Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng
Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Trường Đại học An Giang được xem là trường Đại học trẻ nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, và là trường Đại học công lập đứng thứ hai ở khu vực này (sau Đại học Cần Thơ). Nhiệm vụ của trường là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, thấp hơn đại học cho tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận. Đồng thời còn nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ việc phát triển kinh tế, xã hội trong tỉnh và các vùng lân cận trong khu vực. Được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng nguồn nhân lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế. Sự ra đời và phát triển của trường ĐHAG góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế_xã hội trong vùng. Ngoài gần 16,5 hecta của cơ sở cũ, vào tháng 1 năm 2001 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định cho phép xây dựng trường trên khu đất 40 hecta với tổng kinh phí đầu tư lên đến 35 triệu USD. Trường được sự quản lý và hỗ trợ tài chính của UBND tỉnh An Giang và chịu sự giám sát chuyên môn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Nhờ đó mà cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy và học tập cũng được tăng cường. Song, với cơ sở hoàn toàn mới về quy mô và kết cấu hạ tầng, lẫn CSVC đó có nâng cao được chất lượng dạy và học tại trường ĐHAG hay chưa? Vậy, giảng viên và sinh viên ở trường có cảm nghĩ gì, thái độ của họ như thế nào đối với khu mới này? Ở đây quan tâm nhiều nhất đó là kết quả học tập của sinh viên khi được học ở khu này. Nói về thái độ, thái độ là một trạng thái mở đầu cho hành động, cho nhận thức, cho suy nghĩ, cũng như cho việc cảm nhận đối với một đối tượng nào đó. Thái độ rất khó thay đổi vì nó dẫn dắt con người hành động theo thói quen khá bền vững mà người ta có thể tiết kiệm được công sức và sự suy nghĩ khi hành động. Vì thế, đánh giá chất lượng học tập của sinh viên trường ĐHAG hiện nay là điều rất cần thiết. Nhưng trước tiên phải biết được cảm tình của sinh viên đối với khu mới ra sao, trong đó có cơ sở vật chất_những thứ cần được trang bị kỹ lưỡng nhằm mục đích cho sinh viên cảm thấy thoải mái hơn để có thể tiếp thu bài thật tốt khi đến lớp. Tóm lại, việc tìm hiểu thái độ của sinh viên trường ĐHAG đối với CSVC khu mới đáng được nghiên cứu. Qua đó, đề tài “ Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT- QTKD đối với cơ sở vật chất trong khu mới trường Đại học An Giang” này cũng sẽ góp phần vào việc tìm hiểu và thúc đẩy chất lượng dạy và học của trường lên cao hơn nữa trong thời gian tới. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu này nhằm hướng đến hai mục tiêu, đó là: - Đánh giá mức độ cảm nhận của SV như thế nào và có thấy thích thú khi học ở khu mới với CSVC được trang bị như hiện nay. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ về CSVC của SV. - Đề xuất một số kiến nghị có thể nâng cao CSVC trong khu mới giúp SV có thể học tập tốt hơn. GVHD: Th.S Cao Minh Toàn 1 SVTH: Lương Âu Mai Phương Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG 1.3 Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung tìm hiểu SV khóa 8 khoa KT-QTKD của trường. Nội dung nghiên cứu: chỉ nghiên cứu về thái độ của SV khóa 8 khoa KT-QTKD. Thời gian tiến hành đề tài nghiên cứu: từ tháng 2/2010 đến tháng 5/2010. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu sơ cấp Trong nghiên cứu này sử dụng dàn bài phỏng vấn sâu để thảo luận với 5 bạn sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD. Kết quả của lần phỏng vấn này là một bản câu hỏi, sẽ phỏng vấn thử 5 bạn SV nhằm chỉnh sửa cho bản câu hỏi được hoàn chỉnh. Và cuối cùng là thu thập dữ liệu thông qua bản câu hỏi phỏng vấn chính thức về thái độ của SV khóa 8 đối với CSVC trong khu mới. 1.4.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Dữ liệu sau khi được thu thập về tiến hành xử lý, mã hóa bằng Excel và phần mềm SPSS rồi đem tổng hợp lại. Sau khi dữ liệu đã được mã hóa, làm sạch sẽ được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả phân tích thái độ của SV khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG giúp: Cung cấp thông tin cho khoa KT-QTKD hiểu rõ hơn về thái độ của SV. Bên cạnh cũng thấy được những vấn đề trước mắt về trang thiết bị của trường nhằm tăng cường, củng cố ngày càng hoàn thiện hơn. Khi biết được những mặt tích cực cũng như những hạn chế, từ đó tìm các biện pháp khắc phục nâng chất lượng Giáo dục_Đào tạo của trường ngày càng cao hơn. Ngoài ra, đề tài này cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo. 1.6 Kết cấu của chuyên đề Đề tài nghiên cứu Thái độ của SV khoa KT-QTKD gồm có 6 chương: Chương 1: Giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu, nêu cơ sở hình thành đề tài, đưa ra được mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Cuối cùng là ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 2: Chương này trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Các lý thuyết này là nền tảng cho việc phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu. Từ đó lập ra mô hình nghiên cứu thích hợp cho đề tài. Chương 3: Các phương pháp được trình bày trong chương này nhằm thực hiện việc nghiên cứu và xây dựng các thông tin cần thiết về thái độ của SV như: cách thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, thang đo cũng như cỡ mẫu và thông tin về mẫu. Sau đó là thiết lập quy trình nghiên cứu hoàn chỉnh. GVHD: Th.S Cao Minh Toàn 2 SVTH: Lương Âu Mai Phương Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG Chương 4: Nêu lên tiến độ thực hiện việc nghiên cứu. thấy rõ được thời gian bắt đầu và kết thúc tiến trình. Chương 5: Trình bày các phương pháp phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả nghiên cứu có được sau khi xử lý. Chương 6: Chương này sẽ tóm tắt và thảo luận những kết quả chính. Cuối cùng nêu lên các đề xuất cũng như hạn chế của đề tài. GVHD: Th.S Cao Minh Toàn 3 SVTH: Lương Âu Mai Phương Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu Ở Chương 1 đã giới thiệu những hình ảnh chung nhất về vấn đề nghiên cứu với việc trình bày cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Đến chương 2 “ Cơ sở lý thuyết & Mô hình nghiên cứu”, đây là phần quan trọng trong việc xác định hướng nghiên cứu của đề tài. Trong chương này sẽ trình bày về những lý thuyết đã được chọn lọc phù hợp với đề tài để nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu. Nội dung chương 2 gồm bốn phần chính: (1) Khái niệm về thái độ; (2) Ảnh hưởng của tâm lý đến thái độ; (3) Ảnh hưởng của xã hội đến thái độ; (4) Xây dựng mô hình nghiên cứu. 2.2 Khái niệm về thái độ Thái độ là sự đánh giá có ý thức của một cá nhân có những tình cảm và những xu hướng hành động mang tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó. Từ khái niệm trên cho thấy thái độ sẽ đặt con người vào một khung suy nghĩ thích hay không thích, cảm thấy gần gủi hay xa lánh một đối tượng hay một vật thể nào đó. Thái độ bao gồm 3 thành phần cơ bản: Hình 1-1: Mô hình ba thành phần của thái độ 1 Nhận thức: là mức độ hiểu biết và có kiến thức của chủ thể về đối tượng. Thành phần này đôi khi được gọi là thành phần tin tưởng. Cảm tình: là cảm nghĩ của chủ thể về đối tượng, cảm nghĩ này có thể tốt hay xấu, thân thiện hay ác cảm. Xu hướng hành vi: nói lên dự tính hoặc các hành động thực sự