TÍNH CHẤT KÝ HIỆU CỦA CHÂN DUNG NHÂN VẬT BẰNG NGÔN TỪ TRONG VĂN HỌC CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐCTác phẩm văn học trung đại trong khi phản ánh các quan niệm đương thời về thế giới và mô hình hóa ch
Trang 1TÍNH CHẤT KÝ HIỆU CỦA CHÂN DUNG NHÂN VẬT BẰNG NGÔN TỪ TRONG VĂN HỌC CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐC
Tác phẩm văn học trung đại trong khi phản ánh các quan niệm đương thời về thế giới và mô hình hóa chúng vào một hình thức tương đồng nào đó cũng mang theo toàn bộ các mối liên hệ ngoài văn bản Mọi người đều biết, bản thân nghệ thuật trung đại là những mô hình cực kỳ công thức, trong văn học chúng thường hiện ra dưới hình thức một hình tượng điển mẫu Tính công thức thể hiện cả trongbản thân sáng tác, lẫn trong phạm vi “đọc hiểu” độc đáo đối với văn bản Về mặtnày thậm chí nghệ thuật cổ đại dù gộp hết các so sánh tương đồng, các hình ảnh biểu tượng, công thức cũng không bão hòa tính ý thức hệ như tác phẩm trung đại Hệ thống tư duy trung đại vừa quy định tâm thế sáng tác đặc thù của nhà văn thời đó, vừa quy định phương pháp sáng tác(1) đặc thù và thái độ đặc biệt đối với các truyền thống có trước (truyền miệng hay văn bản), từ đó tác giả trung đại
có thể hấp thu nguyên vẹn những cốt truyện có sẵn hay các đoạn cốt truyện riêngbiệt, vay mượn các hình tượng, biểu tượng hay công thức biểu hiện của chúng Rất
dễ hiểu là với thời gian một số nét nghĩa của hình tượng bị mất đi hay bị biến đổi,
do đó việc nghiên cứu tác phẩm văn học trung đại phải bao gồm cả việc giải thíchcác mối liên hệ của nó với tư duy cổ đại và trung đại, với các phương diện hoạt động của con người ngoài nghệ thuật, cả việc xác định tương quan giữa tác phẩm nghệ thuật với truyền thống trước đó trên cấp độ các đơn vị sơ đẳng của văn bản, trong điều kiện phải tính đến các qui luật chặt chẽ của thể loại và vị trí của văn bản trong hệ thống văn học đương thời
Trường hợp ngược lại (mà điều này thường xảy ra, nhất là trong các công trình về văn học phương Đông) các tác phẩm truyền thống, đôi khi hấp thụ một cách rất máy móc các tác phẩm có trước, lại hiện ra như một cái mới đối với tác giả đời sau Đồng thời với việc nghiên cứu tỉ mỉ tương quan giữa tác phẩm trung đại với truyền thống có trước, cần phải, như chúng tôi đã cảm thấy, tiến hành phân tích không phải toàn bộ, mà tối thiểu theo ba cấp độ: cấp độ ý thức hệ, cấp độ miêu tả
và cấp độ trần thuật Sơ đồ này tất nhiên phù hợp hơn đối với tác phẩm tự sự trung đại và đòi hỏi một sự biến đổi đặc biệt đối với tác phẩm có tính chất sự vụ vànghi thức, đối với thơ ca và kịch
Từ ba phương hướng nghiên cứu tác phẩm tự sự này, để hiểu được tính chất kí hiệu của văn học trung đại, điều quan trọng nhất, tất nhiên là phân tích sự miêu
tả Chính tác phẩm nghệ thuật, thông qua sự miêu tả hình tượng không chỉ
truyền đạt cho chúng ta cấu trúc của thế giới, giúp hiểu được đặc trưng của nó,
Trang 2mà còn là cái chìa khóa để hiểu đúng nội dung Sự miêu tả, như chúng tôi sẽ cho thấy trong bài này, được xây dựng trên cơ sở các khuôn sáo quen thuộc đối với người đọc trung đại, mà phần lớn chúng đều mang tính chất kí hiệu nổi bật Ở đâytính kí hiệu của sự miêu tả nhân vật với tư cách là bộ phận cấu thành hữu cơ của
hệ thống nghệ thuật, thường được xây dựng trên cơ sở các quan niệm đã có trước
và được truyền thống cố định lại Các quan niệm đó đã hình thành trong các phạm vi rất xa lạ đối với nghệ thuật ngôn từ và mang tính chất nghi thức, bói toán và tướng số
Nhờ tính liên tục của truyền thống văn tự nhiều thế kỉ, và nhờ sự lưu trữ tốt đẹp các tác phẩm kinh điển do sự phát triển sớm nghề in trong thư tịch Trung Quốc
