1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ BỘT VÀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT GIẤY VIẾT 90oISO TẠI NHÀ MÁY BÌNH AN

60 386 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 567,71 KB

Nội dung

Khảo sát tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất để tạo thành tờ giấy bao gồm: quá trình chuẩn bị bột và điểm phối trộn chất phụ gia vào dòng bột, quá trình chuẩn bị hóa chất, xeo

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN MINH ỬNG

KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ BỘT VÀ DÂY CHUYỀN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHÀNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN MINH ỬNG

KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ BỘT VÀ DÂY CHUYỀN

Nghành: Công Nghệ Sản Xuất Giấy Và Bột Giấy

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: Ts.Phan Trung Diễn

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu, Em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc,

phòng kỹ thuật sản xuất, của nhà máy giấy Bình An đã tạo điều kiện giúp đỡ Em

hoàn thành quá trình thực tập

Em chân thành biết ơn quý thầy, cô đã truyền đạt, chỉ bảo cho em nhiều kiến thức

bổ ích trong thời gian học tập ở trường

Em xin cảm ơn thầy Phan Trung Diễn là giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình giúp

đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Qua đây em xin cảm ơn Chị Thu, Chị Hà, Anh Vũ, Anh Thịnh là những người

đã nhiệt tình hướng dẫn em thực tập tại nhà máy

TpHCM, Ngày 22 tháng 05 năm 2012

Nguyễn Minh Ửng

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát quá trình chuẩn bị bột và dây chuyền sản xuất

giấy viết 90oISO tại nhà máy Bình An” được tiến hành tại phân xưởng giấy 2 - Nhà

máy giấy Bình An, thời gian từ 20/02/2012 đến 20/04/2012 Khảo sát tất cả các công

đoạn trong quy trình sản xuất để tạo thành tờ giấy bao gồm: quá trình chuẩn bị bột và

điểm phối trộn chất phụ gia vào dòng bột, quá trình chuẩn bị hóa chất, xeo giấy, ép

giấy, sấy giấy; năng lượng chủ yếu phục vụ cho sản xuất gồm điện , hơi, nước Kiểm

tra các chỉ tiêu chất lượng giấy viết gồm :độ bền kéo, chiều dài đứt, độ dày, định

lượng, độ lem bằng các thiết bị kiểm tra chất lượng giấy Xác định định mức tiêu hao

nguyên nhiên vật liệu cho 1 tấn giấy viết

Kết quả cho thấy để sản xuất giấy đạt chất lượng theo yêu cầu đặt ra phải đảm

bảo yêu cầu công nghệ trong từng công đoạn trong quy trình sản xuất giấy Quá trình

chuẩn bị bột giấy và phối trộn hóa chất đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình

thành tờ giấy trên máy xeo, kết hợp việc điều chỉnh các thông số vận hành máy xeo để

giấy hình thành tốt, tỷ lệ tổn thất thấp Với quy trình sản xuất giấy khép kín, đảm bảo

yêu cầu công nghệ trong từng khâu sản xuất, sản phẩm giấy viết của nhà máy giấy

Bình An đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn giấy viết của nhà máy và tiêu chuẩn giấy

viết của Việt Nam

Trang 5

Summary

Research project “ Survey and preparation and writing paper production line at

its plant 90o ISO AN BINH “ workshop was conducted in two papers - Paper Factory

of AN BINH,  the  period  from  20/02/2012  to  20/04/2012.  Examining all of the

stages in the production process to form the paper include: preparation of flour and

mix into the flour additives, chemical preparation, xeo paper, pressed paper, dried

paper; primary energy for producing electricity, steam and water Check the paper

quality criteria include: tensile strength, breaking length, thickness, quantity, of

Jerusalem by the test equipment quality Determination of consumption norms of

raw materials for one ton of paper

The results show for the manufacture of quality according to set requirements

to ensure technological requirements of each stage in the paper production process

The preparation of pulp and chemical mixing plays a very important role in shaping

the paper on the paper machine, combining the adjustment of the paper machine

operating parameters to form a good paper, low loss rate With paper production

process closed to the requirements of technology in each stage of production, paper

products paper mill AN BINH of quality assurance standards of the paper mills and

paper by Viet Nam standards

Trang 6

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTMP( Chemithermomechanical pulp) Bột hóa nhiệt cơ

