hay
Trang 1ĐỀ THI PHÁP VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM
Kiểm tra cuối khoa: Truyện Kiều, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương
1 Thiên nhiên trong Chinh phụ ngâm
2 Thời gian nghệ thuật trong Chinh phụ ngâm
3 Con người bi kịch trong Cung oán ngâm
4 Không gian - Thời gian nghệ thuật trong Cung oán ngâm
5 Không gian - Thời gian nghệ thuật trong Văn chiêu hồn của Nguyễn Du
6 Những dòng sông và con đường trong Truyện Kiều
7 Quá khứ và tương lai trong tâm trạng của Thúy Kiều
8 Không gian luân lạc, tha hương trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
9 So sánh thơ Đường luật của Nguyễn Khuyến và Tú Xương
10. So sánh hát nói của Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Khuyến
1 Thiên nhiên trong Chinh phụ ngâm :
- Thiên nhiên đất nước chiến tranh: đất nước, vũ trụ
- Thiên nhiên trong buổi chia tay:
- Nơi chiến địa: đối lập con người – thiên nhiên
- Thiên nhiên tâm cảnh: mòn mỏi chờ đợi
- Thiên nhiên đa tình
- Nguyên tắc Bình đạm của hội hoạ được sử dụng triệt để:
Cảnh trong thơ Hồ Xuân Hương là tranh khắc gỗ màu dân tộc (Đông Hồ)
Cảnh trong thơ Bà Huyện Thanh Quan là thuỷ mặc (không màu, chỉ có đậm nhạt của
mực nho): Qua đèo Ngang, Thăng Long thành hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà…
Cảnh trong Chinh phụ ngâm là tranh sơn thuỷ: màu sắc nhạt nhoà, theo nguyên tắc
bình đạm: Không màu hoặc màu xanh, trắng, nâu:
Trông bến Nam bài che mặt nước
Cỏ biếc um dâu mướt màu xanh
Trang 2Nhà thôn mấy xóm chông chênh Mỗt đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm Trông đường bắc đôi chòm quán khách Rườm rà xanh cây ngất núi non
Lúa thành thoi thóp bên cồn Nghe thôi địch vọng véo von bên lầu Non đông thấy lá hầu chất đống Trĩ xập xoè mai cũng bẻ bai(1) Khói mù nghi ngút ngàn khơi Con chim bạt gió lạc loài kêu thương Lũng tây thấy nước dường uốn khúc Nhạn liệng không sóng giục thuyền câu Ngàn thông chen chúc khóm lau
Cách ghềnh thấp thoáng người đâu đi về
- Thay đổi góc nhìn liên tục: Toàn cảnh-cận cảnh-đặc tả Ứng dụng thủ pháp thơ
Đường, mặc dù những bài thơ Đường điển hình tuân thủ nguyên tắc “tam duy nhất”: một cảnh, một thời điểm, một góc nhìn2:
Hẹn cùng ta Lũng Tây Nham ấy Sớm đã trông nào thấy hơi tăm
Ngập ngừng lá rụng cành trâm (đặc tả) Buổi hôm nghe dậy tiếng cầm xôn xao (toàn cảnh)
Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ Chiều lại tìm nào có tiêu hao
Ngập ngừng gió thổi chéo bào (cận cảnh) Bài hôm tuôn dẫy nước trào mênh mông (toàn cảnh)
Thấy được sự cô độc, vắng lặng, và tâm trạng buồn bã của người chinh phụ
- Liên tưởng độc đáo:
Sương như búa bổ mòn gốc liễu Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô Giọt sương phủ bụi (bụi cây) chim gù
1 Bẻ bai: múa: Tự vũ mãn giang mai
2 Đăng cao – Đỗ Phủ
Phong cấp thiên cao viên khiếu ai/ Chử thanh sa bạch điểu phi hồi/ Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ/ Bất tận trường giang cổn cổn lai/ Vạn lý bi thu thường tác khách/ Bách niên đa bệnh độc đăng đài/ Gian nan khổ hận phồn sương mấn/ Liệu đảo tân đình trọc tửu bôi.
Trang 3Sâu tường kêu vẳng chuôn chùa nện khơi.