mà chúng ta có thể theo dõi trong từng chi tiết quá trình hình thành sự miêu tả
kí hiệu và sự tiến hóa của các kí hiệu công thức về nhân vật từ thời kì thần thoại
cổ xưa nhất cho đến các hình thức phát triển của nghệ thuật sử thi trung đại
Chúng ta sẽ bắt đầu với các văn bản cổ xưa nhất, phản ánh ý thức khi còn mang tính thần thoại của người Trung Quốc Thần thoại cổ đại Trung Hoa truyền lại đến chúng ta dưới dạng rời rạc, “mảnh vụn”, và thường là bị biến cải theo tinh thần lí tính của nho giáo Điều đó đòi hỏi một cách tiếp cận thận trọng đối với tài liệu, đặc biệt là đối với sự diễn giải của các tác giả cổ đại Chẳng hạn, các phát hiện củaVăn Nhất Đa(2) cho thấy, các quan niệm thần thoại của người Trung Quốc dưới dạng cổ xưa nhất về mặt thời đại, chúng ta có thể tìm thấy không phải trong các kinh điển nho gia cổ xưa nhất (thế kỷ VII-V TCN), mà ở trong các văn bản muộn hơn của các tác giả sống vào các thế kỉ đầu thiên niên kỉ của chúng ta Điều đó gắn liền với việc các tác giả đó xa rời chủ nghĩa lí tính nho giáo và tiếp nhận các quan niệm tôn giáo của đạo gia, với hứng thú gia tăng vào thời đó đối với tất cả những gì thần bí, khác thường và kinh dị
Dưới dạng nhân vật thần thoại cổ sơ có hệ thống hơn cả là các vị tằng tổ của người Hoa đã được thần thánh hóa thành những vị cầm quyền huyền thoại của “thế kỉ
vàng” cổ đại, được khắc họa trong tác phẩm Đế vương thế kỉ (帝王世纪, Ghi chép
các đời đế vương) của nhà ngữ văn và nhà thơ nổi tiếng Hoàng Phủ Mật(3) 282) Tác phẩm này mặc dù được lưu lại dưới dạng không toàn vẹn vẫn có khả năng cho thấy sự hình thành và tiến hóa của hình tượng và đồng thời là sự hình thành một hệ thống kí hiệu độc đáo
(215-Ở đầu nguồn của hình tượng văn học có lẽ là sự miêu tả bằng ngôn từ đã có vào thời tư duy thần thoại thuộc giai đoạn phát triển rất xa xưa của văn học Hình tượng đầu tiên, cổ xưa nhất của truyền thuyết thần thoại là người anh hùng văn
Trang 3hóa, vị chúa tể được đánh dấu bằng các dấu hiệu đặc biệt, có liên quan đến các vị
tổ tô tem của tộc người Rất có thể, vì thế mà hình tượng anh hùng văn hóa được
mô hình hóa thành một toàn bộ các dấu hiệu của động vật (nếu như tô tem thuộc thế giới động vật) và của con người, nhưng ở các giai đoạn sớm hơn thì chỉ có dấu hiệu động vật Thực chất của sự miêu tả này có thể được biểu đạt bằng một công thức cấu tạo giản đơn nhất Ý nghĩa của hình tượng toát ra từ toàn bộ các dữ kiện được thông báo Chúng ta hãy đọc các văn bản cổ đại và trung đại và theo dõi cách miêu tả các nhân vật cổ xưa nhất – các vị tổ đầu tiên của người Hoa và của các tộc người khác ở Đông Á Hóa ra, các nhân vật cổ xưa hơn trong thần thoại cổđại trong một số văn bản mang bộ mặt thuần túy thú vật
Trong các phiến đoạn được lưu lại của một văn bản cổ đại có nội dung
bói toán dựa trên biên niên sử Xuân Thu và vì thế mà được gọi là “Xuân
Thu vĩ”(4) ( 春秋纬,khoảng thế kỉ I) chứa đựng cách miêu tả tổ tiên thuần túy mang tính chất thú vật như sau: “Phục Hy mình rồng, đầu bò tót, vai rộng”(5), nách rộng, mũi gồ lên như núi, sừng mặt trời, mắt rộng, lông mày ngọc, tóc dựng lên như bờm ngựa đang phi, chuôi tóc như lông chim, môi rồng, răng rùa, thân cao chín thước một tấc”(6) Ở đây thực chất không có gì giống với mặt người, toàn bộ sự miêu tả chỉ là tập hợp các bộ phận khác nhau nào đó, đem so sánh với các bộ phận của cơ thể các loài thú vật Phục Hy, mặc dù là vị tổ thứ nhất của người Trung
Quốc, nhưng trong văn bản này không có đặc điểm con người, nhưng ông cũng không giản đơn là thú vật, mà là một sinh thể dị thường mang dấu hiệu của rồng, bò tót, ngựa, chim, rùa.
Trong sách Đế vương thế kỉ của Hoàng Phủ Mật vừa nhắc đến trên kia đã có giới
thiệu một cách hệ thống các nhân vật thần thoại cổ đại, được tôn vinh thành những đế vương huyền thoại của “thế kỉ vàng” cổ đại Chúng ta tìm thấy ở đấy một
sự miêu tả Phục Hy người – thú có phần khác hơn: “Phục Hy, người được quy cho công sáng tạo ra hệ thống bói toán bát quái, văn tự kết thừng, nhạc cụ, ở đây đã được miêu tả với đầu người, nhưng mình rắn (hay rồng), cho thấy mối liên hệ giữa ông ta với tô tem các bộ lạc họ Hạ, mà người Trung Quốc cổ đại miêu tả dưới dạngloài lưỡng thê, chứ không phải rồng hay rắn
Chúng ta có thể tìm thấy bức tranh tương tự trong miêu tả Nữ Oa, được cho là người em gái của Phục Hy – đồng thời là vợ của ông ta, như thường thấy trong thần thoại, người phụ nữ được quy cho công vá trời, và đồng thời là vị chúa tể đã
có công lấy đất sét vàng nặn ra loài người Trong sách Lỗ sử (Lịch sử thời thượng
Trang 4tả như sau: “Mình rắn, đầu bò tót, tóc sáng”(8) Theo chú thích cho sách của Luo
Bi viết vào thế kỉ XVI của một ông Han Ping nào đó, trích dẫn từ kinh điển đạo
giáo Liệt tử, nói Phục Hy và Nữ Oa cả hai người “mình rắn, đầu bò tót, mũi hổ”(9), tức là có thêm một chi tiết nữa Cái công thức thống nhất trong việc miêu tả nhân vật, xem ra được giải thích là cùng huyết thống… Giống như Phục Hy, hình tượng Nữ Oa cũng được tiến hóa từ thú vật đến người – thú: trong chỗ tương ứng ởsách của Hoàng Phủ Mật, thay cho chi tiết “đầu bò tót”, là chi tiết “đầu người”
Trong sách Liệt tử truyền lại đến nay chúng ta tìm thấy hình như có sự kết hợp
cả hai truyền thống đó, bởi vì cả Nữ Oa và Phục Hy, ở đây “đầu bò tót”, nhưng
“mặt người”(10) Trong sách Hoàng Phủ Mật, Nữ Oa và Phục Hy có bộ mặt người – thú giống nhau, đúng như hình ảnh của các nhân vật đó được khắc đá trong khoảng thế kỉ I – II
Nếu quan sát sự miêu tả các nhân vật thần thoại cổ đại khác, được cho là hậu duệ
và người nối dõi Phục Hy và Nữ Oa, như Thần Nông, vị tổ, theo thần thoại, đã dạycho dân chúng biết cày ruộng, gieo hạt, thì trong chân dung ông ta cái chiếm ưuthế là các chi tiết người: “Thần Nông mình người, đầu bò tót” – ta đọc thấy trong sách của Hoàng Phủ Mật Sau đó, giống như các trường hợp nêu trên, là sự xác định các phẩm chất đạo đức của nhân vật: “Ông có phẩm chất hiền minh” Trong một tác phẩm thuộc khoảng đầu công nguyên có miêu tả một vị “thánh nhân có tên là Sĩ Nhiếp, người da màu xanh, lông mày dài, đầu mang ngọc mềm làm trang sức” Theo các tác giả biên soạn cuốn bách khoa thư đầu tiên của Trung
Quốc làNghệ văn loại tụ(11) thế kỉ VII, thì lại cho người đó là Thần Nông(12) Sự miêu
tả này rõ ràng khác biệt với chân dung người – thú thời cổ sơ đã dẫn trên kia, bởi
vì nó đã dựa hoàn toàn vào bề ngoài của con người Đáng chú ý còn có một chi tiết trong sự miêu tả đó: trang sức trên đầu Như ta sẽ thấy sau đây, các chi tiết tương tự sẽ trở thành công thức thường trực trong việc miêu tả các bậc đế vương huyền thoại cổ đại
Quá trình “người hóa” bộ mặt bề ngoài của các nhân vật còn diễn ra tiếp tục Theo tư liệu, Hoàng Đế, vị thủy tổ của người Hoa, theo truyền thống cổ đại Trung Quốc, là kẻ kế vị của Thần Nông, “có sừng mặt trời và mặt rồng”(13), nhưng một biến thể khác, thì ông ta có “bốn mắt”(14) Giống như các trường hợp nêu trước, người ta miêu tả những bộ mặt dị thường (mặt rồng), được bổ sung thêm sự đánh giá đạo đức nhân vật: “người hiền minh” Bộ mặt rồng của Hoàng Đế đã không còn giản đơn là tàn dư bản tính thú vật của nhân vật thần thoại, mà đã là một dấu hiệu độc đáo, chỉ ra mối liên hệ giữa Hoàng Đế – bậc đế vương màu vàng, được coi là thủy tổ của người Hoa, với tô tem rồng của các bộ lạc ấy Cái “sừng mặt trời” có phần nào bí ẩn mà chúng ta bắt gặp trong chân dung Phục Hy, xem ra
Trang 5được chuyển vào chân dung một nhân vật muộn hơn, như là dấu hiệu của nguồn gốc khác thường và tính đặc tuyển của nhân vật (Xin chú ý sự di truyền các đặc điểm diện mạo bề ngoài từ nhân vật này sang nhân vật khác, cũng giống như sự dịch chuyển hoạt động của nhân vật trong các biến thể khác nhau của thần
thoại) Chẳng hạn, một hoạt động đã quy vĩnh viễn cho Thần Nông là tìm ra cây thuốc, đã có trường hợp quy cho Hoàng Đế(15) Ngoài các đặc điểm khác thường trong bộ mặt của Hoàng Đế đã nêu với ý nghĩa khẳng định, ông ta còn có bốn mắt(16)và thậm chí là bốn bộ mặt(17) Các chi tiết này đã không còn gắn liền với quanniệm tô tem cổ xưa, mà gắn với sự “nâng cao” Hoàng Đế lên Trời và đặt ông ta vào đẳng cấp vị thần tối cao của Trung Quốc (Trung tâm), là cái đứng cao hơn tất
cả, nhìn thấy tất cả những gì xảy ra bốn phương của thế giới Trong truyền thuyết
về sự sinh hạ kì diệu Hoàng Đế (ông hình như được hoài thai từ tia chớp) người ta còn tạo ra chi tiết, một kí hiệu khác thường của đứa trẻ sơ sinh: vừa sinh ra ông
đã biết nói ngay(18)
Các yếu tố miêu tả ngoại hình sẽ tìm thấy ở thế hệ cháu của Hoàng Đế, được biết dưới cái tên Chuyên Húc Bộ mặt của ông này không được miêu tả trong các cuốn sách cổ, mà chỉ được nói đến: “Nữ Thục đẻ ra Chuyên Húc ở vùng Nhược Thủy, trên đầu ông ta có sẵn dáo và mộc Ông có đức hiền minh”(19)
Chúng ta thấy, trong sự miêu tả diện mạo bên ngoài của các nhân vật thần thoại
đã cho thấy một cái gì mà nhân vật ấy mang ở trên đầu Trong văn bản được trích về Thần Nông ở trên, về tính chất thì muộn hơn rõ rệt, đã nhắc đến sự trangsức, tức là một đồ vật rất thực tế Sự miêu tả ở đây đã gợi lên một sự kinh ngạc: trên đầu đứa trẻ có dáo và mộc Các nhà nho có tư duy lí tính, những người làm chú thích cho các trước tác cổ đại đã nhiều lần băn khoăn với các chi tiết đó, chorằng chữ Hán “đái” (mang) trên đầu trong văn bản đã nhầm với chữ Hán tương
tự là “diên” (con diều hâu, chim ưng), còn chữ “can” (cái mộc) trong trường hợp này là chữ rút gọn của chữ “kiên” (vai)(20) Trong cách giải thích không phải là không gây tranh cãi này, vẫn còn một chữ “thủ” (đầu) và chữ “thuẫn” (cái mộc) chưa được giải thích, chữ này lại tạo nên một cặp ngữ nghĩa với chữ dáo Cũng cần nhớ rằng, sự miêu tả bất cứ cái gì mang trên đầu đều tham dự vào cái mô hình bền vững trong việc miêu tả các nhân vật thần thoại cổ đại Ngoài Thần Nông ra ở đây có thể dẫn ra sự miêu tả bộ mặt của Tây Vương Mẫu (trên đầu mang cái “thắng” – chiếc trâm cài tóc) Tổng hợp lại, như ta thấy, ở đây “cái dáo
và mộc” với tư cách là biểu tượng về vũ khí cần thiết để thay thế cái sừng, bởi vì
rõ ràng nó là cái thứ mà các vị tổ tiên xa xưa hơn còn mang hình thú vật như Thần Nông mang trên đầu như con bò đực
Trang 6Các nguồn thư tịch đã thông báo ngắn gọn về diện mạo bề ngoài của vị Đế Khốc thần thoại, người kế tục Chuyên Húc Tư Mã Thiên chỉ viết rằng, đứa trẻ mới sinh
đã có đặc điểm “vừa sinh ra thần minh và tự gọi tên mình”(21) Nhưng Hoàng Phủ Mật lại cung cấp nét khác biệt nhất để phân biệt Đế Khốc(22) với tất cả các nhân vật khác: ông ta có hàm răng mọc liền nhau, có hiền đức”(23) Ở các chỗ khác của trước tác có nói rằng “ông sinh ra là có ngay các răng sữa” (tr.31), hay thậm chí
“hàm răng gãy” (tr.30)
Một trong những tác phẩm đầu công nguyên có nhắc đến việc “Đế Khốc mang trên đầu chiếc mộc”, và ở đây rõ ràng là lặp lại cái mô hình đã có trong tiền nhân Chuyên Húc Nếu không chấp nhận cách giải thích của các nhà chú thích, theo đó, thay cho chữ “mang trên đầu cái mộc” phải đọc là “trên vai ông ta có con chim ưng”, thì phải thừa nhận rằng, sau Thần Nông và Hoàng Đế các đặc điểm thú vật biến mất khỏi việc miêu tả các vị tổ tiên thần thoại của người Hoa Ở giai đoạn này việc sáng tạo chân dung nhân vật được hình thành bằng cách tổng hợp các đặc điểm động vật và con người, trong đó dần dần diễn ra sự thay thế bằng các sự vật thuộc thế giới gần gũi với con người Sự thay thế này được thực hiện theo các dẫn liệu chức năng (vũ khí: mộc, dáo thay cho sừng với tư cách là
