Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 61 - 63)

- Nền kinh tế thường xuyên biến động phức tạp gây tâm lý lo ngại cho người dân có tiền nhàn rỗi lựa chọn loại hình đầu tư, làm ảnh hưởng trực tiếp

3.2.2. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt

Các nguồn tiền gửi có kỳ hạn đều nhạy cảm với lãi suất. Nguồn tiền gửi nào có kỳ hạn dài thì có lãi suất cao hơn. Thông qua việc áp dụng lãi suất huy động cho từng loại tiền gửi có thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp với danh mục tài sản đảm bảo nhằm tạo cơ hội tăng lợi nhuận. Trước đó, các ngân hàng thương mại đều phải phân tích cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn, dự báo xu hướng biến động của lãi suất.

Do vậy, chi nhánh cũng cần áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trường để thu hút tối đa nguồn vốn như phải có biểu lãi suất đối với từng loại tiền gửi VND, USD, EUR…, đối với từng kỳ hạn nên đưa ra chính sách lãi suất tiết kiệm bậc thang theo để thu hút khách hàng đến gửi tiền. Bên cạnh đó, cũng nên tính toán chi phí hợp lý vì bất kỳ một ngân hàng thương mại nào cũng mong muốn thu hút được vốn với chi phí rẻ. Đối với ngân hàng, lãi suất cho vay, lãi suất huy động ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Lãi suất huy động là chi phí chủ yếu nên luôn cố gắng để lãi suất ở mức tối thiểu có thể. Ngược lại, khách hàng mong muốn lãi suất càng cao càng tốt vì như vậy sẽ được hưởng lãi nhiều hơn. Và chính sách lãi suất linh hoạt là chính sách có thể dung hòa được lợi ích của cả hai bên. Chi nhánh có thể nghiên cứu để đưa ra chính sách lãi suất phù hợp theo hướng:

- Lãi suất được xác định trên cơ sở cung cầu về vốn, thường xuyên cập nhập tình hình lãi suất trên từng địa bàn, từng vùng, miền trên toàn quốc để kịp thời thông tin trong điều hành lãi suất.

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến của lãi suất trên thị trường vốn và chú ý tỷ lệ lạm phát để điều chỉnh lãi suất kịp thời, hợp lý.

- Điều chỉnh lãi suất tiền gửi theo nguyên tắc kỳ hạn dài hơn thì lãi suất cao hơn. Lãi suất đầu ra phải lớn hơn lãi suất đầu vào tức là lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động để đảm bảo thu nhập của chi nhánh.

- Chi nhánh cần có chính sách lãi suất linh hoạt theo hướng ưu đãi các khách hàng có giao dịch thường xuyên, khách hàng lớn. Ví dụ như có thể nhận được lãi suất thỏa thuận từ phía ngân hàng hay được miễn giảm phí dịch vụ… - Khuyến khích khách hàng duy trì số dư trên tài khoản với thời hạn dài hơn thời hạn gửi ban đầu. Đối với các khoản tiền gửi trung và dài hạn thì chi nhánh nên tăng lãi suất để hấp dẫn người gửi tiền vì mục đích của họ là hưởng lãi từ khoản tiết kiệm đó. Đối với các khoản tiền gửi ngắn hạn thì mục đích chính là để thanh toán nên chi nhánh cần tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến gửi tiền, rút tiền hay yêu cầu thanh toán.

Do đó, chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý sẽ giúp chi nhánh huy động được nguồn vốn đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn một cách hiệu quả và đảm bảo thu được lợi nhuận. Biểu lãi suất cạnh tranh hấp dẫn sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, nhờ đó mà lượng tiền chảy vào ngân hàng cũng ngày càng lớn, đảm bảo năng lực tài chính và khả năng kinnh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 61 - 63)