1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THÁI độ SINH VIÊN KHÓA 10 KHOA KT QTKD về THƯ VIỆN TRƯỜNG đh AN GIANG

35 379 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 565,5 KB

Nội dung

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KT- QTKD CAO THỊ NGỌC NGA THÁI ĐỘ SINH VIÊN KHÓA 10 KHOA KT- QTKD VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐH AN GIANG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Chuyên đề năm 3 Long xuyên, tháng 5 năm 2010 NHOÙM :3NHOÙM :3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KT- QTKD Chuyên đề năm 3 THÁI ĐỘ SINH VIÊN KHÓA 10 KHOA KT- QTKD VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐH AN GIANG Sinh viên thực hiện: CAO THỊ NGỌC NGA Lớp: DH8TC MSSV: DTC073511 Giáo viên hướng dẫn: LÊ THỊ THIÊN HƯƠNG Long xuyên, tháng 5 năm 2010 NHOÙM :3NHOÙM :3 Tóm tắt Đối với bất kỳ một dịch nào người ta đều quan tâm đến thái độ của người sử dụng nó. Thư viện cũng vậy cũng là nơi cung cấp dịch vụ và đối tượng ở đây chủ yếu là sinh viên. Do vậy chúng ta nên biết thái độ của sinh viên đối với thư viện trường ra sao? Để có hướng phục vụ tốt hơn. Và cái tôi nghiên cứu ở đây là thái độ của sinh viên khóa 10 khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh đối với thư viện như thế nào? Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là biết được thái độ của sinh viên phản ứng như thế nào về thư viện của trường (qua mô tả thái độ của sinh viên) và xem có mối tương quan giữa học lực, nơi ở, giới tính, chuyên ngành với số lần đến thư viện không? Từ đó, có những khuyến nghị để thư viện hoạt động đạt hiệu quả tốt hơn. Phương pháp nghiên cứu gồm: nghiên cứu sơ bộ bằng cách vào thư viện tìm hiểu,thông qua những cuộc trò chuyên phát hiện các vấn đề có liên quan đến đề tài; nghiên cứu thăm bằng cách phỏng vấn thử 3 đáp viên để chỉnh sửa bảng câu hỏi; nghiên cứu chính thức nhằm thu thập thông tin qua bảng câu hỏi hoàn chỉnh, với cỡ mẫu 50 theo phương pháp hạn mức. Số liệu thu thập được xử lý qua phần mềm Excel,SPSS. Kết quả ngiên cứu:Đối với thành phần nhận thức: đa số nhận thức được tầm quan trọng của thư viện. Tuy nhiên kèm theo đó là tính bất tiện ở thư viện mà đa phần các bạn cho là như vậy như là đến thư viện phải đồng phục, và đa phần chưa xem thư viện là nguồn kiến thức chính của mình.Đối với thành phần tình cảm: đa phần chưa có cái nhìn thiện cảm về thư viện cảm thấy xa lạ và ngại ngùng khi đến thư viện. Và đã có một số bạn sinh viên không dám đến thư viện vì ngại và sợ khi đến thư viện. Đối với thành phần xu hướng hành vi: các bạn sẽ tiếp tục đến thư viện nhưng hiện tại các bạn đến với thư viện còn rất ít. Và kết quả nghiên cứu cho thấy giới tính, nơi ở, chuyên ngành không liên quan gì đến số lần đến thư viện và học lực thì không phải đến thư viện nhiều là học giỏi. Cho nên hiện tại thư viện vẫn chưa cần thiết lắm đối với sinh viên. A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. Lý do chọn đề tài: Đối với bất kỳ một sản phẩm hay dịch vụ khi cung ứng ra thị trường. Người ta đều quan tâm đến thái độ của người sử dụng nó phản ứng như thế nào có hài lòng hay không? Và ở mức độ nào? Để từ đó có hướng khắc phục những hạn chế và để phát triển sản phẩm hay dịch vụ cung ứng ra thị trường ngày một tốt hơn. Vì nếu chỉ biết cung ứng sản phẩm hay dịch vụ mà chẳng quan tâm gì đến người tiêu dùng có thích hay không thì làm sao có thể phát triển được. Không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai thái độ của khách hàng là một yếu tố hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự tồn tại của sản phẩm hay dịch vụ. Phải giữ chân được khách hàng bằng chính sự hài lòng của khách hàng mới là vĩnh cửu. Và để làm được điều đó phải biết được khách hàng của mình muốn và cần gì thì mới phục vụ được một cách tốt nhất. Và thư viện cũng vậy, cũng là một nhà cung cấp nhưng ở đây là cung cấp dịch vụ và khách hàng của nó là giảng viên,học sinh và phần lớn là sinh viên. Vì đối với thư viện sinh viên là khách hàng quan trọng và thường xuyên nhất. Để thư viện đi vào hoạt động thật sự có hiệu quả là nơi mà sinh viên học tập và thư giãn một cách thoải mái nhất, là kho tàng kiến thức vô giá, là kho báo đối với tất cả các sinh viên. Để điều đó trở nên khả thi thì chúng ta cần biết thái độ của sinh viên đối với thư viện trường như thế nào? Biết được điều đó, biết được nhu cầu của sinh viên cần và muốn gì? để phục vụ một cách tốt nhất. Ở đây tôi không nói một cách phiến diện không chỉ ở một khía cạnh sinh viên muốn đòi hỏi gì cũng được. Đương nhiên, cái gì cũng có giới hạn của nó, làm sao thư viện có thể thỏa mãn hết nhu cầu của sinh viên. Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ muốn thư viện quan tâm đến thái độ sinh viên để hạn chế một cách thấp nhất những sai sót không đáng xảy ra. Ở đề tài mà tôi nghiên cứu, tôi muốn đánh giá thái độ của sinh viên về thư viện trường Đại học An Giang để biết được sinh viênthái độ như thế nào về dịch vụ thư viện của trường để từ đó thư viện có hướng phục vụ một cách tốt nhất. II. Mục tiêu nghiên cứu: Biết được thái độ của sinh viên phản ứng như thế nào về thư viện của trường (qua mô tả thái độ của sinh viên) và xem có mối tương quan giữa học lực, nơi ở, giới tính, chuyên ngành với số lần đến thư viện không? Từ đó, có những khuyến nghị để thư viện hoạt động đạt hiệu quả tốt hơn. III. Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên tôi tập trung nghiên cứu sinh viên khóa 10 đang học tại khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh trường Đại học An Giang. IV. Phương pháp nghiên cứu: Được thực hiện dựa trên:  Dữ liệu thứ cấp: Thu thập qua mạng internet, sách, báo, tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu của khóa trước liên quan đến đề tài. Nhằm xây dựng cơ sở lý luận và giúp ích cho quá trình nghiên cứu thực tiễn.  Dữ liệu sơ cấp: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên những thông tin đã thu thập được. Tiến hành phỏng vấn sinh viên khóa 10 khoa KT-QTKD trường Đại học An Giang dựa trên bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn. Lấy mẫu đa dạng với cỡ mẫu 50, theo phương pháp chọn mẫu hạn mức. Số liệu thu thập được sẽ được xử lý và phân tích thông qua phần mềm Excel,SPSS. V. Ý nghĩa nghiên cứu: Trên nền tảng của sự nghiên cứu này, tôi sẽ có một số khuyến nghị đối với thư viện để từ đó thư viện sẽ có hướng phục vụ cho sinh viên trường một cách tốt nhất. Trang 1 B. PHẦN NỘI DUNG: Chương I: Cơ cở lý thuyết: Phần mở đầu đã trình bài sơ lược vấn đề mà tôi cần nghiên cứu và tiếp theo trong chương I của phần B tôi sẽ trình bài cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. I. Khái niệm thái độ: Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và xu hướng hành động có tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó. Thái độ đặt con người vào khung suy nghĩ thích hay không thích, cảm thấy gần gũi hay xa lánh một đối tượng hay một ý tưởng cụ thể nào đó. Thái độ gồm 3 yếu tố cấu thành: tình cảm (cảm tình), nhận thức, xu hướng hành động. Hình 1- Mô hình 3 thành phần của thái độ -Nhận thức: là mức độ hiểu biết, là thông tin, kiến thức của một người hay một đối tượng nào đó, có lúc nó có thể là thành phần của một sự tin tưởng. -Tình cảm (cảm tình): là tình cảm hay cảm nghĩ của chủ thể về một đối tượng nào đó và tình cảm hay cảm nghĩ này có thể tốt hay xấu, thân thiện hay ác cảm. -Xu hướng hành vi: là cách của con người có khuynh hướng hành động hay cư xử đối với một đối tượng nào đấy. Thái độ được hình thành từ sự kết hợp giữa niềm tin và giá trị: -Niềm tin: là sự nhận định trong thâm tâm về một cái gì đó, nó chính là sự nhận thức chủ quan của một con người. -Giá trị : là các kiểu đạo đức ưa thích hoặc tồn tại lâu dài có tính xã hội hay cá nhân. II. Những yếu tố tâm lý xã hội và nhân khẩu học: 1. Yếu tố tâm lý xã hội (yếu tố văn hóa): Văn hóa được định nghĩa là một hệ thống những giá trị, đức tính, truyền thống, và các chuẩn mực hành vi. Văn hóa được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ, truyền từ đời này sang đời khác thường được hấp thụ ngay buổi đầu trong đời sống của mỗi con người từ gia đình, trường học qua giáo dục tôn giáo, trong công việc và bằng giao tiếp xã hội với các thành viên của cộng đồng. Trang 2 Văn hóa là nguyên nhân đầu tiên, cơ bản quyết định nhu cầu và hành vi của con người mạnh hơn bất kỳ một lập luận logic nào. Vì vậy, những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong, thói quen, hành vi ứng xử điều chứ đựng bản sắc của văn hóa. 2. Yếu tố nhân khẩu học: Nhân khẩu học bao gồm các vấn đề về dân số và con người như quy mô, mật độ, phân bố dân cư, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, tuổi tác, giới tính, sắc tộc, nghề nghiệp,trình độ năng lực học tập,…Tuy nhiên trong nghiên cứu này thì các biến nhân khẩu được quan tâm là: giới tính, chuyên ngành, trình độ năng lực học tập, nơi ở hiện tại, số lần đến thư viện. Trang 3 III. Mô hình nghiên cứu: Hình 2- Mô hình nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 10 khoa KT-QTKD về thư viện trường đại học An Giang. Trang 4 THÁI ĐỘ Tình cảm Nhận thức Xu hướng hành vi Văn hóa Giới tính Năng lực học tập Nơi ở Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: I. Thiết kế nghiên cứu: 1. Nghiên cứu sơ bộ: Vào thư viện tìm hiểu, sau đó thông qua những cuộc trò chuyện với sinh viên để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu. Tìm ra được các biến để làm bảng phỏng vấn. 2. Nghiên cứu thăm dò: Sau khi nghiên cứu sơ bộ cùng với tham khảo các tài liệu, bài tham khảo của khóa trước từ đó tiến hành thiết lập bảng câu hỏi phục vụ quá trình thu thập dữ liệu. Sử dụng bảng câu hỏi vừa lập phỏng vấn thử 3 bạn sinh viên khóa 10 KT-QTKD trường Đại học An Giang. Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng & kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp. Nghiên cứu này nhằm mục đích rà soát lại bảng câu hỏi trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Qua đó xem xét tính hợp lý của bảng hỏi cũng như loại bỏ những biến không cần thiết hoặc kịp thời bổ sung những biến cần thiết.Cụ thể là: Nếu bảng hỏi tốt, không có thiếu sót nào thì tiến hành phỏng vấn chính thức bằng bảng hỏi này. Nếu bảng hỏi chưa tốt thì hiệu chỉnh cho tốt, sau đó tiến hành phỏng vấn. 3. Nghiên cứu chính thức: Đây là bước quan trọng nhất nhằm thu thập đầy đủ dữ liệu để xử lý và đưa ra kết quả cuối cùng. Sau khi đã có bảng phỏng vấn hoàn chỉnh, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và tiến hành phỏng vấn với cỡ mẫu là 50. Khi đã thu được đầy đủ dữ liệu sẽ làm sạch và mã hóa dữ liệu trước khi nhập liệu. Sau đó dùng phần mềm Excel, SPSSđể xử lý thông tin và minh họa bằng biểu đồ. II. Phương pháp chọn mẫu: 1. Cỡ mẫu: Đối tượng nghiên cứu là sinh viên khóa 10 khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh. Cỡ mẫu 50 sinh viên. 2. Phương pháp chọn mẫu: Do khoa KT- QTKD có 5 ngành nên chọn mỗi lớp đại diện cho 1 ngành. Mẫu trong nghiên cứu được lấy phương pháp hạn mức, tức là mỗi lớp sẽ phát 10 phiếu. 3. Thu thập mẫu: Phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi sau đó thu thập về và đem xử lý số liệu. III. Phương pháp thu mẫu: Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghiên cứu qua các cơ hội dễ tiếp xúc như lúc họ học nhóm hoặc nghỉ giải lao. IV. Thang đo: Tác giả chủ yếu dùng thang đo: nhị phân, nhóm, Likert. V. Qui trình nghiên cứu: Trang 5 . TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KT- QTKD CAO THỊ NGỌC NGA THÁI ĐỘ SINH VIÊN KHÓA 10 KHOA KT- QTKD VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐH AN GIANG Chuyên ngành:. giá thái độ của sinh viên về thư viện trường Đại học An Giang để biết được sinh viên có thái độ như thế nào về dịch vụ thư viện của trường để từ đó thư viện

Ngày đăng: 05/08/2013, 08:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

III. Mơ hình nghiên cứu: - THÁI độ SINH VIÊN KHÓA 10 KHOA  KT  QTKD về THƯ VIỆN TRƯỜNG đh AN GIANG
h ình nghiên cứu: (Trang 9)
Hình 3- Quy trình nghiên cứu thái độ của sinh viên khĩa 10 khoa KT- KT-QTKD về thư viện trường đại học An Giang. - THÁI độ SINH VIÊN KHÓA 10 KHOA  KT  QTKD về THƯ VIỆN TRƯỜNG đh AN GIANG
Hình 3 Quy trình nghiên cứu thái độ của sinh viên khĩa 10 khoa KT- KT-QTKD về thư viện trường đại học An Giang (Trang 11)
Hình 14- Thời gian đến thư viện. - THÁI độ SINH VIÊN KHÓA 10 KHOA  KT  QTKD về THƯ VIỆN TRƯỜNG đh AN GIANG
Hình 14 Thời gian đến thư viện (Trang 22)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w