vũ khí chiến đấu và phòng thủ)
Tuyến miêu tả chân dung tiếp theo được đánh dấu bằng việc miêu tả các đế vương
cổ đại, những người được coi là nửa thần thánh, nửa truyền thuyết, như Nghiêu, Thuấn và Vũ Sự miêu tả ông Nghiêu cô đọng hơn cả Mọi người đều biết ông ta cao mười thước (xích) và lông mày tám sắc Đặc điểm sau cùng là dấu hiệu chỉ có
ở người thông thái và sáng suốt, có kiến thức về các hiện tượng trên trời như mặt trời, mặt trăng và thiên giới
Trong các cuốn sách cổ người ta miêu tả tỉ mỉ hơn chân dung của người kế vị ông
ta là Thuấn và Vũ Ông Thuấn có mặt rồng, miệng lớn Mình đen Cao sáu thước một tấc Ông là người hiền minh – Đó là điều đọc thấy trong sách của Hoàng Phủ Mật Trong các đoạn khác của cuốn sách đó ta còn tìm thấy một chi tiết: Thuấn
“có đôi mắt có hai đồng tử” Trong sách Hiếu kinh chi tiết này còn được bổ sung
thêm một nét: “Tay nắm chặt như một dấu hiệu đặc biệt” Các nhà chú thích đề nghị hiểu các đặc điểm của ông như sau: “Mắt hai đồng tử làm nhớ tới ánh chớp, mồm lớn là miệng đấu há to của chòm sao Đại hùng (Gấu lớn) Cái dấu hiệu nắm chặt trong tay ám chỉ rằng Thuấn đã lao động đến vã cả mồ hôi trước khi ngồi vào ngai vàng Rõ ràng tất cả các giải thích ấy cho thấy cần phải hiểu các đặc điểm chân dung của Thuấn không phải theo nghĩa đen, mà theo nghĩa biểu
Trang 7tượng, ẩn dụ, có lúc theo ý nghĩa của lí thuyết tướng số Nhưng những người bình luận muốn bỏ qua các chi tiết quan trọng như mặt Thuấn là mặt rồng vốn có mối dây liên hệ với các nhân vật trước đó (chẳng hạn như Hoàng Đế) và thông qua đó
mà liên hệ với các vị tổ tô tem (Rồng) Có thể giả thiết rằng mắt có hai con ngươi của Thuấn là sự biến thể khác của “bốn mắt” vốn có của Hoàng Đế
Điều thú vị là trong sách Lỗ sử(24) phản ánh các quan niệm về giai đoạn muộn hơn, có tính biểu tượng, nhưng không mang tính thần thoại, trong cách miêu tả vua Thuấn mặt rồng được thay thế bằng khuôn mặt vuông có tính hiện thực hơn còn các ngón tay nắm chặt thì biến thành nắm chặt một quả cân bằng đá, tượng trưng cho kiến thức của ông về qui luật vận động của các vì tinh tú, và tất cả mọi miêu tả đều thực hiện bằng ngôn từ: “trong lòng ôm một viên ngọc thần kì”(25), màtheo lời chú thích, là ẩn dụ chỉ trạng thái cực kì thông thái
Trong các văn bản cổ xưa hơn viết về Vũ, người có công lao trị hồng thủy và tiến hành quy hoạch đất đai, ông còn được miêu tả chi tiết hơn Ông có “mũi hổ, mồmlớn, tai có ba vành, trên đầu có móc và búa, ngực là cái đấu bằng ngọc mềm, chân có nốt ruồi, đôi giày vải tương tự như “ji”(26) vì thế mà ông được đặt tên là Văn Mệnh(27) – dấu hiệu của mệnh Trời, mình cao mười thước hai tấc Ông người hiền minh” Một chỗ khác trong văn bản đó giải thích rằng “da tay và chân ông thô ráp, chai sạn, vì vậy mà người đời bảo ông Vũ đau bệnh thiên khô(28), hai chân không bước đi được Cho đến nay các thầy lang vẫn gọi bệnh ấy là bệnh “bước chân ông Vũ”(Vũ bộ)(29) Nhà triết học thế kỉ thứ V TCN Mặc Địch đã ngợi ca Vũ, bảo rằng do làm việc liên tục mà “lông ở bắp chân bị sỏi và đá làm cho rụng hết”(30)
Chúng ta thử phân tích sự miêu tả vua Vũ ở đây, một nhân vật chúa tể thần thoại điển hình Sự miêu tả ông Vũ phần nào phân biệt với các chân dung có trước ở chỗ lần đầu tiên nó mang dấu vết của tính chất không tĩnh tại Chân dung của các vị tổ cổ xưa hơn chứa đựng các đặc điểm cố định của nhân vật thần thoại, dường như có sẵn từ lúc sinh ra Còn ở đây trong sự miêu tả đã có thêm các đặc điểm và chi tiết mà nhân vật có được trong quá trình sống (nổi chai da tay, chân;bệnh tật – bệnh thiên khô; lông chân rụng…) Sự xuất hiện việc miêu tả các yếu tố
có tác dụng cần thiết để nhấn mạnh năng lực làm việc phi thường của nhân vật, sức lao động khổng lồ của ông ta nhằm quy hoạch đất đai, đã chứng tỏ một bước tiến nhất định trong ý thức nghệ thuật của người Hoa cổ đại, nói lên ý đồ phá bỏ các công thức đơn điệu đã hình thành trong việc miêu tả các bậc tổ tiên thần thoại
Trang 8Truyền thống lịch sử Trung Quốc cổ đại cho biết, Vũ đã cách chức một loạt các vị cầm quyền không có gì xuất sắc, đã thống trị từ khoảng thế kỉ XXII đến thế kỉ XVIII trước CN Sự thoái hóa dần dần cho đến lúc “ngai vàng” chuyển vào tay bạo chúa Kiệt, một kẻ đáng ghét vì đạo đức xấu xa Đáng chú ý là, với tư cách một nhân vật phản diện, Kiệt không hề có huyền thoại về cuộc sinh hạ kì lạ, còn
“chân dung” của y trên thực tế được thay thế bằng việc miêu tả sức mạnh cơ bắp thô lỗ, như y có thể uốn thẳng cái móc, kéo thẳng cục sắt thành dây thừng, bằng tay không y có thể bắt được gấu hay hổ”(31) Ở đây lần đầu tiên ta bắt gặp lối miêu
tả cường điệu sức mạnh cơ bắp của nhân vật Không phải ngẫu nhiên mà sức khỏe
đó được vận dụng để miêu tả nhân vật phản diện
Ở đây dễ dàng nhận thấy cái khuôn mẫu tư duy đặc trưng cho văn hóa Trung Hoa, phần nhiều đã nhờ nho giáo mà được cố định lại Theo các quan niệm đó sức mạnh cơ bắp và phù hợp với nó là thực lực quân sự, nghệ thuật quân sự bao giờ cũng được xem là một cái gì thứ yếu, thấp kém hơn nhiều so với “văn” – văn hóa, cái có khả năng làm cho cuộc sống tốt đẹp Có thể giả thiết rằng trong sự hình thành khuôn mẫu tư duy này có vai trò cực kì quan trọng của sự chuyển hóa
xa xưa từ du mục sang trồng trọt của người Trung Hoa và vai trò của sự săn bắn, một hoạt động rõ ràng là đòi hỏi sức mạnh to lớn của cơ bắp và đã dẫn đến sự sùng bái sức mạnh ấy chỉ chiếm vị trí rất nhỏ
Các tư liệu cổ đại đã miêu tả hoàn toàn khác vị vua hiền tài Thang – người sáng lập triều đại nhà Thương, kẻ đã đánh bại tên “giặc cướp” Kiệt, một gã có sức mạnhcủa một hiệp sĩ Khác với Kiệt, chúng ta không biết gì về sự sinh hạ của gã Thang
đã có sẵn một huyền thoại về sự ra đời diệu kì của ông (mẹ ông ta nhìn thấy một
“cột” ánh sáng trắng đâm vào mặt trăng rồi mang thai) Thang có đôi má bầu, trán hẹp, mặt trắng với hàm râu quai nón, thân hình rắn chắc, tiếng nói như sấm,mình cao chín thước, từ vai xuống có bốn cùi chỏ, có đức rất hiền” – sách của Hoàng Phủ Mật cho biết như thế(32) Một chỗ khác trong sách này còn bổ sung thêm một chi tiết: “có vết chai trên các ngón tay”(33) Đặc điểm này ta đã thấy khi miêu tả chân dung vua Vũ huyền thoại, ở đấy vết chai là dấu hiệu của khối lượng công việc khổng lồ mà Vũ đã làm để tạo ra các con kênh và quy hoạch các dòng sông, còn ở đây có thể giả thiết rằng các vết chai trên ngón tay là dấu hiệu công nhận Thang thuộc vào phạm trù những người cai trị biết lo lắng đến phúc lợi của dân, giống như Vũ Vua Vũ đã lập nên triều đại nhà Hạ, một triều đại dần dần suy đồi Thang cũng thế, ông lập ra triều đại mới là nhà Thương, và chân dung của ông cần được tô đậm cái nét nào đó phù hợp các đấng đế vương thần thoại của thời viễn cổ
Trang 9Trong tác phẩm Tuân Tử (thế kỉ III TCN) có thể tìm thấy thêm một chi tiết quan
trọng trong chân dung của Vũ đã được chuyển sang cho Thang, ông này cũng mắc bệnh khô(34) Hai dấu hiệu đầu tiên của Thang: má bầu, trán hẹp (thực chất là dưới to trên nhọn) cũng đã thấy không chỉ ở Thang, mà còn ở nhà thông thái Y Doãn, là người cho đến năm bảy mươi tuổi, khi Thang chưa biết tiếng ông ta, theotruyền thuyết, vẫn không tìm được cho mình một công việc thích hợp Trong chân dung Y Doãn người ta còn nói rằng ông “mình đen, người bé, lưng còng, tiếng nói khe khẽ”(35) Ngoài cặp dấu hiệu đầu tiên trùng khớp giữa ông ta và Thang, các đặc điểm khác đều đối lập để xác định dấu hiệu của ông vua Thân
