1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế

44 790 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 696 KB

Nội dung

Tốc độ phát triển nhộn nhịp của 3G đã nảy sinh yêu cầu về trình độ hiểu biết về các dịch vụ cải tiến đó đối với các doanh nhân hay các nhà trí thức thời đại mới, đặc biệt là lớp trẻ sinh viên. Là những người chủ tương lai của nước nhà, để có thể bắt kịp thời đại, tiếp cận với công nghệ mới, sinh viên cần nâng cao trình độ hiểu biết và nhu cầu về sử dụng dịch vụ 3G. Trường Đại học kinh tế Huế là trường đào tạo về các ngành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, là lĩnh vực mà việc nắm bắt thông tin là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Theo chúng em, dịch vụ 3G rất có ích cho sinh viên kinh tế trong việc tìm hiểu các thông tin về lĩnh vực kinh tếxã hội một cách nhanh chóng và tiện lợi. Sử dụng 3G sẽ giúp các sinh viên kinh tế năng động hơn

Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài T rong thời đại khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển vượt bậc, với sự ra đời của các dịch vụ điện thoại di động, internet, tryền hình kỹ thuật số với nhiều chức năng ứng dụng rất phổ biến và cần thiết trong đời sống sinh hoạt cũng như lao động của con người Giống như các dịch vụ 2G và thị trường di động phát triển nhanh như hiện nay, giới chuyên gia cũng đang kỳ vọng vào một “làn gió mới” 3G sôi động hơn nhiều Với 65% dân số trẻ dưới 30 tuổi, phù hợp với đặc thù dịch vụ 3G, các chuyên gia cho rằng, 3G chắc chắn sẽ thành công tại Việt Nam Cơ hội để triển khai 3G tại Việt Nam đã chín muồi Nó dựa trên những điều kiện cần và đủ như: bề dày những thử nghiệm, trải nghiệm và kinh nghiệm của công nghệ này trên thế giới, giá cả thiết bị hạ tầng và thiết bị đầu cuối đã giảm ở chặng đường cuối để tương đối phù hợp với điều kiện sống của người dân Việt Nam, thị trường di động và Internet Việt Nam đã phát triển đến một mức nhất định… Tốc độ phát triển nhộn nhịp của 3G đã nảy sinh yêu cầu về trình độ hiểu biết về các dịch vụ cải tiến đó đối với các doanh nhân hay các nhà trí thức thời đại mới, đặc biệt là lớp trẻ sinh viên Là những người chủ tương lai của nước nhà, để có thể bắt kịp thời đại, tiếp cận với công nghệ mới, sinh viên cần nâng cao trình độ hiểu biết và nhu cầu về sử dụng dịch vụ 3G Trường Đại học kinh tế Huế là trường đào tạo về các ngành liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, là lĩnh vực mà việc nắm bắt thông tin là cực kỳ quan trọng và cần thiết Theo chúng em, dịch vụ 3G rất có ích cho sinh viên kinh tế trong việc tìm hiểu các thông tin về lĩnh vực kinh tế-xã hội một cách nhanh chóng và tiện lợi Sử dụng 3G sẽ giúp các sinh viên kinh tế năng động hơn Tuy nhiên phần lớn sinh viên hầu như vẫn chưa làm được điều này Một bộ phận lớn trong sinh viên vẫn mơ hồ chưa hiểu thế nào là dịch vụ 3G, ích lợi của nó ra sao, cũng như cách sử 1 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế dụng và cước phí như thế nào Chính vì sự ít hiểu biết về 3G đã tác động đến nhu cầu sử dụng 3G trong sinh viên là không cao Tất cả các vấn đề nêu trên là lý do chúng em chọn đề tài “Khảo sát nhu cầu của sinh viên khoá 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế” 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát + Góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về dịch vụ 3G để sinh viên có thể hiểu rõ các lợi ích và sự tiện dụng của 3G và tăng nhu cầu sử dụng Trên cơ sở đó giúp các nhà mạng đưa ra các chính sách quảng cáo và tiếp cận hợp lý cũng như các gói cước phù hợp 2.2 Mục tiêu cụ thể + Nắm bắt được trình độ hiểu biết của sinh viên về dịch vụ 3G + Đánh giá nhu cầu của sinh viên về việc sử dụng dịch vụ 3G + Đưa ra các giải pháp để nâng cao trình độ hiểu biết nhất là về ưu điểm, sự tiện lợi và cách sử dụng + Đánh giá được mức độ hiểu biết của người sử dụng đối với công nghệ mạng 3G và các ứng dụng cụ thể của nó +Đánh giá được liệu người sử dụng điện thoại di động có nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng 3G hay không? Nếu có thì ở mức độ nào? + Đóng góp cho các nhà mạng về các chính sách quảng cáo hợp lý, cách tiếp cận có hiệu quả cũng như các gói cước có thể phù hợp với nhu cầu của sinh viên, kích thích nhu cầu sinh viên đối với dịch vụ điện thoại 3G +Cung cấp thông tin hữu ích để giúp các nhà mạng khai thác dịch vụ mạng 3G nắm rõ hơn về nội dung dịch vụ, chất lượng dịch vụ, chi phí sử dụng để có thể tiếp cận tốt hơn đối với đối tượng khách hàng 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu + Nhu cầu sinh viên về sử dụng dịch vụ 3G 3.2Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Nghiên cứu tại trường đại học kinh tế Huế, cụ thể là sinh viên K42 ngành QTKD 2 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế + Về thời gian: Các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu từ tháng 03/2010 đến nửa đầu tháng 05/2010 4.Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài: Khảo sát nhu cầu của sinh viên khoá 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế” nhóm đã được tiếp cận kiến thức từ học phần phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh, kinh tế lượng và nguyên lý thống kê để áp dụng các phương pháp luận khoa học đó trong qua trình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu nhóm sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả, so sánh mối liên hệ giữa các biến định tính do một vài nguyên nhân nên nhóm đã không sử dụng phương pháp kiểm định để có thể làm rõ hơn nhưng các phương pháp trên cũng đã dựa trên sự phù hợp về khả năng, dễ tiến hành cũng như điều kiện của nhóm thực hiện đề tài Trong quá trình nghiên cứu nhóm đã trải qua 5 bước chính cụ thể như sau: Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu Bước 2: Lựa chọn mô hình nghiên cứu Bước 3: Quá trình thu thập dữ liệu Bước 4: Phân tích xử lý dữ liệu Bước 5: Đánh giá nghiên cứu Dựa trên thiết kế 5 bước tiến hành này đã giúp cho nhóm phát hiện được vấn đề và thu thập được các dữ liệu cần thiết trong quá trình phần tích của đề tài Cụ thể nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ bảng hỏi điều tra cụ thể như sau về phần thiết kế cỡ mẫu nhóm đã xác định tổng thể mục tiêu nghiên cứu là các bạn sinh viên khóa 42 khoa QTKD trường ĐHKT Huế với số lượng 360 sinh viên trong khuôn khổ đề tài và điều kiện cho phép nhóm đã chọn 120 mẫu tương ứng với 120 người được điều tra Để đảm bảo tính xác thực và kết quả nghiên cứu vẫn đang ứng đầy đủ các yêu cầu khi nghiên cứu đối với mẫu giới hạn nhóm đã khoanh vùng đối tượng cụ thể dựa vào tiêu thức có sử dụng điện thoại di động hay không Với số lượng 120 mẫu trong quá trình phát phiếu điều tra có xảy ra sự sai sót cũng như không đáp ứng các yêu cầu về giới hạn khoanh vùng nên chỉ có được 85 mẫu hợp lệ đã trả lời đầy đủ các câu hỏi điều tra 3 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế Mỗi bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng theo tiêu chuẩn điều tra gồm 3 phần: Phần sàng lọc,phần nội dung và phần thông tin cá nhân của người được phỏng vấn.Tất cả các câu hỏi trên được mã hóa bằng kí hiệu nhằm thuận tiện khi sử dụng phần mềm thống kê SPSS trong quá trình nhập dữ liệu Trong đó:  Phần sàng lọc :gồm 2 câu hỏi, được thiết kế nhằm sàng lọc đối tượng nghiên cứu để chọn ra mẫu phù hợp với các tiêu chí đã đề ra về yêu cầu “sử dụng điên thoại di động” và phân loại “mạng điện thoại di động đang sử dụng”  Phần nội dung : gồm hai phần nhỏ với 8 câu hỏi  Phần câu hỏi “Hâm nóng”: Gồm hai câu hỏi đơn giản ,mục đích để hướng người được phỏng vấn vào nội dung chính của cuộc điều tra và gợi nhớ lại một số thông tin gần gũi để người được phỏng vấn làm quen dần với bảng câu hỏi đồng thời củng tiến hành kiểm tra xác định mức độ hiểu biết của khách hàng về dịch vụ mạng di động 3G  Phần câu hỏi chính: Gồm 6 câu hỏi về “Giá trị và lợi ích,nhu cầu sử dụng”.Hệ thống câu chủ yếu sử dụng các câu hỏi có nhiều lựa chọn,câu hỏi xếp hạng thứ tự và câu hỏi bật thang(thang điểm Likert) tránh các dạng câu hỏi đóng – các câu hỏi được nhóm nghiên cứu cố gắng thiết kế với nhiều dữ kiện để lựa chọn dựa trên hiểu biết của bản thân về đối tượng khách hàng sử dụng điện thoại di động,các dạng câu hỏi này giúp đơn giản hóa trong quá trình mã hóa và phân tích dữ liệu bằng phần mềm thống kê  Phần thông tin cá nhân bao gồm các câu hỏi chính chủ yếu về tên, giới tình và quê quán của đối tượng điều tra Ngoài ra còn kết hợp phương pháp phân tích số liệu trên SPSS và phần mềm kế toán Exel, việc giải thích các kết quả nghiên cứu cũng được thực hiện rất cơ bản và dễ hiểu để nhằm phục vụ cho nhiều đối tượng có thể tiếp cận được với đề tài 4 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 Dẫn nhập Việt Nam là một quốc gia đang ngày càng có tốc độ phát triển, tăng trưởng mạng di động rất cao Theo số liệu tại một cuộc triển lãm về công nghệ viễn thông ở Singapore, 2 hãng điện thoại Samsung và Nokia cho biết, tốc độ tăng trưởng về điện thoại di động trên thế giới hiện đạt khoảng 50%/năm, riêng Việt Nam, một quốc gia đang phát triển đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 150%/năm (Theo nguồn Vietbao.vn) Điều này cho thấy rằng các mạng di động ở Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trong việc khai thác các dịch vụ mạng của mình đặc biệt là với sự ra đời của thế hệ mạng di động với dịch vụ mới mạng 3G sẽ tạo nên sức hút lớn hơn đối với khách hàng Bên cạnh đó cũng xuất phát từ yêu cầu làm đề tài của bộ môn học phần phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh nên nhóm đã quyết định nghiên cứu đề tài “Đánh giá phân tích nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng di động 3G của sinh viên K42 tại trường ĐHKT Huê” Trong suốt quá trình một tháng nhóm đã tiến hành lập đề cương chi tiết, xây dựng bảng hỏi rồi tiến hành phát phiểu điều tra cho đối tượng nghiên cứu là các bạn sinh viên khóa 42 đang học tại trường ĐHKT Huế nhờ đó mà có cách nhìn đầy đủ mà xác thực hơn để đánh giá một phần nào về nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng 3G của các bạn sinh viên khóa 42 trường ĐHKT Huế Như vậy các thông tin thu được từ hoạt động điều tra tin rằng sẽ phục vụ có hiệu quả hơn về việc xây dựng hoạch định chiến lược quảng cáo tiếp thị hổ trợ bán hàng và trên cơ sở đó xây dựng các gọi dịch vụ phù hợp hơn với đối tượng sinh viên 5 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế 2 Lược khảo kết quả các nghiên cứu về đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng 3G trên địa bàn tình Thừa Thiên Huế Trên cở sở nghiên cứu của đề tài báo cáo của nhóm thực tập giáo trình đến từ khoa QTKD về “Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng di động 3G trên địa bàn TP Huê” với đối tượng nghiên cứu bao gồm nhiều đối tượng trong đó có đối tượng sinh viên từ các trường trực thuộc Đại học Huế, đề tài này mặc dù phạm vi khá rộng nhưng cũng đã đánh giá được một phần nào nhu cầu của các đối tượng nghiên cứu trên địa bàn TP Huế về dịch vụ mạng 3G Do đặc thu phạm vi khá rộng nên chất lượng tính xác thực của đề tài cũng chưa thật sự tối ưu chính vì thế mà nhóm đã tiến hành thu hẹp phạm vi của đối tượng nghiên cứu của sinh viên trường ĐHKT và cụ thể là các bạn sinh viên đến từ khóa 42 Bên cạnh đó do đặc thù của lĩnh vực công nghệ thông tin có sự biến động và đổi mới rất nhanh nên thông tin thu được từ nắm 2009 của đề tài nghiên cứu trên sẽ không còn tính xác thực do vậy để đảm bảo tính thích ứng với thị trường kết hợp với áp dụng các phương pháp nghiên cứu một cách chặt chẽ khoa học từ bộ môn phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh đang được giảng dạy kết hợp với phương pháp thống kê mô tả, điều tra bảng hỏi cũng như so sánh mối liên hệ giữa các đối tượng để trên cơ sở đó nhóm đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu về “Đánh giá phân tích nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng 3G của sinh viên khóa 44QTKD tại trường ĐHKT Huế” 3 Các hoạt động nghiên cứu thích ứng tại trường ĐH Kinh tế Huế Nhận thấy được sự năng động và khả năng tiếp cận thông tin nhanh của các bạn sinh viên trường ĐH Kinh tế Huế cùng với đặc thù của nhóm cũng xuất phát từ khóa 42 nên việc khoanh vùng đối tượng nghiên cứu sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lời hơn Trong quá trình điều tra do khóa 42 là khóa đầu tiên được áp dụng theo phương thức học chế tín chỉ nên việc tiếp cận đối tượng cũng khó khắn hơn so với 6 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế học chế niên chế Nhưng trải qua quá trình lựa chọn các lớp học dựa vào thời khóa biểu chung của các học phần nên việc tiếp cận các bạn sinh viên khóa 42 cũng khá thuận lợi hơn trên cơ sở đó đã giúp quá trình điều tra tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn Bên cạnh đó nhằm có sự đa dạng hơn cho các đối tượng nghiên cứu nhóm nhận thấy các bạn sinh viên khóa 42 cũng khá thường xuyên xuất hiện ở phòng đọc và thư viện trường nên nhóm đã thích ứng nhanh để tiếp cận điều tra một số đối tượng ấy nhằm giúp kết quả điều tra chính xác hơn 4 Đề xuất các hợp tác nghiên cứu tiếp theo Qua quá trình nghiên cứu đề tài “Đánh giá phân tích nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng 3G của sinh viên khóa 42 tại trường ĐHKT Huế” nhóm nhận thấy quá trình chọn lựa mẫu chưa thật sự chuẩn lắm nên đề xuất có sự hợp tác hoặc các đề tài nghiên cứu sau sẽ chọn mẫu dựa vào tên danh sách sinh viên theo lớp hay theo từng khoa đối với đề tài nghiên cứu ở cấp độ sinh viên và tên các nhân viên, doanh nhân, giảng viên của từng cơ sở đối với phạm vi đề tài nghiên cứu rộng hơn phải chọn lựa ngẫu nhiên theo một hệ số k nhất định hoặc dựa vào bảng chọn số để việc điều tra được hoàn chỉnh hơn góp phần tạo nên kết quả nghiên cứu có độ chính xác cao hơn giúp cho việc định hướng được tốt hơn Mỗi bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng theo tiêu chuẩn điều tra gồm 3 phần: Phần sàng lọc,phần nội dung và phần thông tin cá nhân của người được phỏng vấn.Tất cả các câu hỏi trên được mã hóa bằng ki hiệu nhằm thuận tiện khi sử dụng phần mềm thống kê SPSS trong quá trình nhập dữ liệu Trong đó: Phần sàng lọc :gồm 2 câu hỏi,được thiết kế nhằm sàng lọc đối tượng nghiên cứu để chọn ra mẫu phù hợp với các tiêu chí đã đề ra về yêu cầu “sử dụng điên thoại di động” và phân loại “mạng điện thoại di động đang sử dụng” Phần nội dung :gồm hai phần nhỏ với 8 câu hỏi Phần câu hỏi “Hâm nóng”:Gồm hai câu hỏi đơn giản ,mục đích để hướng người được phỏng vấn vào nội dung chính của cuộc điều tra và gợi nhớ lại một số 7 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế thông tin gần gũi để người được phỏng vấn làm quen dần với bảng câu hỏi đồng thời củng tiến hành kiểm tra xác định mức độ hiểu biết của khách hàng về dịch vụ mạng di động 3G Phần câu hỏi chính:Gồm 6 câu hỏi về “Giá trị và lợi ích,nhu càu sử dụng”.Hệ thống câu chủ yếu sử dụng các câu hỏi có nhiều lựa chọn,câu hỏi xếp hạng thứ tự và câu hỏi bật thang (thang điểm Likert) tránh các dạng câu hỏi đóng – các câu hỏi được nhóm nghiên cứu cố gắng thiết kế với nhiều dữ kiện để lựa chọn dựa trên hiểu biết của bản thân về đối tượng khách hàng sử dụng điện thoại di động,các dạng câu hỏi này giúp đơn giản hóa trong quá trình mã hóa và phân tích dữ liệu bằng phần mềm thống kê 8 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế Chương II CƠ SỞ LÝ LUẠN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học: 2.1.1 Mạng 3G là gì? Theo thống kê của nhà mạng, cả nước có trên 14triệu thuê bao 3G 3G, hay 3-G, (viết tắt của third-generation technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh ) 3G cung cấp cả hai hệ thống là chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập radio hoàn toàn khác so với hệ thống 2G hiện nay Điểm mạnh của công nghệ này so với công nghệ 2G và 2.5G là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; Các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS); E-mail;video streaming; High-ends games; 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Để hiểu rõ hơn về dịch vụ mạng 3G, chúng ta tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của các hệ thống điện thoại di động, đặc biệt là mạng dịch vụ 3G Thế hệ đầu tiên có thể nhắc đến là 1G (1st Generation) được nghiên cứu từ những năm 1930 – 1940 Tuy nhiên được thực sự giới thiệu trên thị trường là vào những năm 1980 Một trong những công nghệ 1G phổ biến là NMT (Nordic Mobile Telephone) được sử dụng ở các nước Bắc Âu, Tây Âu và Nga Cũng có một số công nghệ khác như AMPS (Advanced Mobile Phone Sytem – hệ thống điện thoại di động tiên tiến) được sử dụng ở Mỹ và Úc; TACS (Total Access Communication Sytem – hệ thống giao tiếp truy cập tổng hợp) được sử dụng ở Anh, C-45 ở Tây Đức, Bồ Đào Nha và Nam Phi, Radiocom 2000 ở Pháp; và RTMI ở Italia Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng ngày càng lên cao, số lượng người sử dụng mạng di động ngày càng nhiều nên đòi hỏi cần có những biện pháp để nâng cao chất 9 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế lượng cuộc gọi và các ứng dụng khác Chính vì thế, đã xuất hiện thế hệ thứ 2 của hệ thống di động Người ta gọi là 2G (Second Generation) với sóng Digital.Thế hệ thứ hai 2G của mạng di động chính thức ra mắt trên chuẩn GSM của Hà Lan, do công ty Radiolinja (Nay là một bộ phận của Elisa) triển khai vào năm 1991 Và thực sự, “làn sóng” 2G đã lan tỏa với tốc độ nhanh, nhờ vào các tính năng vượt trội của nó so với mạng 1G:  Thứ nhất, dữ liệu số của giọng nói có thể được nén và ghép kênh hiệu quả hơn so với mã hóa Analog nhờ sử dụng nhiều hình thức mã