Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 54 - 56)

- Phòng Giao dịch: thực hiện các hoạt động giao dịch như chuyển khoản, thu chi tiền mặt, thanh toán và chi trả theo yêu cầu của khách hàng Hiện tại chi nhánh

2. Tiền gửi có kỳ hạn (áp dụng đối với cá nhân và các tổ chức KT-XH)

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những mặt hạn chế trong hoạt động huy động vốn

- Nguồn tiền gửi không kỳ hạn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2006 chiếm 34,7%; năm 2007 chiếm 29%, năm 2008 chiếm 31,65%) và chủ yếu chỉ tập trung vào một khách hàng tiền gửi ngoại tệ do đó nếu nguồn vốn huy động này chuyển đi một lúc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số dư nguồn vốn huy động, chi nhánh sẽ phải nhận vốn điều chuyển ngoại tệ từ NHCT Việt Nam, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập điều chuyển vốn, cân đối

vốn trong hoạt động kinh doanh và thực hiện kế hoạch huy động nguồn vốn NHCT giao.

- Lãi suất huy động tiền gửi VNĐ đối với một số khách hàng doanh nghiệp còn cao (bằng lãi suất trần 12 tháng của NHNN), trong điều kiện hiện nay tại chi nhánh nguồn huy động này sẽ chỉ điều chuyển về NHCT hưởng lãi nộp vốn do đó chưa tối đa được hiệu quả do nguồn vốn trên mang lại.

- Chưa cân đối nguồn vốn huy động và dư nợ về mặt số lượng. Cụ thể, trong năm 2006, huy động được 1.889 tỷ đồng nhưng tổng dư nợ cho vay chỉ đạt 633,5 tỷ đồng (giảm 629,4 tỷ đồng so vói năm 2005), năm 2007 huy động dược 2.672 tỷ đồng , dư nợ 464,4 tỷ đồng, năm 2008, chi nhánh huy động 2.844 tỷ đồng nhưng chỉ cho vay được 708,7 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy chi nhánh chưa tích cực trong việc tìm đầu ra cho số nguồn vốn huy động được, ảnh hưởng đến lợi nhuận từ thu lãi của chi nhánh.

- Nhận thức của cán bộ tín dụng chưa thực sự đầy đủ về công tác huy động vốn cũng như bán sản phẩm dich vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh chưa cập nhật đầy đủ thông tin về lãi suất huy động đối với khách hàng khiến khách hàng không nắm bắt được để mà lựa chọn các hính thức gửi tiền. Hơn nữa, việc chủ động nắm bắt thị trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trước xu thế thị trường tiền tệ biến động nhanh như hiện nay.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu dân đến những hạn chế trên là:

- Về chính sách khách hàng: chi nhánh chưa xây dựng chính sách khách hàng chi tiết tùy theo nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là những khách hàng lớn. Chi nhánh chưa tuyên truyền rộng rãi về phí dịch vụ thanh toán đối với khách hàng có số dư tiền gửi cao, ổn định, chưa chủ động tìm dến khách hàng.

- Do tâm lý, thói quen của người dân: thói quen dùng tiền mặt của người dân làm cho việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế gặp khó khăn, phần lớn người dân không mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng hoặc có mở nhưng không sử dụng hay chuyển tiền. Những hiểu biết của người dân về các hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng còn hạn chế nên nhiều người còn dè dặt khi gửi tiền vào ngân hàng hay thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Vì vậy phần nào đã làm hạn chế khả năng huy động vốn của chi nhánh.

- Trình độ cán bộ chưa thực sự toàn diện gây ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn. Nhiều nhân viên, nhất là nhân viên giao dịch có thái độ phục vụ chưa lịch sự, cởi mở với khách hàng.

- Các dịch vụ ngân hàng chưa thực sự tạo thuận lợi cho khách hàng khi chuyển tiền, thanh toán thuận lợi như khi dùng tiền mặt nên vẫn chưa làm thay đổi thói quen của dân cư, chẳng hạn nhiều máy rút tiền tự động vẫn thường xuyên bị lỗi, gây khó chịu cho khách hàng và gây ra tâm lý không thích sử dụng thẻ hoặc dịch vụ thanh toán qua thẻ cũng còn hạn chế, do thu nhập bình quân của đại đa số dân cư còn ở mức trung bình và chỉ có một số ít có thu nhập rất cao mới thường xuyên sử dụng thẻ thanh toán.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w