LBKP(large bleached kraft pulp) Bột hóa tẩy trắng gỗ lá rộng

NBKP(needle bleached kraft pulp) Bột hóa tẩy trắng gỗ lá kim

Trang 7

Mục lục

LỜI CẢM TẠ i

TÓM TẮT ii

SUMMARY iii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

Mục lục v

DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

Chương 1 Mở Đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

1.2 Mục đích: 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Lịch sử ngành giấy: 3

2.2 Thực trạng ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam: 5

2.3 Lịch sử hình thành nhà máy: 5

2.3.1 Sản phẩn chính: 6

2.3.2 Thời gian làm việc: 6

2.3.3 Sơ đồ bố trí mặt bằng: 7

2.3.4 Sơ đồ tổ chức nhân sự: 8

2.3.5 Sơ đồ khối của qui trình: 9

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1 Nội dung nghiên cứu: 11

3.2 Phương pháp nghiên cứu: 11

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 12

4.1 Qui trình công nghệ chuẩn bị bột: 12

4.1.1 Nguyên liệu bột: 12

Trang 8

4.1.3.1 Sơ đồ: 14

4.1.3.2 Thuyết minh: 15

4.1.4 Hóa chất sử dụng: 16

4.1.4.1 Màu: 16

4.1.4.2 Tinh bột cation: 16

4.1.4.3 Tinh bột anion: 17

4.1.4.4 CaCO3 : 17

4.1.4.5 Chất bảo lưu: 17

4.1.4.6 Keo AKD: 19

4.1.5 Các thiết bị chính sử dụng trong chuẩn bị bột: 20

4.1.5.1 Hồ quậy thủy lực: 20

4.1.5.2 Bể chứa: 21

4.1.5.3 Lọc cát nộng độ cao: 22

4.1.5.4 Máy đánh tơi bột: 22

4.1.5.5 Máy nghiền: 23

4.1.5.6 Thùng điều tiết 24

4.1.5.7 Bơm quạt: 25

4.1.5.8 Thiết bị lọc ly tâm: 25

4.1.5.9 Sàng cấp 1,2 (Sàng áp lực) 26

4.1.5.10 Sàng cấp 3 (Sàng rung): 26

4.2 Dây chuyền sản xuất: 29

4.2.1 Sơ đồ dây chuyền sản xuất: 29

4.2.1.1 Sơ đồ: 29

4.2.1.2 Tóm tắt quy trình sản xuất: 30

4.2.2 Các thiết bị chính sử dụng trong bộ phận xeo giấy: 31

4.2.2.1 Thùng đầu: 31

4.2.2.2 Lưới xeo: 32

4.2.2.3 Bộ phận ép: 33

Trang 9

4.2.3 Năng lượng: 37

4.2.3.1 Nhiên liệu: 37

4.2.3.2 Hệ thống cấp nước: 37

4.2.3.3 Hệ thống thu hồi nước trắng: 38

4.2.4 Kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng: 38

4.2.4.1 Tính năng suất: 38

4.2.4.2 Tính lưu lượng hoá chất sử dụng: 39

4.2.4.3 Kiểm tra chất lượng bột tấm: 39

4.2.4.4 Đo độ nghiền: 40

4.2.4.5 Xác định nồng độ bột( <4%) dựa vào hệ số vắt tay: 40

4.2.4.6 Xác định nồng độ bột( >4%) bằng phương pháp sấy: 41

4.2.4.7 Xác định độ bảo lưu: 41

4.2.4.8 Xác định định lượng giấy: 42

4.2.4.9 Đo độ dày: 42

4.2.4.10 Xác định độ cobb: 42

4.2.4.11 Đo độ nhám: 43

4.2.4.12 Đo độ chịu xé: 43

4.2.4.13 Xác định chiều dài đứt: 44

4.2.4.14 Xác định độ lem của giấy: 44

4.2.4.15 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm: 45

4.2.5 Tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 tấn giấy viết độ trắng 90o ISO: 46

4.2.5.1 Chỉ tiêu sản xuất 1 tấn giấy viết độ trắng 90 %ISO tại Bình An 46

4.2.5.2 Chỉ tiêu ngoại quan: 46

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nhu cầu đối với một số chủng loại giấy trên thế giới năm 2012 4

Bảng 4.1 Mức dùng chất bảo lưu phụ thuộc vào thành phần bột và lượng chất độn 18

Bảng 4.2: Mức dùng màu, chất cảm quang, chất độn phụ thuộc vào thành phần bột 19

Bảng 4.3: Gia phụ liệu cho giấy viết 90oISO 20

Bảng 4.4 Bảng phụ liệu nằm trong khâu chuẩn bị bột 20

Bảng 4.5 Thông số các bể chứa 21

Bảng 4.6 Thông số máy lọc cát 22

Bảng 4.7 Thông số máy đánh tơi xơ sợi 23

Bảng 4.8 Thông số máy đánh tơi lề 23

Bảng 4.9: Điều kiện nghiền bột sản xuất giấy viết 90oISO, định lượng 80g/m2 24

Bảng 4.10 Các chỉ tiêu sàng áp lực 26

Bảng 4.11 Kết quả kiểm soát chất lượng bột (28/02/2012) 27

Bảng 4.12 Kiểm tra chất lượng giấy ( nguồn nhà máy giấyBình An ) 36

Trang 11

Chương 1

Mở Đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Giấy được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngoài việc ghi chép in ấn,