của chủ thể đối với đối tượng theo hướng đã nhận thức. Thái độ được hình thành từ sự kết hợp giữa niềm tin và giá trị: 1 (Nguồn: theo Kretch và Crutchfield-Marketing căn bản-Christian, Lê Thị Đông Mai - NXB Thanh niên) Niềm tin: là nhận thức chủ quan của con người. GVHD: Th.S Cao Minh Toàn 4 SVTH: Lương Âu Mai Phương Xu hướng hành vi Nhận Thức Cảm tình Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG Giá trị: là các kiểu đạo đức ưa thích hoặc trạng thái tồn tại lâu dài có tính xã hội hoặc cá nhân. Đối với những sinh viên trong trường thì thái độ là trạng thái nội tâm ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và hành động tích cực hay tiêu cực, hài lòng hay cảm thấy bất mãn đối với CSVC của khu mới, quy mô, phương pháp dạy học của giảng viên… nói chung là môi trường học tập của sinh viên. Bên cạnh đó thái độ của sinh viên còn chịu sự tác động hay ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: yếu tố tâm lý, xã hội, giới tính, ngành học… 2.3 Ảnh hưởng của tâm lý đến thái độ Ảnh hưởng của tâm lý bao gồm 4 yếu tố cơ bản: động cơ, nhận thức, cá tính và sự hiểu biết. 2.3.1 Động cơ Động cơ là nhu cầu đã trở nên bức thiết đến mức độ buộc con người phải tìm cách và phương thức thỏa mãn nó. Hay nói cách khác, động cơ là sức mạnh gây ra hành vi làm thỏa mãn nhu cầu. Lý thuyết động cơ của Abraham Maslow, ông cho rằng những nhu cầu của con người được sắp xếp trật tự theo thứ bậc ý nghĩa quan trọng, từ cấp thiết nhất đến ít cấp thiết nhất. Các thứ bậc đó được mô tả như sau: Hình 1-2: Thang nhu cầu của Maslow 2 2 (Nguồn: theo Philip Kotler- Markerting căn bản-chương 5-trang 135) GVHD: Th.S Cao Minh Toàn 5 SVTH: Lương Âu Mai Phương Nhu cầu tự khẳng định Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh lý Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG Về bản chất động cơ là động lực thúc đẩy con người hành động để thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn nào đó về vật chất, tinh thần hoặc cả hai. Cơ sở hình thành động cơ chính là nhu cầu hay mục đích của hành động. 2.3.2 Nhận thức Nhận thức là khả năng tư duy của con người. Nó có thể được định nghĩa là một quá trình thông qua đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thông tin để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Nhận thức có chọn lọc là quan trọng vì con người nhận thức có chọn lọc điều họ muốn. Nhận thức có chọn lọc là kết quả của nhiều quá trình nhận thức, đã được mô tả bởi nhiều lý thuyết khác nhau. Con người muốn duy trì tính thống nhất giữa niềm tin và thực tế, thậm chí khi nó xung đột với thực tế. Sự chọn lọc này có tính cá nhân và có những mức độ khác nhau tùy thuộc vào con người cần bao nhiêu niềm tin hoặc cần phải làm điều gì khi không chắc chắn về nó. - Khuynh hướng có chọn lọc: là quá trình chú trọng tới những thông điệp phù hợp với thái độ và niềm tin của một người và bỏ qua những thông điệp không phù hợp. - Nhận thức có chọn lọc: bao gồm việc diễn giải thông tin để phù hợp với thái độ và niềm tin của người đó. - Ghi nhớ có chọn lọc: nghĩa là con người không hoàn toàn nhớ tất cả thông tin mà họ đã thấy, đọc và nghe. - Nhận thức có tiềm thức: nghĩa là người ta thấy và nghe những thông điệp mà không có ý thức về nó. 2.3.3 Cá tính Cá tính nói đến hành động kiên định của một người hay sự phản ứng đối với những tình huống diễn ra có tính lặp lại. Đây chính là yếu tố dẫn đến sự thích thú hay không với những thay đổi, sự tăng cường CSVC trong khu mới của trường. Cá tính cũng chính là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi con người tạo ra thế ứng xử có tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh họ. 2.3.4 Sự hiểu biết Nó diễn tả những thay đổi trong hành vi của một con người phát sinh từ kinh nghiệm. Sự hiểu biết (hay còn gọi là kinh nghiệm) giúp con người có khả năng khái quát hóa về một đối tượng nào đó. 2.4 Ảnh hưởng của xã hội đến thái độ Sự ảnh hưởng của xã hội chỉ gói gọn trong hai yếu tố chính là: tâm lý xã hội và nhân khẩu học. 2.4.1 Yếu tố tâm lý xã hội Bao gồm hai yếu tố: văn hóa và giai tầng xã hội GVHD: Th.S Cao Minh Toàn 6 SVTH: Lương Âu Mai Phương Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG Về văn hóa Văn hóa thường được định nghĩa là một hệ thống những giá trị, đức tính, truyền thống và các chuẩn mực hành vi. Văn hóa được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ, truyền từ đời này sang đời khác thường được hấp thụ ngay buổi đầu trong đời sống của mỗi người từ gia đình, bạn bè, trường học, tôn giáo và cộng đồng. Văn hóa là nguyên nhân đầu tiên, cơ bản quyết định nhu cầu và hành vi của con người mạnh hơn bất kỳ một lập luận logic nào. Vì vậy, những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự yêu thích, tác phong, thói quen, hành vi ứng xử đều chứa đựng bản sắc của văn hóa. Về giai tầng xã hội Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên. 2.4.2 Yếu tố nhân khẩu học Nhân khẩu học bao gồm các vấn đề về dân số và con người như quy mô, mật độ, phân bố dân cư, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, tuổi tác, giới tính, sắc tộc, nghề nghiệp… Tuy nhiên trong nghiên cứu này thì các biến nhân khẩu học được quan tâm là: giới tính, trình độ năng lực học tập. Đây là những biến ảnh hưởng đến thái độ của SV khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới. 2.5 Mô hình nghiên cứu Phần trên đã trình bày cơ sở lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ. Nhận thức, cảm tình và xu hướng hành động của một chủ thể nào đó đến thái độ của chủ thể đó đối với một sự vật, hiện tượng. Vì vậy, Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau: GVHD: Th.S Cao Minh Toàn 7 SVTH: Lương Âu Mai Phương Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG Hình 1-3: Mô hình nghiên cứu thái độ của SV khóa 8 Khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG Theo mô hình trên thì để nghiên cứu được thái độ của SV đối với CSVC trong khu mới cần phải xem xét đến ba thành phần: nhận thức, cảm tình và xu hướng hành vi. Về nhận thức: các vấn đề cần quan tâm là nhận thức về hiện trạng của CSVC hiện nay, tác dụng của CSVC và những khó khăn của SV trong việc tiếp thu bài giảng trên lớp. Về cảm tình: các yếu tố chủ yếu như cảm nghĩ, đánh giá chất lượng CSVC, SV tỏ thái độ như thế nào khi được học ở phòng được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy và học. Về xu hướng hành vi: các yếu tố cần được xem xét là phản ứng hiện tại của SV, ý thức bảo vệ CSVC và sau cùng là mức độ giới thiệu với người khác về CSVC khu mới của trường. GVHD: Th.S Cao Minh Toàn 8 SVTH: Lương Âu Mai Phương Thái độ Nhận thức - Hiện trạng về CSVC trong khu mới hiện nay - Tác dụng của CSVC trong học tập - Những khó khăn hiện tại của SV Cảm tình - Cảm nghĩ về CSVC của khu mới - Đánh giá chất lượng của CSVC hiện tại Xu hướng hành vi - Những phản ứng hiện tại đối với CSVC - Ý thức bảo vệ CSVC của SV hiện nay - Mức độ giới thiệu với người khác Cá tín h Độn g cơ Nhâ n khẩ u học Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG Ngoài ra thái độ còn chịu sự ảnh hưởng của một số yếu tố khác như: động cơ, cá tính và yếu tố nhân khẩu học… Vì vậy, các thông tin liên quan đến những thành phần trên được thu thập bằng cách thiết lập bảng câu hỏi sử dụng thang đo danh nghĩa và thang đo Likert để đo lường mức độ đồng ý của đáp viên. 2.6 Tóm tắt Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và những xu hướng hành động mang tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó. Thái độ bao gồm 3 thành phần cơ bản: (1) Nhận thức: là mức độ hiểu biết và có kiến thức của chủ thể về đối tượng. (2) Cảm tình: là cảm nghĩ của chủ thể về đối tượng, cảm nghĩ này có thể tốt hay xấu, thân thiện hay ác cảm. (3) Xu hướng hành vi: nói lên dự tính hoặc các hành động thực sự của chủ thể đối với đối tượng theo hướng đã nhận thức. Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ gồm có: yếu tố tâm lý và yếu tố xã hội. Trong đó yếu tố tâm lý bao gồm: động cơ, nhận thức, cá tính và sự hiểu biết. Yếu tố xã hội gồm có: yếu tố tâm lý xã hội và yếu tố nhân khẩu học. Động cơ là nhu cầu đã trở nên bức thiết đến mức độ buộc con người phải tìm cách và phương thức thỏa mãn nó. Nhận thức là khả năng tư duy của con người, là một quá trình thông qua đó một cá nhân lựa chọn, tổ chức và giải thích các thông tin để tạo nên một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh. Cá tính nói đến hành động kiên định của một người hay sự phản ứng đối với những tình huống diễn ra có tính lặp lại. Văn hóa là một hệ thống những giá trị, đức tính, truyền thống và các chuẩn mực hành vi. Nhân khẩu học bao gồm các vấn đề về dân số và con người như quy mô, mật độ, phân bố dân cư, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, tuổi tác, giới tính… Tóm lại, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu dựa vào những cơ sở lý thuyết trên và theo mô hình nghiên cứu. Phần tiếp theo sẽ trình bày rõ hơn về phương pháp nghiên cứu của đề tài. Chương 3 GVHD: Th.S Cao Minh Toàn 9 SVTH: Lương Âu Mai Phương Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu Sau khi đề cập đến cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu ở chương 2. Đến chương 3 là chương “Phương pháp nghiên cứu”. Nội dung chương này đề cập đến phương pháp và cách thức tiến hành nghiên cứu. Gồm ba phần chính là: (1) Thiết kế nghiên cứu, (2) Mẫu & thông tin về mẫu, (3) Quy trình nghiên cứu. 3.2 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành qua hai bước như sau: Bảng 2-1: Tiến độ thực hiện các bước nghiên cứu Bước 1: Thực hiện nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu này được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận trực tiếp (n = 5) với một dàn bài soạn sẵn (xem phụ lục) để khai thác các vấn đề xung quanh đề tài. Kết quả của quá trình nghiên cứu sẽ hoàn thiện bảng câu hỏi về thái độ của SV khóa 8 khoa KT-QTKD đối với CSVC khu mới. Bước 2: Là nghiên cứu chính thức gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu sẽ triển khai việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi (n = 60). Giai đoạn thứ 2 là các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng Excel, SPSS. Sau khi mã hóa và làm sạch, dữ liệu sẽ được đưa vào xử lý và phân tích để mô tả thái độ của SV đối với CSVC. 3.2.1 Dữ liệu Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc thực hiện các bước trong tiến độ đã nêu trên bảng 2-1. 3.2.2 Thang đo Thang đo là một công cụ có chức năng tách biệt các cá thể theo các biến mà nghiên cứu đang quan tâm. Thang đo có thể phân nhóm các cá thể hoặc phân biệt GVHD: Th.S Cao Minh Toàn 10 SVTH: Lương Âu Mai Phương Bước Dạng Thực hiện 1 Nghiên cứu sơ bộ Thảo luận trực tiếp Phỏng vấn thử n= 5 2 Nghiên cứu chính thức Phỏng vấn trực tiếp Xử lý và phân tích dữ liệu . Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT- QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG Hình 1-3: Mô hình nghiên cứu thái độ của SV khóa 8 Khoa KT- QTKD đối với. Thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT- QTKD đối với CSVC trong khu mới trường ĐHAG Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Trường Đại học An Giang