Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong thời kì hội nhập và phát triển, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Giaó dục là quốc sáchhàng đầu [7, 148], “Phát
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình củathầy Nguyễn Quốc Pháp, em còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Sử -Địa, các cán bộ phòng thư viện của trường Đại Học Tây Bắc cũng như gia đình và bạnbè
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy NguyễnQuốc Pháp, giảng viên khoa Sử - Địa và toàn thể các thầy cô trong khoa Sử - Địa.Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn nhà trường, phòng thư viện trường Đạihọc Tây Bắc, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho emhoàn thành khóa luận này
Sơn La, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Chu Thị Lượng
Trang 3phổ thông
123456789
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
2.1 Tài liệu nước ngoài 2
2.2 Tài liệu trong nước 3
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1 Mục tiêu của đề tài 4
3.2 Nhiệm vụ của đề tài 4
4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
5 Giả thuyết khoa học 5
6 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
6.1 Cơ sở phương pháp luận 5
6.2 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Cấu trúc khóa luận 5
CHƯƠNG 1: DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Bản chất của dạy học nêu vấn đề 6
1.1.1.2 Tình huống có vấn đề 7
1.1.2 Cấu trúc dạy học nêu vấn đề 8
1.1.2.1 Trình bày nêu vấn đề 8
1.1.2.2 Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề 10
1.1.2.3 Kết luận vấn đề 12
1.1.3 Các phương pháp dạy học chủ yếu trong dạy học nêu vấn đề 13
1.1.3.1 Phương pháp diễn giảng nêu vấn đề (nêu câu hỏi) 13
1.1.3.2 Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề 14
Trang 5MỤC LỤC1.2 Cơ sở thực tiễn 17
Trang 6CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858-1918, LỚP 11 THPT VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐỔI
MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ 23
2.1 Mục tiêu 23
2.2 Nội dung cơ bản 24
2.3 Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học 30
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858-1918, LỚP 11 THPT 34
3.1 Những yêu cầu chung 34
3.2 Vận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề trong dạy học phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858-1918, lớp 11 THPT 35
3.2.1 Trì nh bày nêu vấn đề-dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề 35
3.2.2 Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề 38
3.2.3 Kết luận vấn đề 47
KÊT luân 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục nước ta đang phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh
và phức tạp Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu Cách mạngkhoa học công nghệ tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thếgiới trong đó có Việt Nam
Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong thời kì hội nhập
và phát triển, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Giaó dục là quốc sáchhàng đầu [7, 148], “Phát triển giáo dục là một trong những động lực thúc đẩy côngnghiệp hóa để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững [29, 108-109]”.Công cuộc đổi mới đất nước đang đặt ra những yêu cầu rất lớn về nguồn nhânlực, đó là những con người có trình độ cao, giỏi về tri thức khoa học, có năng lực vềchuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức Đây chính là vấn đề đặt ra với công tácgiáo dục đào tạo ở trường phổ thông nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng
Bộ môn Lịch sử có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáodục phổ thông, giáo dục thế hệ trẻ Lịch sử không chỉ khơi dậy cho các em lòng tự hàodân tộc, tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với đất nước mà còn góp phần pháttriển tư duy, nhất là tư duy biện chứng, giúp các em độc lập suy nghĩ, sáng tạo, từngbước hình thành nhân cách con người Việt Nam, xứng đáng là chủ nhân tương lai củađất nước
Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua chất lượng dạy và học lịch sử ở trường phổthông chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chưa phát huy được thế mạnh của bộ môntrong việc giáo dục toàn diện học sinh Phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là thầy đọctrò ghi, học sinh học tập một cách thụ động, đối phó Những quan điểm chỉ đạo, tưtưởng đổi mới chưa tạo ra sự chuyển biến căn bản về chất lượng dạy học bộ môn
Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói riêng và phươngpháp dạy học nói chung là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của ngườilàm công tác dạy học mà ngay cả các cấp quản lý giáo dục ở trung ương và địa phương.Làm thế nào để biến tư tưởng đổi mới đó thành thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất
Trang 8lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông? Đấy là yêu cầu bức thiết đang đặt
ra cho những người làm công tác chỉ đạo và trực tiếp dạy học lịch sử ở trường THPT.Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, khắc phục lối dạy học cũ truyền thụ mộtchiều, áp đặt thầy đọc trò chép sang lối dạy học phát huy tính tích cực, chủ động củangười học là vấn đề cấp thiết Trong đổi mới phương pháp giảng dạy, một trong nhữngphương pháp được nhiều nhà giáo dục quan tâm là dạy học nêu vấn đề Đây là nhân tốtrọng tâm trong xu hướng dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”
Tuy nhiên hiểu thế nào cho đúng về dạy học nêu vấn đề, áp dụng như thế nào đểthực sự nâng cao chất lượng và hiệu quả trong dạy học lịch sử còn rất nhiều chông gai,gánh nặng này đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của các nhà giáo dục mà còn cả các thầy côđang công tác và giảng dạy trong các nhà trường phổ thông
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài
“Vận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề trong dạy học phần lịch sử Việt Nam từ
1858 đến 1918, lớp 11 THPT” làm khóa luận tốt nghiệp
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề là một vấn đề có tính khoa học và thực tiễn cao nên đã thuhút được sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học giáo dục, các thầy cô đang trựctiếp giảng dạy trong nhà trường phổ thông Có nhiều công trình trong và ngoài nước đã
đề cập đến vấn đề này ở những mức độ khác nhau
2.1 Tài liệu nước ngoài
Trong tác phẩm “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” NXB GD Hà Nội,
1973 Đai-ri, nhà giáo dục học Liên Xô (cũ) đã đưa ra quan điểm thế nào là tư duy độclập của học sinh, chỉ ra phương pháp xây dựng giờ học nêu vấn đề và đánh giá khá caovai trò phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học lịch sử Theo ông: “Dạy học nêuvấn đề là một trong những hình thức, biện pháp quan trọng để phát huy tính tự lập củahọc sinh”
Nhà sư phạm Ô-kôn, trong tác phẩm “Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề”,
NXB GD, Hà Nội, 1976 Ông khẳng định : “Câu hỏi có tác dụng kích thích khả năngnhận thức của học sinh, từ đó đưa ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học bằngviệc áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề”
Trang 9I a Lecner trong tác phẩm của mình : “Dạy học nêu vấn đề” NXB GD, Hà Nội,
1997, ông đã làm rõ những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của phương pháp dạy họcnêu vấn đề Qua đó ông đã rút ra kết luận sư phạm: “Dạy học nêu vấn đề là một phươngpháp tích cực nhất để hoàn thành mục tiêu giáo dục, phát triển năng lực tự học, tựnghiên cứu và năng lực hoạt đông của học sinh”
If- Kha A-ran- la- nôp đã khẳng định trong tác phẩm: “Phát triển tính tích cực học tập của học sinh”, NXB GD, Hà Nội, 1997, yêu cầu đối với giáo viên và phải gây
hứng thú học tập cho học sinh Trong dạy học và học phải tạo ra “Tình huống có vấnđề” nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh
2.2 Tài liệu trong nước
Phạm Viết Vượng: trong giáo trình “Giáo dục học đại cương” NXB ĐHQG Hà
Nội, 2000, đã khẳng định phương pháp dạy học nêu vấn đề có vai trò to lớn đối với việcdạy học nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh trong việc tìm ra trithức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ những tài liệu đã học Tác giả nhấn mạnh,phương pháp dạy học nêu vấn đề là tạo ra một chuỗi tình huống có vấn đề và điều khiểnhọc sinh giải quyết những vấn đề học tập đó Nhờ vậy đảm bảo cho học sinh lĩnh hộivững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình tành thếgiới quan khoa học cho học sinh
Phan Ngọc Liên- Trịnh Đình Tùng- Nguyễn Thị Côi : “Phương pháp dạy học lịch sử”, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2002 đã dành hẳn một phần nói về nguyên tắc dạy học
nêu vấn đề trong dạy học lịch sử, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và nâng caohiệu quả của bài học lịch sử
Phan Ngọc Liên- Trịnh Đình Tùng: “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS” NXB GD, Hà Nội, 1998, đã đề cập đến vấn đề phát
triển tính tích cực trong hoạt động tư duy độc lập của học sinh thông qua phương phápdạy học nêu vấn đề và dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Các bài viết trong tạp chí chuyên ngành, tạp chí nghiên cứu giáo dục, tạp chíthông tin khoa học giáo dục đặc biệt nhấn mạnh đến nội dung, ý nghĩa của phươngpháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học lịch sử để tạo ra cơ hội phát huy trí tuệ tập thể
Trang 10một cách rộng lớn, sâu xa Nó giúp cho người học đào sâu suy nghĩ, phát huy khả năngcủa học sinh và hợp tác với bạn giải quyết tốt các vấn đề, các tình huống trong học tập.Các công trình hiện chỉ dừng lại ở mức độ lí luận chung, chưa có công trình nàolàm rõ cách thức vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giải quyết những nộidung cụ thể trong chương trình phổ thông.
Để góp phần khắc phục hạn chế trên, chúng tôi mạnh dạn triển khai vận dụngnguyên tắc dạy học nêu vấn đề vào dạy học phần lịch sử Việt Nam từ 1858-1918, lớp
11 THPT
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu lí luận về nguyên tắc dạy học nêu vấn đề trong dạy học lịch
sử Đề tài đi sâu tìm hiểu nội dung, ý nghĩa nguyên tắc dạy học nêu vấn đề và vận dụngnguyên tắc dạy học nêu vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần lịch sử Việt Nam
từ 1858-1918, lớp 11 THPT
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu, nghiên cứu lí luận chung về nguyên tắc dạy học nêu vấn đề trong dạyhọc lịch sử ở trường phổ thông
- Tìm hiểu nội dung phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858-1918, lớp 11 THPT
- Điều tra, khảo sát thực tiễn việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay
- Nghiên cứu các giáo trình lịch sử, các tài liệu có liên quan đến đề tài
- Soạn các giáo án, tiến hành thực nghiệm ở một số trường phổ thông để rút rakết luận sư phạm
4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ tìm hiểu lí luận chung, phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của nguyêntắc dạy học nêu vấn đề và vận dụng nguyên tắc này trong dạy học phần lịch sử ViệtNam từ 1858-1918, lớp 11 THPT
5 Giả thuyết khoa học
Dạy học nêu vấn đề là một trong những biện pháp góp phần phát triển tư duy,sáng tạo của học sinh, giúp học sinh khắc sâu
Trang 11Vận dụng hợp lí các biện pháp đề xuất trong đề tài sẽ góp phần đổi mới phươngpháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học phần lịch sử Việt Nam từ 1858-1918, lớp
11 THPT Qua đó nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông
6 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Cơ sở phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và giáo dục lịch sử, lí luậncủa các nhà nghiên cứu giáo dục, giáo dục lịch sử
6.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu giáo dục học, giáo dục lịch sử và các tài liệu lịch sử liênquan đến đề tài
- Nghiên cứu nội dung phần lịch sử Việt Nam từ 1858-1918, lớp 11 THPT
- Ngoài ra chúng tôi sử dụng hai phương pháp chủ đạo là điều tra và thựcnghiệm
- Điều tra thực tế thông qua dự giờ, thăm lớp thăm dò
- Soạn giáo án thực nghiệm qua đó rút ra các kết luận sư phạm làm cơ sở choviệc xây dựng đề tài
7 Cấu trúc khóa luận
Đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu thamkhảo, nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1 Dạy học nêu vấn đề ở trường phổ thông-cơ sở lý luận và thực tiễn.Chương 2 Mục tiêu, nội dung phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858-1918, lớp 11THPT và những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
Chương 3.Vận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề trong dạy học phần lịch sửViệt Nam từ năm 1858-1918, lớp 11 THPT
Trang 12CHƯƠNG 1 DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ Ở TRƯỜNG PHỐ THÔNG
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
Trong chương trình giáo dục ở trường phổ thông, bộ môn Lịch sử nhằm cung cấpcho học sinh những kiến thức cơ bản, cụ thể, khoa học, chính xác về lịch sử thế giớicũng như lịch sử dân tộc từ quá khứ đến nay Đồng thời, môn Lịch sử có ưu thế đặc biệttrong việc giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực tưduy, năng lực hành động cho học sinh Cùng với các môn học khác, môn Lịch sử vớichức năng, nhiệm vụ của mình góp phần tích cực cùng xã hội hoàn thành sứ mạng giáodục thế hệ trẻ trong điều kiện hiện tại Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên cầnvận dụng nhiều phương pháp, cách tổ chức dạy học để phát triển toàn diện cho họcsinh
Lý luận dạy học cho thấy có nhiều con đường, biện pháp để phát triển các hoạtđộng nhân thức độc lập, tích cực và tư duy sáng tạo của học sinh: trao đổi đàm thoại,dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, Trong đó dạy học nêu vấn đề là một trongnhững biện pháp có tác dụng lớn đồng thời tạo điều kiện phối hợp nhuần nhuyễn cáccon đường, biện pháp dạy học với nhau Tuy nhiên, quan niêm như thế nào cho đúng,vận dụng như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu trong dạy học lịch sử thì còn nhiềuvấn đề cần được làm rõ
1.1.1 Bản chất của dạy học nêu vấn đề
1.1.11 Khái niệm dạy học nêu vấn đề
Theo I.A.Lécner “dạy học nêu vấn đề là giúp học sinh làm quen với cách giải quyết vấn đề, lĩnh vực và biện pháp ứng dụng chúng Ngoài ra tìm hiểu lôgic, đôi khi chứa đựng mâu thuẫn của sự tìm tòi những cách giải quyết này”[12,27-28].
Theo khoa học sư phạm thì bản chất của dạy học nêu vấn đề chính là quá trình tácđộng giữa hai nhân tố: dạy và học, xem xét nó trên quan điểm phát triển trí tuệ, tính độclập của tư duy trong việc giải quyết vấn đề
Trang 13Dạy học nêu vấn đề là một hoạt động dạy học sáng tạo, nó khác về bản chất sovới dạy học truyền thống về mục đích cũng như phương pháp thực hiện Một trongnhững nguyên tắc cơ bản của nó là song song với việc lĩnh hội tích cực kiến thức là sựphát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
Dạy học nêu vấn đề không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là mộtnguyên tắc chỉ đạo việc tiến hành của nhiều phương pháp dạy học Nó được vận dụngtrong tất cả các khâu của giờ học và một kiểu dạy học
Mác đã từng viết: “vấn đề chỉ xuất hiện khi nào đã hình thành điều kiện để giải quyết chúng”[6,7].
Hồ Chí Minh cũng từng nói: “khi có việc gì mâu thuẫn, phải tìm cách giải quyết chúng tức là có vấn đề”[26,90].
I.Ia.Lecner lại đưa ra định nghĩa như sau: “vấn đề là một câu hỏi nảy sinh hay được đặt ra cho chủ thể mà chủ thể chưa biết lời giải từ trước và phải tìm tòi, sáng tạo lời giải, nhưng chủ thể đã có sẵn một số phương tiện ban đầu để sử dụng thích hợp vào
sự tìm tòi đó”[15,27].
Như vậy có thể nói rằng vấn đề là mâu thuẫn hay khó khăn cần được xem xét,giải quyết Vấn đề tồn tại trong đầu chủ thể nhận thức với những câu hỏi: tại sao, cái gì,như thế nào? Do đó, việc giải quyết các vấn đề là hình thức, biểu hiện của tư duy sángtạo và là động lực để thúc đẩy tư duy sáng tạo phát triển
Vấn đề là những khó khăn, những mâu thuẫn những những khó khăn, mâu thuẫn
đó sẽ không được học sinh ý thức nếu giáo viên không nêu ra Để nêu ra vấn đề một
Trang 14cách khéo léo, người giáo viên phải tổ chức hợp lý những tình huống có vấn đề hayphải biết cách thiết kế các tình huống có vấn đề.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tình huống có vấn đề:
Theo M.L.Macmutốp: “Tinh huống có vấn đề là trở ngại về trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh ta chưa biết cách giải thích các hiện tượng, sự kiện, quá trình của thực tế khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hoạt động quen thuộc Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới ” [ 25,222].
A.V.Petrốpxki: tình huống có vấn đề là tình huống được đặc trưng bởi trạngthái tâm lí xác định của con người, nó kích thích tư duy trước khi con người nảy sinhnhững mục đích và những điều kiện hoạt động mới, trong đó những phương tiện vàphương thức hoạt động trước đây mặc dù là cần thiết song chưa đủ để đạt được mụcđích mới này
I.Ia.Lecner trong cuốn “Dạy học nêu vấn” đề lại định nghĩa như sau: “tình huống có vấn đề là khó khăn được chủ thể ý thức rõ ràng hay mơ hồ mà muốn khắc phục thì phải tìm tòi những tri thức mới, những phương thức hành động mới ”[15,5].
Nguyễn Ngọc Bảo: “tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lí của sự khó khăn
về trí tuệ xuất hiện ở con người khi họ ở trong tình huống của vấn đề mà họ phải giải quyết, không thể giải thích một sự kiện mới bằng tri thức đã có hoặc không thể thực hiện hành động bằng cách thức đã có trước đây và họ phải tìm cách thức hành động mới”[7,42-443].
Bùi Hiền và các cộng sự: “tình huống có vấn đề là tập hợp những điều kiện
và hoàn cảnh cùng nhau tạo nên một tình thế, một vấn đề cần phải được xem xét, cân nhắc và đề ra một giải pháp hợp lí”[5,395].
1.1.2 Cấu trúc dạy học nêu vấn đề
1.1.2.1 Trình bày nêu vấn đề
Trình bày nêu vấn đề là cách thức người giáo viên đặt cho học sinh trước yêu cầugiải quyết một vấn đề mới (chưa biết) đồng thời giúp học sinh tìm ra bản chất của sựkiện, hiện tượng, rút ra những kết luận cần thiết dựa trên cở sở trình bày của thầy, kiếnthức, kỹ năng, kỹ xảo, vốn sống của các em Trình bày nêu vấn đề giống với các
Trang 15phương pháp trình bày khác là phải đảm bảo yêu cầu của việc trình bày như: tính đảng,tính khoa học, ngôn ngữ trình bày đúng, sinh động, có hình ảnh
Tuy vậy, trình bày nêu vấn đề khác với trình bày thông thường ở chỗ: thành phầnngôn ngữ đặc biệt của trình bày nêu vấn đề là khơi gợi trí tò mò của học sinh, điều đó
có ý nghĩa quyết định tư duy độc lập của các em, hướng cho học sinh sự chú ý tích cực
có mục đích, đặt ra cho học sinh những yêu cầu mới những điều chưa biết mà các emphải giải quyết Trong quá trình trình bày nêu vấn đề của giáo viên “một điều mới chưabiết nảy sinh trước mắt yêu cầu học sinh phải giải quyết nhưng ngay lúc đó học sinhchưa giải quyết được Song “điều chưa biết đó” có tác dụng kích thích sự tìm hiểu củahọc sinh và trong đầu của học sinh đã có cơ sở để trả lời bằng cách; huy động kiến thứccũ; theo dõi phần trình bày của giáo viên; nghiên cứu các phương tiện trực quan, tài liệutham khảo
Nếu trình bày thông báo thì giáo viên làm việc là chủ yếu: từ trình bày nội dungnhận xét, khái quát kiến thức, rút ra kết luận và tìm bản chất của vấn đề Ngược lại, nếutiến hành phương pháp trình bày nêu vấn đề sẽ có sự thay đổi trong hoạt động của giáoviên và học sinh như sau:
Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi bài học để rút ra nguyên nhân sâu
xa (chính là công việc chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới)
Tiếp đó, giáo viên trình bày, mô tả nhưng không rút ra nhận xét
Sau đó, học sinh dựa trên cơ sở kiến thức được cung cấp từ sự trình bày mô tả nhưng không rút ra nhận xét của giáo viên, từ sự tham khảo sách giáo khoa và tài liệu,
từ sự trao đổi (với giáo viên, với bạn)
Các em tự nhận xét, tìm ra nguyên nhân sau đó tự trả lời câu hỏi: bản chất của sựkiện, hiện tượng lịch sử đó là gì? Với những nội dung kiến thức đã lĩnh hội được quaphương pháp trên, các em đã hình thành được khái niệm lịch sử
VD: Khi dạy học bài 19 “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược(từ năm 1858 đến trước 1873) để giúp học sinh thấy được âm mưu của Pháp khi xâmlược Việt Nam giáo viên có thể trình bày theo hai cách:
Trang 16Thông báo: Trên cơ sở bài viết của sách giá khoa, giáo viên trình bày làm rõ về
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Pháp, về nhu cầu mở rộng thị trường, thuộc địa củaPháp Từ đó rút ra kết luận về nguy cơ xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp
Trình bày nêu vấn đề: trước khi trình bày, giáo viên có thể đặt câu hỏi: “Vì sao từ
thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản lại đẩy mạnh việc xâm chiếm thị trường và thuộc địa ởphương đông? Vì sao Việt Nam lại sớm trở thành đối tượng bị thực dân phương tâynhòm ngó và xâm lược?” Sau đó giáo viên sử dụng Lược đồ các nước Đông Nam Ácuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX giới thiệu cho học sinh về vị trí của Việt Nam trongkhu vực Đông Nam Á, những vùng đất mà các nước tư bản đã chiếm đóng, sự can thiệpcủa Pháp đối với Việt Nam kết hợp với các câu hỏi gợi mở, giáo viên yêu cầu học sinhphải suy nghĩ và tự tìm ra câu trả lời Qua việc sử dụng các thao tác tư duy, phân tích vàrút ra kết luận thì năng lực tư duy của các em được phát triển, kiến thức sẽ được khắcsâu vào trong óc học sinh đồng thời hình thành ở các em thái độ học tập tích cực
ỉ.ỉ.2.2 Tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề
Đây là giai đoạn mà học sinh phải lập luận để giải quyết vấn đề Công việc nàyyêu cầu học sinh phải huy động tri thức đã học, vận dụng kiến thức thực tiễn, vận dụng
kỹ năng, kỹ xảo, đề xuất các giả thuyết, chứng minh và bác bỏ giả thuyết Cuối cùngkiểm tra, xác nhận lí luận đúng, sai của vấn đề Giáo viên cần kết hợp khéo léo việc tổchức hoạt động nhận thức của học sinh với thông báo kiến thức khoa học, phong phútạo điều kiện gợi mở, cung cấp tài liệu nhằm giúp học sinh tự giác, tích cực giải quyếtcác vấn đề từng bước, từng phần Người giáo viên từ vai trò là người truyền đạt kiếnthức có sẵn trở thành người hướng dẫn, tổ chức, điều chỉnh con đường cho học sinh tìmđến tri thức mới bằng việc giải quyết các tình huống có vấn đề Sau khi đặt vấn đề, nếuthấy học sinh gặp khó khăn, giáo viên phải biết cách chia nhỏ vấn đề, tổ chức cho họcsinh thảo luận, tranh luận với nhau để bổ sung, khẳng định kết quả nhận thức Sau đóthầy là người đưa ra kết luận đúng nhất làm cơ sở cho học sinh tự hoàn thiện nhữngđiều các em vừa nhận thức
Để giải quyết vấn đề thực sự có hiệu quả và phát huy tính tích cực của người học,giáo viên cần vận dụng linh hoạt, phong phú các phương pháp dạy học, các hình thức tổ
Trang 17chức dạy học Có nhiều cách tổ chức hoạt động dạy học và sử dụng nhiều phương phápkhác nhau để giải quyết vấn đề đã được dặt ra trong các tình huống có vấn đề:
Thứ nhất, sử dụng hệ thống câu hỏi phỏng vấn đề dẫn dắt, gợi mở.
VD: Khi giải quyết vấn đề các giai đoạn phát triển và đặc điểm của phong tràoCần Vương, giáo viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở: phong trà o Cần Vươngtrải qua mấy giai đoạn và nổ ra trên những địa bàn nào? Vì sao phong trào Cần Vươngchủ yếu diễn ra ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ còn Nam Kỳ thì không? Có phải phong trào CầnVương do các võ quan triều đình lãnh đạo như trước không? Lãnh đạo các cuộc khởinghĩa lớn trong phong trào Cần Vương là ai? Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong tràoCần Vương còn tiếp tục không? Vì sao? Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào CầnVương cuối cùng như thế nào? Phong trào Cần Vương là phong trào đấu tranh yêunước, chống Pháp xâm lược của văn thân, sĩ phu yêu nước hay của dân tộc ta? Vìsao?
Thứ hai, tổ chức thảo luận chung cho cả lớp VD: khi dạy học về vấn đề Pháp
đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất và phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dânBắc Kỳ(1873), giáo viên có thể tổ chức thảo luận chung cho cả lớp: “tại sao thực dânPháp không chọn kinh thành Huế để đánh chiếm mà lại thực hiện âm mưu đánh chiếmBắc Kỳ?” học sinh sẽ trao đổi, thảo luận để tìm hiểu về vị trí điạ lý, điều kiện tự nhiêncuả khu vực Bắc Kỳ và âm mưu của Pháp khi tiến đánh Bắc kỳ
Thứ ba, tổ chức thảo luận cho từng nhóm học, sau đó đại diện nhóm nhỏ báo cáo
kết quả thảo luận của nhóm mình VD: khi tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểutrong phong trào Cần Vương, giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ chomỗi nhóm tìm hiểu một cuộc khởi nghĩa Sau khi các nhóm trao đổi, thảo luận và cử đạidiện trả lời thì giáo viên sẽ nhận xét và rút ra kết luận
Thứ tư, học sinh tiến hành độc lập nghiên cứu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
giáo viên, sau đó học sinh báo cáo kết quả công việc của mình trước lớp VD: khi tìmhiểu về những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành, giáo viên tổ chức cho họcsinh làm việc cá nhân để tìm hiểu những hoạt động buổi đầu trong quá trình tìm đườngcứu nước của Nguyễn Tất Thành(từ 1911-1918) Học sinh sẽ nghiên cứu sách giáokhoa và trình bày trước lớp Giáo viên nhận xét và bổ sung Để giúp học sinh hiểu rõ
Trang 18hơn về những chặng đường đi gian nan, vất vả của Nguyễn Tất Thành, giáo viên sửdụng lược đồ Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Việc giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề không chỉ giúp họcsinh nắm vững kiến thức cơ bản của bài học mà còn giúp các em hiểu được bản chấtcủa lịch sử Qua đó giáo dục thái độ và phát triển các năng lực tư duy, hình thành nănglực học tập tự chủ, sáng tạo và ý thức học tập tích cực
Thứ nhất, giáo viên trực tiếp rút ra kết luận khái quát những tri thức cần thiết.
VD: sau khi tìm hiểu bài 20 “Chiến sự lan rộng ra cả nước Cuộc kháng chiến của nhândân ta từ năm 1873 đến năm 1884 Nhà Nguyễn đầu hàng” Giáo viên có thể rút ra kếtluận khái quát như sau: Từ năm 1873 chiến sự lan rộng ra cả nước Từ đây, nhân dânBắc Kỳ và Trung Kỳ phải trực tiếp đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dânPháp Tuy biết rõ dã tâm của giặc những suốt một thời gian dài, triều đình nhà Nguyễnvẫn bảo thủ, không chịu cải cách để có thể tăng cường khả năng chống ngoại xâm Vìvậy, dù nhân dân đã chiến đấu rất anh dũng chống xâm lược, nhưng thế nước ngày mộtyếu dần Thêm vào đó đường lối chủ hòa của triều đình đã khiến cho nước ta cuối cùngrơi vào tay thực dân Pháp Việc nhà Nguyễn kí kết hiệp ước Hác-măng và hiệp ước Pa-tơ-nốt đánh dấu sự sụp đổ của nhà nước phong kiến Việt Nam và mở đầu một giai đoạnmất nước đau thương của dân tộc ta Trách nhiệm này thuộc về nhà Nguyễn
Thứ hai, học sinh cần thống nhất ý kiến chung VD: khi học bài 22 “Xã hội Việt
Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp” để kết luận cho vấn đề “Tạisao đầu thế kỷ XX đã xuất hiện những điểm mới trong nền kinh tế- xã hội Việt Nam?Điểm mới đó được thể hiện như thế nào?” trong quá trình giải quyết vấn đề học sinh sẽđưa ra nhiều ý kiến khác nhau, do đó khi kết luận vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáoviên học sinh cần thống nhất ý kiến: Việt Nam đầu thế kỷ XX có những chuyển biến về
Trang 19cơ cấu kinh tế-xã hội là do sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất củathực dân Pháp Cụ thể là với chính sách về khai thác ruộng đất, công nghiệp, giao thôngvận tải đã làm cho nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thực dân nửa phongkiến và tương ứng với nó là những chuyển biến về cơ cấu giai cấp trong xã hội bêncạnh hai giai cấp cũ bắt đầu xuất hiện các lực lượng xã hội mới: công nhân, tư sản vàtiểu tư sản.
Thứ ba, học sinh tự rút ra kết luận, kinh nghiệm cho bản thân mình VD: Khi học
bài 24 “Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (19141918) giáo viêncho học sinh tự rút ra đặc điểm của tình hình kinh tế-xã hội và các phong trào yêu nướctrong giai đoạn này Trên cở đó các em sẽ nắm vững được kiến thức cơ bản của toànbài
1.1.3 Các phương pháp dạy học chủ yếu trong dạy học nêu vấn đề
1.1.3.1 Phương pháp diễn giảng nêu vấn đề (nêu câu hỏi)
Phương pháp diễn giảng nêu vấn đề cũng giống với phương pháp diễn giảngthông báo-tái hiện là giáo viên đóng vai trò chủ đạo, học sinh lĩnh hội thụ động các trithức Tuy nhiên, trong phương pháp này, giáo viên trình bày các tri thức theo conđường suy nghĩ, tìm tòi ở các nhà khoa học trong quá trình khám phá tìm ra chân lýkhách quan Do đó học sinh được làm quen với phương pháp tư duy khoa học, khảnăng phát hiện mâu thuẫn nhận thức, hình thành vấn đề và đề xuất giả thuyết giải quyếtvấn đề thông qua phương pháp diễn giảng nêu vấn đề để học sinh tiệm cận và từngbước nâng cao vai trò độc lập, sáng tạo
Chúng ta cần lưu ý, khi giáo viên diễn giải về một vấn đề sâu rộng trong thời giandài sẽ dẫn đến sự đơn điệu và học sinh thụ động nghe giảng dễ bị mệt mỏi Vì vậy,phương pháp diễn giảng có thể kết hợp với phương pháp đàm thoại, quan sát cácphương tiện trực quan tranh ảnh, mô hình sẽ có tác dụng định hướng sự chú ý của họcsinh vào nội dung vấn đề và tạo ra bầu không khí thân thiện thầy-trò
VD: Khi tìm hiểu và đánh giá những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành,giáo viên dẫn dắt học sinh đến với quê hương, thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành vàđặt câu hỏi: “Những chi tiết nào chứng tỏ ngay từ nhỏ Nguyễn Tất Thành đã có ý chícứu nước?” Sau khi học sinh trả lời, giáo viên bổ sung và đưa ra hoàn cảnh ra đi tìm
Trang 20đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành và nêu câu hỏi: “Tại sao Nguyễn Tất Thành lạiquyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?” Học sinh suy nghĩ và đưa ra câutrả lời, sau đó giáo viên bổ sung, giải thích cho các em thấy rõ nguyên nhân Nguyễn TấtThành sang phương Tây: phương Tây là nơi đang có nền dân chủ, là nơi có khẩu hiệu:
Tự do - Bình đẳng - Bác ái; con đường cứu nước của các bậc tiền bối: Phan Bội Châu,Phan Châu Trinh vẫn không phải là con đường cách mạng triệt để, Sau đó giáo viên
tổ chức cá nhân cho họ sinh tìm hiểu những hoạt động cứu nước buổi đầu của NguyễnTất Thành (từ 1911-1918) Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về những chặng đường giannan, vất vả của Nguyễn Tất Thành, giáo viên sử dụng Lược đồ Hành trình cứu nước củaNguyễn Tất Thành (từ 1911-1918) nhận xét và rút ra kết luận: Từ những hoạt động cứunước buổi đầu của Nuyễn Tất Thành đã khẳng định mục đích là đòi quyền tự do, dânchủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.Những hoạt động và kết luận màNguyễn Tất Thành rút ra trong quá trình này là cơ sở quan trọng để Người xác định conđường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
1.1.3.2 Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề
hay còn gọi là phương pháp hỏi đáp Phương pháp này khác hoàn toàn với phương phápđàm thoại thông thường
Phương pháp đàm thoại thông thường (đàm thoại tái hiện-thông báo) là câu trả lờicủa học sinh chỉ cần trình bày các tri thức đã biết hoặc là mô tả các hiện tượng, thuộctính, kết quả mà học sinh quan sát được từ cuộc sống và phương tiện trực quan
Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề là phương pháp bao gồm một hệ thống câuhỏi tổ chức học sinh độc lập phát hiện và giải quyết vấn đề mới trong nhận thức Hệthống câu hỏi bao gồm câu hỏi tái hiện và câu hỏi có vấn đề, trong đó câu hỏi có vấn đề
là thành tố chính, các câu hỏi tái hiện giúp cho học sinh tìm ra các tri thức là cơ sở khoahọc của vấn đề mới, là điểm tựa cho hoạt động giải quyết vấn đề Câu hỏi có vấn đề làcâu trả lời của học sinh có chứa đựng nội dung mới trong vấn đề Giáo viên đưa ra câuhỏi có vấn đề có tác dụng định hướng cho học sinh phát hiện mâu thuẫn khách quanchuyển thành mâu thuẫn logic của chủ thể và đề xuất phương án giải quyết vấn đề đó
Trang 21Trong phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, giáo viên phải kết hợp giữa hai loạicâu hỏi tái hiện và câu hỏi có vấn đề một cách hợp lí, hài hòa sao cho câu hỏi tái hiện
có tác dụng hỗ trợ tích cực giúp học sinh độc lập giải quyết các câu hỏi có vấn đề.Các kiểu tổ chức đàm thoại cho học sinh: giáo viên xây dựng một hệ thống câuhỏi bao gồm câu hỏi chính và câu hỏi gợi mở theo một trình tự lôgic chặt chẽ thể hiệncấu trúc dạy học nêu vấn đề Hoạt động tích cực, độc lập của học sinh được tăng cườngtùy theo kiểu tổ chức cho học sinh đàm thoại do giáo viên đưa ra Thầy yêu cầu mỗi tròtrả lời từng câu hỏi riêng biệt theo trình tự của hệ thống câu hỏi Nguồn thông tin đạtđược cho tập thể học sinh là tập hợp nội dung của các câu trả lời khi thầy nêu ra hệthống câu hỏi trước tập thể học sinh và yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời lần lượt từngcâu hỏi theo trình tự Trong kiểu tổ chức đàm thoại này đã kích thích cả tập thể học sinhsuy nghĩ tìm ra lời giải đáp trước cùng một câu hỏi và bước đầu hình thành mối liên hệgiữa trò với trò qua các câu trả lời khác nhau Khi thầy nêu câu hỏi chứa đựng vấn đềchính và gợi ý, tổ chức trò thảo luận tìm ra sự thống nhất chung về một kết luận khoahọc mới Qua đó học sinh không chỉ tiếp thu được các tri thức khoa học mới mà cònhình thành phương pháp tư duy lôgic trong tiến trình giải quyết vấn đề Sự lựa chọnkiểu tổ chức đàm thoại cho học sinh cần dựa vào khả năng đối tượng học sinh, nội dungcủa vấn đề, số lượng trò và điều kiện cơ sở vật chất nhà trường