giấy còn được sử dụng trong công nghiệp dùng để bao gói hàng hoá Giấy viết là mặt

hàng dùng trong ngành giáo dục, là loại giấy không tráng phủ bề mặt, có mức độ gia

keo phù hợp với viêc dùng các loại bút mực để viết nhưng không thấm mực nhằm

tránh việc loang, nhoè nét Đất nước càng phát triển thì nhu cầu sử dụng giấy nói

chung và giấy viết nói riêng ngày càng tăng Mặc dù ngành giấy Việt Nam đang phát

triển về sản lượng, chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, từng bước vươn lên chiếm

lĩnh thị trường bằng con đường ứng dụng công nghệ mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật của

thế giới đẩy mạnh sản xuất kinh doanh Song khả năng đáp ứng của toàn ngành giấy

Việt Nam chỉ thỏa mãn được 65% nhu cầu tiêu dùng giấy trong nước Hiện nay, nước

ta đã gia nhập vào AFTA, mức thuế nhập khẩu giảm xuống vì vậy lượng giấy nhập

khẩu từ các nước ASEAN vào thị trường nước ta ngày càng tăng nhanh làm cho cuộc

cạnh tranh giữa giấy viết trong nước và ngoại nhập đã thực sự diễn ra, trong khi chất

lượng giấy ngoại nhập hơn hẳn giấy trong nước mà giá cả thì rẻ hơn Các nhà máy sản

xuất giấy viết hiện có, cần tập trung khai thác hết năng lực sản xuất đáp ứng đủ nhu

cầu tiêu dùng và xuất khẩu giấy viết, nâng cao hơn nữa chất lượng giấy viết và phải áp

dụng những biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất để có thể cạnh tranh về giá cả trên

thị trường Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Khảo sát quá trình

chuẩn bị bột và dây chuyền sản xuất giấy viết 90oSR tại nhà máy Bình An” Nhằm

mục đích nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm có như vậy mới đứng vững được

trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay

Trang 12

1.2 Mục đích:

Tìm hiểu thực tế về quá trình chuẩn bị bột và dây chuyền sản xuất giấy viết 90oSR,

các biện pháp cải thiện quy trình sản xuất nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng

sản phẩm hơn nữa, góp phần giảm chi phí sản xuất và cải tiến sản phẩm giúp cho sản

phẩm giấy viết của nhà máy giấy Bình An có khả năng canh tranh với giấy viết trong

nước và giấy viết ngoại nhập về giá cả và chất lượng

Trang 13

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Lịch sử ngành giấy:

- Giấy được ra đời từ rất sớm, rất xa xưa Người Ai Cập cổ đại đã làm ra những mẫu

giấy đầu tiên từ những lớp vỏ cây đan dệt vào nhau

- 100 năm sau Công Nguyên, nghệ thuật làm giấy thực sự bắt đầu ở Trung Quốc với

quy trình như sau: Huyền phù sơ sợi cho qua tấm phên tre nứa để thoát nước sau đó

đem đi phơi khô để tạo thành giấy khô

- Vài thế kỉ sau, nghệ thuật làm giấy phát triển đến các vùng Đông Á, sau đó phát triển

đến các nước Châu Âu Nguyên liệu chính trong thời kì này là sợi, bông, vải vụn…

- Thế kỉ thứ 10, một số nhà máy giấy xuất hiện ở Tây Ban Nha, Đức, Ý, Pháp…

- Sau đó là những phát minh lớn lần lượt được ra đời tạo ra những bước phát triển mới

trong ngành công nghiệp giấy:

+ 1798: Sáng chế của Nicholas Lous Rober về máy giấy liên tục đầu tiên

+ 1803-1807: Cải tiến máy xeo liên tục ( bởi anh em nhà Fourd Rinnier)

+ 1809: Sáng chế máy xeo tròn bởi John Dickison

+ 1817: Máy xeo tròn được sử dụng đầu tiên tại Mỹ

+ 1827: Máy xeo dài lưới ngang đầu tiên tại Mỹ

+ 1854: Lần đầu tiên sử dụng công nghệ xút để sản xuất bột giấy từ gỗ tại nước Anh

+ 1867: Sáng chế công nghệ sunphit tại nước Mỹ

+ 1870: Sử dụng công nghệ gỗ mài thương phẩm đầu tiên

+ 1874: Sử dụng công nghệ sunphit đầu tiên

Trang 14

- Thế kỉ XX được xem như là sự phát triển của ngành công nghiệp giấy hiện đại với

công nghệ hiện đại, tiên tiến, nhiều giai đoạn sản xuất liên tục, máy xeo tốc độ cao,

tráng keo trên máy giấy, với sự tự động hóa và cơ giới hóa gần như hoàn toàn, điều

khiển công nghệ tự động bằng QCS (quality control system)

Bảng 2.1 Nhu cầu đối với một số chủng loại giấy trên thế giới năm 2012

(triệu tấn)

Giấy in từ bột cơ không tráng 18.0

Giấy in từ bột cơ có tráng 22.9

Giấy không có bột cơ không tráng

Giấy không có bột cơ có tráng

Giấy lót giữa carton làn sóng 108.4

Giấy làm túi, giấy xi măng 6.1

Giấy lớp ngoài carton làn sóng 38.8

Tổng cộng 402.0

‐ Mức tiêu thụ trung bình của Châu Á: 10-12 kg/người/năm

‐ Mức tiêu thụ trung bình của các nước Bắc Mỹ, Châu Âu: >200kg/người/năm

‐ Mức tăng trưởng trung bình của thế giới : khoảng 3%/năm

Trang 15

2.2 Thực trạng ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam:

- Thực tế cho thấy tốc độ phát triển của ngành công nghiệp giấy Việt Nam hiện nay

vẫn chưa bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới Cho đến thời điểm năm 2000, tổng sản

phẩm giấy các loại của nước ta đạt khoảng 0,35 triệu tấn / năm, mức tiêu thụ bình quân

là 7,6kg/người/năm Mức này còn rất thấp so với các số liệu tương ứng của thế giới là

400 triệu tấn/ năm và 50kg/ người/ năm

- Tuy vậy, nhưng ngành giấy Việt Nam trong những năm qua cũng đã có những bước

phát triển đáng chú ý Năm 1996 mức tiêu thụ giấy ở nước ta là 281.000 tấn, đến năm

2005 là 1481.000 tấn, tăng 5,3 lần

Hiện nay, ngành giấy Việt Nam vẫn không ngừng đổi mới và phát triển Việc kinh

doanh, sáp nhập, cổ phần hóa ngày càng được thực hiện rộng rãi Các dự án đầu tư

mới và mở rộng sản xuất ở các doanh nghiệp ngoài Tổng Công ty cũng rất phong phú

và đa dạng Đó cũng là nền móng vững chắc cho sự phát triển của ngành giấy Việt

Nam trong những giai đoạn tiếp theo

2.3 Lịch sử hình thành nhà máy:

Công ty giấy Bình An trực thuộc tập đoàn giấy Tân Mai

Công ty giấy Bình An được thành lập theo quyết định số 51/qđ-ns ngày 04/01/2006 tại

địa bàn thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Công ty giấy Bình An được thành lập qua nhiều giai đoạn:

 Công ty giấy Bình An được xây dựng năm 1968 có tên gọi là công ty Cigimeko

do ông Lý Hiền làm chủ

 Năm 1975: thuộc công ty gỗ diêm II

 Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công ty thuộc sự quản lý trực tiếp

của công ty giấy Việt Nam

 Năm 1993: lấy tên nhà máy giấy Bình An

 Năm 1997: đổi tên thành công ty giấy Bình An

 Đến tháng 06/2005: trước tình hình đổi mới của đất nước, cổ phần hóa các

doanh nghiệp nhà nước và sự gia nhập WTO của nước ta, tổng công ty giấy

Việt Nam quyết định xác nhập công ty giấy Bình An vào công ty giấy Tân Mai

Trang 16

 Đến tháng 01/2006: công ty giấy Tân Mai đã cổ phần hóa thành công ty cổ

phần giấy Tân Mai theo chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số

4613000154 ngày 24/01/2006

2.3.1 Sản phẩn chính:

 Giấy in, giấy viết

 Giấy Poluya, giấy photo copy

 Giấy bao gói các loại

 Giấy tráng phấn

2.3.2 Thời gian làm việc:

Nhà máy làm việc 24/24, chia làm 3 ca:

 Ca 1: 7h00 – 15h00

 Ca 2: 15h00 – 23h00

 Ca 3: 23h00 – 7h00

Trang 17

2.3.3 Sơ đồ bố trí mặt bằng:

Trang 18

PX  Giấy  

II  _ Tổ sửa chửa

_ Tổ chế tạo _ Tổ sắt-ống-hàn _Tổ dầu mở _ Tổ văn phòng

_ Tổ điều chế bột  _ Tổ máy xeo  _Tổ cắt cuộn _ Tổ toàn thành

_Tổ điện sửa chửa _ Tổ điện trực ca _ Tổ sửa chửa thiết bị đo lường điều khiển _Tổ điện quấn dây 

_Tổ văn phòng _ Tổ điều chế bột  _ Tổ máy xeo _Tổ cắt cuộn  _ Tổ lọc nước  _ Tổ phụ trợ 

PX cơ khí 

Phòng nhân sự hành chính

Phòng

kế hoạch vật tư

Phòng kế toán

Trang 19

2.3.5 Sơ đồ khối của qui trình:

Bột giấy( cơ, hóa), giấy tái chế

Hồ chứa nước trắng Hồ quậy thủy

Trang 20

Sấy Giá keo bề mặt Phần sấy Phần ép Lưới xeo Thùng đầu

Tráng phấn Thùng giảm áp

Thành phâm Cắt cuộn Cuộn

Ép quang Sấy

Trang 21

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu:

 Khảo sát quá trình chuẩn bị bột. 

 Nguyên liệu bột. 

 Kiểm tra mẫu bột tấm nhập kho. 

 Sơ đồ dây chuyền chuẩn bị bột, thuyết minh dây chuyền. 

 Hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất. 

 Các thiết bị chính sử dụng trong quá trình chuẩn bị bột. 

 Khảo sát dây chuyền sản xuất  

 Sơ đồ công nghệ sản xuất. 

 Các thiết bị chính sử dụng trong bộ phận xeo giấy. 

 Năng lượng phục vụ sản xuất. 

 Kiểm tra các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. 

 Xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 tấn giấy viết 90oISO 

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

 Tìm hiểu thực tế qui trình sản xuất tại nhà máy và thu thập số liệu

 Kết hợp nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu tài liệu ở thư viện trường Đại học

nông lâm TPHCM với hỏi ý kiến của giáo viên chuyên môn

 Tham gia đo thực tế tại phòng kiểm nghiệm II của nhà máy Bình An

Trang 22

 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Qui trình công nghệ chuẩn bị bột:

4.1.1 Nguyên liệu bột:

Bột hóa(LBKD- NBKD): Loại bột này được nhập từ nước ngoài về

Bột hóa nhiệt cơ(CTMP): Loại bột này được sản xuất tại Nhà máy Tân Mai

 Nguyên liệu sau khi được nhập về nhà máy sẽ được tồn trữ tại kho để chờ sản xuất

Trước khi bột được đem đi sản xuất, sẽ được cán bộ Phòng kĩ thuật lấy mẫu để kiểm

tra, nhằm xác định xem bột được nhập về Nhà máy có đúng với yêu cầu của đơn đặt

hàng hay không Đồng thời, dựa trên những chỉ tiêu đã kiểm tra được và yêu cầu của

khách hàng mà Phòng kĩ thuật sẽ tính toán khối lượng và nồng độ bột, lượng phụ gia

và hóa chất cần dùng để sản xuất đơn hàng đó Sau đó, Phòng kĩ thuật sẽ phát tờ lệnh

sản xuất xuống phân xưởng để sản xuất

NBKP90: Bột gỗ lá kim sản xuất bằng phương pháp Kraft tẩy trắng 90 % ISO

Bột gỗ này cho xơ sợi xenlulo có độ dài lớn và chất lượng cao, độ bền cơ lý cao nhất

do xơ sợi ít bị tổn thương trong quá trình nấu, thành tế bào dày hơn hẳn so với bột

krart từ gỗ lá rộng Do xơ dài nên trong quá trình xeo giấy dễ bị kết bông tạo nên đám

mây vì vậy phải phối trộn bột xơ ngắn vào bột xơ dài để bột được phân phối điều khi

xeo Bột xơ ngắn sẽ lấp đầy các khoảng trống giữa các xơ dài

LBKP90: Bột tẩy trắng gỗ lá rộng sản xuất bằng phương pháp Kraft 90 %ISO

Bột gỗ này cho xơ sợi có kích thước ngắn hơn, độ bền cơ học thấp hơn gỗ lá kim mà

chủ yếu là độ bền kéo đứt và độ bền gấp.Vì vậy phải phối trộn bột gỗ lá rộng với bột

gỗ lá kim để sản xuất giấy nhằm tăng độ bền cơ lý của giấy ở trạng thái ướt, tránh hiện

Trang 23

CTMP70: Bột hoá nhiệt cơ 70 %ISO, chiều dài xơ sợi ngắn vì xơ sợi bị gãy, dập, vụn

trong quá trình nghiền sản xuất bột Vì xơ ngắn nên độ thoát nước của bột này thấp hơn độ

thoát nước của bột sản xuất theo phương pháp Kraft Bột này cho giấy có độ đục cao, tính

chất in tốt, giá rẻ nhưng giấy kém bền và dễ hồi màu vì lượng lignin còn nhiều trong bột

