Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng
Thái độ sinh viên khóa 8 của khoa KT-QTKD đối với việc đi làm thêm MỤC LỤC 1.1Cơ sở hình thành đề tài: 2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu: 2 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu: .2 2.1 Cơ sở lý thuyết: 4 2.1.1.Khái niệm thái độ: .4 2.1.2.Các thành phần của thái độ: .4 2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ: .5 2.2. Mô hình nghiên cứu: .6 4.1.1 Thông tin về mẫu .11 1 Thái độ sinh viên khóa 8 của khoa KT-QTKD đối với việc đi làm thêm CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1Cơ sở hình thành đề tài: Ngày nay, về mặt giáo dục cho những tầng lớp trẻ, các cơ quan chức trách đã có nhiều chính sách giúp đỡ và hổ trợ thật thỏa đáng để nhằm đào tạo nên bộ phận nhân lực có tài cho đất nước.Để có được nguồn nhân lực đó đòi hỏi chính mỗi cá nhân phải phấn đấu nổ lực và rèn luyện hết mình trong học tập và công việc. Mặc dù được hổ trợ với chính sách cho vay của chính phủ nhưng những khoản chi của sinh viên thì rất nhiều và điều đó đòi hỏi phải có một phần phụ cấp lớn từ gia đình. Và riêng sinh viên cần phải có đầy đủ kiến thức và khả năng để góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước và xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh. Việc đầu tư vào học tập ở sinh viên là rất quan trọng, cần thiết và là điều tất yếu, với thời gian học tập nghiên cứu ở trường của sinh viên là khoảng thời gian vô cùng quí giá, và cần được xem trọng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều sinh viên đi làm thêm ngoài giờ học để kiếm thêm thu nhập và kinh nghiệm thực tế, hoặc vì nhu cầu tự thể hiện họ muốn thử sức mình. Ngoài ra, không chỉ đi làm ngoài giờ học, có không ít sinh viên quan tâm rất nhiều đến việc làm thêm mà thường xuyên bỏ những giờ học trên lớp. Hiện tượng này xảy ra ngày một nhiều nhất là đối với sinh viên khoa kinh tế. Họ thường thích việc đi làm thêm bởi họ muốn rèn luyện khả năng cọ xát với thực tiễn, muốn có kinh nghiệm thực tế trước khi ra trường hoặc do nhu cầu cuộc sống hay hoàn cảnh gia đình nên đã dành không ít thời gian vào việc đi làm thêm. Tuy nhiên, mỗi người nhìn nhận khác nhau về những thuận lợi cũng như khó khăn mà việc đi làm thêm đem lại. Có sinh viên cho rằng việc đi làm thêm là cần thiết và cũng có sinh viên cho rằng việc đó sẽ làm mất đi rất nhiều thời gian trong khi việc học cần phải đầu một cách nghiêm túc và hiệu quả. Từ vấn đề trên,nhằm tìm hiểu thái độ của sinh viên trong việc làm thêm nên đề tài : “Nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với việc đi làm thêm” được tác giả chọn để tìm hiểu và nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu: - Mô tả thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với việc đi làm thêm. -Tìm hiểu sự khác biệt về suy nghĩ của những sinh viên từng đi làm thêm và chưa từng đi làm thêm. -Từ đó, đề xuất một số ý kiến để cân bằng giữa việc học và việc làm thêm của sinh viên. 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu: -Nghiên cứu thái độ của sinh viên đối với việc đi làm thêm giới hạn ở sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD và giới hạn trong ba mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. -Thời gian nghiên cứu đề tài: từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2010. 1.3 Ý nghĩa nghiên cứu: Đây là một vấn đề cần phải quan tâm để giúp cho các bạn sinh viên có những nhận thức, nhận định nghiêm túc về vấn đề đi làm thêm của mình. Nó có thật sự quan trọng và cần 2 Thái độ sinh viên khóa 8 của khoa KT-QTKD đối với việc đi làm thêm thiết để làm tiền đề cho các bạn sau khi tốt nghiệp ra trường hay không? Và riêng đối với những bạn sinh viên có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn nên cần có những công việc làm thêm để phụ giúp vào chi phí sinh hoạt và học tập thì việc học và làm có được cân bằng hay chưa? Trong khi kiến thức trên giảng đường Đại học cần được hoàn thành tốt để sinh viên có những kỉ năng làm việc sau này. Ngoài ra, nhằm giúp khoa KT-QTKD hiểu được mong muốn của sinh viên trong khoa về vấn đề học và làm để có những kế hoạch, những chính sách hổ trợ cho sinh viên một cách kịp thời và thích đáng. 3 Thái độ sinh viên khóa 8 của khoa KT-QTKD đối với việc đi làm thêm CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 1 đã giới thiệu cơ bản về các vấn đề nghiên cứu như : lý do chọn đề tài, mục tiêu và phạm vi của nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.Tiếp theo sẽ trình bày chương 2 về cơ sở lý thuyết về thái độ của sinh viên đối với việc đi làm thêm. 2.1 Cơ sở lý thuyết: 2.1.1.Khái niệm thái độ: Thái đô là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể được hình thành trên cơ sở những tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay ý tưởng nào đó, những cảm giác do chúng gây ra và phương hướng hành động có thể có.( Philip Kotler,1999.trang 139) 2.1.2.Các thành phần của thái độ: Thái độ được xây dựng dựa trên ba thành phần cơ bản: Cảm nhận, nhận thức và hành vi. Hình 2.1.2 Mô hình ba thành phần của thái độ (nguồn Philip Kotler. Marketing căn bản.NXB Giao Thông Vận Tải) - Cảm nhận( tình cảm): thể hiện sự đánh giá, cảm nghĩ tích cực hay tiêu cực về một đối tượng nào đó. -Nhận thức: Nói lên sự nhận biết kiến thức về đối tượng của con người. -Hành vi: nói lên xu hướng thực hiện hành động đối với đối tượng. Thái độ cho phép cá thể xử sự tương đối ổn định đối với những vật giống nhau. Con người không phải giải thích lại từ đầu một điều gì đó và mỗi lần lại phản ứng theo một cách khác. Thái độ cho phép tiết kiệm sức lực và trí óc. Chính vì thế mà rất khó thay đổi được chúng. Những thái độ khác nhau của cá thể tạo nên một cấu trúc liên kết logic, trong đó sự thay đổi một yếu tố có thể đòi hỏi phải xây dựng lại một loạt các yếu tố khác rất phức tạp. (nguồn Philip Kotler. Marketing căn bản.NXB Thống Kê,trang 140) 4 Thái độ sinh viên khóa 8 của khoa KT-QTKD đối với việc đi làm thêm 2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ: Các yếu tố: văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý là những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của con người.Và được thể hiện như sau: a.Yếu tố văn hóa: Văn hóa ảnh hưởng đến thái độ của mỗi người thông qua các hình thức: văn hóa, nhánh văn hóa và giai tầng xã hội: -Văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống những giá trị, đức tin, truyền thống,chuẩn mực, hành vi được hình thành gắn liền với một xã hội nhất định, được tiếp nối và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. (Nguồn Nguyễn Đông Phương- Nguyễn Văn Trung-Nguyễn Tân Mỹ- Quách Thi Bửu Châu- Ngô Xuân Phương-Nguyễn Văn Chu.1999.Marketing căn bản. TP. Hồ Chí Minh.NXB D9HQG TPHCM ) -Nhánh văn hóa: Nhánh văn hóa là một bộ phận của văn hóa chung bao gồm: nguồn gốc dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, khu vực địa lý,…Do đó, trong mối quan hệ toàn cầu các nhánh văn hóa riêng biệt với phong cách sống đặc thù khác nhau sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa chung. -Giai tầng xã hội: Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội, được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên. (nguồn Philip Kotler. Marketing căn bản.NXB Thống Kê,Trang 124). b. Yếu tố xã hội: - Các nhóm tiêu biểu: Các nhóm tiêu biểu là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp (tức là khi tiếp xúc trực tiếp) hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của con người. (nguồn Philip Kotler. Marketing căn bản.NXB Thống Kê,trang 125) -Gia đình: ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của mỗi cá nhân bởi vì gia đình là tập hợp cảu các thành viên có cùng huyết thống cùng sinh sống cho nên mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng của các thành viên khác trong gain đình. -Vai trò và địa vị xã hội mỗi cá nhân có một vai trò và địa vị riêng trong xã hội nên thái độ của họ cũng phải phù hợp với vai trò và địa vị mà họ có. c. Yếu tố cá nhân: -Tuổi tác: Ở mỗi giai đoạn tuổi tác, cá nhân có thái độ khác nhau đối với các sự việc cũng khác nhau bởi vì các giai đoạn tuổi tác khác nhau thì sở thích, sự quan tâm, cách đánh giá con người cũng có sự thay đổi. -Cá tính: là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi con người tạo ra thế ứng xử, nên mỗi con người đều có những cá tính riêng của họ, và điều này đã ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của họ đối với các sự việc. 5 Thái độ sinh viên khóa 8 của khoa KT-QTKD đối với việc đi làm thêm -Lối sống: là những hình thức tồn tại bền vững của con người trong thế giới, được thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và niềm tin của nó.( (nguồn Philip Kotler. Marketing căn bản.NXB Thống Kê) d. Yếu tố tâm lý: -Động cơ: theo Philip Kotler, đông cơ là nhu cầu đã trở thành bức thiết đến mức độ buộc con người phải tìm cách thỏa mãn nó. -Nhận thức: là khả năng tư duy của con người. Nhận thức là kết quả của quá trình mà mỗi cá nhân chọn lọc, sắp xếp và diễn giải các thông tin nhận được để tạo ra cái nhìn của riêng họ về thế giới xung quanh. -Sự hiểu biết: là quá trình biến đổi hành vi của con người dựa vào kinh nghiệm mà bản thân đã học tập và tích lũy. -Niềm tin: là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người đó có được về một cái gì đó. 2.2. Mô hình nghiên cứu: 6 Thái độ của sinh viên Nhận thức: -Sinh viên hiểu thế nào về việc đi làm thêm. -Tầm quan trọng của việc đi làm thêm. -Những lợi ích của việc đi làm thêm. -Những bất lợi của việc đi làm thêm. -Kênh thông tin nào giúp sinh viên tìm việc làm thêm. -Kiến thức về việc làm thêm của sinh viên. Cảm nhận: -Việc làm thêm có cần thiết với sinh viên không. -Sinh viên có thích hay không thích việc đi làm thêm Hành vi: -Sinh viên thích tìm việc làm thêm hay không. -Sinh viên có muốn tiếp tục đi làm thêm hay quyết định nghĩ. -Có xu hướng: khuến khích, giới thiệu người khác đi làm thêm không. -Sinh viên sắp xếp thế nào giữa việc học và việc làm. Yếu tố văn hóa Yếu tố xã hội Yếu tố cá nhân Yếu tố tâm lý Thái độ sinh viên khóa 8 của khoa KT-QTKD đối với việc đi làm thêm CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 2 đã trình bày xong một số khái niệm lý thuýêt cần thiết để hổ trợ cho đề tài. Và tiếp theo chương 3 sẽ trình bày cách lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp để tiến hành thu thập dữ liệu và phân tích nghiên cứu. 3.1 Thiết kế nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu đề tài này được tiến hành qua hai bước, đầu tiên là nghiên cứu sơ bộ, sau đó là nghiên cứu chính thức. Bảng 3.1: Tiến độ nghiên cứu: Bước Dữ liệu Kỹ thuật 1.Nghiên cứu sơ bộ Sơ cấp Phỏng vấn tay đôi với n = 6 2. Nghiên cứu chính thức Sơ cấp Phỏng vấn theo bảng câu hỏi với n = 50 3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ: -Nghiên cứu sơ bộ với cỡ mẫu là 6, tiến hành phỏng vấn trực tiếp và chuyên sâu: +Phát thảo đề cương để phỏng vấn.Nghiên cứu sơ bộ chủ yếu là nghiên cứu định tính. +Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 6 sinh viên khoa KT-QTKD theo đề cương đã phát thảo, trong đó có 3 sinh viên chưa từng đi làm thêm và 3 sinh viên đã đi làm thêm.Và ghi nhận lại những ý kiến đóng góp của các bạn. +Phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. +Từ kết quả trên, chọn lọc ra những thông tin sát với chuyên đề để loại bỏ những thông tin không cần thiết và tiến hành bước nghiên cứu tiếp theo. -Thông tin cần thu thập: +Tình cảm của sinh viên về việc đi làm thêm +Nhận thức của sinh viên về việc đi làm thêm như thế nào. +Xu hướng hành vi của sinh viên đối với việc đi làm thêm. 3.1.2 Nghiên cứu chính thức: -Phương pháp chọn mẫu: do sinh viên khóa 8 khoa kinh tế-quản trị kinh doanh hệ chính qui có khoảng gần 500 sinh viên, nên mẫu được chọn là 10% của số đó, tức là lấy đại diện 50 mẫu để nghiên cứu. -Nghiên cứu chính thức gồm: phỏng vấn thử và phỏng vấn chuyên sâu: +Lập ra bảng câu hỏi. +Phỏng vấn trực tiếp thử khoảng 6 sinh viên (trong đó 3 sinh viên từng đi làm thêm và 3 sinh viên chưa đi làm thêm) nhằm hoàn chỉnh lại bảng câu hỏi. 7 Thái độ sinh viên khóa 8 của khoa KT-QTKD đối với việc đi làm thêm + Sau khi phỏng vấn thử và hiệu chỉnh bảng câu hỏi sẽ tiến hành phỏng vấn chính thức với cỡ mẫu 50 sinh viên theo bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh. 3.1.3 Qui trình nghiên cứu: Qui trình nghiên cứu được thể hiện qua mô hình sau: Hình 3.1.3 Qui trình nghiên cứu: 8 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Cảm nhận, Nhận thức, Hành vi Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ Dàn bài thảo luận tay đôi Phỏng vấn trực tiếp tay đôi N = 6 Hiệu chỉnh Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức Điều tra trực tiếp bằng bảng câu hỏi chính thức đã hiệu chỉnh N = 50 Phỏng vấn thử N = 6 Xử lý thông tin thu được sau khi phân tích: thống kê mô tả, so sánh Soạn báo cáo NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC NGHIÊN CỨU SƠ BỘ Thái độ sinh viên khóa 8 của khoa KT-QTKD đối với việc đi làm thêm 3.2 Phương pháp nghiên cứu: 3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: -Dữ liệu sơ cấp: thu thập theo phương pháp thuận tiện và hạn mức, chủ động giao tiếp với các đối tượng nghiên cứu đối với nghiên cứu sơ bộ, và thụ động giao tiếp với đối tượng nghiên cứu khi nghiên cứu chính thức bằng bảng câu hỏi phỏng vấn. -Dữ liệu thứ cấp: thông tin qua mạng Internet, báo chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu. 3.2.2 Phương pháp xử lí thông tin: Dùng phương pháp thống kê mô tả và so sánh để xử lý thông tin thông qua công cụ phần mềm SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu. Bảng 3.2.2 Phương pháp và nội dung xử lý thông tin Phương pháp xử lý thông tin Nội dung Mô tả -Thông tin về mẫu -Nhận thức, cảm nhận, hành vi của sinh viên về việc đi làm thêm. So sánh -Sự khác nhau của những sinh viên đi làm thêm và chưa đi làm thêm Tương quan -Giới tính, thu nhập đối với việc đi làm thêm. 3.3 Thang đo: Nghiên cứu chủ yếu chỉ sử dụng hai thang đo là nhị phân và thang đo định danh để đặt cho các câu hỏi: 3.3.1 Thang đo nhị phân: Bạn có từng đi làm thêm không? a. Có b. Không Bạn có thích đi làm thêm hay không? a. Có b. Không. 3.3.2 Thang đo định danh: Theo bạn việc làm thêm của sinh viên có thật sự cần thiết hay không? 1. Rất cần thiết 2. Khá cần thiết 3. Cần thiết 4. Ít cần thiết 5. hoàn toàn không cần thiết. Mức độ hiểu biết của bạn về việc đi làm thêm? 1. Rất am hiểu 2. Khá am hiểu3. Am hiểu 4. Ít am hiểu 5. Hoàn toàn không hiểu 9 Thái độ sinh viên khóa 8 của khoa KT-QTKD đối với việc đi làm thêm 3.4 Mẫu: -Mẫu nghiên cứu được chọn với tỉ lệ 10% trong tổng số sinh viên khóa 8, khoa KT- QTKD hệ chính qui (khoảng 472 sinh viên), ước tính sẽ là 50 mẫu, trong đó có 25 mẫu phỏng vấn những sinh viên chưa từng đi làm thêm và 25 mẫu phỏng vấn những sinh viên đã đi làm thêm. -Mẫu được lấy thuận tiện và phân tầng theo 5 ngành: kinh tế đối ngoại (10 mẫu), kế toán (10 mẫu), tài chính doanh nghiệp (6 mẫu), tài chính ngân hàng (12 mẫu), và quản trị kinh doanh (12 mẫu) được lấy tỉ lệ sấp sĩ của 10% trong tổng số sinh viên trong lớp. 10 . thức của những sinh viên trong việc đi làm thêm. 13 Thái độ sinh viên khóa 8 của khoa KT- QTKD đối với việc đi làm thêm Có 8% sinh viên đã từng đi làm thêm. Tác động của việc làm thêm đến sức khỏe 18 Thái độ sinh viên khóa 8 của khoa KT- QTKD đối với việc đi làm thêm Tác động tích cực đến sức khỏe của sinh viên