1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

10 chủ đề lớn trong văn học cổ điển trung

5 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 29,11 KB

Nội dung

Tình cảm đó tạo nên chủ đề tích thời trong văn học cổ điển Trung Quốc.. Những tác phẩm viết về đề tài tình yêu trong văn học cổ điển Trung Quốc thường tập trung đề cập đến các chủ đề: tư

Trang 1

10 chủ đề lớn trong văn học cổ điển Trung Quốc 中中中中中中中中 中中中

29 Tháng 1 2012 Để lại phản hồi

by phongtauhu in Văn học Trung Quốc

10 chủ đề lớn trong văn học cổ điển Trung Quốc Nguồn: book.douban.com

Vương Lập

1 Chủ đề tích thời 中中中中: Con người trong mối quan hệ với vũ trụ đất trời, luôn cảm thấy mình

nhỏ bé hữu hạn, đời người ngắn ngủi giả tạm, trong khi trời đất mênh mông dằng dặc, vô thủy vô chung Điều này tất yếu dẫn đến ở con người cảm giác tiếc nuối thời gian, tuổi xuân, muốn níu kéo những cái đã lùi vào quá khứ Tình cảm đó tạo nên chủ đề tích thời trong văn học cổ điển Trung Quốc

2 Chủ đề tương tư 中中中中: Tình yêu tồn tại xuyên suốt trong quá trình sinh tồn của loài người.

Phương thức biểu hiện dễ thấy nhất, thú vị nhất của tình yêu là tương tư Những tác phẩm viết về

đề tài tình yêu trong văn học cổ điển Trung Quốc thường tập trung đề cập đến các chủ đề: tương

tư (nhớ về nhau), khuê oán (nỗi oán chốn phòng khuê), cung oán (nỗi oán nơi cung son), khí phụ (ruồng bỏ vợ), hôn nhân… Do tính phức tạp của đời sống tâm lí con người, biểu hiện của tình yêu vì vậy cũng hết sức đa dạng Khi gặp phải những trở ngại trong tình yêu, giữa đôi tình nhân luôn hiện diện sự nhớ nhung, quyến luyến, hoài niệm về nhau Cũng có khi sự tương tư chỉ xảy

ra ở một trong hai người, người còn lại chưa hay biết hoặc không có cảm tình với đối phương Tình cảm đó đi vào tác phẩm văn chương một cách tự nhiên tạo nên chủ đề tương tư trong văn học cổ điển

3 Chủ đề xuất xử 中中中中: Văn học là sự biểu hiện một cách nghệ thuật đủ thứ quan niệm của

con người, đặc biệt là tâm tình của tầng lớp văn nhân sĩ phu trước những biến động của hoàn

Trang 2

cảnh cuộc sống Sống trong xã hội phong kiến chuyên chế, con người luôn phải đấu tranh với chính mình để lựa chọn một trong hai con đường là xuất (làm quan, nhập thế, hành động) và xử (ẩn cư, xuất thế, an phận thủ thường) ứng với từng bối cảnh thời cuộc Đây không chỉ là một thái

độ chính trị, một quan niệm triết học, một xu hướng thẩm mĩ; mà còn là sự lựa chọn giá trị sống của mỗi cá thể trong mỗi hoàn cảnh xã hội nhất định Chính thái độ xử thế đó tạo nên chủ đề xuất xử trong văn học cổ điển Trung Quốc

4 Chủ đề hoài cổ 中中中中: Con người tồn tại cùng với sự diễn biến không ngừng của lịch sử Bao

chuyện hưng vong thịnh suy, tranh quyền đoạt lợi của các triều đại khiến cho lịch sử thời phong kiến Trung Quốc đầy những biến động Văn học không chỉ phản ánh lại mọi sự vật hiện tượng của thế giới hiện thực, mà còn nêu lên những phán đoán và dự báo về xã hội dựa trên kí ức của chủ thể sáng tác khi nhìn nhận về quá khứ Đặc biệt, những đỉnh cao chói lọi huy hoàng của các triều đại trong lịch sử đã trở thành mô hình điển phạm cho xã hội muôn đời sau Chủ đề vịnh sử, hoài cổ, phục cổ, bắt chước cổ xuất hiện dày đặc trong văn chương cổ điển Trung Quốc Tất cả nhằm mục đích phục hoạt lại những giá trị đã lùi vào quá khứ, níu kéo nó trở lại với đời sống hiện thực