- Tương giao giữa các quá trình: thơ tượng trưng (Baudelaire: “Những mùi hương,
những màu sắc, những âm thanh thâm nhập vào nhau3” Thủ pháp của Đường thi:Hàn đăng chiếu vũ thanh):
Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc Một hàng tiêu thốc ngoài hiên
Cảnh vật nhuốm màu sắc tâm trạng:
Tiếng nhạc ngựa lần theo tiếng trống Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay
Hà Lương chia rẽ đường này Bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi
- Tiếng địch trổi, nghe chừng đồng vọng Hàng cờ bay trông bóng phất phơ Dấu chàng theo lớp mây đưa Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà
- Bóng kỳ xí giã ngoài quan ải Tiếng khải ca trở lại thần kinh
Thậm chí cảnh vật biến đổi phi thực tế : thế giới đều sum vầy, lứa đôi, một thiên nhiên
đa tình, đối lập với hoàn cảnh lẻ loi của người chinh phụ:
- Đối chiếu: Cực tả cảnh thê lương của chiến trường: trăng không phải để đẹp mà để chỉ
vắng vẻ, ánh trăng chiếu không phải để thi vị hoá cảnh vật mà thể hiện thê lương- trăng soi vào gương mặt tử thi bất động:
Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi Chinh phu tử sĩ mấy người Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn
2 Thời gian trong Chinh phụ ngâm:
3 Huyền diệu: Này lắng nghe em khúc nhạc thơm/ Say người như rượu tối tân hôn/ Như hương thấm tận qua xương tuỷ/ Am điệu thần tiên thấm tận hồn/ Hãy tự buôn cho khúc nhạc hường/ dẫn vào thế giới của Du dương/ Ngừng hơi thở lại xem trong ấy/ Hiển hiện hoa và phảng phát hương…
Nguyệt cầm: Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh/ Trăng thương trăng nhớ hỡi trăng ngần/ Đàn buồn đàn lặng ôi đàn chậm/ Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân (…) Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời/ Đàn ghê như nước lạnh trời ơi/ Long lanh tiếng sỏi vang vang hận/ Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người…
Trang 4Thời gian không phải chỉ là thời gian khách quan, mà được dùng như một phương thức nghệ thuật để miêu tả tâm trạng
- Thời gian lặp lại: nhàm chán, quanh quẩn, thể hiện tâm trạng mòn mỏi chờ đợi:
Hẹn cùng ta Lũng Tây Nham ấy
Sớm đã trông nào thấy hơi tăm
Ngập ngừng lá rụng cành trâm (đặc tả)
Buổi hôm nghe dậy tiếng cầm xôn xao (toàn cảnh)
Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ
Chiều lại tìm nào có tiêu hao
Ngập ngừng gió thổi chéo bào (cận cảnh)
Bãi hôm tuôn dẫy nước trào mênh mông (toàn cảnh)
- Chiều, Đêm, mùa thu, mùa đông Thời điểm của tâm trạng cô độc, buồn khổ Mùa của
biên tái (mùa thu), của sự lạnh lẽo (mùa đông):
- Trời hôm tựa bóng ngẩn ngơ Trăng khuya nương gối bơ phờ tóc mai
- Mặt trăng tỏ thường soi bên gối
Bừng mắt trông sương gội cành khô
Lạnh lùng thay bấy nhiêu thu Gió may hiu hắt bên đầu tường vôi.
- Trải mấy thu tin đi tin lại Tới xuân này tin hãy vắng không
Thấy nhàn những tưởng thư phong Nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng
- Thời gian đứt gẫy: Đối lập Xưa và nay, Quá khứ và Hiện tại: Quá khứ thì đẹp đẽ, quá khứ
của hạnh phúc sum vầy còn hiện tại bẽ bàng, sầu khổ:
- Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu (…)
- Xưa sao hình ảnh chẳng rời Bây giờ nỡ để cánh vời sâm thương
- Thời gian cá nhân: Ám ảnh về thời gian: thời gian tuyến tính, một đi không trở lại, thời
gian trôi qua mau:
Bóng dương:
Thư thường tới người không thấy tới, Bức rèm thưa lần dãi bóng dương
Trang 5Bóng dương mấy buổi xuyên ngang, Người sao mười hẹn chín thường đơn sai
Năm lại năm trôi qua:
Một năm một nhạt mùi son phấn, Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi
Ngày tháng trôi đi vùn vụt:
Thoi đưa ngày tháng ruổi mau Người đời thấm thoắt qua màu xuân xanh
- Thời gian tuần hoàn: cảm thức thời gian cũ, gắn với tâm trạng cũ, ước mơ cũ:
Bóng kỳ xí giã ngoài quan ải Tiếng khải ca về lại thần kinh Đỉnh non bia đá đề danh Triều thiên vào trứơc cung đình dâng công
3 Con người bi kịch trong Cung oán ngâm
a) Song trùng: tác giả và giai nhân
Giai nhân tuyệt sắc và người tài tử tuyệt tài
b) Quá khứ: hạnh phúc ngắn ngủi:
- Con người nhục thể (danh lợi, ái dục, hưởng thụ)
- Hoàng đế cũng được nhìn với tư cách con người tính dục:
Khoảnh làm chi bấy chuá xuân
Chơi cho hoa rữa nhị dần lại thôi
Hoàng đế được nhìn từ con người tính dục, đây là nét mới lạ, lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước ta
c) Bi kịch của hiện tại sầu khổ:
Con người: nàng cung nữ như một hồn ma già nua cô độc :
- Trong cung quế âm thầm chiếc bóng
Đêm năm canh trông ngóng lần lần
- Đêm năm canh lần nương vách quế
Cái buồn này ai để giết nhau
Giết nhau chẳng cái lưu cầu
Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa
Con người đã chết
Trang 6d) Bi kịch phản kháng:
- Ân hận nghĩ thà có một cuộc sống nhàn hạ, thanh đạm, quê mùa còn hơn :
Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm
Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon
Cùng nhau một giấc hoành môn
Lau nhau ríu rít cò con cũng tình
Mình có biết phận mình ra thế
Giải kết (cởi thắt) điều oe óe làm chi
Thà rằng cục kịch nhà quê
Dẫu lòng nũng nịu nguyệt kia hoa này
- Oán hờn, căm phẫn :
Tay tạo hoá cớ sao mà độc
Buộc người vào kim ốc mà chơi
Chống tay ngồi ngẫm sự đời
Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm
- Nổi loạn để giải thoát cho mình :
Dang tay muốn dứt tơ hồng,
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra
- Nhưng quay lại lối thoát ảo tưởng : Hy vọng mơ hồ, dẫn đến hành động thảm hại, tuyệt vọng
của một góa phụ, một lão bà:
- Khi trận gió lung lay cành bích,
Nghe rì rào tiếng mách ngoài xa
Mơ hồ nghĩ tiếng xe ra
Đốt phong hương hả mà hơ áo tàn
- Khi bóng thỏ chênh vênh trước nóc
Nghe vang lừng tiếng giục bên tai
Đè chừng nghĩ tiếng triệu đòi
Nghiêng bình phấn mốc mà dồi má nheo
Kết thúc: Ảo tưởng: vẫn chờ đợi nhà vua nghĩ lại Kết thúc bi kịch chứ không phải có hậu:
Bóng câu thoáng bên mành mấy nỗi
Nghe hương sầu phấn tủi sao xong
Phòng khi động đến cửu trùng
Giữ sao cho được má hồng như xưa
Trang 74 Không gian - Thời gian nghệ thuật trong Cung oán ngâm
Không gian cung cấm khuê phòng, tâm tượng
Thời gian quá khứ - hiện tại; Hiện tại: mùa thu, bóng đêm (chết mòn)
Trường đoạn thứ nhất (209-241):
Không gian: Lạnh ngắt, mọi vật đều tan rã, chia lìa:
Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng Gương loan bẻ nửa, dải đồng xẻ đôi
Phòng cung phi vắng ngắt, như không có người:
Thâm khuê vắng ngắt như tờ Cửa châu gió lọt rèm ngà sương gieo
Ánh đèn u ám, không một tiếng động, không một bóng người :
Lạnh lùng thay giấc cô miên Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u
Không gian nấm mồ
Thời gian: vô thời gian, tất cả đều đã ngưng đọng lại:
Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông
Không có khái niệm thời gian, tràn ngập trong Cung oán bóng đêm triền miên:
- Đêm năm canh trông ngóng lần lần
- Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền
- Đêm năm canh lần nương vách quế
Thời gian chết
Con người: nàng cung nữ như một hồn ma già nua cô độc :
-Trong cung quế âm thầm chiếc bóng
Đêm năm canh trông ngóng lần lần
- Đêm năm canh lần nương vách quế
Cái buồn này ai để giết nhau
Giết nhau chẳng cái lưu cầu
Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa
Con người đã chết
Trường đoạn thứ hai (245 – 281):
Trang 8Thủ pháp đối lập: Quá khứ - Hiện tại, Ảo tưởng – Thực tại:
Quá khứ: đẹp đẽ, tốt tươi, vui sướng với chim hoa, lầu gác đầy lạc thú:
- Nào lối dạo vườn hoa năm ngoái
- Nào lúc tựa lầu tần hôm nọ
Hiện tại héo úa, tàn tạ, bẽ bàng:
- Bây giờ đã ra lòng rẻ rúng
Để thân này cỏ úng tơ mành Đông quân sao khéo bất bình Cành hoa tàn nguyệt bực mình hoài xuân
- Bây giờ đã ra lòng ruồng rẫy
Để thân này nước chảy hoa trôi Hóa công sao khéo trêu người Bóng đèn tà nguyệt nhử mùi ký sinh
Ảo tưởng: nhà vua đến, cảnh vật, âm thanh rộn rã:
- Nghe rì rào tiếng mách ngoài xa
- Nghe vang lừng tiếng giục bên tai
Thực tại: Buồn bã, thê lương:
- Ai ngờ tiếng dế ran ri rỉ Giọng bi thu gọi kẻ cô phòng
- Ai ngờ tiếng quyên kêu ra rả Điệu thương xuân khóc ả sương khuê
5 Không gian - Thời gian nghệ thuật trong Văn chiêu hồn của Nguyễn Du
Không gian:
- Không gian nghĩa địa
- Thế giới của cái ác
- Thế giới nhân loại đau khổ
- Đại cảnh về địa ngục trần gian (thế giới cõi âm)
Thời gian:
- Vô thường
- Mùa thu và Đêm tối
- Vô thời gian của địa ngục
Trang 96 Những dòng sông và con đường trong Truyện Kiều
- Con đường đi viếng mộ
- Con đường đón dâu
- Con đường trốn theo Sở Khanh
- Con đường chia tay Thúc Sinh
- Con đường trốn khỏi nhà Hoạn Thư
+ Gập ghềnh, Chạy trốn, “cỏ lợt màu sương”, đầy đe dọa
+ Đẹp thì lại chia lìa
Chia lìa, dẫn nhân vật đến tai họa (không gian lưu lạc)
- Trước lầu Ngưng Bích – Trôi nổi (không gian lưu lạc, tha hương)
- Sông Tương - Tình yêu, nhưng chia lìa, xa cách
- Sông Tiền Đường – dòng sông định mệnh, hóa thân (gột rửa kiếp sống đau khổ)
7 Quá khứ và tương lai trong tâm trạng của Thúy Kiều
1) THỜI GIAN QUÁ KHỨ
- Nhân vật phản diện không có việc miêu tả thời gian quá khứ Quá khứ chỉ là lai lịch của nhân vật Ví dụ:
Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh Vẫn là một đứa phong tình đã quen Quá chơi lại gặp hồi đen
Quen mồi lại kiếm ăn miền nguyệt hoa
- Nhân vật chính diện, chủ yếu là Thúy Kiều, quá khứ là nỗi nhớ
a Quá khứ bao giờ cũng tốt đẹp:
- Kề từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề (Trao duyên)
- Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những ngày trông mai chờ
(Trước lầu Ngưng Bích)
b Quá khứ đối lập với hiện tại bẽ bàng:
- Khi sao phong gấm rủ là Giờ sao tan tác như hoa giữa đường Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân (…) Nhớ ơn chín chữ cao sâu
Trang 10Một ngày một ngả bóng dâu tà tà Dặm nghìn nước thẳm non xa Biết đâu thân phận con ra thế này (…) Nhớ lời nguyện ước ba sinh
Xa xôi ai xó thấu tình chăng ai Khi về hỏi liễu Chương Đài Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay (1236-1262)
c Quá khứ càng ngày càng nhạt nhòa
Đoái trông muôn dặm tử phần Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa (…) Xót thay huyên cỗi xuân già
Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi Chốc đà mười mấy năm trời
Còn ra khi đã da mồi tóc sương Tiếc thay chút nghĩa cũ càng Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng (2234-2245)
Điều ấy thể hiện sự bất mãn với thực tại cuộc sống, khao khát hạnh phúc, nhưng không phải là tương lai, chủ yếu là quay trở về với quá khứ đẹp đẽ huy hoàng đã qua
2 THỜI GIAN TƯƠNG LAI
a Vô định, không đoán trước được, lo sợ phập phồng Thể hiện sự bất an đối với số phận
con người
Sau khi gặp Kim Trọng:
Một mình lặng ngắm bóng nga Rộn đường gần với đường xa bời bời Người mà đến thế thì thôi
Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi Người đâu gặp gỡ làm chi Trăm năm biết có duyên gì hay không ? (177-184)
Sau khi mơ thấy Đạm Tiên :
- Một mình lưỡng lự canh chầy Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh Hoa trôi bèo giạt đã đành
Trang 11Biết duyên mình biết phận mình thế thôi
Nói với mẹ :
Cứ trong mộng triệu mà suy Phận con thôi có ra gì mai sau.
b Tương lai được dự cảm đầy bất trắc ngay cả trong hiện tại hạnh phúc
Nói với Kim Trọng :
Nàng rằng trộm liếc dung quang Chẳng sân ngọc bội cũng phường kim môn Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay
Nói với Thúc Sinh :
Bình khang nấn ná bấy lâu Yêu hoa yêu được một màu điểm trang Rồi ra lạt phấn phai hương
Lòng kia giữ được thường thường mãi chăng (1335-1338)
c Tương lai bất hạnh, bị ám ảnh bởi cái chết
Sau khi bán mình:
Nợ tình chưa trả cho ai Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan (709-710)
Lúc trao duyên cho em:
Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy so tơ phím này Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về Hồn còn mang nặng lời thề Xót thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
8. Không gian lưu lạc, tha hương trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Chủ yếu
- Xa xôi: Chân trời góc bể,
- Đối lập cá nhân và hoàn cảnh: Lạnh lẽo (sa mạc: cát vàng)
- Vùi lấp cá nhân: Đem thân vùi rấp vào lòng kình nghê
- Giữa vòng hùm sói gửi thân tôi đòi
Trang 12- Tha hương ở ngay nhà mình: Đoạn đoàn viên (sự đời đã tắt lửa lòng/ còn chen vào chốn bụi trần làm chi)
=> Nhân gian đau khổ (bụi hồng)
9 So sánh thơ Đường luật của Nguyễn Khuyến và Tú Xương
NGUYỄN KHUYẾN
1 Đối tượng: Người danh giáo bị tha
hóa :
- Quan lại (không bất tài Nho học) ham
tiền, thầy đồ mất tư cách
- Tự trào bất lực, hữu danh vô thực
- Đàn bà ham tiền, cậy thế, trắc nết: lấy
Tây, Lấy quan (già, nhưng vẫn ham danh
giá cũ: Tư Hồng, Hậu Cẩm)
* Người của xã hội cũ gia nhập xã hội
thực dân nửa phong kiến
Vị trí : người trên
Giọng điệu thâm trầm, kẻ cả
“Thằng bán”(Kiều bán mình)
“Nghe tin ” (Hỏi thăm quan Tuần)
2 Cách khai thác : nội dung
Hình tượng, ngôn ngữ: trang nhã
Mừng đốc học Hà Nam (NK.tr.11)
Hỏi thăm quan Tuần mất cướp
Tiến sĩ giấy
Xưng tôi, phường ngông
3.Tiếng cười: cười mát, khinh khi, có khi
không cười, mà lặng lẽ xót xa :
“Kìa Hội Thăng bình (Hội Tây)
“Cái gái đời này ” (Lấy Tây, tr.11)
4.Tiêu chuẩn phê phán : đạo đức nho gia,
mục đích giáo hóa :
Hỏi thăm quan Tuần mất cướp
TÚ XƯƠNG
1 Đối tượng: Người thành thị bị tha hóa
- Quan lại cấp thấp ham tiền, nhố nhăng, bất tài (chữ nghĩa Nho học)
- Sĩ tử dốt nát (Nho học)
- Tự trào nghèo, ăn bám
- Đàn bà ham tiền, cậy thế: lấy Tây, Lấy quan (chỉ còn ham tiền, dâm đãng)
- Thị dân mới: Hãnh tiến, ham hưởng lạc,
kệch cỡm lố lăng (Khăn là bác nọ / Váy lĩnh )
* Nhìn chung là những thị dân mới nhố
nhăng (có cả người cũ): Đồng tiền
Vị trí : ngang hàng Bốp chát, trực diện
“Tri phủ Xuân Trường” (Đùa ô.Phủ)
“Cử nhân cậu Ấm …”(Than dự thi)
2 Khai thác chi tiết nổi bật Chấp nhận cái thông tục, đời thường
“Ở Phố Hàng Song” (Lắm quan) Ông Cử Nhu (TX.tr.2)
Xưng ông trong Năm mới chúc nhau
(TX.tr.3)
3.Tiếng cười: cười gằn, cay độc, căm
ghét, cười cho hả, khoái chí :
“Tiến sĩ khoa này đỗ mấy người ”
(Ông Tiến sĩ mới, tr.4)
“Cô Ký sao mà ” (Mùng hai tết )
4 Xấu tốt thiện ác, lố lăng-đẹp, mục
đích huỷ diệt : Năm mơí : “Khăn là bác nọ Công đức tu hành ” (TX, tr.5),