Phương pháp đàm thọai nêu vấn đề có tác dụng phát huy tính tích cực, độc lập,sáng tạo của học sinh trong quá trình nhận thức Vì vậy học sinh lĩnh hội tr i thức mộtcách vững chắc Thông qua giải quyết trình tự các câu hỏi đã hình thành các thao tác tưduy ở học sinh đồng thời giáo viên thu nhận được thông tin ngược về mức độ hiểu vấn
đề của chủ thể học sinh
VD: khi tìm hiểu xu hướng cứu nước của nhà yêu nước Phan Bội Châu, giáo viên
có thể trình bày theo hai cách:
- Đàm thọai tái hiện - thông báo: giáo viên trình bày tiểu sử của Phan Bội Châusau đó yêu cầu học sinh nêu xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu Việc giáo viêntrình bày như vậy không phát huy được tính tích cực của học sinh
- Đàm thoại nêu vấn đề: giáo viên sử dụng ảnh chân dung của Phan Bội Châu,hướng dẫn học sinh giới thiệu về tiểu sử của Phan Bội Châu sau đó nêu câu hỏi: “vì sao
Trang 22Phan Bội Châu lại chủ trương dùng bạo động vũ trang để giành độc lập? Nêu xu hướngcứu nước của ông? Những chi tiết nào chứng tỏ Phan Bội Châu có tư tưởng dân chủ tưsản bằng phương pháp bạo động?” Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa , trao đổi theocặp đôi và trả lời, giáo viên nhận xét, phân tích và kết luận Sau đó giáo viên yêu cầuhọc sinh lập bảng niên biểu về những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu Giáoviên tổ chức cho học sinh tìm hiểu sâu hơn một số kiến thức bằng cách nêu các vấn đề:
“Tại sao phong trào Đông Du thất bại? Chúng ta có thể rút ra bài học gì từ sự thất bạicủa phong trào Đông Du? Vì sao năm 1912 Phan Bội Châu tuyên bố giải tán hội DuyTân và thành lập Việt Nam Quang phục hội?” Sau đó, giáo viên tổ chức cho học sinhtrao đổi, thảo luận để giải quyết các vấn đề đã nêu
Như vậy, dạy học nêu vấn đề đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhànước ta đã đề ra, phù hợp với đặc trưng, chức năng, nhiệm vụ của bộ môn, phù hợp vớitâm lí lứa tuổi và đặc trưng nhận thức lịch sử của học sinh Đồng thời thể hiện tinh thầnđổi mới phương pháp trong dạy học lịch sử như thế nào đem lại kết quả cao nhất
1.2 Cơ sở thực tiễn
Bộ môn Lịch sử có vị trí, vai trò rất quan trọng góp phần xứng đáng vào việc giáodục tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong trong việc hình thành nhân cách cho thế hệtrẻ Trong thời gian qua chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử không ngừng được nângcao
Thứ nhất, nội dung chương trình luôn điều chỉnh, bổ sung, cập nhật bắt kịp với sự
phát triển của khoa học lịch sử Chương trình sách giáo khoa được giảm tải, hoàn thiệnđảm bảo cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử đầy đủ, chính xác và hệ thốngqua đó làm rõ các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới từ đó rút racác quy luật, bài học lịch sử
Thứ hai, nhiều giáo viên lịch sử đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng các
phương pháp dạy học mới: phương pháp liên môn Văn - Sử, dạy học theo nhóm, dạyhọc nêu vấn đề, Giáo viên cũng chú trọng đến sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiệnđại vào dạy học: Power Point, violet, để tạo hứng thú học tập cho học sinh
Thứ ba, hằng năm có nhiều cuộc thi lịch sử được tổ chức như: thi ôlympic lịch sử,
thi học sinh giỏi môn lịch sử các cấp, đã đem lại thành công to lớn, phát hiện nhiềunhân tài cho đất nước Ngoài ra còn có các chương trình truyền hình, sân chơi trí tuệ
Trang 23như: Theo dòng lịch sử, Đường lên đỉnh Ôlympia, Ai là triệu phú, thu hút sự quantâm đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ của bộ môn đã nêu trên, chúng ta cũng phảithừa nhận rằng những kết quả đó vẫn còn thấp so với yêu cầu ngày càng cao của xã hộinhất là trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay.Trong những năm gần đây, dư luận xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng đã dành
sự quan tâm đặc biệt đến chất lượng bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông Hầu hết các ýkiến đều bày tỏ sự bức xúc về sự giảm sú t không ngờ của chất lượng bộ môn nhất làthông qua kết quả kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng Học sinh không nhớ sự kiện lịch
sử hoặc có nhớ thì không chính xác, chưa nói đến việc tự các em nhận xét một sự kiệnlịch sử hay nhân vật lịch sử, Qua một cuộc thi trên truyền hình nhiều người khôngkhỏi bàng hoàng, giật mình khi trường hợp một sinh viên của trường đại học Văn Langlại không biết tên quốc hiệu nước ta thời các Vua Hùng Nhiều bài báo đã nêu lênnhững nhầm lẫn lớn như cho rằng Lý Thường Kiệt là một trong 108 anh hùng LươngSơn Bạc, Nguyễn Thị Minh Khai lãnh đạo cách mạng tháng Tám hay nhiều học sinh đãnhầm lẫn Hai Bà Trưng lãnh đạo khởi nghĩa Hai Bà Trưng là Bà Trưng và Bà Triệu.Nguyên nhân của thực trạng trên có nhiều, có thể nêu lên một số nguyên nhân chủyếu sau:
Giáo viên chưa đánh giá đúng vai trò, vị trí của phương pháp dạy học, do đó chưakhắc phục được những yếu kém trong dạy học, vẫn theo “lối mòn” kinh nghiệm chủnghĩa trong truyền thụ kiến thức
Do quan niệm sai lệch về “môn chính” và “môn phụ” trong giáo dục nên trongcác trường phổ thông chưa chăm lo đúng mức về cải tiến chăm lo phương pháp dạyhọc
Tình trạng “thực dụng” trong học tập của học sinh khá nặng nề thể hiện ở việc
“thi gì học nấy”; bên cạnh tình trạng học thêm dạy thêm tràn lan vô tổ chức, vượtchương trình đối với một số “môn chính” thì nảy sinh suy nghĩ giảm chất lượng củamột số “môn phụ” Trong tình trạng này, không ít người cho rằng việc đổi mới cải tiếnphương pháp dạy học lịch sử (và nhiều môn khác) trở nên không cần thiết miễn sao “nhớ nhiều để ghi lại trong bài làm” là đạt yêu cầu
Trang 24Việc tổ chức thi cử, phương pháp, cách thức ra đề thi, tổ chức bồi dưỡng giáoviên (nặng về nội dung nhẹ về phương pháp dạy học) việc đánh giá kết quả giảng dạycủa giáo viên học tập của học sinh không khuyến khích cách học tập thông minh sángtạo
Như vậy, có thể thấy nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm sút chất lượng dạy vàhọc lịch sử là do sự lạc hậu về phương pháp dạy học nặng về lối dạy học truyền thống
Đó là lối truyền thụ áp đặt, một chiều lấy giáo viên làm trung tâm: “thầy giảng - trònghe, thầy đọc - trò chép”, học sinh ghi nhớ những kiến thức nghe giảng và ghi chép rồitái hiện lại làm cho các em thụ động khi tiếp thu kiến thức, không phát huy được cácnăng lực tư duy, sáng tạo, đào sâu suy nghĩ, kích
thích hứng thú học tập ở các em
Trong quá trình thực hiện đề tài này, để kiểm chứng thực tiễn dạy và học lịch sử ởtrường phổ thông hiện nay, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực tiễn, thăm dò ý kiến củagiáo viên và học sinh tại một số trường THPT ở tỉnh Bắc Giang
Đối với giáo viên, chúng tôi đã có kết quả điều tra cụ thể của 20 giáo
Trang 25Qua tiếp xúc, trao đổi, thăm dò 20 giáo viên sử có tới 15/20 thầy cô cho rằng phầnđông học sinh bây giờ không hứng thú học môn lịch sử cũng như các môn khoa học xãhội khác, đa số các em coi đây là môn học thuộc nên thường học đối phó.