5 Chủ đề bi thu 中中中中: Con người và thế giới ngoại tại có mối quan hệ tác động qua lại mật

thiết lẫn nhau Các tác giả văn học cổ điển thường hay mượn cảnh vật trong giới tự nhiên để thể hiện trạng thái nội tâm của bản thân chủ thể Điểm qua một vài giai tác trong vườn hoa văn học

cổ điển, chúng ta đều có một cảm nhận chung là, tâm tình cảm xúc của con người thường gắn liền với những khoảng thời gian và đặc trưng thời tiết nhất định trong năm Chủ đề bi thu là chủ

đề tiêu biểu nhất Dù ở triều đại nào hay sử dụng thể loại nào, nỗi buồn luôn được thể hiện hoặc

là một cách trực tiếp rõ ràng, hoặc ẩn chứa một cách bàng bạc hàm súc, bên trong hoặc phía sau bức tranh mùa thu được miêu tả Nỗi đau buồn trong khung cảnh mùa thu vì thế trở thành một trong những chủ đề chính của văn học cổ điển Trung Quốc

6 Chủ đề xuân hận 中中中中: Trong văn học cổ điển Trung Quốc, một trong những phương diện

thể hiện nỗi niềm bi oán là xuân hận Chủ đề xuân hận chủ yếu tồn tại trong sáng tác trữ tình được viết bằng các thể loại thi, phú, từ, khúc; dần dần chuyển qua những sáng tác tự sự viết theo thể hí khúc và tiểu thuyết Mùa xuân đến thường mang lại niềm vui và niềm hạnh phúc cho con người, nhưng đối với những người bất hạnh gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống thì mùa xuân ấy càng khắc sâu trong họ nỗi niềm đau xót, oán thán cho số phận Còn gì đáng sầu oán hơn khi người người, nhà nhà đều vui vầy sum họp trong cảnh xuân tươi thì bản thân mình lại ôm nỗi sầu

cô đơn bởi những điều bất như ý trong cuộc sống Đề tài này thể hiện tâm tình oán hận của thi nhân khi quan sát, đối chiếu vạn vật trong mối tương quan nghịch lý với hoàn cảnh con người

7 Chủ đề du tiên 中中中中: Thi nhân xưa khi gặp phải những trở ngại trong cuộc sống thường

nghĩ tới thế giới thần tiên Đó là thế giới lý tưởng không hề có binh đao chiến tranh, không bị quyền lực chi phối, không có bọn sâu mọt thao túng triều chính, không có kẻ giàu người nghèo với xã hội bất công áp bức Viết về chủ đề du tiên chính là một sự phản ứng (gồm cả mặt tiêu cực

và tích cực) lại bối cảnh xã hội hiện thực Thơ du tiên thời Ngụy Tấn – Nam Bắc Triều là thành quả tiêu biểu Sự kết hợp của tư tưởng Lão Trang, văn hóa vu thuật cùng với lý tưởng thẩm mĩ siêu hiện thực tạo nên cái cốt lõi của tinh thần du tiên

Trang 3

8 Chủ đề tư hương 中中中中: Trung Hoa là đất nước rộng mênh mông với biết bao danh lam

thắng cảnh Văn nhân thi sĩ vì nhiều lý do khác nhau phải rời khỏi quê hương của mình để đến với một vùng đất khác Có người vì tiến thân lập nghiệp chốn kinh kì, có người giao thương mua bán khắp hải hồ, có người chống kiếm viễn du hành hiệp trượng nghĩa, có người đi sứ hoặc đi nhậm chức xa, cũng có người sống cuộc đời lênh đênh trôi nổi không nơi nương tựa vì chiến tranh loạn lạc… Tất cả đều có một điểm chung là ly hương đằng đẵng từ tháng này qua năm khác, trở về thăm quê là việc không phải muốn là làm được Và dĩ nhiên nỗi niềm nhớ quê ấy thường trực trong họ, chỉ chờ có dịp là cứ trào dâng không ngớt Hoàn cảnh đó tất yếu dẫn đến chủ đề tư hương trong văn học cổ điển Trung Quốc

9 Chủ đề thử ly 中中中中 (nỗi đau mất nước): Người Trung Quốc thường dùng điển cố “Thử ly

chi bi” (黍黍黍黍) để mô tả nỗi đau mất nước Đó là nỗi bi thương trầm uất, “tuôn dầm huyết lệ” vì thù nước nợ nhà, bản thân bất lực không tài nào thay đổi được tình thế Hai chữ “Thử ly” xuất

hiện trong bài ca dao dân gian ra đời dưới thời Chu, về sau được chép lại trong Kinh thi và được

vận dụng như một điển cố văn học Tuy là nỗi đau của cá nhân, nhưng nó gắn liền với quá trình

từ thịnh đến suy của một triều đại, vì vậy nó mang một cảm hứng lịch sử lớn lao Một cá nhân tuy đơn độc nhưng ai điếu xót thương chung cho một thất bại mang tính lịch sử của quốc gia

10 Chủ đề sinh tử 中中中中: Sinh tử vốn là vấn đề trọng yếu của đời người, đối với văn nhân

Trung Quốc xưa thì việc này cũng không ngoại lệ Không có gì đau buồn bằng chứng kiến hoặc hay tin người thân yêu nhất của mình lìa đời Đó có thể là cha mẹ hoặc anh em cùng cốt nhục, bạn bè tri âm tri kỉ, cũng có thể là tình nhân, người chinh phu ngoài chiến trận, hoặc cũng có thể

là đấng anh hùng mà mình hết lòng tôn thờ kính trọng… Chủ đề này thường gắn liền với những quan niệm triết học về lẽ sống và cái chết mà nền triết học cổ điển Trung Quốc là một kho tàng

vô cùng đồ sộ khả dĩ chắp cánh không ngớt cho ngòi bút đầy cảm hứng của văn nhân

Thanh Phong lược dịch và giới thiệu

(Nhà xuất bản Văn sử triết, Đài Loan)

Share this:

 Twitter

 Facebook

Like this:

Like

Be the first to like this post

Previous Câu đối xuân Nhâm Thìn 2012 Next Gặp gỡ ông đồ mê sưu tầm sách ở cù lao Ông Hổ

Gửi phản hồi

Trang 4

Enter your comment here

Bài viết mới

 Đáp án đề thi HKII môn Văn học Châu Á II

 108 câu tự tại (Phần IV)

 Mã Lai du kí

 108 câu tự tại (Phần III)

 Hướng dẫn ôn tập thi HKII

Lưu trữ

 Tháng Tư 2012

 Tháng Ba 2012

 Tháng Hai 2012

 Tháng Một 2012

 Tháng Mười Hai 2011

 Tháng Mười Một 2011

Chuyên mục

 Bạn bè – Đồng môn

 Bình luận xã hội

 Kho tư liệu

 Lớp DH11NV

 Muôn màu cuộc sống

Trang 5

 Nghệ thuật giáo dục

 Nghiên cứu khoa học

 Nhịp cầu Đài Loan

 Phê bình văn học

 Thơ ca

 Thơ Hai-kư

 Truyện ngắn

 Văn hóa – Lịch sử

 Văn học Ấn Độ

 Văn học Nhật Bản

 Văn học Trung Quốc

 Văn học Việt Nam

Meta

 Đăng ký

 Đăng nhập

 Dòng thông tin cho bài viết

 Dòng thông tin các phản hồi

 WordPress.com

Ngày đăng: 01/06/2018, 15:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w