• Chủ động thu hút vốn, đầu tư sản xuất kinh doanh.
Để chủ động thu hút vốn đầu tư, doanh nghiệp, HTX ở các làng nghề phải cho thấy được tiềm lực có thể phát triển của mình, cho thấy lợi thế so sánh của mình, cho thấy khả năng sử dụng vốn có hiệu quả cho sản xuất.
• Thành lập các Qũy Bảo lãnh tín dụng, Qũy hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp trong làng nghề có nhiều loại hình, hầu hết là loại nhỏ và vừa, còn yếu kém về nhiều mặt, do vậy trước sức ép cạnh tranh của thị trường khi hội nhập quốc tế, việc liên kết, liên doanh là rất cần thiết. Các doanh nghiệp cần mở rộng các mối quan hệ liên kết về nhiều mặt, phong phú, đa dạng trong tất cả các quá trình sản xuất, kinh doanh, từ cung ứng nguyên vật liệu đến mở rộng mặt hàng… liên kết theo chiều dọc, chiều ngang, giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng, giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hoặc mở rộng mặt hàng, thu thêm nhiều lợi nhuận. • Thành lập các cơ sở sản xuất, tạo thương hiệu cho sản phẩm của mình
Các hộ gia đình, thậm chí các tổ chức, doanh nghiệp trong làng nghề mới chỉ quan tâm làm sao sản xuất ra hàng hóa đặc trưng, giữ uy tín cho riêng mình và bảo vệ bí mật tay nghề truyền thống của làng nghề. Mặc dù, trong nhiều làng nghề, họ có liên kết trong sản xuất kinh doanh để phát triển sản xuất để tạo sản xuất của làng nghề trở thành sản xuất hàng hóa. Song họ chưa có sự liên kết, phối hợp trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu vốn có của làng nghề. Vì vậy, chú trọng phát triển, xây dựng thương hiệu làng nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng cho các doanh nghiệp trong làng nghề hiện nay. • Xúc tiến sản phẩm thương mại cho làng nghề
Hoạt động xúc tiến thương mại cần được đẩy mạnh trong thời gian tới, nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm, góp phần duy trì và phát triển làng nghề. Các doanh nghiệp cần phải đứng ra thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu thị trường, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, từ đó có hướng cải tiến trong sản xuất đáp ứng nhu cầu về mẫu mã, kiểu dáng và chất lượng sản phẩm.
KẾT LUẬN
Như đã trình bày ở trên ,làng nghề thực sự đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nước ta. Làng nghề phát triển sẽ giải quyết việc làm cho nông thôn đang có quá nhiều người thất nghiệp, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống; nó làm giảm bớt căn bệnh “ to đầu” vì làn sóng nông dân nhập cư vế các thành phố lớn kéo theo hàng loạt hệ quả xã hội nặng nề. Vì vậy, việc phát triển làng nghề đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế. Bắc Giang là một tỉnh tuy có nhiều làng nghề, nhưng làng nghề của Bắc Giang với quy mô sản xuất còn nhỏ, và chưa được nhiều nơi biết đến. Việc phát triển làng nghề ở tỉnh đang ngày càng được chú trọng hơn không chỉ về phía nhà nước, còn là nhà doanh nghiệp tổ chức sản xuất trong làng nghề. Vế phía nhà nước, cần có các chính sách thông thoàng, nguồn vốn dễ tiếp cận, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo nghề, giúp đỡ giải quyết ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tổ chức sản xuất cho hợp lý, hình thành HTX, xúc tiến sản phẩm và hình thành thương hiệu cho mình.. có như vậy làng nghề ở tỉnh mới có thể phát triển và cạnh tranh với các làng nghề trong và ngoài nước được. Còn nếu không có sự liên kết giữa nhà nước và doanh nghiệp, thì các làng nghề chỉ phát triển một cách nhỏ bé, và ngày càng mai một đi.