Phần đông các thầy cô đều khẳng định mình còn gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới
phương pháp dạy học để gây hứng thú học tập cho học sinh Điềunày xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân quan trọng là thiếu nhữngphương tiện, nguồn tài liệu hướng dẫn dạy và học theo những phương pháp mới nhằmphát huy tính tích cực của học sinh
Từ những ý kiến trên cho thấy phần lớn giáo viên đã nhận thức được những hạnchế của việc dạy và học bộ môn lịch sử cũng như tính cấp thiết của việc đổi mớiphương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tuy nhiên có đến
viên thuộc một số trường phổ thông như sau:
lời
Tỉ lệ (%)1
Thầy (cô) thấy thái độ học tập lịch sử của học sinh hiện nay như thế nào? a Rất hứng thú
2
Thầy (cô) quan niệm hiệu quả bài học lịch
sử ở trường phổ thông là: a Cung cấp cho học
b Giáo dục, phát triển kỹ năng cho học sinh 1 5%
3
Trong thực tế, phương pháp dạy học chủ đạo
thường được thầy (cô) áp dụng là: a Thuyết trình
b Thuyết trình có sử dụng đồ dùng trực quan 3 15%
Trang 26Chúng tôi đã gửi phiếu điều tra tới 250 học sinh THPT tại tỉnh Bắc Giang và kếtquả thu được như sau:
Số học sinh trảlời
bình dân thành thị
- Chính quyền nhà nước: chuyên chính tư sản 112 45%
3 Vì sao nói cuộc cách mạng Nga
tháng2-1917 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
kiểu mới?
-Mục đích: lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng
và vô sản
-Xu thế phát triển: tiến lên làm cách mạng Xã hội 68 27%
Trang 27Phần kiểm tra kiến thức với câu hỏi: “Em hiểu thế nào là cách mạng tư sản?” thì:121/250 bài (chiếm 48,4%) nêu đúng và đủ khái niệm ; 128/250 bài (chiếm 51,2% quánửa tổng số học sinh) nêu thiếu nội dung của khái niệm là “giai cấp lãnh đạo là giai cấp
tư sản”; 1/250 bài (chiếm 0,4%) sai hoàn toàn kiến thức khi cho rằng: “cách mạng tưsản là cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ phong kiến và xác lập sự thống trị của giaicấp vô sản”
Với câu hỏi: “Vì sao nói cuộc cách mạng Nga tháng 2/1917 là cuộc cách mạngdân chủ tư sản kiểu mới?” thì: 115/250 bài (chiếm 46%) trả lời đúng và đủ nội dung;132/250 bài (chiếm 52,85) trả lời thiếu nội dung “chính quyền mới là chính quyền kép
tư sản và vô sản; động lực cách mạng là công nhân và nông dân”; 3/250 bài (chiếm1,2%) sai hoàn toàn khi xác định nội dung kiến thức “giai cấp lãnh đạo là giai cấp tưsản và xu thế phát triển là tiến lên xây dựng chủ nghĩa tư bản”
Như vậy có thể thấy các em học sinh có hứng thú với bộ môn lịch sử nhưng dophương pháp dạy học của giáo viên chậm đổi mớ i nên đã làm cho các em chán học lịch
sử Các thầy cô chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống làm cho các em rấtthụ động, hạn chế một số kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng thực hành, sử dụng và thiết kế một
số loại đồ dùng trực quan trong học tập, hạn chế khả năng chủ động, sáng tạo của họcsinh và không đạt được
Trang 28CHƯƠNG 2
mục tiêu bộ môn
Từ kết quả điều tra trên chúng tôi rút ra một số kết luận chung sau:
Các trường phổ thông nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có cơ sở vật chất tốt, giáoviên có trình độ cao và kinh nghiệm giảng dạy Phần lớn giáo viên đều băn khoăn, trăntrở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử Thực tiễn giảng dạy bộ môntrong thời gian qua cho thấy nhiều giáo viên đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạyhọc, tìm tòi, áp dụng nhiều biện pháp mới và đạt được hiệu quả nhất định trong day họclịch sử
Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều hạn chế trong giảng dạy và học tập bộ môn cầnkhắc phục: cả giáo viên và học sinh đều chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò, chưa đánhgiá đúng tầm quan trọng của bộ môn trong việc phát triển toàn diện học sinh Nhiềugiáo viên còn nặng về phương pháp giảng dạy truyền thống truyền thụ một chiều làmcho bài giảng không hấp dẫn, học trò chủ yếu lắng nghe, ghi chép nên dẫn đến tìnhtrạng học sinh học tập thụ động, không phát huy được tính tích cực, độc lập của các em
Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên, chúng ta thấy đổi mới phương pháp dạyhọc lịch sử đang là vấn đề đặt ra cấp thiết Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy vàhọc bộ môn, gây hứng thú học tập cho các em, chuyển từ mô hình dạy học “lấy giáoviên làm trung tâm” sang dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” Thời gian qua đã có rấtnhiều biện pháp khác nhau được đưa ra nhằm hiện thực hóa phương châm dạy học “lấyhọc sinh làm trung tâm” trong đó nhấn mạnh tính chủ động, tích cực, sáng tạo của họcsinh trong học tập như: vận dụng trao đổi đàm thoại, phương pháp nghiên cứu học tập
và đặc biệt là dạy học nêu vấn đề Bởi lẽ, dạy học nêu vấn đề là biện pháp hữu hiệu đểphát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh Vận dụng sáng tạo và có hiệu quảphương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong những con đường mới mẻ nhưng rất hiệuquả để đạt được những mục đích trên Vì vậy phương pháp dạy học nêu vấn đề đang làbiện pháp được các nhà giáo dục, các thầy cô đang trực tiếp làm công tác giảng dạy ởtrường phổ thông quan tâm, tiến hành
Trang 29MỤC TIÊU, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858-1918, LỚP 11 THPT VÀ NHỮNG YÊU CẦU
ĐỐI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
2.1 Mục tiêu
Khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ 1858-1918, lớp 11 THPT học sinh cần đạt đượccác mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng và phát triển sau:
- Về giáo dưỡng: giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản sau:
Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược, nguyên nhân, quá
trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất kếtthúc
Nguyên nhân bùng nổ, quá trình phát triển, tính chất, nguyên nhân thất bại và ýnghĩa lịch sử của các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta trong thời kìlịch sử từ 1858-1918
Sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế, cơ cấu xã hội Việt Nam ở đầu thế kỉ XX dướitác động của các chính sách cai trị và các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
Sự xuất hiện của các khuynh hướng cứu nước mới sau khi các phong trào yêunước chống Pháp theo hệ tư tưởng phong kiến bị thất bại
- Về phát triển:
Trang 30Rèn luyện cho các em năng lực nhận thức, trong đó đặc biệt là năng lực tư duythông qua việc sử dụng tài liệu học tập, đồ dùng trực quan, góp phần phát triển ócquan sát, tưởng tượng, trên cơ sở đó rèn luyện cho các em khả năng phân tích, đốichiếu, so sánh, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử góp phần phát triển các thao tác
tư duy cho học sinh
Hình thành ở các em thái độ, kĩ năng học tập, lao động tích cực, chủ động hợp táctrong học tập Đồng thời hình thành năng lực diễn đạt ngôn ngữ, kĩ năng thực hành bộ môn, lòng say mê học hỏi và nghiên cứu khoa học
2.2 Nội dung cơ bản
Đây là thời kì lịch sử phức tạp, có nhiều biến động không chỉ của Việt Nam màcủa nhiều nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á Đây là thời kì khủng hoảngcủa chế độ phong kiến phương Đông và là thời kì phát triển của chủ nghĩa tư bảnphương Tây Đối với lịch sử Việt Nam thời kì này, học sinh cần nắm vững những nộidung cơ bản sau:
Đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam đã rơi vào cuộc khủng hoảng, suy yếu nghiêmtrọng, những chính sách đối nội, đối ngoại của triều Nguyễn đã biến nước ta thànhmiếng mồi béo bở cho các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là đối với tư bản Pháp.Chế độ phong kiến Việt Nam đang đứng trước những thử thách vô cùng lớn lao:một là phải cải cách để đáp ứng yêu cầu lịch sử, thậm chí phải thay thế bằng một triềuđại khác tiến bộ hơn, có khả năng duy tân đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc; hai làkhông cải cách và bị biến thành một nước thuộc địa của tư bản phương Tây Hoặc sẽđược cứu vãn nếu nhà cầm quyền biết mở đường cho xã hội tiến lên, tăng cường lựclượng vật chất và tinh thần của nhân dân đủ khả năng bảo vệ đất nước Điều đó chỉ cóthể thực hiện được bằng cách điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, giải quyết thỏa đángcác mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, giữa quan hệ sản xuất phong kiến với nhữngthành phần kinh tế TBCN mới chớm nở, chấn chỉnh quân đội, cố kết nhân tâm
Nhưng trên thực tế, vương triều Nguyễn trước các yêu cầu bức thiết của xã hội đã
tỏ ra bất lực Sau khi tiến hành cuộc chiến tranh chống phong trào Tây Sơn có sự giúp
đỡ của tư bản phương Tây, nhà Nguyễn đã thi hành chính sách thiển cận, cực đoannhằm bảo vệ quyền lợi giai cấp và dòng họ khiến mâu thuẫn vốn có trong xã hội tiếptục phát triển Sự bùng nổ của hàng loạt cuộc đấu tranh liên tục và quyết liệt của nhândân trong suốt thời kì tồn tại của triều đìn h nhà Nguyễn đã phản ánh mâu thuẫn sâu sắc
Trang 31đó Nhà Nguyễn đã biến việc mất nước ta vào tay thực dân Pháp từ chỗ không tất yếutrở thành tất yếu.
Trong khi các mâu thuẫn xã hội đang diễn ra ngày càng quyết liệt thì liên quânPháp-Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâmlược nước ta Phát huy truyền thống yêu nước từ ngàn xưa, nhân dân Việt Nam đã nhất
tề đứng lên, họ tỏ ra nhạy bén, sáng suốt, biết tạm gác mâu thuẫn giai cấp sang một bên
để đặt lợi ích dân tộc lên cao nhất Nhân dân ta tự động tập hợp thành đội ngũ để chốnggiặc hoặc phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến Nhiều tấm gương chiến đấuquả cảm, hi sinh anh dũng vì nền độc lập của dân tộc như Trương Định, Thiên HộDương, Nguyễn Trung Trực cuộc chiến đấu mang tính nhân dân sâu sắc
Thực dân Pháp đánh Đà Nẵng, Sài Gòn-Gia Định, chiếm ba tỉnh miền Đông rồi
ba tỉnh miền Tây Nam Kì Do nhiều nguyên nhân, các phong trào kháng chiến của nhândân Nam Kì lần lượt thất bại nhưng không phải vì thế mà phong trào yêu nước chốngPháp bị dập tắt mà được tiếp tục duy trì dưới hình thức các “hội kín” để khi có giai cấptiên tiến lãnh đạo sẽ bùng phát trở lại thành phong trào đấu tranh mới
Khi thực dân Pháp mở rộng cuộc xâm lược ra cả nước, nhân dân các địa phương
đã bất chấp thái độ do dự, miễn cưỡng kháng chiến của triều đình Huế đã hăng háichiến đấu, giáng cho địch những đòn đích đáng Triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng
bỏ rơi vai trò lãnh đạo của mình, bắt tay với thực dân Pháp để đàn áp, bóc lột nhân dân.Nhà Nguyễn phải chịu trách nhiêm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dânPháp Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp từ sau các hiệp ước 1883 và1884
Từ năm 1885 phong trào vũ trang chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang mộtthời kì mới dưới ngọn cờ Cần Vương hoặc đấu tranh tự phát Giữa phong trào CầnVương và phong trào tự phát của nhân dân tuy tính chất khác nhau nhưng cả hai loạihình này đều có mục tiêu chung là chống xâm lược, bình định của Pháp và giai cấpphong kiến đầu hàng Với phong trào Cần Vương, học sinh cần nắm được sự ra đời củaphong trào sau sự phản công vào kinh thành Huế của phe chủ chiến trong triều đình thấtbại Phong trào Cần Vương nằm trong phạm trù phong kiến, mục tiêu là đáu tranhnhằm lập lại chế độ phong kiến độc lập nhưng thực chất đây là phong trào yêu nước củanhân dân Nó đóng vai trò như là một chất xúc tác quan trọng làm bùng lên ngọn lửa
Trang 32yêu nước của nhân dân khi chưa có một hệ tư tưởng mới dẫn dắt cuộc đấu tranh đi đếnthắng lợi Để giải thích tính chất, nội dung của phong trào Cần Vương học sinh cầnthấy được vai trò của các sĩ phu phong kiến và sự chuyển biến về tư tưởng của họ Tiêubiểu là Tôn Thất Thuyết, Phạm Bành, Đinh Công Tráng là những tri thức dân tộc,được sống gần gũi với nhân dân, thấy được lòng yêu nước của họ đã tiếp thu những ảnhhưởng tốt đẹp này và hăng hái đứng ra đảm nhận vai trò lãnh đạo đấu tranh Nhưng bịhạn chế do điều kiện giai cấp và thời đại nên phong trào do họ lãnh đạo chỉ bột pháttrong một giai đoạn ngắn và sau đó bị rơi vào tình trạng thiếu chỉ huy thống nhất, hànhđộng đơn lẻ, rời rạc không có điều kiện phát triển thành một phong trào toàn quốc.Phong trào Cần Vương phát triển qua hai giai đoạn: từ 1885 đến 1888 phong tràobùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Bắc và Trung kì Từ 1888-1896 vuaHàm Nghi bị bắt (11/1888) nhưng phong trào vẫn được duy trì và dần quy tụ thànhnhững cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn Nhưng cuối cùngphong trào đã không đủ sức đánh bại thực dân Pháp, phong kiến đầu hàng và cuối cùng
bị tan dã Học sinh cần phải nắm được diễn biến cụ thể, tính chất và ý nghĩa của cáccuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê Sự thất bại của phong trào CầnVương và phong trào yêu nước nói chung đã khẳng định sự khủng hoảng về lãnh đạocủa phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta cuối thế kỉ XIX
Những năm cuối thế kỉ XIX còn có phong trào đấu tranh tự phát của nông dântiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo Phong trào bùng
nổ khi giai cấp phong kiến đã đầu hàng, mất vai trò lịch sử, các văn thân tuy yêu nướcnhưng không còn khả năng kêu gọi thống nhất lực lượng quần chúng
Mặc dù thất bại, phong trào yêu nước của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX vẫn có vaitrò, vị trí to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc vì nền độc lập, tự do của tổquốc, để lại nhiều tấm gương chiến đấu, hi sinh cao cả và bài học kinh nghiệm quý báu.Mục đích cao nhất của thực dân Pháp khi xâm lược là khai thác, bóc lột kinh tế
Vì vậy, sau khi hoàn thành cơ bản về chinh phục và bình định quân sự, thực dân Phápbắt tay ngay vào khai thác và bóc lột nhân dân ta Chương trình khai thác thuộc địa lầnthứ nhất của thực dân Pháp tiến hành từ năm 1897 đến năm 1914 thời Pôn-Đume giữchức Toàn quyền Đông Dương
Trang 33Về chính trị: thực dân Pháp từng bước xây dựng bộ máy hành chính Liên bangĐông Dương (1887) hoàn thiện từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Mục đích của thựcdân Pháp là chia rẽ các dân tộc Đông Dương, xóa tên Việt Nam, Lào và Campuchiatrên bản đồ thế giới.
