Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

74 357 1
Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu vốn cho nền kinh tế ngày càng nhiều và ngân hàng chính là chủ thể cung cấp vốn lớn nhất cho nền kinh tế. Ngân hàng là một ngành kinh tế quan trọng, giữ vai trò huyết mạch của nền kinh tế, là cầu nối của các ngành nghề, lĩnh vực trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế , thông qua việc huy động các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng hình thành nên các nguồn cho vay để đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển đất nước. Nhưng có một vấn đề đặt ra đó là vốn được huy động từ đâu và các ngân hàng thương mại phải làm thế nào để hoạt động huy động đạt được hiệu quả cao và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế? Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và luôn luôn có sự cạnh tranh gay gắt trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có rất nhiều chủ thể có khả năng cung cấp vốn cho nền kinh tế thông qua rất nhiều kênh huy động khác nhau. Nhưng ngân hàng thương mại mới là chủ thể cung cấp vốn quan trọng và quyết định nhất trong tất cả vì ngân hàng thương mại luôn được coi là trung gian tài chính lớn nhất trên thị trường tiền tệ. Nhận thấy vốn có vai trò rất quan trọng đối với tất cả các thành phần kinh tế nói riêng và cả nền kinh tế nói chung do đó công tác huy động vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại; sau cả quá trình học tập, nghiên cứu và sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long, em xin chọn đề tàiHoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long “ làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Phạm Thị Mai Lớp Tài chính công 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Với kiến thức còn hạn chế và lượng thời gian thực tập có hạn, chưa có kinh nghiệm thực tế nên khi nhìn nhận một vấn đề lớn, mang tính vĩ mô không thể tránh khỏi những sai lầm. Do đó, bài viết của em không thể không có những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp và sửa chữa của cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn bài viết cũng như có cái nhìn tổng quan, sâu sắc hơn về vấn đề được nghiên cứu. Bài viết có kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Vốnhuy động vốn tại các ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long. Chương III: Giải pháp tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Bất và các cô chú trong phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn của NHCT Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long đã chỉ bảo nhiệt tình, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Phạm Thị Mai Lớp Tài chính công 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I: VỐNHUY ĐỘNG VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. 1. Tổng quan về vốn của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm về vốn Ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế mà hoạt động thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các hoạt động kinh doanh khác của chính ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn được coi là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, bởi đối tượng kinh doanh chính của ngân hàng là tiền tệ. Như bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế, ngân hàng đặt yếu tố lợi nhuận lên hàng đầu và để đạt được mục tiêu chính là tối đa hóa lợi nhuận thì công cụ cần thiết mà ngân hàng phải có trước tiên là một lượng vốn hoạt động nhất định. Các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm đầy đủ về vốn của ngân hàng thương mại. Theo đó, vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Từ khái niệm trên có thể thấy được thành phần tạo nên nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Thực chất nguồn vốn của của các ngân hàng thương mại bao gồm nguồn tiền tệ ban đầu của ngân hàng và nguồn thu nhập tạm thời nhàn rỗi của một bộ phận dân cư trong nền kinh tế. Họ gửi tiền vào ngân hàng với các mục đích khác nhau như tiết kiệm để lấy lãi, thanh toán hay ủy thác đầu tư… Nói cách khác, họ chỉ có quyền sở hữu còn quyền sử dụng vốn họ chuyển Phạm Thị Mai Lớp Tài chính công 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nhượng cho ngân hàngngân hàng phải trả cho họ một khoản thu nhập hay còn gọi là lãi. Từ nguồn vốn có được, ngân hàng tiến hành kinh doanh và cung cấp các dịch vụ như: cho vay, cho thuê, bảo lãnh, đầu tư, tư vấn, ủy thác… Tóm lại, vốn của ngân hàng có tác dụng quyết định đối với sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh cũng như việc thực hiện các chức năng của chính ngân hàng. 1.1.2.1. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Ngân hàng kinh doanh tiền tệ với đặc thù hoạt động kinh doanh là đi vay để cho vay nên nguồn vốn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn là căn cứ để phản ánh năng lực kinh doanh của mỗi ngân hàng, dựa vào đó để đánh giá ngân hàng kinh doanh hiệu quả hay không hiệu quả, có giảm thiểu rủi ro hay không hoặc có thể mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh không… Nói chung, nguồn vốn quyết định đến khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh và phòng chống rủi ro của ngân hàng. a. Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh thì đều cần phải có vốn bởi vốn phản ánh năng lực để quyết định khả năng kinh doanh. Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh tiền tệ nên vai trò của vốn lại càng quan trọng, là cơ sở để ngân hàng thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Đối với ngân hàng, nếu như không có vốn thì không thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. Mặt khác, vốn còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của ngân hàng trên thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Do đó, vốn là điểm khởi đầu cho một chu kỳ kinh doanh của ngân hàng thương mại. b. Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng thương mại. Vốn là khâu mở đường cho sự hoạt động của ngân hàng thương mại, là yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới đầu ra của Phạm Thị Mai Lớp Tài chính công 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp quá trình kinh doanh như: tín dụng, đầu tư, thanh toán,… Đối với ngân hàng, vốn lớn tạo sự tin tưởng cho khách hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện đa dạng hóa các phương thức hoạt động, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng lợi nhuận và thu hút khách hàng. Một ngân hàngvốn lớn, dồi dào chứng tỏ ngân hàng đó hoạt động tốt và ổn định do đó sẽ vị thế của ngân hàng trên thị trường được khẳng định, khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng nhiều hơn. Mặt khác, với nguồn vốn lớn, ngân hàng có thể đáp ứng được cùng lúc nhiều nhu cầu vay vốn của các đối tượng khác nhau và đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng để tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngược lại, với lượng vốn nhỏ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ bị hạn chế. Quy mô hoạt động bị giới hạn và kém đa dạng hơn, khả năng đáp ứng cùng lúc các nhu cầu của khách hàng bị hạn hẹp, phạm vi và khối lượng cho vay cũng nhỏ hơn. Hơn nữa, trước những biến động lớn như lạm phát, lãi suất,…các ngân hàng nhỏ thường không phản ứng nhạy bén do đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ các tầng lớp dân cư. c. Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, là cầu nối giữa chủ thể thiếu vốn và chủ thể thừa vốn. Ngân hàng huy động vốn, sau đó cung cấp các loại hình tín dụng và các dịch vụ khác cho nền kinh tế bởi đặc trưng của ngân hàng là “ đi vay để cho vay “. Để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, đòi hỏi ngân hàng phải có uy tín trên thương trường. Do đó uy tín chính là một lợi thế của ngân hàng. Nếu một ngân hàng thương mại có uy tín tốt thì có thể huy động vốn từ nền kinh tế dễ dàng hơn. Uy tín thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng khi cần. Khả năng thanh toán của một ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng đó càng lớn, đồng thời nó tạo quy mô lớn cho Phạm Thị Mai Lớp Tài chính công 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cạnh tranh có hiệu quả, vừa đảm bảo uy tín cho ngân hàng, vừa nâng cao vị thế của ngân hàng trên thương trường. d. Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng Cạnh tranh là điều tất yếu đối với bất kỳ một ngân hàng thương mại nào và vốn chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Quy mô vốn lớn là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời khi đó, ngân hàng có thể cạnh tranh và dành ưu thế hơn so với các ngân hàng khác về cả số lượng và chất lượng dịch vụ. Để nâng cao khả năng cạnh tranh ngân hàng cần mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa dịch vụ, lãi suất phù hợp, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, công nghệ thông tin… nhằm thu hút vốn đầu tư. Do đó, lượng vốn lớn sẽ đáp ứng những nhu cầu đó của ngân hàng, mở rộng các quan hệ tín dụng của ngân hàng với các thành phần kinh tế hay việc điều chỉnh lãi suất linh hoạt hơn. Cạnh tranh tốt giúp ngân hàng kinh doanh phát triển và ổn định, gia tăng lợi nhuận, đảm bảo uy tín lâu dài đồng thời sức cạnh tranh của ngân hàng nhờ đó mà tăng lên. Như vậy, tầm quan trọng của vốn đối vói ngân hàng là rất lớn nên nguồn vốn của các ngân hàng thương mại phải thường xuyên được bảo toàn và không ngừng mở rộng quy mô. Mở rộng nguồn vốn và sử dụng hiệu quả sẽ giúp ngân hàng luôn tồn tại và phát triển trong sự biến động phức tạp của nền kinh tế. 1.2.1. Cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại 1.2.1.1. Vốn chủ sở hữu Muốn bắt đầu hoạt động, tất cả các ngân hàng thương mại dếu phải có một lượng vốn nhất định, gọi là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là nguồn tiền được đóng góp bởi những người chủ ngân hàng , bao gồm chủ yếu là cổ phiếu, các khoản dự trữ và lợi nhuận không chia. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng lại là điều kiện bắt buộc khi thành lập Phạm Thị Mai Lớp Tài chính công 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngân hàng hay nói cách khác là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấy phép tổ chức và hoạt động trước khi huy động những khoản tiền gửi đầu tiên. Ngân hàng sử dụng vốn để xây dựng và trang bị cơ sở vật chất, tuyển nhân viên… Vốn chủ sở hữu đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động của ngân hàng và đảm bảo cho ngân hàng khả năng phát triển lâu dài. Nó được coi là tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản do trang trải thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho tới khi ngân hàng trở lại hoạt động trạng thái hoạt động sinh lời. Bên cạnh đó, vốn tạo niềm tin cho các đối tượng dân cư, các thành phần kinh tế và là sự đảm bảo đối với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng, đảm bảo với những người đi vay là ngân hàng có thể đáp ứng các nhu cầu tín dụng của họ ngay cả trong trường hợp nền kinh tế gặp khó khăn. Mặt khác, vốn chủ sở hữu còn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và cung cấp các loại hình dịch vụ, mở rộng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng để theo kịp sự phát triển của thị trường và tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn hình thành ban đầu, vốn bổ sung trong quá trình hoạt động, các quỹ và nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần. - Vốn hình thành ban đầu gồm vốn pháp định và vốn điều lệ. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật khi thành lập ngân hàng. Còn vốn điều lệ là vốn do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động của ngân hàng. Theo quy định thì vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định. - Vốn bổ sung trong quá trình hoạt độngvốn có thể được cấp thêm, góp thêm, phát hành thêm cổ phần hoặc được bổ sung từ lợi nhuận để mở rộng hoạt động kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu gia tăng vốn của ngân Phạm Thị Mai Lớp Tài chính công 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng Nhà nước… Tuy nguồn này huy động không thường xuyên nhưng lại giúp ngân hàng có một lượng vốn sở hữu lớn khi cần thiết. - Các quỹ của ngân hàng hình thành từ thu nhập của ngân hàng, gồm quỹ dự phòng tổn thất (được trích lạp hàng năm nhằm bù đắp tổn thất), quỹ bảo toàn vốn, quỹ thặng dư, quỹ phúc lợi, khen thưởng… Mỗi quỹ đều có mục đích riêng và việc sử dụng các quỹ này tùy thuộc vào mục đích sử dụng quỹ. - Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần thực chất là các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần. Nguồn này có thể sử dụng lâu dài để đầu tư vào nhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn. Nhìn chung, vốn chủ sở hữu là phương tiện điều tiết sự tăng trưởng, đảm bảo sự tăng trưởng đó được duy trì, ổn định, lâu dài và phải phát triển tương ứng với sự tăng trưởng của danh mục cho vay và tài sản rủi ro khác. Do đó, tấm đệm dùng để chống đỡ thua lỗ này càn được củng cố, bổ sung tương xứng với quy mô rủi ro của ngân hàng. 1.2.2.2. Vốn huy động Đây là nguồn vốnngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế, các thành phần dân cư thông qua các nghiệp vụ huy động vốn, thanh toán và các nghiệp vụ khác. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng, là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng. Vốn huy động sẽ cho phép ngân hàng cho vay, đầu tư… nhằm thu lợi nhuận. Nguồn vốn ngân hàng huy động được nhiều hay ít có quyết định đến khả năng thu hẹp hay mở rộng tín dụng. Nếu huy động dược nhiều thì cho vay hay đầu tư được nhiều, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Ngược lại, nếu nguồn vốn huy động bị hạn chế thì ngân hàng có thể gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh. Đối với nguồn vốn này, ngân hàng không có quyền sở hữu mà chỉ được sử dụng và phải Phạm Thị Mai Lớp Tài chính công 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi khi chủ sở hữu yêu cầu rút vốn. Vì đây là nguồn vốn có nhiều biến động nên ngân hàng không được sử dụng hết mà phải có tỷ lệ dự trữ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán. Nhờ nguồn vốn huy độngngân hàng bù đắp được thiếu hụt trong thanh toán, đồng thời có thể nắm bắt được khả năng tài chính của khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng và lấy đó làm căn cứ để xác định mức vốn đầu tư, cho vay đối với những khách hàng đó. Vốn huy động bao gồm tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá. - Tiền gửi bao gồm: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của dân cư. + Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi mà các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội gửi vào ngân hàng với thời hạn xác định. Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của họ, họ chưa sử dụng đến và đem gửi vào ngân hàng nhằm lấy lãi, tạo thêm thu nhập cho mình. Nguồn tiền này tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh. + Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào. Loại tiền này thường có lãi suất thấp hoặc không có lãi. Tiền gửi không kỳ hạn gồm có tiền gửi thanh toán (tiền cá nhân và doanh nghiệp nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ) và tiền gửi không kỳ hạn thuần túy (là khoản tiền gửi với mục đích an toàn tài sản, không mang tính chất thanh toán). + Tiền gửi tiết kiệm của dân cư thực chất là một phần thu nhập của các đối tượng dân cư chưa sử dụng cho tiêu dùng, gửi vào ngân hàng với mục đích tích lũy tiền an toàn và hưởng lãi. Nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư đem lại cho ngân hàng một lượng vốn rất lớn phục vụ cho hoạt động kinh doanh như cho vay hay đầu tư để sinh lời. Trên thực tế, có hai loại tiền gửi tiết kiệm: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Phạm Thị Mai Lớp Tài chính công 47 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Phát hành giấy tờ có giá: ngân hàng phát hành các loại giấy tờ có giá như trái phiếu (giấy nhận nợ có kỳ hạn hơn 12 tháng), kỳ phiếu (có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng) và chứng chỉ tiền gửi. 1.2.2.3. Vốn vay Các ngân hàng thương mại khi gặp khó khăn khi huy động vốn nên vẫn phải đi vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả. Ngân hàng thương mại có thể vay ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại khác hoặc các tổ chức tín dụng. - Vốn vay ngân hàng Nhà nước là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước luôn cho vay với một mức lãi suất nhất định gọi là lãi suất tái chiết khấu, được ngân hàng Nhà nước sử dụng như công cụ điều tiết vĩ mô và được điều chỉnh tùy theo yêu cầu điều tiết của nền kinh tế. - Vốn vay các ngân hàng thương mại khác hoặc các tổ chức tín dụng là khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách, có thể bổ sung hoặc thay thế cho vốn vay từ ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng thương mại vay mượn lẫn nhau hoặc đi vay các tổ chức tín dụng để tránh sử dụng tối đa hạn mức tái chiết khấu hay để đáp ứng nhu cầu vay quá lớn của khách hàng khi mà ngân hàng đang gặp khó khăn về vốnngân hàng khác lại đang thừa vốn. Việc vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Bên thừa vốn thì sử dụng được vốn, tránh lãng phí vốn còn bên thiếu vốn thì có đủ vốn để hoạt động và giữ uy tín với khách hàng. 1.2.2.4. Vốn khác Đây là nguồn vốn có được nhờ vào lợi thế hoạt động của ngân hàng, hình thành khi ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ đại lý, thanh toán, ủy thác… Phần lớn nguồn này không phải trả lãi và thường không lớn (trừ một số ngân hàng có Phạm Thị Mai Lớp Tài chính công 47 . Nam – chi nhánh Nam Thăng Long, em xin chọn đề tài “ Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long “ làm chuyên. Chương I: Vốn và huy động vốn tại các ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long.

Ngày đăng: 05/08/2013, 12:44

Hình ảnh liên quan

+ Đầu tư dưới hình thức hùn vốn như: liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi được sự cho phép của  NHCT Việt Nam. - Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

u.

tư dưới hình thức hùn vốn như: liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi được sự cho phép của NHCT Việt Nam Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 2.1: Lượng vốn huy động qua các năm - Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

Bảng 2.1.

Lượng vốn huy động qua các năm Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 2.4: Phân tích nghiệp vụ thẻ - Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

Bảng 2.4.

Phân tích nghiệp vụ thẻ Xem tại trang 35 của tài liệu.
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn qua các năm 2006-2008 - Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

i.

ểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn qua các năm 2006-2008 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Sau đây là bảng đánh giá tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2006 – 2008: - Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

au.

đây là bảng đánh giá tốc độ tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2006 – 2008: Xem tại trang 41 của tài liệu.
Qua bảng trên cho thấy, nguồn nội tệ VNĐ huy động được vẫn luôn là nguồn vốn đóng vai trò quyết định - Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

ua.

bảng trên cho thấy, nguồn nội tệ VNĐ huy động được vẫn luôn là nguồn vốn đóng vai trò quyết định Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.9: Lãi suất huy động vốn theo VND và ngoại tệ cuối các năm            Đơn vị: %/năm - Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

Bảng 2.9.

Lãi suất huy động vốn theo VND và ngoại tệ cuối các năm Đơn vị: %/năm Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động các năm 2006 – 2008 - Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

Bảng 2.11.

Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng huy động các năm 2006 – 2008 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.13: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn huy động các năm 2006 – 2008    - Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

Bảng 2.13.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn huy động các năm 2006 – 2008 Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.12: Biểu lãi suất tiết kiệm bậc thang theo số dư tiền gửi - Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

Bảng 2.12.

Biểu lãi suất tiết kiệm bậc thang theo số dư tiền gửi Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.14: Biểu lãi suất tiết kiệm bậc thang theo thời gian - Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long

Bảng 2.14.

Biểu lãi suất tiết kiệm bậc thang theo thời gian Xem tại trang 52 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan