Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long và giải pháp cải thiện

MỤC LỤC

Hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thương mại 1. Khái niệm huy động vốn

Ngược lại, nếu nền kinh tế bị suy thoái, sản xuất kinh doanh bị hạn chế làm cho thu nhập của dân cư giảm khiến họ không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà chuyển sang tích lũy các tài sản khác như vàng, ngoại tệ mạnh… để đảm bảo an toàn, còn các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác thì không muốn vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện sản xuất dễ bị thua lỗ. Trên thực tế, các ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, quy định của Nhà nước, của ngân hàng Nhà nước như: luật kinh tế, luật tổ chức tín dụng, các chính sách tiền tệ, tài chính…Môi trường pháp lý đồng bộ, chính sách kinh tế hợp lý sẽ đem đến cho ngân hàng nhiều cơ hội thuận lợi như mở rộng quan hệ với khách hàng, gia tăng cơ hội đầu tư vào nhiều lĩnh vực, dự án… song cũng đặt ra cho ngân hàng những thách thức mới như làm thế nào để tận dụng hiệu quả các cơ hội đó… Nếu ngược lại thì sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại không chỉ trong hoạt động huy động vốn mà còn trong tất cả các hoạt động khác của ngân hàng.

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM THĂNG LONG

Khái quát về ngân hàng công thương chi nhánh Nam Thăng Long 1. Sự hình thành và chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng

Mặt khác, nguồn vốn tự có của ngân hàng thường chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáp ứng dủ nhu cầu của khách hàng, do đó việc huy động vốn sẽ đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế, từ đó ngân hàng sẽ thực hiện tốt các hoạt động khác, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trên thương trường. Tuy nhiên, dư nợ cho vay nền kinh tế của ngân hàng vẫn chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch, việc đôn đốc khách hàng trả nợ của một số cán bộ tín dụng chưa sát sao, chưa nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của đơn vị để có biện pháp điều chỉnh quan hệ vay trả kịp thời., làm ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Như vậy, năm 2006, nghiệp vụ thanh toán quốc tế có xu hướng giảm mạnh cả về số món và số tiền, chủ yếu do chính sách hạn chế tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh yếu kém không có hoặc không đủ tài sản thế chấp, khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài trợ từ ngân hàng.

Nguyên nhân chủ yếu kết quả kinh doanh lỗ là do lãi dự thu phải trả xuất khỏi thu nhập là 14 tỷ đồng, nguồn trích quỹ DPRR của các tổ chức kinh tế thực tế bàn giao cho chi nhánh Cầu Diễn đến 31/3/2006 là 11 tỷ đồng, chi nhánh chưa được giảm chi phí và trong năm này chi nhánh phải trích DPRR đến 49.740 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Lượng vốn huy động qua các năm
Bảng 2.1: Lượng vốn huy động qua các năm

Thực trạng công tác huy động vốn tại NHCT Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long

Tốc độ tăng trưởng tuy có giảm nhưng chi nhánh vẫn cố gắng huy động tối đa nguồn vốn có thể từ các tổ chức kinh tế cả trong và ngoài nước; như tốc độ tăng trưởng của năm 2008 giảm so với năm 2007 mà một trong các nguyên nhân là kinh tế suy thoái khiến không ít các doanh nghiệp làm ăn bấp bênh hoặc không có lãi. Có thể thấy, nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chính là nguồn vốn cơ bản cấu thành tổng nguồn vốn của chi nhánh.Do đó, đối với nhóm khách hàng này, chi nhánh nên có chính sách huy động vốn hợp lý, lãi suất huy động linh hoạt, đa dạng hóa các phương thức huy động vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đây có thể là một hạn chế với chi nhánh bởi vì nguồn tiền gửi có chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động và chủ yếu chỉ tập trung vào một khách hàng tiền gửi ngoại tệ thì khi nguồn vốn huy động này chuyển đi một lúc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số dư nguồn vốn huy động.

Đạt đuợc kết quả này là do chi nhánh đã áp dụng các biện pháp kịp thời phù hợp với diễn biến của thị trường và phù hợp với các thành phần kinh tế, chủ động đổi mới phong cách giao dịnh với khách hàng và chất lượng các dịch vụ cũng tốt hơn.

Bảng 2.7: Tốc độ huy động vốn của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long giai  đoạn 2006 – 2008
Bảng 2.7: Tốc độ huy động vốn của NHCT chi nhánh Nam Thăng Long giai đoạn 2006 – 2008

Đánh giá hoạt động huy động vốn tại NHCT chi nhánh Nam Thăng Long

Cụ thể, đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế, chi nhánh đã thực hiện phân loại khách hàng thành từng nhóm như nhóm khách hàng tiềm năng, khách hàng truyền thống,…để từ đó đưa ra các chính sách chăm sóc khách hàng cũng như chính sách lãi suất linh hoạt đối với từng khách hàng. - Nguồn tiền gửi không kỳ hạn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2006 chiếm 34,7%; năm 2007 chiếm 29%, năm 2008 chiếm 31,65%) và chủ yếu chỉ tập trung vào một khách hàng tiền gửi ngoại tệ do đó nếu nguồn vốn huy động này chuyển đi một lúc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số dư nguồn vốn huy động, chi nhánh sẽ phải nhận vốn điều chuyển ngoại tệ từ NHCT Việt Nam, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập điều chuyển vốn, cân đối. - Lãi suất huy động tiền gửi VNĐ đối với một số khách hàng doanh nghiệp còn cao (bằng lãi suất trần 12 tháng của NHNN), trong điều kiện hiện nay tại chi nhánh nguồn huy động này sẽ chỉ điều chuyển về NHCT hưởng lãi nộp vốn do đó chưa tối đa được hiệu quả do nguồn vốn trên mang lại.

- Các dịch vụ ngân hàng chưa thực sự tạo thuận lợi cho khách hàng khi chuyển tiền, thanh toán thuận lợi như khi dùng tiền mặt nên vẫn chưa làm thay đổi thói quen của dân cư, chẳng hạn nhiều máy rút tiền tự động vẫn thường xuyên bị lỗi, gây khó chịu cho khách hàng và gây ra tâm lý không thích sử dụng thẻ hoặc dịch vụ thanh toán qua thẻ cũng còn hạn chế, do thu nhập bình quân của đại đa số dân cư còn ở mức trung bình và chỉ có một số ít có thu nhập rất cao mới thường xuyên sử dụng thẻ thanh toán.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM

    Do đó chi nhánh cần có những biện pháp, chương trình khuyến khích người dân sử dụng dich vụ thanh toán này như miễn phí phí làm thẻ thanh toán hoặc chương trình bốc thăm trúng thưởng khi làm thẻ…Với xu thế phát triển như hiện nay, chi nhánh nên tích cực hướng dẫn, tuyên truyền lợi ích, sự tiện dụng của việc mở tài khoản, dịch vụ thanh toán qua tài khoản và tiếp cận với các cơ quan, doanh nghiệp khuyến khích họ mở tài khoản cá nhân tại chi nhánh. Chi nhánh có thể nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên bằng cách tổ chức các lớp học nghiệp vụ ngắn hạn cho nhân viên mới, mở các lớp tập huấn hướng dẫn khi áp dụng các sản phẩm mới, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên nâng cao chuyên môn, trình độ như tu nghiệp ngắn hạn, dài hạn tại nước ngoài,… Ngoài ra, chi nhánh cần tập trung đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ truyền thống. Chẳng hạn như, đối với công tác thanh toán qua tài khoản ngân hàng, để thu hút dân cư đến mở tài khoản tại chi nhánh và sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thì chi nhánh cần phải có hệ thống các máy rút tiền hiện đại, thông tin kỹ thuật dảm bảo, chính xác, liên kết với các đơn vị chi trả lương qua thẻ, các cơ sở chấp nhận thanh toán qua thẻ, cung cấp các dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng, an toàn, đưa thêm các tiện ích mới cho dịch vụ thẻ ATM như rút tiền USD từ tài khoản, nối mạng với các ngân hàng khác trong việc sử dụng thẻ, nhận nộp tiền vào tài khoản qua máy ATM, đổi mới trang web để cung cấp nhiều thông tin hơn về các hoạt động, lãi suất, dịch vụ của NHCT Việt Nam, của chi nhánh Nam Thăng Long,….

    Để quảng bá thương hiệu, chi nhánh cũng có thể tài trợ cho các chương trình, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao; tham gia các hoạt động từ thiện như ủng hộ lũ lụt, hỗ trợ người nghèo, xây nhà tình nghĩa…; trao học bổng cho học sinh sinh viên; khuyến mại vật chất khi gửi tiền, có quà tặng với các khách hàng gửi lượng tiền lớn; tổ chức chương trình bốc thăm trúng thưởng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng … Ví dụ, tặng thẻ ATM trị giá 1 triệu đồng nếu gửi tiền từ 100 triệu trở lên hoặc nếu mở tài khoản cá. Về kinh tế, Chính phủ cần ổn định nền kinh tế vĩ mô vì môi trường kinh có ổn định và tăng trưởng cao sẽ tạo điều kiện cho người dân có việc làm thu nhập ổn định, tăng tích lũy, các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh có hiệu quả đem lại thu nhập cao cho cá nhân và tổ chức, nhờ đó, tiền gửi của cá nhân và tổ chức tại các ngân hàng thương mại tăng lên, làm nâng cao khả năng thu hút vốn của các ngân hàng thương mại cũng như mở rộng và phát triển hoạt động huy động vốn. Qua nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại nói chung, cụ thể là NHCT chi nhánh Nam Thăng Long, có thể thấy việc cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế là một yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp phát triển của đất nước bởi nguồn vốn chính là đầu vào quan trong mang tính quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế.