1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

mot so van de thao luan mon tu tuong ho chi minh lop trung cap ly luan chinh tri hanh chinh

22 680 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 158,5 KB

Nội dung

Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết: Theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết là một hệ thống các luận điểm về vị trí, vai trò, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng cách mạng, nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của dân tộc, của quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Nguyên tắc Đại đoàn kết: Dù cách mạng Việt Nam trải qua những thời kỳ lịch sử khác nhau, song chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh luôn được xây dựng, hoàn thiện và tuân theo những nguyên tắc nhất quán sau.

Trang 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ THẢO LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

Vấn đề: Nguyên tắc đại đoàn kết

Gợi ý trả lời:

Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết: Theo Hồ Chí Minh đại

đoàn kết là một hệ thống các luận điểm về vị trí, vai trò, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng cách mạng, nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của dân tộc, của quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Nguyên tắc Đại đoàn kết: Dù cách mạng Việt Nam trải qua những thời kỳ lịch

sử khác nhau, song chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh luôn được xâydựng, hoàn thiện và tuân theo những nguyên tắc nhất quán sau

1- Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm những lợi ích của quốc gia, dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong xã hội.

Trong mỗi quốc gia dân tộc bao giờ cũng tồn tại những tầng lớp, giai cấp khácnhau Mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp lại có lợi ích khác nhau nhưng tất cả các lợi ích khácnhau đó đều có một điểm chung là lợi ích dân tộc Quyền lợi của các tầng lớp, giai cấp

có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào dân tộc đó có được độc lập tự do, cóđoàn kết hay không và việc nhận thức, giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích đó nhưthế nào

Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh là tìm kiếm, trân trọng và pháthuy những yếu tố tương đồng, thu hẹp đến mức thấp nhất những yếu tố khác biệt, mâuthuẫn và Người bao giờ cũng tìm ra những yếu tố của đoàn kết dân tộc thay cho sự đàosâu tách biệt, thực hiện sự quy tụ thay cho việc loại trừ những yếu tố khác nhau về lợiích

Theo Hồ Chí Minh, lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập, chủ quyền và toàn vẹnlãnh thổ, là bình đẳng, dân chủ, tự do Lợi ích tối cao này là ngọn cờ đoàn kết, là sứcmạnh dân tộc và là nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam Đó cũng lànguyên tắc bất biến trong tư tưởng Hồ Chí Minh để Người tìm ra những phương pháp

để thực hiện nguyên tắc đó trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của mình

2- Tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân

Đây là nguyên tắc xuất phát từ tư tưởng lấy dân làm gốc của ông cha ta đượcNgười kế thừa và nâng lên một bước trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa mác-Leenin,cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử

Tin vào dân, dựa vào dân và lấy dân làm gốc có nghĩa là phải tin tưởng vữngchắc vào sức mạnh to lớn và năng lực sáng tạo của nhân dân, phải đánh giá đúng vaitrò của lực lượng nhân dân Người viết: “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khókhăn mấy cũng làm được Không có thì việc gì làm cũng không xong Dân chúng biết

Trang 2

giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tàigiỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”.

3- Đại đoàn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo; đoàn kết lâu dài, chặt chẽ

Theo Hồ Chí Minh, có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh của cách mạng Muốnđoàn kết thì trước hết phải có Đảng cách mạng để trong thì vận động, tổ chức dânchúng, ngoài thì liên minh với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản ở mọi nơi Nhưvậy, để đoàn kết và lãnh đạo cách mạng, điều kiện tiên quyết là phải có một Đảng cáchmạng với tính cách là Bộ tham mưu, là hạt nhân để tập hợp quần chúng trong nước và

tổ chức, giữ mối liên hệ với bè bạn ở ngoài nước Đảng cách mạng muốn thống nhất

về chính trị và tư tưởng, đảm bảo được vai trò đó, thì phải giữ vững bản chất của giaicấp công nhân, phải được vũ trang bằng chủ nghĩa chân chính, khoa học và cách mạngnhất là chủ nghĩa Mác – Lênin: ”Để làm trọn trách nhiệm người lãnh đạo cách mạng,Đảng ta phải dựa vào giai cấp công nhân, lấy liên minh công nông làm nền tảng vữngchắc để đoàn kết các tầng lớp khác trong nhân dân Có như thế mới phát triển và củng

cố được lực lượng cách mạng và đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng”

Đại đoàn kết một cách tự giác là một tập hợp bền vững của các lực lượng xã hội

có định hướng, tổ chức và có lãnh đạo Đây là sự khác biệt mang tính nguyên tắc của

tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược đại đoàn kết dân tộc với tư tưởng đoàn kết, tậphợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và một số lãnh tụ cách mạngtrong khu vực và trên thế giới Đi vào quần chúng, thức tỉnh quần chúng, đoàn kếtquần chúng vào cuộc đấu tranh tự giải phóng mình là mục tiêu nhất quán của Hồ ChíMinh

4- Đại đoàn kết chân thành, thân ái, thẳng thắn theo nguyên tắc tự phê bình, phê bình

Giữa các bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc, bên cạnh những điểm tươngđồng còn có những điểm khác nhau cần phải giải quyết theo con đường đối thoại, bànbạc để đi đến sự nhất trí; bên cạnh những nhân tố tích cực vẫn có những tiêu cực cầnphải khắc phục Để giải quyết vấn đề này, một mặt Hồ Chí Minh nhấn mạnh phươngchâm “cầu đồng tồn dị”; mặt khác, Người nêu rõ: Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấutranh để tăng cường đoàn kết và căn dặn mọi người phải ngăn ngừa tình trạng đoàn kếtxuôi chiều, nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình để biểu dương mặt tốt, khắc phụcnhững mặt chưa tốt, củng cố đoàn kết: “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhấttrí và lập trường cũng phải nhất trí Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấutranh, học hỏi những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bìnhtrên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”

Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển, Đảng ta và Mặt trận dân tộcthống nhất luôn đấu tranh chống khuynh hướng hẹp hòi, một chiều, chống coi nhẹ việctranh thủ tất cả những lực lượng có thể tranh thủ được; đồng thời chống khuynh huớngđoàn kết mà không có đấu tranh đúng mức trong khối đại đoàn kết dân tộc “Chúng talàm cách mạng nhằm mục đích cải tạo thế giới, cải tạo xã hội Muốn cải tạo thế giới vàcải tạo xã hội thì trước hết phải tự cải tạo bản thân chúng ta”

Trang 3

Liên hệ thực tiễn (tự liên hệ) Khái quát tình hình, Thực trạng (ưu, khuyết điểm

nguyên nhân), giải pháp, đề xuất)

VẤN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP ĐẠI ĐOÀN KẾT

Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng

về nhiều mặt Trong đó tư tưởng về đại đoàn kết là một trong những tư tưởng có giá trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc Đấy là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.Trong

hệ thống tư tưởng ấy, đặc sắc nhất là cách thức, phương pháp mà Người thực hiện để vận động, tập hợp, quy tụ, đoàn kết mọi người.

Theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết là một hệ thống các luận điểm về vị trí, vai trò, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tập hợp, tổ chức lực lượng cách mạng, nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của dân tộc, của quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Phương pháp đại đoàn kết theo Hồ Chí Minh:

-Phương pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục.

Tuyên truyền, vận động, giáo dục thuyết phục nhằm thức tỉnh mọi người, để họ tựnguyện, tự giác tham gia vào một tổ chức đoàn thể trong Mặt trận

Theo Hồ Chí Minh, nội dung tuyên truyền phái vừa đáp ứng những nguyện vọng,quyền lợi cơ bản của mỗi dân tộc, mỗi giai cấp, vừa đáp ứng yêu cầu của thực tiễncách mạng Tùy theo hoàn cảnh và yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn cách mạng,Đảng đề ra những mục tiêu chiến lược phản ánh đúng những đòi hỏi cấp bách của lịch

sử, những khát vọng cháy bỏng của nhân dân.Đồng thời, Đảng còn phải đề ra nộidung tuyên truyền, vận động sát hợp với từng đối tượng, từng cộng đồng xã hội

Trước cách mạng tháng tám năm 1945, Người nêu cao mục tiêu chiến lược: ‘’Độc lập dân tộc, người cày có ruộng’’ Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Người chỉ rõ mụctiêu chiến lược của thời kỳ này là : Độc lập hoàn toàn cho dân tộc, thống nhất trọn vẹn cho đất nước; Người khảng định ‘’Không có gì quý hơn độc lập tự do’’.

Hồ Chí Minh cho rằng, hiệu quả của phương pháp tuyên truyền còn tày thuộc vàoviệc sử dụng các hình thức tuyên truyền, vận động phù họp Người yêu cầu: Viết phảingắn gọn, dễ hiểu, vừa trí thức, vừa bình dân, vừa sâu sắc, vừa giản dị; phải bằng ngônngữ thông thường gần gũivới mọi người dân Việt Nam Nói để ai cũng hiếu được,hiểu được thì nhớ được, nhớ được thì làm được Muốn quần chúng tin theo, người cán

bộ tuyên truyền phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, phải đi sâu, đi sátđồng bào, hiểu được hoàn cảnh và nguyện vọng của đồng bào; phải là một tấm gương,một mẫu mực từ lời nói đến việc làm, có sức lôi cuốn, thu phục quần chúng

- Phương pháp tổ chức.

Muốn xây dựng, củng cố đại đoàn kết, theo Hồ Chí Minh cần phải có phươngpháp tổ chức khoa học Đó là phương pháp xây dựng, củng cố, phát ừiển hệ thốngchính trị, bao gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân

Trang 4

Là hạt nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải đề rađược đường lối đại đoàn kết đúng đắn; Đảng phải đoàn kết, thống nhất cả trong tưtưởng lẫn hành động, từ trên xuống dưới; Đảng phải là một tổ chức chặt chẽ, có kỷluật, tự giác; đảng viên là người đày tớ thật trung thành của nhân dân, phải giữ gìn sựđoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Để Nhà nước đề ra chính sách thực hiện đại đoàn kết đáp ứng nguyện vọng củanhân dân và phù hợp với thực tiễn, Hồ Chí Minhyêu cầu: Phải xây dựng Nhà nướcthật sự là của dân, do dân, vì dân; phải không ngừng cải cách bộ máy hành chính vàhoàn thiện hệ thống pháp luật Cán bộ công chức nhà nước phải tận tụy, trung thànhphục vụ nhân dân, phải là “công bộc của dân”

Là cái vỏ vật chất của khối đại đoàn kết, là sợi dây gắn kết Đảng với dân, Hồ ChíMinh yêu cầu Mặt trận và các đoàn thể nhân dân: Cương lĩnh đề ra phải thiết thực,ngắn gọn, rõ ràng; hình thức tổ chức phải phong phú, đa dạng, phù hợp với trình độnhận thức của quần chúng; cán bộ phải óc nghĩ, chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói,tay làm; phải làm tốt công tác dân vận

-Phương pháp xử lý và giải quyết các mối quan hệ.

Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh chính là phương pháp xử lý khoa học mốitương quan ba chiều giữa: Cách mạng - trung gian - phản cách mạng, nhằm mở rộngđến mức cao nhất trận tuyến cách mạng và thu hẹp đến mức thấp nhất trận tuyến thùđịch

Đối với lực lượng cách mạng: Khai-thác, phát huy những điểm thống nhất, tươngđồng, hạn chế, khắc phục, tiến tới xóa bỏ dần những khác biệt về mục tiêu, lợi ích Sựđoàn kết, thống nhất của lực lượng cách mạng là điều kiện tiên quyết giúp cho cáchmạng thành công

Đối với lực lượng trung gian : Xóa bỏ mọi thành kiến, mặt cảm, khơi gợi, cổ vũ ýthức dân tộc, tinh thần yêu nước; chân thành hợp tác, trọng dụng những người có tài ,

có đức giúp dân, giúp nước

VẤN ĐỀ: Phân tích chữ kiệm theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Mở bài

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức cáchmạng Suốt cuộc đời, Người đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục, rèn luyện đạo đứccách mạng cho cán bộ, đảng viên Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và làsức mạnh, là nhân cách của người cán bộ, đảng viên Người coi đó là cái gốc của cây,ngọn, nguồn của sông nước Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư được xem là 8 chữvàng mà Bác yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phấn đấu thựchiện thật tốt để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân Kiệm là một phẩm chất của đạođức cách mạng Kiệm có vai trò quan trọng hình thành nên đạo đức của người cán bộ,đặc biệt trong điều kiện đất nước đang trong thời kỳ khắc phục và xây dựng đất nước

Thân bài

Theo Hồ Chí Minh, Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, khôngbừa bãi Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổquốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng Tiết kiệm là tích cực “Tiết

Trang 5

kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc Trái lại, tiết kiệmcốt để giúp vào tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mứcsống của bộ đội, cán bộ và nhân dân Nói theo lối khoa học, thì tiết kiệm là tích cực,chứ không phải là tiêu cực”.

Hồ Chí minh đã chỉ ra ba nội dung cơ bản của việc tiết kiệm:

Thứ nhất, Tiết kiệm sức lao động Tức là phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải

nâng cao năng suất lao động

Tổ chức sắp xếp cho khéo là có chương trình, kế hoạch rõ ràng, cụ thể; làm việcchu đáo là phải hết sức cẩn thận, đầy đủ, tỷ mỷ Hai mặt đó có liên quan chặt chẽ vớinhau, làm tiền đề và bổ sung cho nhau để đem lại hiệu quả cao nhất cho công việc.Bên cạnh đó phải biết tăng năng suất lao động, người cán bộ cần phải có trí tuệ, nhạybén giải quyết vấn đề nhanh chóng

Đầu năm 1941, Bác Hồ về căn cứ địa Cao Bằng để trực tiếp lãnh đạo phongtrào cách mạng Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu Công tác huấnluyện cán bộ càng trở nên cấp bách Nhiều học trò của Bác đã trưởng thành và đượcNgười giao mở các lớp huấn luyện cán bộ cho phong trào Chương trình và kế hoạchcác lớp huấn luyện được Người chỉ ra thật ngắn gọn nhưng rất khoa học và chu đáo:Một là, huấn luyện cho ai? Hai là, huấn luyện những gì? Ba là, huấn luyện bao lâu?Bốn là, huấn luyện ở đâu? Năm là, lấy gì ăn mà huấn luyện?

Ngày 3-9-1945, Người chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời Phá

bỏ những nghi thức thông thường, Người đi ngay vào nội dung cuộc họp, nêu rõ sáucông việc cấp bách phải làm Tất cả mọi vấn đề được Bác nêu ra chỉ trong 30 phút.Những khó khăn chồng chất, phức tạp của chế độ thực dân phong kiến để lại suốt támmươi năm, những vấn đề sinh tử, cấp bách của dân tộc đã được Bác nêu ra một cáchngắn gọn, rõ ràng cùng với những phương hướng, đôi lúc cả những biện pháp để giảiquyết

Thứ hai, Tiết kiệm thời giờ Bác nói: “Thời giờ tức là tiền bạc” Tiết kiệm thời

giờ của mình và tiết kiệm thời giờ của người khác

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyệncán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: "Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu,bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến Tôi khuyên anh em phải làm việccho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm"

Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bácsai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được Bácbảo: Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi baonhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đãkhông giành được chủ động

Thứ ba, Tiết kiệm tiền của Phải tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân

và của chính mình Việc này liên quan tới tiết kiệm sức người, tiết kiệm thời giờ Bác

là Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn mang đôi dép cao su, mặc chiếc áo Kaki, thích ở Nhàsàn…

Theo Hồ Chí Minh, Kiệm còn là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.tức là không tiêu tốn nhiều tiền của mà không thật cần thiết hoặc chưa cần thiết Phảibiết sắp xếp thời gian, công việc khoa học Do đó Theo HCM phòng, chống tính xa xỉ,hoang phí, bừa bài là làm cách mạng là dân chủ và giúp chúng ta hoàn thành đầy đủ kếhoạch

Trang 6

Liên hệ thực tiễn

Hậu Giang là tỉnh thuần nông, được thành lập từ năm 2004 Sau hơn 10 nămhình thành và phát triển, Tỉnh đã đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận trong tất cả cáclĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục…Riêng ngành giáo dục hiện nay cóhơn 338 trường từ cấp học mầm non dến THPT, 1 trường đại học, 1 trường cao đẳng,

1 trường TCCN và 2 trường TC nghề; giáo viên đạt chuẩn các cấp trê 98%, 100% cán

bộ quản lý được học các lớp QLGD và lý luận chính trị

Thành tựu

Trong công tác thực hành tiết kiệm toàn ngành giáo dục đã và đang có nhiềuchính sách, chủ trương phù hợp với thực tiễn như tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốcgia để lấy kết quả xét tuyển đại học tiết kiệm được nhiều tiền của của nhân dân, nhànước; tiết kiệm được thời gian, công sức của học sinh, phụ huynh và cán bộ, giáo viêntoàn ngành; chương trình cải cách giáo dục

Cán bộ, viên chức chấp hành nghiêm giờ giấc làm việc ngày 8 giờ là tiết kiệmthời gian, không lãng phí tiền lương theo chỉ thị của tỉnh

Việc học tập, nâng cao trình độ của cán bộ, viên chức được tăng cường, cónhiều giải pháp, sáng kiến phục vụ tốt trong công tác quản lý, đặc biệt là CNTT Gópphần tăng năng suất làm việc, quản lý chặt chẽ, khoa học

Hạn chế

Bên cạnh những thành tự đạt được, vẫn còn những hạn chế như: việc lãng phícủa công nói chung, những công trình xây dựng hàng tỷ đồng không đựoc sử dụnghoặc khai thác hiệu quả

Riêng ngành giáo dục, việc lãng phí trong xây dựng trường không có học sinh,những công trình trường học xây dựng chất lượng không đúng với số tiền đầu tư, dẫn

đến khi đưa vào sử dụng không lâu đã bị xuống cấp, hư hỏng; Lãng phí trong đào tạo

nghề nghiệp, nhiều sinh viên đại học, thạc sĩ tốt nghiệp ( theo số liệu mới nhất đựoccông bố khoảng 180000 nghìn thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp)

Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, dự án đầu tư không hiệu quả lãng phí côngsức, thời gian và cả tiền của; Một số cán, bộ viên chức lãng phí thời gian trong giờ làmviệc

Giải pháp khắc phục

Hiểu thấu tư tưởng Hồ Chí Minh về chữ Kiệm Mỗi cán bộ, đảng viên tiếp tụcđẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thựchiên Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI

Tự giác tu dưỡng, rèn luyện Đây là con đường quan trọng hình thành và pháttriển, hoàn thiện nhân cách của cán bộ, đảng viên Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra conđường cơ bản cho người cán bộ, đảng viên tự vươn lên hoàn thiện mình là phải họctập, rèn luyện bền bỉ suốt đời

Bằng hoạt động thực tiễn Đối với mỗi cán bộ, đảng viên thì việc tu dưỡng rènluyện phải được thực hiện bằng hoạt động thực tiễn của bản thân, mỗi cá nhân cầnthực hành tiết kiệm trong chi tiêu, không lãng phí thời gian công tác, tăng cường năngcao năng suất lao động

Tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân tự giác thực hành tiết kiệm

Kết luận

Trang 7

Vấn đề : Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Gợi ý trả lời:

Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấn đấu củaNgười là một, đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm saocho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng

có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Đó cũng chính là mục tiêu tổng quát theocách diễn đạt của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Trong phương thức tiếp cận chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh có nhiều định nghĩakhác nhau: Định nghĩa chủ nghĩa xã hội như một chế độ xã hội hoàn chỉnh đối lập vớichế độ tư bản chủ nghĩa; Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách chỉ ra các mặt riêngbiệt của nó (về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, quan hệ quốc tế…); Định nghĩa chủnghĩa xã hội bằng cách nêu bật mục tiêu (tổng quát và cụ thể) của nó, v.v Trong cáccách tiếp cận đó, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.Bởi lẽ, theo Người, mục tiêu là sự thể hiện cô đọng nhất các bản chất đặc trưng, tính

ưu việt vốn hàm chứa trong chế độ xã hội tương lai mà chúng ta xây dựng, cụ thể:

1 Về đặc trưng bản chất cũa chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao , dựa trên lực lượng sản xuấthiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nângcao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân , trước hết là nhân dân lao động

Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân lao động làm chủ Nhà nước phảiphát huy quyền làm chủ của nhân dân đế huy động được tính tích cực và sáng tạo củanhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội là công tr ình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng, dưới sự lãnh đạo của Đảng

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đóngười với người là bạn bè, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi ápbức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để pháttriển hết khả năng sẵn có của mình

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm íthưởng ít, không làm thì không hưởng, các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp

đỡ để tiến kịp miền xuôi Hòa bình, hữu nghị với các dân tộc trên thế giới

2 Về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chính là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội sau khiđược nhận thức để đạt tới trong quá trình xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội.Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là:

- Về chế độ chính trị: Xây dựng chế độ do nhân dân là chủ và làm chủ Nhân

dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản

Trang 8

- Về kinh tế: Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông

nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, được tạo lập trên cơ sở sở hữu côngcộng về tư liệu sản xuất Nhưng ở thời kỳ quá độ vẫn tồn tại nhiều hình thức sở hữu

Từ nông nghiệp đi lên chủ nghĩa xã hội thì tất yếu phải thực hiện công nghiệp hóa

- Về văn hóa: Phát triển văn hóa là mục tiêu quan trọng của chủ nghĩa xã hội,

thậm chí cần đi trước để dọn đường cho cách mạng công nghiệp Bởi vậy, cán bộ phải

có văn hóa làm gốc, công nhân và nông dân phải biết văn hóa

- Về quan hệ xã hợi: Xây dựng cho được môi quan hệ tôt đẹp giữa người với

người Hồ Chí Minh căn dặn: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có

những con người xã hội chủ nghĩa” Thực hiện công bằng xã hội là tạo ra động lực

cho chủ nghĩa xã hội Và, để tạo động lực cho chủ nghĩa xã hội, còn cần phải sử dụngvai trò điều chỉnh của các nhân tố về chính trị, văn hóa, đạo đức, pháp luật

3 Chủ nghĩa xã hội tạo cơ sở củng cố, giữ vững độc lập dân tộc

Chủ nghĩa xã hội với những ưu việt nội tại ừên tất cả các lĩnh vực tạo ra cơ sởbảo đảm chắc chắn và bền vững nhất cho độc lập thật sự và phát triển dân tộc Những

cơ sở đó là: Chủ nghĩa xã hội sẽ xóa bỏ nguyên nhân kinh tế sâu xa của tình trạngngười bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuấtsinh ra Tạo ra cơ sở cơ bản này, chủ nghĩa xã hội sẽ triệt để giải phóng con người,phát triển lực lượng sản xuất, tạo bước phát triển chưa từng có cho dân tộc

Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, chủ nghĩa xã hội là thực hiện cách mạng về kinh tế,văn hóa, khoa học và kỹ thuật Ket quả của cuộc cách mạng này là tạo ra cơ sở vậtchất kỹ thuật cao, văn hóa phát triển của chủ nghĩa xã hội Ket quả này là một cơ sở -một nhân tố cơ bản để thực hiện củng cố, giữ vững độc lập và phát triển dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy, bản chất của chủ nghĩa xã hội là xây dựngmột xã hội dân chủ xã hội chủ nghĩa Theo Người, đây là chiếc chìa khóa vạn năng đểnhân dân Việt Nam xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa với sức mạnh kỳdiệu của nhân dân là chủ và biết làm chủ xã hội Sức mạnh kỳ diệu này là cơ sở đểnhân dân Việt Nam củng cố, giữ vững độc lập dân tộc, biết cách tự bảo vệ và pháttriển

4 Liên hệ thực tế phải đảm bảo các nội dung sau:

- Đánh giá khái quát tình hình

- Thực trạng (ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân) – liên hệ phần có gạch dưới

- Giải pháp

Trang 9

Vấn đề: Phân tích chữ “Kiệm” trong phẩm chất đạo đức của cán bộ theo

tư tưởng Hồ Chí Minh

Gợi ý trả lời:

Kiệm là thế nào?

Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi

Theo Hồ Chí Minh Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa

bãi Tiết kiệm không phải là bủn xỉn Khi không nên tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng

xu cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm có lợi cho đồng bào, cho tổ quốc thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng.

Vì sao phải tiết kiệm

- Để phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc

- Để tăng thêm tiền vốn xây dựng đất nước Điều này càng quan trọng khi nước

ta là nước dân chủ nhân dân, không thể tích lũy vốn theo kiểu thực dân, đế quốc bằngcách cướp bóc thuộc địa, bóc lột công nhân, nông dân, vay nợ nước ngoài

- Để nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, hậu quả của

80 năm đô hộ, vơ vét của đế quốc Pháp rồi đến phát xít Nhật

Nội dung tiết kiệm: Hồ Chí Minh đã chỉ ra 3 nội dung cơ bản đó là:

+ Tiết kiệm sức lao động Tức là phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng caonăng suất lao động, “1 người làm bằng 2, 3 người”;

+ Tiết kiệm thời giờ Bác nói: “Thời giờ tức là tiền bạc”; “Một tấc bóng là mộtthước vàng” Tiết kiệm thời giờ của mình và tiết kiệm thời giờ của người khác; Muốntiết kiệm thời gian, bất kỳ việc gì, nghề cũng phải chăm chỉ, làm nhanh, không nênchần chừ

+ Tiết kiệm tiền của Phải tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân và củachính mình Việc này liên quan tới tiết kiệm sức người, tiết kiệm thời giờ… Khi khôngnên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc ích lợicho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng.Như thế mới đúng là kiệm

Mối quan hệ cần và kiệm:

Cần với kiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người

Cần mà không kiệm, “thì làm chừng nào xào chừng ấy” Cũng như một cái

thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoànkhông

Trang 10

Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển được Mà vật gì đã

không tiến tức phải thoái Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổthêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt

Khổng Tử nói: “Người sản xuất nhiều, người tiêu xài ít Làm ra mau, dùng đichậm thì của cải luôn luôn đầy đủ”

Ai cần phải tiết kiệm

- Tất cả mọi người đều phải tiết kiệm Trước hết là các cơ quan, bộ đội, các xínghiệp

- Nội dung tiết kiệm phải cụ thể, thiết thực ngay trong vị trí công tác của mình

Bộ đội, chiến sĩ thì tiết kiệm đạn, quân nhu, chiến lợi phẩm ; cán bộ cơ quan hànhchính thì tiết kiệm thời gian, giấy, mực ; cán bộ tư pháp tiết kiệm thời giờ cho dân khitriển khai nhanh công việc

Ý nghĩa của tiết kiệm: là biện pháp chống tham ô, lãng phí, quan liêu hiệu quả

nhất, vì tham ô, lãng phí, quan liêu là cái xấu xa của chế độ cũ cần phải loại bỏ, theoBác, chúng ta làm cách mạng là để tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến, xây dựngdân chủ mới Đó là một xã hội tự do, bình đẳng, một xã hội cần, kiệm, liêm, chính.Cho nên phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ, để chống tham ô, lãngphí, quan liêu

Liên hệ thực tế (phải đảm bảo các nội dung: Khái quát tình hình, Thực trạng

(ưu, khuyết điểm nguyên nhân), giải pháp, đề xuất) Lưu ý phải liên hệ ở cả 2 nội dungtiết kiệm trong đời thường và tiết kiệm trong công việc

VẤN ĐỀ : NHÀ NƯỚC VÌ DÂN

Kế thừa giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa của

Trang 11

nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mac – Lênin, thông qua hoạt động trí tuệ và thực tiễn.Chủ tịch Hồ Chí minh đã xác định cách mạng VN tiến lên CNXH là tất yếu kháchquan, phù hợp với sự phát triển của lịch sử Đồng thời, xây dựng một kiểu Nhà nướcphù hợp với thực tế Việt Nam – Nhà nước dân chủ nhân dân Một Nhà nước của dân –

do dân - vì dân Trong đó, Nội dung vì dân có là mục đích quan trọng mà Đảng vàNhà nước ta hướng tới

Khái niệm Nhà nước Cộng hòa XHCN:

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước dân chủ nhân dân là nhà nước phục vụnhân dân, đem lại lợi ích cho dân Mọi hoạt động của chính quyền phải nhằm mục tiêumang lại quyền lợi cho nhân dân và lấy con người là mục tiêu phấn đấu lâu dài như

Hồ Chủ tịch từng nêu rõ trách nhiệm của nhà nước trước hết là nhằm thỏa mãn cácnhu cầu thiết yểu nhất của nhân dân, cụ thể là:

“Làm cho dân có ăn

Nhà nước vì dân, điều này phải hiểu là nhà nước tồn tại và hoạt động vì quyềnlợi của toàn thể nhân dân lao động, chứ không vì quyền lợi của một nhóm người haymột tập đoàn xã hội nào đó như Nhà nước ở các chế độ xã hội khác

Một nhà nước đặt lợi ích của dân lên trên hết, nhà nước đó phải có đường lối,chủ trương và các chính sách đều phục vụ lợi ích của dân

Công việc gì của nhà nước mà có lợi cho dân là phải làm ngay, việc có hại thì

phải tránh Năm 1945, Người từng viết thư Gửi Úy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện

và làng để dặn dò:

“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm

Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”2

Bên cạnh đem lại lợi ích cho dân, chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, nhànước phải biết kết hợp, điều chỉnh các loại lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầnglớp xã hội, các bộ phận dân cư để luôn được mọi người dân ủng hộ, xây dựng Và điềuđặc biệt quan trọng là để phục vụ tốt nhân dân, thì bộ máy nhà nước phải thật sự liêm

khiết, trong sạch, tránh quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, V.V

Bản chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh đượcĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng

Cộng sản Việt Nam xác định rất rõ: “Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mậtthiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe

ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểmsoát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạmquyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêmtrị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”1

Nhà nước là đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chứcthực hiện đường lối chính trị của Đảng Mọi đường lối, chính sách của Đảng và phápluật của Nhà nước đều phải phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân Nhân dân khôngchỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

1

Ngày đăng: 04/06/2018, 15:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w