Các giải pháp đưa ra vê phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Giang
Phát triển làng nghề - thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang MỤC LỤC Đề mục Trang Cá thể 17 PHẦN MỞ ĐẦU Nguyễn Thị Thúy - CN48A Phát triển làng nghề - thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang Bắc Giang là một tỉnh mà có nhiều làng nghề, trong đó cũng có rất nhiều làng nghề truyền thống lâu đời. Việc khôi phục làng nghề thực sự là một nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khôi phục và phát triển làng nghề thu hút nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn. Nó thực sự tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống dân cư nông thôn. Ngoài ra còn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội. Chính vì sự quan trọng của làng nghề trong sự phát triển của tỉnh hiện nay. Nên em đã chọn đề tài về phát triển làng nghề - TCN ở tỉnh Bắc Giang. Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Nêu lên khái niệm về làng nghề, đặc điểm của làng nghề và điều kiện hình thành làng nghề nói chung. Chương 2 : Trình bày khái quát về làng nghề Bắc Giang, đặc điểm, vai trò, những thuận lợi và vấn đề còn tồn tại Chương 3 : Các giải pháp đưa ra vê phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Giang Trong quá trình thu thập tài liệu và viết bài em đã nhận được được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên: ThS. Hoàng Thị Thanh Hương. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã giúp đỡ em trong suốt thời gian làm bài. Trong quá trình làm bài của mình, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của cô. Em xin chân thành cảm ơn cô! CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ-THỦ CN 1. Khái niệm về làng nghề- thủ công nghiệp Nguyễn Thị Thúy - CN48A Phát triển làng nghề - thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với các thôn làng và các làng nghề. Chúng đang là đặc trưng cho truyền thống kinh tế - văn hóa của xã hội nông thôn Việt Nam. Ngành nghề TCN nông thôn là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn bao gồm công nghiệp, TCN, các hoạt động dịch vụ cho sản xuất và đời sống. Ngành nghề TCN nông thôn chủ yếu có quy mô sản xuất nhỏ được thực hiện ở các hộ gia đình, hay các cơ sở như tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy vậy, ngành nghề TCN nông thôn chủ yếu do kinh tế hộ và các doanh nghiệp tư nhân tiến hành. Các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành nghề nông thôn khác nhau tùy vào lợi thế so sánh của mỗi vùng và quy mô sản xuất của các hộ. Nhìn chung, nước ta có khoảng 35% số hộ trong nông thôn làm ngành nghề TCN. Trong đó 30% số hộ làm nông nghiệp có kiêm ngành nghề và có khoảng 5% số hộ chuyên ngành nghề. Ngành nghề có thể được chia làm các nhóm như: chế biến nông lâm thủy sản; cơ khí và sửa chữa công cụ; xây dựng; dịch vụ (vận tải, buôn bán). Nét đặc biệt cần nhấn mạnh là sự phát triển ngành nghề liên quan chặt chẽ đến các yếu tố truyền thống và kinh nghiệm dân gian được tích lũy lại qua nhiều thế hệ và đã trở thành tài sản quý báu của cộng đồng và là cớ sở để hình thành nên các làng nghề như Bát Tràng, Kiêu Kị ( Hà Nội); Hương Canh (Vĩnh Phúc); Phù Khê, Phong Khê, Đại Bái ( Bắc Ninh), Thổ Hà (Bắc Giang). Cho đến nay chưa có một khái niệm chính thống về làng nghề, nhưng theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì: “ Làng nghề là một làng tuy còn trồng trọt theo lối tiểu nông, làm ruộng… song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo vói một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp, hay bán chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, có ông cả… một số thợ phó, đã chuyên tâm có công trình nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ” “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm Nguyễn Thị Thúy - CN48A Phát triển làng nghề - thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang hàng hóa và quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước hoặc có thể xuất khẩu ra nước ngoài”. Cũng có khái niệm cho rằng: làng nghề là một thiết chế gồm hai yếu tố cấu thành là “ làng” và “ nghề”. Làng là một địa vực, một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp những người dân quần tụ lại cùng sinh sồng và sản xuất. Các làng nghề gắn bó với các ngành nghề phi nông nghiệp, các ngành nghề thủ công ở các thôn làng. Vậy có thể quan niệm: “ Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp đẻ sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các làng nghề đó chiếm trên 50% tổng giá trị sản phẩm của thôn (làng). Có từ 50% số hộ và số lượng trở nên so với tổng số hộ và số lao động trong làng làng các ngành nghề TCN”. Tuy nhiên, định nghĩa trên chỉ là một thước đo tương đối về mặt định lượng. Khi phân loại làng nghề ta thấy, có làng nhiều nghề, có làng nghề mới và làng nghề truyền thống… Làng một nghề là những làng ngoài nghề nông ra chỉ có thêm một nghề TCN duy nhất chiếm ưu thế tuyệt đối, như the La Cả, lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, chạm bạc Đồng Xâm, thêu Quất Động, làng sắt Đa Hội, chạm khắc Kim Thiều, Phù Khê… Làng nhiều nghề là những làng ngoài nghề nông còn có một số nghề TCN như Ninh Hiệp, Kiêu Kị ( Hà Nội), Trai Trang (Hưng Yên), Đình Bảng (Bắc Ninh). Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử còn tồn tại đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm, thậm Nguyễn Thị Thúy - CN48A Phát triển làng nghề - thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang chí hàng ngàn năm, có liên quan chặt chẽ đến yếu tố truyền thống và kinh nghiệm dân gian được tích lũy lại qua nhiều thế hệ. Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của các LNTT trong những năm gần đây (những năm sau cách mạng), đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ chuyển sang kinh tế thị trường. Ngày nay, khái niệm làng nghề không chỉ bó hẹp ở những làng, chỉ có những người chuyên làm ngành nghề TCN, và cũng không có một làng nghề nào chỉ là những làng buôn bán đơn thuần theo như cách phân chia trước đây. Vì vậy, khái niệm làng nghề cần được hiều là những làng có các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông. 2. Đặc điểm của làng nghề - thủ công nghiệp • Đặc điểm nổi bật của các làng nghề- thủ công nghiệp là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp. Các làng nghề xuất hiện trong làng xã ở nông thôn, sau đó được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất -kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau. Người thợ thủ công trước hết là người nông dân. • Hai là, công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là trong các làng nghề truyền thống thì rất thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Công cụ lao động chủ yếu trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công cụ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều công cụ sản xuất- kỹ thuật hoàn toàn phụ thuộc vào đôi tay khéo léo của người thợ cả mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hóa và điện khí hóa từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một không nhiều nghề có khả năng cơ giới hóa một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm. • Ba là, đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ. Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành và xuất phát từ sự sẵn có của Nguyễn Thị Thúy - CN48A Phát triển làng nghề - thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. Cũng có một số nguyên vật liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài. • Bốn là, phần đông lao động trong làng là lao động thủ công, dựa vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. Trước kia, do trình độ khoa học công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công, và giản đơn. Ngày nay,cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ thì việc ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản đơn. Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo. Việc dậy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đình từ đời này qua đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. Sau hòa bình lập lại, nhiều cơ sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, làm cho phương thức truyền nghề và dậy nghề có nhiều thay đổi, mang tính đa dạng và phong phú hơn. • Năm là, sản phẩm làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các sản phẩm làng nghề vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng vừa là vật trang trí trong nhà, đền chùa, công sở Nhà nước… Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. • Sáu là, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp. Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của địa phương. Ở mỗi một làng nghề hoặc các cụm làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. Cho đến Nguyễn Thị Thúy - CN48A Phát triển làng nghề - thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là thị trường địa phương là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu. • Bảy là, hình thức tổ chức chủ yếu là quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành hợp tác xã, và doanh nghiệp tư nhân. 3. Điều kiện hình thành làng nghề Nghiên cứu phân bố làng nghề cho thấy sự tồn tại và phát triển của các làng nghề phải cần những điều kiện cơ bản nhất định: • Một là, nằm gần đường giao thông. Hầu hết các làng nghề cổ truyền đều nằm trên các đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là những đầu mối giao thông thủy bộ. • Hai là, gần nguồn nguyên liệu. Hầu như không có làng nghề nào lại không gắn bó chặt chẽ với một trong những nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho sản xuất của làng nghề. • Ba là, gần nơi tiêu thụ hoặc thị trường tài chính. Đó là những nơi tập trung dân cư với mật độ khá cao, gần bến sông, và đặc biệt là rất gần hoặc không quá xa các khu trung tâm thương mại. • Bốn là, sức ép về kinh tế. Biểu hiện rõ nhất thường là sự hình thành và phát triển của các làng nghề ở những nơi ít ruộng đất, mật độ dân số cao đất chật người đông, cộng thêm vào đó có khi là chất đất hoặc khí hậu không phù hợp làm cho nghề nông khó có điều kiện phát triển để đảm bảo thu nhập và đời sống dân cư trong làng. • Năm là, lao động và tập quán sản xuất từng vùng. Nếu không có những người tâm huyết với nghề, có nhiều quan hệ gắn bó với nghề và khả năng ứng phó với những tình huống xấu, bất lợi thì làng nghề cũng khó có thể tồn tại một cách bền vững. Nguyễn Thị Thúy - CN48A Phát triển làng nghề - thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC GIANG 1. Lịch sử hình thành Khi nói đến làng nghề của Bắc Giang, ta phải nhắc đến các làng nghề truyền thống vốn nổi tiếng được nhiều người biêt đến như: làng Vân nấu rượu, làng Thổ Hà làm gốm, làng Đa Mai làm bún, làng Thủ Dương sản xuất mì gạo, làng Phúc Long, Phúc Tằng nổi tiếng về mây tre đan, làng Đức Thắng nổi tiếng sản xuất dao kéo, rồi làng Mai Thượng nuôi tằm tơ, làng Kế làm bánh đa… Nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ, gần vùng châu thổ sông Hồng, Bắc Giang là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống. Làng nghề ở Bắc Giang đều hình thành từ làng nông vẫn có trồng trọt theo kiểu tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, xong có thêm một hoặc vài nghề thủ công. Người nông dân trong lúc nhàn rỗi với đức tính cần cù chịu khó, khéo léo có sự sáng tạo và đúc kết kinh nghiệm của nhiều thế hệ đã tạo nên những bí quyết riêng đã hình thành nghề thủ công của làng sản xuất ra sản phẩm có nét đặc trưng. Quá trình phát triển nghành nghề thủ công dần dần hình thành làng nghề, khi làng nghề đã sản xuất ra sản phẩm nổi tiếng được sử dụng thông dụng trong phạm vi vùng, miền, cả nước hoặc rộng lớn hơn và trải qua thời gian lịch sử lâu đời thì trở thành làng nghề truyền thống. Hình thức tổ chức sản xuất theo hộ gia đình với những điều kiện địa lý tự nhiên của làng, kinh nghiệm và bí quyết gia truyền của làng đã sản xuất ra hàng hóa nổi tiếng được buôn bán, trao đổi trên thị trường trong thời gian dài và được gọi là làng nghề truyền thống của tỉnh. 2. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển của tỉnh Làng nghề của tỉnh Bắc Giang có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần tích cực giải quyết lao động tại chỗ, nâng cao đời sống nhân dân, xóa dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị tạo cho bộ mặt làng quê nông thôn khởi sắc với nền văn hóa truyền thống vững bước phát triển trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Sự góp mặt của các sản phẩm Nguyễn Thị Thúy - CN48A Phát triển làng nghề - thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm có thu nhập cao làm nên bộ mặt nông thồn ngày càng khởi sắc văn minh. Đồng thời khôi phục phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống còn là một cách bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, kết tinh qua nhiều thế hệ, Trong thời gian tới, được sự hỗ trợ của tỉnh, với sự phối hợp của tốt các cấp, các ngành và nhất là sự nhận thức, sự nỗ lực của người làm nghề, của các doanh nghiệp sản xuất trong các làng nghề trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các hàng hóa truyền thống của các làng nghề sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đấy phát triển các làng nghề truyền thống của tỉnh vững bước trên con đường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Nhiều sản phẩm của truyền thống, đặc trưng của tỉnh phục hồi, phát triển và có thương hiệu xứng đáng với giá trị và vị trí của nó trên thương trường, góp phần làm rạng rỡ hàng hóa tỉnh Bắc Giang. 3. Đặc điểm làng nghề Bắc Giang Bắc Giang là tỉnh sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề nông thôn chưa phát triển. Theo tiêu chí quy định tại thông tư số 116/2006/TT-BCN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và kết quả điều tra của Sở Công Nghiệp năm 2007, Bắc Giang có 33 làng đủ điều kiện để công nhận làng nghề (trong đó có 24 làng nghề truyền thống và 9 làng nghề mới), chủ yếu tập trung ở lĩnh vực chế biến nông lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Trong 33 làng nghề này có khoảng trên 6400 hộ tham gia làm nghề (chiếm 65% tổng số hộ); thu hút khoảng hơn 20800 nhân khẩu tham gia nghề, trong đó lao động trong độ tuổi chiểm 68,4% ,số nhân khẩu trong làng chiếm hơn 95%; giá trị sản xuất theo giá cố định ước đạt gần 214 tỷ đồng, tăng 63,5% so năm 2000, chiếm tỷ trọng 9,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; thu nhập từ làm nghề tại các làng nghề chiếm khoảng 80% tổng thu nhập, thu nhập trung bình đạt 1485000 đồng/hộ/tháng và 554000 đồng/ người/ tháng. Nguyễn Thị Thúy - CN48A Phát triển làng nghề - thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển cho thấy của các làng nghề của tỉnh có đặc điểm chung là quy mô sản xuất nhỏ, mang tính tự phát, manh mún. Xuất phát ban đầu từ nhu cầu sử dụng nhân công nhàn rỗi, tăng thu nhập, người nông dân học hỏi, mở ra một số nghề phụ trong gia đình với hình thức tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu do quyết định của mỗi gia đình. Thường trong một làng nghề thì nghề thủ công chính của làng chiếm khoảng 2/3 hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh, ngoài ra trong làng còn có một số hộ gia đình làm nghề thủ công khác, hoạt động dịch vụ, chăn nuôi trồng trọt đan xen. Làng Yên Viên thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên với dân số gần 4000 người, có 870 hộ gia đình có nghề nấu rượu nổi tiếng nhưng cũng chỉ có 590 hộ tham gia nấu rượu. Xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên có 5 làng với gần 2000 hộ, trên 5000 lao động nhưng cũng chỉ có khoảng 1200 hộ với trên 4000 lao động tham gia làm nghề truyền thống mây tre trong thời gian nhàn rỗi. Làng An Lập, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên có dân số 510 người với 130 hộ gia đình nhưng cũng chỉ có 60 hộ gia đình tham gia nghề truyền thống chính sản xuất hương đen. Làng nghề Phúc Lâm, huyện Việt Yên có nghề mổ giết gia súc chỉ có từ 20 đến 30 lò mổ thủ công nằm phân tán trong làng của các hộ gia đình. Nguồn vốn cho sản xuất và lưu thông trong các làng nghề rất khó khăn và hạn chế. Chủ yếu là vốn tự có của các hộ gia đình. Theo số liệu khảo sát năm 2007 tại 33 làng nghề của tỉnh có tống số vốn sản xuất là 93124 triệu đồng, trong đó vốn cố định chiếm 68,1%, còn vốn lưu động chỉ chiếm 31%. Trong các làng nghề chủ yếu sử dụng lao động thủ công với đôi tay được rèn luyện khéo léo và kinh nghiệm được đúc kết lâu đời qua việc học nghề,tiếp xúc trực tiếp với nghề và được truyền nghề từ đời nọ qua đời kia. Nhìn chung công cụ và thiết bị sản xuất ngành nghề trong các làng nghề còn đơn sơ và đơn giản. Chính vì vậy sản phẩm làng nghề còn kém sức cạnh tranh về giá cả, mẫu mã hình thức, đa dạng hóa sản phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế không cao, thu Nguyễn Thị Thúy - CN48A