Dưới đây là sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương:
tận cơ sở, vùng nông thôn với sự câu kết giữa thực dân và quan lại phong kiến
Về kinh tế: nội dung chương trình khai thác tập trung vào ba trọng tâm cs quan hệmật thiết với nhau cùng triển khai Thứ nhất là ráo riết tiến hành bóc lột nhân dân tatrong cả nước bằng các biện pháp thuế má bằng cách giữ lại phương thức bóc lột thờiphong kiến còn có lợi cho chúng, nhất là hai loại thuế: thuế thân và thuế điền được tậndụng và đánh nặng hơn Mặt khác, đặt ra nhiều thứ thuế gián thu, dưới thời phong kiếnchưa hề có, trong đó có ba loại chính là thuế rượu, thuế muối, thuốc phiện
Để tiến hành khai thác tthuộc địa, thực dân Pháp còn bắt nhân dân ta xây dựng cơ
sở hạ tầng, kỹ thuật (đường xá, cầu cống, bến cảng, đường dây điện thoại ) vừa đểvươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân
Thực dân Pháp tiến hành khai thác các nghành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp
và thương nghiệp nhằm thu lợi nhuận tối đa Điều chú ý là học sinh cần thấy rõ bảnchất của thực dân Pháp không phải để “khai hóa” văn minh cho Việt Nam mà suy cho
Hệ thống chính quyền của Pháp được tổ chức khá chặt chẽ từ trung ương tới
Trang 34cùng để thu lợi nhuận tối đa cho chúng mà thôi Tuy nhiên về mặt khách quan chươngtrình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã có tác động làm cho nền kinh tế ViệtNam có nhiều biến đổi Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do đường lối
nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp đem lại Cơ cấu kinh tế Việt Nam trước đây chỉthuần phong kiến nay có sự kết hợp giữa kinh tế tư bản chủ nghĩa với kinh tế phongkiến, tính chất kinh tế chuyển biến sang kinh tế thuộc địa nửa phong kiến
Kết cấu kinh tế thay đổi đã kéo theo sự thay đổi về quan hệ xã hội Xã hội ViệtNam từ đầu thế kỉ XX bị phân hóa: bên cạnh những giai cấp cũ là địa chủ và giai cấpnông dân dần xuất hiện một số giai cấp và tầng lớp mới là giai cấp công nhân và tầnglớp tiểu tư sản Bản thân giai cấp cũ là nông dân và địa chủ cũng có những biến đổinhất định: nông dân ngày càng bị bần cùng hóa trên quy mô rộng lớn, tình trạng bị phásản không lối thoát ngày càng trầm trọng Do được sự dung dưỡng của đế quốc, giaicấp địa chủ (nhất là đại địa chủ) phát triển thêm về số lượng, càng mạnh về kinh tế, thủđoạn bóc lột nông dân tinh vi hơn và trở thành chỗ dựa cho Pháp Về việc ra đời cácgiai cấp và tầng lớp mới học sinh cần chú ya rằng giai cấp công nhân ra đời trước giaicấp tư sản dân tộc Điều này có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn cả về thựctiễn Với những đặc điểm và bản chất của mình, giai cấp công nhân Việt Nam sẽ làngười đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1916) giai cấp công nhânngày càng tăng về số lượng Bên cạnh đó, do phần nào thoát ra khỏi sự kìm hãm vàlũng đoạn của tư bản Pháp bởi (điều kiện chiến tranh) số lượng người Việt tham giakinh doanh, buôn bán đông hơn Số công chức và học sinh cũng tăng lên do sự mở rộngcủa bộ máy chính quyền thực dân nhưng cho đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất giaicấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam vẫn chưa có điều kiện ra đời
Những biến đổi về kinh tế, xã hội Việt Nam đã ảnh hưởng đến phong trào yêunước và cách mạng của nhân dân ta đầu thế kỉ XX Luồng tư tưởng mới - tư tưởng dânchủ tư sản qua con đường Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, dội vào Việt Nam làm chophong trào đấu tranh của nhân dân ta chuyển sang phạm trù và hướng đấu tranh mới -phạm trù tư sản Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh được mở rộng hơn trước,không chỉ có nông dân mà còn cả những tầng lớp và giai cấp mới như công nhân, tư
Trang 35sản, tiểu tư sản thành thị tham gia Vai trò lãnh đạo thuộc về một số sĩ phu yêu nước cónguồn gốc phong kiến, chịu ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản nên đi theo conđường cứu nước mới Hình thức đấu tranh cũng được mở rộng bên cạnh đấu tranh vũtrang còn xuất hiện các hình thức đấu tranh khác như: lập các hội yêu nước, mở trườnghọc, ra sách báo tuyên truyền, phổ biến kiến thức mới biểu tình quần chúng, diễnthuyết, bình văn, bãi công,
Nhìn chung các cuộc đấu tranh diễn ra phức tạp nhiều xu hướng không thuần nhấtthậm chí đối lập nhau nhưng đều có chung mục tiêu đánh đuổi giặc Pháp, khôi phụcđộc lập dân tộc, chỉ khác nhau về cách làm, biện pháp đi tới mục tiêu đó Do mức độtiếp thu tư tưởng mới khác nhau giữa các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX cho nên ở ViệtNam đã xuất nhiện hai xu hướng cứu nước là bạo động và cải cách Hai xu hướng nàykhông có sự đối lập, trái lại còn hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển Hiểu tính chất vàđặc điểm của phong trào yêu nước từ phạm trù phong kiến sang phạm trù dân chủ tưsản như trên cho phép chúng ta đánh giá đúng đắn về Phan Bội Châu và Phan ChâuTrinh Hai ông điều là những nhà yêu nước, có nhiều đóng góp cho phong trào yêunước của dân tộc Hạn chế trong cách nghĩ, việc làm của hai ông là do điều kiện giaicấp và thời đại đem lại
Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra, khi Pháp đang sa lầy ởChâu Âu đã tạo thuận lợi cho phong trào cách mạng của nhân dân ta phát triển lên mộtbước Tiêu biểu là khởi nghĩa Duy Tân ở Huế (1916), khởi nghĩa ở Thái Nguyên(1917) các cuộc bạo động này ít nhiều điều chịu sự chi phối của Việt Nam Quangphục hội do Phan Bội Châu thành lập ở Trung Quốc (1912) chứng tỏ các cuộc đấu tranhnằm trong phạm trù dân chủ tư sản ở Nam kỳ tiêu biểu là phong trào Thiên Địa hội doPhan Phát Sanh tự xưng là hoàng đế đứng đầu Đây là sự bế tắc của phong trào nôngdân vì thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo Tuy nhiên, cuối cùng tất cả các phong trào đấutranh của nhân dân ta thời kỳ này điều thất bại bởi nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là
do thiếu giai cấp lãnh đạo đủ năng lực lãnh đạo, thiếu một tư tưởng đúng đắn soiđường Phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào khủng hoảng sâu sắc về đường lối vàgiai cấp lãnh đạo Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân vàbinh lính bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng Trong lúc
Trang 36phong trào giải phóng dân tộc rơi vào tình trạng bế tắc thì Nguyễn Ái Quốc đã quyếttâm ra đi tìm đường cứu nước mới Con đường cứu nước chân chính đó là con đườnggiải phóng dân tộc gắn với cách mạng vô sản mà trong quá trình bôn ba tìm kiếm,Nguyễn Ái Quốc đã phát hiện ra.
2.3 Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Bước vào thế kỉ XXI, toàn cầu hóa đã trở thành xu thế tất yếu, hòa nhập nhưngkhông hòa tan là mục tiêu của các nước đang phát triển như nước ta Để đáp ứng yêucầu hội nhập, phát triển “nền kinh tế tri thức” đòi hỏi đất nước ta phải có nguồn nhânlực có trình độ cao “có tay nghề, năng động, sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạođức, chí vươn lên, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng được yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [19, 11] Trọng trách to lớn và nặng nề đó đượcđặt lên vai nghành Giáo dục và Đào tạo
Hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó đòi hỏi nghành Giáo dục nước ta phải đổi mới.Đổi mới toàn diện cả mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp dạy học theophương châm: phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
Tình hình giáo dục trong những năm qua thực chất chúng ta mới chỉ dạy chữ vớicách dạy có phần “nhồi nhét” gây nên sự căng thẳng cho người học mà chưa làm tốtviệc dạy người và dạy nghề Vì vậy, kĩ năng thực hành, thể lực của đa số học sinh cònyếu, phương pháp dạy học còn lạc hậu của những năm 70 theo kiểu độc thoại “thầy đọctrò ghi” và học thuộc lòng là chủ yếu, thiếu sự hướng dẫn cách tự học để tạo ra sự say
mê, sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập Bên cạnh đó, phương pháp học tậpcủa học sinh cũng hết sức bị động, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo và vẫnmang tính chất “học vẹt” Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượngdạy học lịch sử là yêu cầu cấp thiết hiện nay
Các tài liệu, văn kiện của Đảng và Chính Phủ đã xác định việc đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng “khuyến khích tự học” áp dụng những phương pháp giáo dụchiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn
đề Nghị quyết Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ hai khóa VIII đã chỉ rõ: “đổimới phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyệnthành nếp tư duy sáng tạo của người học từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến