Viễn thông Việt Nam Với sự phát triển của kinh tế trong những năm trở lại đây công ty đã tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Quyết định chuyển đổi doanh nghiêp: từ công ty Công trình bưu điện chuyển thành Công ty Cổ Phần Phát Triển Công Trình Viễn Thông theo quyết định số 59/2004/QĐ- BBCVT ngày 30/11/2004 của Bộ Trưởng Bộ Bưu Chính Viễn Thông Qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã vượt qua nhiều khó khăn và thách thức dần dần khẳng định được vai trò của mình trong lĩnh vực xây dựng các công trình viễn thông. Công ty đã trở thành đơn vị chủ lực của nghành và đang vững chắc tiến lên phát triển kịp theo những yêu cầu và đòi hỏi của thời đại 1.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ HIỆN NAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG Trải qua hơn 50 năm thành lập xây dựng và phát triển, bắt đầu từ 20 tháng 7 năm 1954, Ban công trình thuộc nha vô tuyến điện được thành lập. Đến nay công ty đã trở thành một lực lượng chủ chốt của ngành Bưu chính Viễn Thông trong việc xây dựng các công trình thông tin nhiệm vụ chính hiện nay của doanh nghiệp là xây dựng phát triển công trình viễn thông, các công trình công nghiệp, giao thông dân dụng. xứng đáng với truyền thống hào hùng, vẻ vang của Công ty GVHD: TS.Trần Việt Lâm