Tính chất mỗi loại bột khác Phối trộn các loại bột với nhau sao cho đạt được chất

lượng sản phẩm theo yêu cầu mà giảm được chi phí sản phẩm Đối với giấy viết có độ

trắng 90 %ISO, nếu ta chỉ dùng bột có độ trắng 90 %ISO để sản xuất giấy thì chi phí

cao, để giảm giá chi phí nhà máy đã sử dụng thêm bột CTMP độ trắng 70 %ISO, do

bột này có độ trắng thấp hơn độ trắng giấy cần sản xuất vì vậy muốn đạt yêu cầu về độ

trắng phải sử dụng thêm hóa chất (chất màu, chất cảm quang, chất độn) để tăng độ

trắng cho giấy

4.1.2 Kết quả phân tích mẫu bột CTMP70/TM-keo lai ép tấm nhập kho:

 

STT Tên chỉ tiêu Tiêu chuẩn chất lượng Kết quả kiểm tra

2 Trọng lượng thương phẩm,kg/pallet 350 450 378

Trang 24

4.1.3 Sơ đồ dây chuyền công nghệ chuẩn bị bột:

Lọc nồng độ cao 201E-107 Lọc nồng độ cao 201E-207

Máy đánh tơi 201E-107 Máy đánh tơi 201E-207

Hồ Couchpit 101T-106

Hồ quậy 102E- 001

Bể trộn 101T-111

Bể máy 101T-112 Thùng điều tiết Bơm quạt Lọc cát Sàng áp lực

Trang 25

4.1.3.2 Thuyết minh:

Nguyên liệu được chia làm 2 tuyến phối chế, tuyến nghiền bột cơ và tuyến

nghiền bột hóa để thuận tiện cho việc sản xuất Hai tuyến nghiền bột sử dụng chung 1

hồ quậy thủy lực Khi quậy xong mẻ bột cơ CTMP sẽ được bơm qua bể chứa và hồ

quậy chuyển sang quậy bột hóa

Quậy tuyến bột cơ CTMP: Mở van khởi động băng tải, mở van cấp nước vào hồ

quậy thủy lực 101E-001 đến khoảng nửa hồ, khởi động động cơ chính Bột CTMP

được đưa lên băng tải cho vào hồ quậy 101E-001 Khi nước đạt đến mức vận hành thì

ngưng cấp( lượng CTMP sử dụng là 4 kiện, tương đương khoảng 4 tấn, hỗn hợp dung

dịch bột lúc này khoảng 30m3, nồng độ 4- 4.5%) Nguyên liệu được đánh tơi khoảng

15 phút, sau đó mở van cửa ra của hồ quậy bột để bơm 101P-101 bơm qua bể

101T-201 Sau đó được bơm 101P-201 bơm qua lọc cát nồng độ cao 201E-207 để loại bỏ

những tạp chất như cát, đá, cặn và bột xấu Bột tốt qua máy đánh tơi Deflacker

201E-207 Bột sau khi được đánh tơi đưa qua bể 101T-202 Từ bể này bột được cấp ổn định

qua máy nghiền 101E-212( tuyến nghiền bột CTMP chỉ sử dụng 1 máy nghiền, vì bột

do nhà máy Tân Mai đóng kiện và cấp trực tiếp Đây là loại bột tơi ép không quá chặt

và yêu cầu sản xuất với độ nghiền khoảng 58-62 oSR ) Bột sau khi đạt đến độ nghiền

thì được bơm qua 101T- 203 Một phần được hồi lưu về lại bể 101T-202 Lý do hồi

lưu là để đảm bảo được độ nghiền trong bể 101T-203 được ổn định

Quậy tuyền bột hóa LBKP- NBKP: Cho bột LBKP- NBKP lên băng tải vào hồ

quậy 101E-001 theo tỉ lệ cho trước, hỗn hợp bột được quậy giống như trên Sau đó

được bơm qua bể 101T- 101, qua lọc cát nồng độ cao 201E-107, qua máy đánh tơi

201E-107, bột được chứa trong bể 101T-102 trước khi vào nghiền( sử dụng 2 máy

nghiền 101E-111 và 101E-112 vì đây là bột hóa nhập có độ khô cao, ép chặt và cần độ

nghiền thấp) Bột sau nghiền được chuyển qua bể 101T- 103, một phần được hồi lưu

về bể 101T-102

Bột từ 2 bể 101T-103 và 101T-203 được bơm chung vào bể phối trộn 101T-111 với tỉ

lệ khoảng 40-45% từ bể 101T-103 và 50- 60% từ bể 101T- 203 Tại đây hóa chất vi

sinh và tinh bột được gia vào

Ở bể phối trộn 101T-111 còn nhận được 2 đường cấp bột vào:

Giấy cắt biên sau khi xuống hồ A1,A2, A3 được dự trữ ở bể 103T-105 từ bể

này bột giấy nhờ bơm P345M1 bơm đến hệ thống máy đánh tơi( gồm 2 máy

103E018M1 và 103E012M1) sẽ được đưa vào bể Couchpit 101T-106 từ bể này bột

Trang 26

Nước ở khâu ép ướt được đưa xuống bể 103T-107 nhờ bơm 103P310 bơm về bể

trộn

Bột hĩa và hĩa chất sau khi được trộn đều sẽ được bơm qua bể máy 101T-112

Nếu bể máy quá đầy bột chảy tràn qua bể trộn( do thiết kế đặc biệt của 2 bể này cĩ

chung vách ngăn thấp) Bột từ bể này được bơm qua thùng điều tiết và AKD được cho

vào Sang bơm quạt do nước trắng từ bể 102T-119 bổ sung vào bơm quạt dịng bột

được pha lỗng 2.6% và được đưa sang lọc( hệ thống lọc 3 cấp), dịng bột hợp cách đi

tiếp qua sàng áp lực 102E-027 Tại đây phân loại tạp chất lớn hơn khe sang như mấu

mắt, búi sợi, bột tốt của sang áp lực đi vào thùng đầu, cịn thải nhẹ được đưa vào bể

Tăng độ bảo lưu cho các xơ sợi ngắn, các chất độn mịn và phụ gia Cải thiện

lực liên kết giữa xơ sợi và chất độn.Tăng độ bền cơ lý của giấy

Cải thiện độ mịn và độ bóng bề mặt tờ giấy, hạn chế hiện tượng bóc sợi, xù lông bề mặt

Ổng định độ chóng thấm khi dùng cùng với chất gia keo chính trong hệ thống

Thường thì tỷ lệ sử dụng tinh bột cation khoảng 1.0 đến 1.5 % cho hiệu quả bảo lưu

tinh bột cation cao nhất Hiệu quả tăng độ bền của giấy khi sử dụng tinh bột cation

đạt cao nhất khi thành phần bột giấy là bột thớ dài

Khi tăng tỷ lệ sử dụng tinh bột cation thì khả năng thoát nước của dòng bột trên

máy xeo tăng

Tinh bột cation được nấu ở nồng độ 6 %, 250 kg*6 bao/mẻ nấu Nấu đến nhiệt độ

90oC, thời gian nấu 40-45 phút Tinh bột sau nấu qua sàng, sau đĩ được đưa qua hồ

Trang 27

4.1.4.3 Tinh bột anion:

Nồng độ 10%

Mục đích: Gia keo bề mặt cho giấy, tăng độ nhẵn, độ láng, độ bĩng, độ đục của giấy,

tăng độ bền bề mặt giấy, khơng bị xơ trĩc, …

Tinh bột đã nấu khơng sử dụng quá 48 giờ Phải thường xuyên khuấy, lọc, ổn

định nhiệt độ keo tránh hiện tượng bám dính, tạo khơ trên bề mặt, tránh hiện tượng

tao vảy

4.1.4.4 CaCO 3 :

Sử dụng để làm chất đầy , làm chặt, cho ra đặt tính vật lí cao hơn, tạo hình và tạo

bề mặt nhẵn

CaCO3 nhiều quá sẽ làm tờ giấy bị giòn nên cần thêm vào với tỷ lệ thích hợp nhằm

được lợi về giá thành sản phẩm

CaCO3 là chất khó hòa tan trong nước

4.1.4.5 Chất bảo lưu:

PL1510: Nồng độ: 0,2 %

Làm chất bảo lưu chính, làm tăng độ bảo lưu của các xơ sợi mịn, các hạt chất độn, các

hạt keo chống thấm trong tờ giấy

Nấu tinh bột anion

Pha lỗng

Tinh bột 500 kg Nước 1660 lit 95-98oC

Trang 28

NP882:

Mục đích: Trợ bảo lưu, trợ tạo hình Chất trợ bảo lưu phần ướt cực tốt đối với sợi mịn,

CaCO3 trong phối chế làm giấy Giúp điều khiển phần ướt ổn định nhằm cải thiện độ

đồng đều và các tính chất giấy

Hệ bảo lưu nhà máy áp dụng trong sản xuất là hệ bảo lưu vi hạt: Chất bảo lưu chính

PL1510 được cho vào trước, polyme dương này sẽ kết tụ các hạt mịn trong dòng bột,

sau khi dòng bột qua sàng áp lực thì các bông kết tụ bị phá vỡ tạo thành các phân tử

nhỏ tích điện dương, tiếp tục cho chất bảo lưu phụ NP882 vào dòng bột, các anion vi

hạt có nhiệm vụ kết tụ các phần tử điện tích dương lại với nhau Các bông kết tụ tạo

thành có kích thước nhỏ nên dễ phân tán và tờ giấy được tạo thành đều hơn Gia chất

bảo lưu sau chất độn để đạt được độ bảo lưu cao

Ảnh hưởng của chất bảo lưu đến tính chất giấy: Bảo lưu làm giảm lượng xơ sợi và chất

độn thoát qua lưới giúp tăng hiệu xuất sử dụng nguyên liệu và thu hồi có hiệu quả hơn

Tăng độ thoát nước giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình định hình, ép và sấy

Giảm tính hai mặt của tờ giấy, tăng độ nhẵn bề mặt giấy

Thể tích pha: 2000l, 4 kg/mẻ Cho nước vào 1/3 hồ, cho chạy cánh khuấy rồi cho từ từ

PL1510 vào khuấy 30 phút rồi ngưng khuấy để hoá chất không bị cắt mạnh làm giảm

hiệu quả bảo lưu Duy trì thời gian ủ ở hồ pha 2 - 3 giờ trước khi bơm qua hồ cấp nhằm

đảm bảo thời gian cho hoá chất trương nở hoàn toàn

Bảng 4.1 Mức dùng chất bảo lưu phụ thuộc vào thành phần bột và lượng chất

độn

Chất bảo lưu Giấy viết 90oISO định lượng 80g/m2

Trang 29

Bảng 4.2: Mức dùng màu, chất cảm quang, chất độn phụ thuộc vào thành phần

Cấu tạo AKD gồm 2 phần: 1 phần là mạch Hydrocarbon làm cho nó có tính kỵ nước,

1 phần là vòng lactone chứa nhóm carbonyl làm cho keo AKD có thể tham gia phản

ứng với các nhóm OH của xenlulo nhờ đó mà keo được giữ lại trên bề mặt xơ sợi

Mức dùng: 10-13 kg/t Những phân tử keo AKD không tham gia phản ứng với xơ sợi

thì hầu như không có hiệu quả chống thấm cho giấy, vì vậy không nên cho keo AKD

vào bột quá nhiều sẽ dẫn tới hiện tượng dính giấy vào lưới, mền, bố và lô sấy

Mục đích: Truyền cho giấy tính không thấm nước và không bị nhòe khi gặp mực viết

gốc nước

Điểm cho vào: Hòm điều tiết, AKD phải được gia vào bột trước chất độn vì chất độn

làm tiêu tốn nhiều thêm lượng keo AKD do tăng thêm diện tích bề mặt mà keo AKD

cần phải bao phủ Phần keo AKD bao phủ chất độn sẽ không tham gia phản ứng gì

nên không có hiệu quả chống thấm Để keo AKD được giữ lại trên bề mặt xơ sợi thì

phải sử dụng tinh bột cation

 

 

Trang 30

Bảng 4.3: Gia phụ liệu cho giấy viết 90 o ISO

Hoá chất Nồng độ Mức dùng Lưu lượng gia vào bột

Tinh bột cation 2% 1% F = 97,73*1/2 = 49 lít/phút

Keo AKD 100% 1,2% F = 97,73*1,2% = 1,17 lít/phút

PL1510 0,2% 0,02% F= 97,73*0,02/0,2= 9,8 lít/phút

NP882 100% 0,25% F= 97,73*0,25% = 0,25 lít/phút

Bảng 4.4 Bảng phụ liệu nằm trong khâu chuẩn bị bột

Hóa chất Mức dùng (kg/tấn) Điểm cho Lưu lượng bơm cấp l/ph

Hồ quậy có thể tích V=30m3 tốc độ quay 3000 vòng/ph, lượng nước sử dụng là 17m3

Nước có nhiệt độ 45-460C cho vào 1/3 hồ trước khi khởi động cánh khuấy, tiếp tục xả

nước cho đến khi gần đầy hồ, đồng thời cho PAC (nhôm oxit), chất tăng trắng Chất

tăng độ trắng vào sau khi bột đã được cho vào hồ quậy

Cánh khuấy quay tạo ra sự vận động dòng xoáy tuần hoàn của dung dịch làm các

bó sợi bị va đập mạnh vào các thanh tam giác được gắn dọc theo thành hồ,các bó sợi

ma sát với nhau đồng thời các bó sợi còn bị va đập, cắt xé của cánh khuấy, làm tách xơ

Ngày đăng: 03/06/2018, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w