hóa, cho phép nhiều cuộc gọi cùng được mã hóa trên một dải băng tần  Thứ hai, hệ thống kĩ thuật số được thiết kế giảm bớt năng lượng sóng radio phát từ điện thoại Nhờ vậy, có thể thiết kế điện thoại 2G nhỏ gọn hơn; đồng thời giảm chi phí đầu tư những tháp phát sóng  Thứ 3, mạng 2G trở nên phổ biến cũng do công nghệ này có thể triển khai một số dịch vụ dữ liệu như Email và SMS Đồng thời, mức độ bảo mật cá nhân cũng cao hơn so với 1G đặc biệt là khởi đầu SMS Và tất nhiên, nhu cầu của con người vẫn không dừng lại ở đó Sau khi trải qua bước đệm về hệ thống di động 2,5G Con người đã bắt tay vào nghiên cứu thế hệ thứ 3 cho năm 2000 Đó là 3G (third Generation)…Ở Châu âu, người ta gọi đó là UMTS Mạng 3G được đưa vào khai thác thương mại đầu tiên ở Nhật Bản Năm 2001, NTT Docomo, một công ty lớn trong ngành viễn thông ở Nhật, đã ra mắt phiên bản thương mại của mạng W-CDMA Năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G, khiến cho mạng 2G dần biến mất tại nước này Theo thống kê của công ty Impress (Nhật Bản), tính đến cuối năm 2006, có gần 93 triệu thuê bao 2G và 3G tại Nhật, trong đó gần 56 triệu là thuê bao 3G Nhật bản hy vọng, với công nghệ cải tiến như hiện nay thì sẽ dần chinh phục mạng 3.5G , 4G trong thời gian tới Ở châu Âu, mạng 3G được mang ra giới thiệu vào năm 2003 Trong khi đó, mãi tới năm 2007 mạng 3G mới thực sự được sử dụng ở Châu Phi, Maroc là thủ đô đầu tiên tiếp cận thông tin này.Tính tháng 12/2005, có khoảng 100 hệ thống mạng 3G được xây dựng tại 40 quốc gia trên thế giới 2.1.3 Các chức năng của dịch vụ 3G 10 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế Đánh giá mức độ hài lòng khi truy cập internet Đánh giá mức độ hài lòng khi truy cập internet của mạng 2-2.5G, có 25/83 phiếu (chiếm 30,1%) hài lòng, 27/83 phiếu (32.5%) trung lập và 21/83 phiếu (25,3%) không hài lòng Qua số liệu này, ta thấy mức độ hài lòng khi truy cập internet bằng mạng 2-2.5G của sinh viên chưa cao Điều này phụ thuộc vào cấu hình của mỗi máy điện thoại, phụ thuộc và độ ổn định của mỗi nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Có tới 51/83 phiếu (61,4%) không hài lòng và trung lập khi đánh giá về khả năng truy cập internet qua mạng 2-2.5G Điều này cho thấy đa số sinh viên sử dụng chưa hài lòng, cũng cho thấy một nhu cầu lớn muốn sử dụng mạng có chất lượng cao hơn 3.2.5 Xu hướng lựa chọn các dịch vụ ứng dụng mạng 3G đối với sinh viên K44QTKD Frequency Valid Vẫn sd mạng 2G Chuyển qua sd mạng 3G Sd 3G kết hợp 2G Percent Valid Cumulative Percent 14.5 12 14.1 Percent 14.5 15 17.6 18.1 32.5 22 25.9 26.5 59.0 30 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế Chờ thêm một thời gian nữa Total Missing không trả lời Total 34 40.0 41.0 83 2 85 97.6 2.4 100.0 100.0 100.0 Qua khảo sát xu hướng lựa chọn các dịch vụ ứng dụng 2G - 3G đối với sinh viên K44QTKD, ta thấy lượng sinh viên vẫn muốn sử dụng mạng 2G chiếm 14.5% Có điều này vì những sinh viên này chưa mua những chiếc điện thoại có tính năng 3G, hoặc chưa có nhu cầu sử dụng mạng 3G do chi phí cao hơn so với phí dịch vụ của mạng 2G Lượng sinh viên có ý định chuyển qua sử dụng mạng 3G và lượng sinh viên đang sử dụng 3G kết hợp 2G chiếm đến 18.1 + 26.5 = 44.6%, cho thấy sinh viên đã và đang tiếp cận nhiều hơn với mạng 3G Có đến 34/83 phiếu hợp lệ ( chiếm 41%) chưa sử dụng 3G và muốn chờ thêm một thời gian nữa Đây là những sinh viên chưa sử dụng mạng 2G hoặc chưa có ý định chuyển đổi sang mạng 3G Điều này do không phải máy điện thoại nào cũng có tính năng 3G Ngoài ra việc đăng kí dịch vụ 3G đôi khi phức tạp và phải tốn thêm phí dịch vụ đối với nhiều sinh viên Những sinh viên này đang muốn xem thử tình hình sử dụng mạng 3G của mọi người xung quanh ra sao, sau đó sẽ quyet dinh sang sử dụng mạng 3G Qua bảng số liệu, ta thấy mới chỉ có 17.6% sinh viên có ý định chuyển qua sử dụng mạng 3G, tuy nhiên con số này còn nhiều tiềm năng tăng cao hơn nữa khi lượng thuê bao còn lại (đang sử dụng mạng 2G; đang sử dụng kết hợp cả 2, chưa sử dụng cả 2) chuyển sang sử dụng hoàn toạn mạng 3G 3.2.6 Mức độ hấp dẫn của các ứng dụng giành cho công nghệ 3G Bảng 8 Mức độ hấp dẫn của các ứng dụng từ công nghệ 3G Mức độ hấp dẫn về Video call Rất không hấp dẫn Không hấp dẫn Trung lập Hấp dẫn Rất hấp dẫn Truy cập internet băng thông Rất không hấp dẫn 31 Số ý kiến 3 5 19 26 30 2 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế rộng, tốc độ cao Không hấp dẫn Trung lập Hấp dẫn Rất hấp dẫn D-com 3G dành cho máy tính Rất không hấp dẫn Không hấp dẫn Trung lập Hấp dẫn Rất hấp dẫn DV GTGT như MobiTV, Rất không hấp dẫn Vmail, Game Không hấp dẫn Trung lập Hấp dẫn Rất hấp dẫn 10 14 39 18 1 5 27 31 19 3 3 31 39 7 Video call có lẽ là ứng dụng được khách hàng mong đợi nhất từ công nghệ 3G, với dịch vụ này, người sử dụng không chỉ nghe được giọng nói mà còn có thể thấy trực tiếp hình ảnh từ đầu dây bên kia Có 26 ý kiến cho rằng ứng dụng này Hấp dẫn, 30 ý kiến cho rằng “Rất hấp dẫn, 19 ý kiến “trung lập”, và chỉ có 8 ý kiến không đánh giá cao về sự thu hút của ứng dụng này Như vậy hầu hết các bạn được thăm dò về dịch vụ này đều chọn phương án hấp dẫn hoặc rất hấp dẫn Dịch vụ internet 3G có 2 loại hình là kết nối bằng điện thoại qua sóng, và kết nối từ máy tính qua USB 3G Giai đoạn hiện nay, với xu hướng sử dụng sản phẩm smart phone (PDA), việc truy cập internet từ trình duyệt điện thoại đã trở nên khá phổ biến, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người sử dụng, không kém gi` so với việc truy cập internet từ PC nên ứng dụng này cũng được khách hàng đánh giá là hấp dẫn! Đối với D-com 3G giành cho máy tính, mặc dù công nghệ ADSL đã quen thuộc với nhiều khách hàng, mới đây nữa là kết nối bằng Cáp quang, tốc độ truy cập internet qua modem đã được cải thiện khá nhiều, nhưng D-com cũng được đánh giá khá cao bởi tốc độ truy cập nhanh, sự tiện dụng và mức độ ổn định, chính điều này đã lí giải tại sao có đến 39 ý kiến chọn phương án “hấp dẫn” và 18 ý kiến cho rằng “Rất hấp dẫn” cho dịch vụ này, chỉ có một số rất ít chưa quan tâm 32 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế Các dịch vụ GTGT khác như MobiTV, Vmail và Game online tưởng chừng như không có nhiều lợi thế nhưng vẫn được khách hàng đánh giá ca Nhiều người cho rằng muốn xem truyền hình thì đã có Tivi, mail và chơi game online thì đã có máy tính, các ứng dụng đó trên điện thoại dường như ít có cơ hội để phát triển thì kết quả cuộc thăm dò đã cho thấy điều hoàn toàn ngược lại Khách hàng đa số vẫn tin tưởng vào sự hấp dẫn của các ứng dụng này( 39 ý kiến đánh giá mức độ “hấp dẫn”), bởi sự tiện lợi, có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi qua chiếc điện thoại nhỏ bé và kết nối 3G với mức chi phí vừa phải Nhìn chung, các ứng dụng 3G đều được khách hàng rất quan tâm Có thể coi đó là một thành công bước đầu cho việc phát triển rộng rãi công nghệ này về sau 3.2.7 Chi phí sử dụng mạng 3G Bảng9 Mức phí sử dụng mạng 3G Valid Valid Percent 34.1 Cumulative Percent 34.1 42.4 43.9 78.0 3.5 16.5 1.2 96.5 3.5 100.0 3.7 17.1 1.2 100.0 81.7 98.8 100.0 Frequency Percent 28 32.9 dưới 25000/tháng từ 2500036 50000/tháng trên 50.000 3 Khác 14 1 Total 82 Missing không trả lời 3 Total 85 33 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế Dựa vào quá trình thu thập dữ liệu, từ kết quả thống kê trong bảng trên ta thấy mức phí phù hợp nhất của mạng 3G đối với sinh viên là 25000-50000/tháng Mức phí này nhận được sự đồng tình của sinh viên nhiều nhất chiếm 43,9% Với mức phí thấp hơn dưới 25000/tháng cũng chiếm một lượng đồng tình khá lớn 32,9% và các mức phí cao hơn 50000/tháng thì hầu như không được các sinh viên chấp nhận Điều này chứng tỏ khả năng sẵn sàng chi trả cho dịch vụ 3G là chưa cao Những lý do hợp lý có thể đưa ra đối với kết quả này là vì sinh viên vẫn chưa hiểu rõ về công dụng ích lợi của dịch vụ 3G nên cảm thấy việc sử dụng là chưa cần thiết, nếu phải bỏ một khoản phí cao hàng tháng để sử dụng thì không hợp lý Bên cạnh đó, một số sinh viên cho rằng với một khoản phí như vậy thì dùng để trả cước phí cho việc truy cập internet cố định sẽ tốt hơn vì đã quen sử dụng mạng cố định, vừa đơn giản lại dễ dùng, không có sự đòi hỏi những hình thức dịch vụ cao hơn Cước phí mạng cố định hàng tháng hiện nay là 25000/tháng hoặc 35000/tháng tuỳ loại Thế nên mức phí mới dành cho mạng 3G đưa ra phải thấp hơn hoặc chỉ tương đương phí mạng cố định 3G là dịch vụ mới được đưa ra trên thị trường nên điều quan trọng đầu tiên là phải đưa nó tiếp cận với 34 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế khách hàng Việc đưa ra mức phí vừa phải giúp nó thu hút được hầu hết lượng khách hàng thuộc tầng lớp trung bình trở lên và đặc biệt là thu hút được nhiều sinh viên Đa số sinh viên thích tiếp cận những dịch vụ mới lạ lại khá rẻ, thế nên nếu mức phí ban đầu là thấp thì sẽ tạo được mối quan tâm đối với sinh viên nhiều hơn Một số dịch vụ điện thoại di động mới như Bee line, Vietnam mobile chẳng phải đã khá thành công khi sử dụng hình thức khuyến mãi ban đầu này đối với sinh viên Dịch vụ 3G hướng đến khách hàng tiềm năng là những người trẻ tuổi và sinh viên chiếm một lượng lớn trong số đó nên việc đáp ứng khả năng chi trả của sinh viên là điều rất quan trọng Qua kết quả nghiên cứu nêu trên, nhà mạng cần quan tâm và chú ý để có thể phân phối giá gói cước phù hợp với khách hàng đã đang và sẽ sử dụng dịch vụ 35 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế 3.2.8 Khả năng chi trả của sinh viên Valid 50000/tháng) mà đa số chọn mức phí 25000-50000/tháng Phải chăng điều này càng làm rõ nhu cầu của việc sử dụng 3G trong sinh viên chưa cao không hẳn là vì sinh viên không đủ khả năng chi trả mà vì nhiều tác động khác Một lý do đã nêu trên là do sự ít hiểu biết về dịch vụ mới 3G, không hiểu rõ ích lợi tiện dụng của 3G như thế nào Một lý do khác nữa là do sinh viên chưa có thiết bị đầu cuối để sử dụng mạng 3G Nếu muốn sử dụng mạng 3G mà không có điện thoại di động có chức năng đó thì cũng vô ích Và phần lớn các sinh viên dùng điện thoại có 3G hay sử dụng laptop có thể kết nối D-com của 3G thì lại không đăng ký dịch vụ 3G tại các nhà mạng mà chủ yếu là sử dụng Wifi để kết nối mạng không dây tại trường học, thư viện, hay những nơi nào khác 37 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế Chương IV GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHU CẦU SỬ DỤNG MẠNG 3G - Nhà cung cấp dịch vụ 3G nên tổ chức các buổi hội thảo tại các trường Đại học phổ biến về dịch vụ 3G về cách sử dụng, cước phí, các ứng dụng cũng như sự cần thiết của 3G trong thời đại mới này - Trong số các dịch vụ 3G, hot nhất phải kể đến là dịch vụ Mobile Internet Với dịch vụ này, MobiFone đưa ra gói cước với mức sử dụng 3G thấp nhất là 5.000 đồng/tháng – được coi là mức khởi điểm sử dụng 3G thấp nhất trên thị trường hiện nay Với những khách hàng trẻ, những người yêu thích công nghệ nhưng lại ít tiền, MobiFone cũng đưa ra các chính sách mới để hỗ trợ niềm đam mê công nghệ của họ - Đưa ra các gói cước mới với giá ưu đãi chỉ dành riêng cho sinh viên Ví dụ như trước đây, các khách hàng sinh viên dùng gói Q-Student được miễn phí 25.000 đồng/tháng cước GPRS thì giờ đây 25.000 đồng/tháng miễn phí được dùng cho 3G (dịch vụ Mobile Internet) Tương tự, các học sinh dùng gói Q-Teen cũng được miễn phí 15.000 đồng/tháng sử dụng 3G (cũng dịch vụ Mobile Internet) thay cho GPRS trước đây - Ngoài ra, để kích thích mạnh hơn nhu cầu sử dụng 3G của khách hàng, MobiFone liên tiếp tổ chức các chương trình khuyến mại lớn cho các khách hàng sử dụng dịch vụ 3G với mức khuyến mại tương đương với giảm giá 50% cước - Bên cạnh dịch vụ Mobile Internet, dịch vụ FastConnect3G cũng được miễn phí hòa mạng, giảm 50% cước thuê bao tháng trong 12 tháng liên tiếp kể từ ngày đăng ký đối với gói cước FC2 và FC3 38 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong những năm trở lại đây ngành công nghệ thông tin ở Viêt Nam đang ngày càng phát triển đáng chú ý đó là sự phát triển của các thuê bao di động Cùng với xu thể đó là một sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các nhà mạng để tranh giành thị phần, tranh giành số lượng thuê bao khiến cho thị trường viễn thông Việt Nam đã sôi động ngày càng nhộn nhịp hơn Hòa cùng với sự phát triển đó thì có thể nói các nhà mạng đang trong giai đoạn tăng trưởng phát triển chuẩn bị bước sang giai đoạn bão hòa về cả công nghệ lẫn doanh thu của các nhà mạng Một phần lý do là vì ở công nghệ mạng 2G và 2.5G hầu như các nhà mạng đã khai thác gần hết các đầu số nên làm khan hiểm về băng thông, tốc độ truyền tải đã không còn đáp ứng đầy đủ không chỉ cho nhu cầu của người tiêu dùng mà cho cả chính những nhà kinh doanh Điều này tất yếu sẽ dẫn đến xu hướng phải có một hệ thống mạng dịch vụ di động tối ưu hơn, tốc độ truyền tải nhanh hơn và có nhiều lợi ích hơn Một mặt để đáp ứng cho nhu cầu của người tiêu dùng nhưng quan trọng hơn là có thể phủ sóng đển tận các vùng sâu vùng xa nơi biên giới hải đảo nhằm mục đích tạo mối quan hệ gần gũi hơn về thông tin giữa Nhà nước và nhân dân góp phần tạo nên sự công bằng cho xã hội Và dịch vụ mạng di động thể hệ mới 3G xuất hiện là một điều tất yếu Quá trình triển khai dịch vụ mạng 3G là một cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức không hề nhỏ đối với các nhà mạng di động ở Việt Nam để góp phần đánh giá nhu cầu của đối tượng sinh viên về khả năng tiếp cận nguồn dịch vụ này nhóm đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá phân tích nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng 3G của sinh viên khóa 42 QTKD tại trường ĐHKT Huế” nhằm tạo điều kiện để các nhà mạng đề ra các chương trình hoạch định về chiến lược quảng cáo cũng 39 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế như xây dựng các gói cước dịch vụ phù hợp hơn Trên cơ sở đó thì nhóm sẽ đề xuất một vài kiến nghị chủ yếu như sau: Về chất lượng dịch vụ: Các nhà mạng cần phải đảm bảo tính trung thực với khách hàng về sự cam kết chất lượng dịch vụ mạng 3G, bên cạnh đó vấn đề chất lượng dịch vụ luôn đi song hành cùng với cơ sở hạ tầng mạng lưới nên đòi hỏi các nhà mạng phải xây dựng cơ sở mạng lưới thật tốt trước khi tiến đến khai thác các dịch vụ của mạng 3G để đảm bảo tối đa sự tin cậy của người tiêu dùng Về nội dụng dịch vụ: Cần xây dựng cho khách hàng nhiều gói dịch vụ phù hợp với từng đối tượng để khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng hơn nên xây dựng các showroom giới thiểu và cho sử dụng thử các nội dung để người dùng có thể hiểu biết thêm cũng như tiếp cần gần hơn với gói dịch vụ di động 3G Về chi phí sử dụng: Nên xây dựng từng bước để làm giảm chi phí giá thành, nguồn nhân lực mang lại lợi ích tối đa cho người tiêu dụng Bên cạnh đó do chất lượng dịch vụ 3G luôn đảm bảo về tốc độ truyển tải dữ liệu rất cao nên nhà mạng cần xem xét các mức giá phù hợp nên để các gói dịch vụ tương tự như 2G có cùng mức giá như trước còn các gói dịch vụ có tính năng mới thì xây dựng chiến lược giá phù hợp Ngoài ra nên cho tiến hành song song hình thức trả thuê bao tháng và theo dung lượng để người tiêu dùng có thể thích nghi hợp lý hơn 40 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng bộ môn Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh Bài giảng bộ môn Lý thuyết xác suất và thống kê toán Bài giảng bộ môn kinh tế lượng Bài giảng bộ môn nguyên lý thống kê kinh tế Cuốn sách “3G Evolusion” của tác giả Erik Dahlman, Stefan Parkval Cuốn sách “Mạng 3G” của Ths Đặng Hoàng Tùng, Đại học mở Hà Nội 41 Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế DANH SÁCH NHÓM: 1 Ngô Nữ Ngọc Anh 2 Nguyễn Hàn Thảo Ngọc 3 Lê Tấn Thanh Thịnh 4 Lê Thúc Nguyên Vũ 5 Hà Xuân Bửu 6 Nguyễn Thị Ánh Hằng 7 Phan Hồng Sơn 42 ... thông tin dịch vụ mạng di động 3G 19 Khảo sát nhu cầu sinh viên khóa 44QTKD dịch vụ mạng di động 3G trường ĐH Kinh tế Huế Để có cách nhìn tồn di? ??n ? ?Nhu cầu sử dụng dịch vụ mạng di động 3G? ?? nhóm... III 15 Khảo sát nhu cầu sinh viên khóa 44QTKD dịch vụ mạng di động 3G trường ĐH Kinh tế Huế PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG MẠNG 3G CỦA SINH VIÊN K44QTKD TRƯỜNG ĐHKT HUẾ 3.1 Tổng quan trường. . .Khảo sát nhu cầu sinh viên khóa 44QTKD dịch vụ mạng di động 3G trường ĐH Kinh tế Huế dụng cước phí Chính hiểu biết 3G tác động đến nhu cầu sử dụng 3G sinh viên không cao Tất

Ngày đăng: 13/10/2014, 09:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Mạng di động đang sử dụng - Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế
Bảng 1. Mạng di động đang sử dụng (Trang 18)
Bảng 2.  Nguồn thông tin tiếp cận về 3G - Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế
Bảng 2. Nguồn thông tin tiếp cận về 3G (Trang 20)
Bảng 3. Mối liên hệ giữa nhà mạng và thông tin về 3G - Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế
Bảng 3. Mối liên hệ giữa nhà mạng và thông tin về 3G (Trang 21)
Bảng 4.  Định nghĩa về 3G - Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế
Bảng 4. Định nghĩa về 3G (Trang 23)
Bảng 5.  Mối quan hệ giữa định nghĩa mạng 3G và nguồn thông tin tiếp cận - Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế
Bảng 5. Mối quan hệ giữa định nghĩa mạng 3G và nguồn thông tin tiếp cận (Trang 25)
Bảng 6.  Mức độ hài lòng về ứng dụng trên DTDĐ - Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế
Bảng 6. Mức độ hài lòng về ứng dụng trên DTDĐ (Trang 27)
Bảng 8. Mức độ hấp dẫn của các ứng dụng từ công nghệ 3G - Khảo sát nhu cầu của sinh viên khóa 44QTKD về dịch vụ mạng di động 3G tại trường ĐH Kinh tế Huế
Bảng 8. Mức độ hấp dẫn của các ứng dụng từ công nghệ 3G (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w