hình Y Doãn vừa nhỏ bé, lưng vừa còng, tiếng nói lại khẽ Trong sách Tuân
đây, rõ ràng ta tìm thấy một sự đối lập đầy đủ với bộ râu quai nón của Thang Giảithích sự khác nhau này trong chân dung hai nhân vật, xem ra, chỉ có thể xuất phát từ cái mã xã hội độc đáo: người thông thái, phù hợp với quan niệm Trung Quốc cổ xưa, đứng ở bậc thang thấp hơn vua, và vì thế mà chân dung của ý đối lập gay gắt với vị chí tôn có tính chất hoàn thiện, mặc dù vẫn có vài điểm giống với vua
Các công trình văn hóa cổ đại không hề cung cấp đặc điểm chân dung cho tất cả các nhân vật được nhắc đến Thực tế chỉ có các vị tiên tổ là có chân dung, sau đó
là các vị vua nửa huyền thoại, nửa truyền thuyết, những người sáng lập các triều đại đầu tiên và tiếp theo Chỉ một điều này cũng cho thấy miêu tả chân dung có ýnghĩa đặc biệt trong việc khẳng định và đặt nền móng cho quyền của người được ngồi vào ngai vàng và sáng lập ra triều đại mới Đó chính là lí do vì sao tất cả các
vị vua đời nhà Thương sau khi được Thang sáng lập không ai có quyền được có chân dung của mình trong văn học Không có chân dung của vị vua cuối cùng của nhà Thương, lại là một tên bạo chúa có tên là Trụ Tân, cũng giống tên bạo chúa cuối đời nhà Hạ là Kiệt, người ta chỉ biết y đẹp và có sức mạnh phi thường(37); nhưng tuyệt đối không phải hiền minh Tình trạng đó theo truyền thống nho học,
là lí do đã gây ra cuộc chiến tranh nhằm chống lại y và lập ra nhà Chu là một triều đại mới
Những người lập ra nhà Chu là các đế vương toàn vẹn như Văn Vương và con trai ông ta là Vũ Vương, theo truyền thống đã hình thành họ lại có dấu hiệu của
những người đặc biệt Như người sáng lập nhà Thương là vị vua Thang thần thoại,
là người có “bốn cùi chỏ”, tức là có bốn tay, vua Văn Vương có “bốn vú” Sự miêu
tả ông ta đầy đủ nhất lại là trong sách của Hoàng Phủ Mật, “Văn Vương có tên là Xương, có mặt rồng, vai hổ, mình cao chín thước, ngực có bốn vú”(38) “Mặt rồng” cần thiết ở đây đối với nhà biên niên sử cổ đại để xác lập mối liên hệ Văn Vương
Trang 10với các vị tổ tô tem, còn “vai hổ” là bằng chứng của một vương công hùng mạnh
đã trở thành vua Chúng ta biết, dưới gầm trời này, vua Vũ vĩ đại, người sáng lập nhà Hạ đã có cái mũi rồng Con Văn Vương là Vũ Vương thì không có sách nào miêu tả chi tiết như thế Từ nhiều văn bản khác nhau ta biết hình như ông ta có những cái răng mọc liền nhau(39), dấu hiệu nổi bật làm cho ông ta giống với Đế Khốc mà chân dung của ông ta, như đã có lần nhắc đến, rằng ông ta “có những chiếc răng mọc liền nhau và ông ta rất hiền minh” Xem ra ở đây những chiếc răng mọc liền cần được hiểu như là dấu hiệu của ông vua hết sức hiền minh
Trong các văn bản khác còn ghi thêm một dấu hiệu, hình như chỉ mình Vũ Vương
có Ông bao giờ cũng nhìn lên (ý nói là nhìn lên vầng mặt trời) Sự nhìn lên về sau trở thành dấu hiệu của vị đế vương thông thái, con người vĩ đại trong quan niệm của người Trung Hoa
Như đã nói trên, phù hợp với nghi thức trong truyền thống sử học cổ đại và trungđại thì chỉ các vị tổ đầu tiên mới có chân dung, còn các nhà vua kế tục sau đó chỉnhững ai được coi là người lập nên triều đại thì mới có Vì thế sau Văn Vương và
Vũ Vương, “chân dung” tiếp theo trong văn học Trung Quốc chỉ có ở người sáng lập ra nhà Tần, người đã sáp nhập các nước nhỏ, phân tán của Trung Quốc thành một đế quốc lớn thống nhất vào thế kỉ III TCN, vương công Doanh được gọi là TầnThủy Hoàng, tức là hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Tần Ông có “mũi cao, mắt dài” (một biến thể khác là “mắt ong”), ngực diều hâu, tiếng chó sói, ông ít cóthiện tâm, mắt nhìn như hổ và trái tim lang sói”(40) Ở đây cụm từ “mũi cao” –
“long chuẩn” cần được giải thích đặc biệt Vấn đề là từ “long” (nghĩa là cao, gồ lên, vồng lên) có âm đọc giống như tiếng “long” (nghĩa là rồng) Nếu ta nhớ lại, dấu hiệu chân dung của các vua trước Tần Thủy Hoàng là “mặt rồng”, thì hoàn toàn có thể giả định rằng “long chuẩn” (mũi cao) chính là biểu đạt đồng âm dị nghĩa của các tác giả cổ đại về “long chuẩn” tức là “mũi rồng” Điều đặc biệt là, trong các sách dân gian thế kỉ XIV chúng ta cũng tìm thấy cách biểu hiện có tính pha trộn này(41) Rất có thể là sự biến nghĩa là không hề ngẫu nhiên, mà phản ánh một sự tư duy lí tính của các nhà nho, những người muốn giải thích các quanniệm thần thoại cổ đại một cách lí tính theo tinh thần vốn có của thế giới quan nho giáo Hàng loạt nhà chú thích, có người đề nghị hiểu “mặt rồng” giản đơn chỉ
là “mũi tròn nổi lên giữa hai mắt”
Trường hợp Tần Thủy Hoàng nói chung là đặc biệt Người thống nhất giang sơn, kêu gọi các hiền sĩ, các nhà pháp gia thông thái đứng ra giúp rập mình, ông ta lại hăng hái đào tận gốc trốc tận rễ các nguyên lí của nho giáo, và như truyền thống đã cho biết, ông đã “đốt sách, chôn sống hàng trăm nhà nho”, học trò của Khổng Tử vĩ đại Các sử gia của thế kỉ sau đã ban tặng cho ông ta tất cả các định
Trang 11ngữ xấu xa, ác ý nhất có thể nghĩ ra được, và ông trở thành nhân vật phản diện cảtrong các truyện dân gian Đáng chú ý là Tư Mã Thiên, vị cha đẻ của sử học Trung Quốc đã tiến hành miêu tả chi tiết sự trị vì của Tần Thủy Hoàng, vị hoàng
đế đáng căm ghét này không phải bằng ngôn ngữ tác giả của ông như thường lệ,
mà bằng ngôn ngữ trực tiếp của một viên quan
Trong cuốn sách bách khoa thư đầu tiên của Trung Quốc là Nghệ văn loại tụ,
soạn vào thế kỉ VII bởi Âu Dương Tuân, trong mục Đế Vương, đã cung cấp thông tin về tất cả các đế vương từ Phục Hy thần thoại, trở đi, được sắp xếp theo trật tự liên tục trước sau, đã bỏ trống, không ghi về các vua nhà Tần, từ Tần Thủy Hoàngđến con trai ông là Tần nhị thế Tiếp ngay sau các vua triều đại nhà Chu là các hoàng đế nhà Hán, những người đã lật đổ ách quân chủ nhà Tần Sự thật đó là một sự biểu đạt tuyệt vời, nếu tính đến trình độ cao của ngành sử học Trung Quốcthời trung đại Trong khi dẫn lời nói trực tiếp của Liêu, một viên quan đời Tần, chân dung của Tần Thủy Hoàng đã mang sắc thái cảm xúc, trong trường hợp này
là thái độ lên án và chỉ trích Ý nghĩa phủ định thể hiện trong các chi tiết như
“ngực diều hâu”, “tiếng nói như sói”, và, tất nhiên là “tim sói lang” – trong tiếng Trung Quốc biểu đạt này thường dùng để xác định phẩm chất của loại người hạ đẳng (trong kết cấu chặt chẽ của từ “lang tâm, cẩu phế” nghĩa là tim sói, phổi chó) Dấu hiệu duy nhất của hoàng đế trong chân dung ông ta là “mũi cao”
Vì thế mà người hủy diệt triều đại Tần, lập nên triều đại Hán tiếp theo, được biết đến trong lịch sử là hoàng đế Cao Tổ mà Tư Mã Thiên và các nhà sử học tiếp theo đã miêu tả đầy đủ với tất cả các nghi thức đã định hình từ đầu CN: “Cao Tổ mũi cao, mặt rồng, ria và râu quai nón màu đỏ, bên đùi trái có 72 nốt ruồi
đen”(42) Biểu đạt “mặt rồng” đầu CN đã trở thành một dấu hiệu mà kết quả của nó ông vua được sánh với các vị tiên đế thần thoại, và qua các vị ấy, sánh với vật tổ của các bộ tộc cổ sơ cư ngụ trên lãnh thổ Trung Quốc, điều này ta đã bắt gặp nhiều lần “Ria và bộ râu quai nón màu đỏ” có lẽ là có dụng ý so sánh Cao Tổ với vua Thang, người lập ra triều đại nhà Thương, là người như đã nói trên, cũng đã được đánh dấu bằng kí hiệu đó Đặc biệt đáng chú ý trong chân dung này của vua Cao Tổ là “72 nốt ruồi đen” Vấn đề là Hán Cao Tổ được coi là hậu duệ của một trong năm vị đế vương thần thoại đứng về phía ánh sáng – đó là vua phương Nam Xích Đế (vua đỏ), là người được miêu tả dưới dạng con chim màu đỏ với cái mặt rồng và “nhiều nốt ruồi đen”(43) Hoàn toàn dễ hiểu là các nốt ruồi đen trong chân dung Cao Tổ là dấu hiệu về mối liên hệ giữa ông ta với bậc tiền bối thần thoại linh thiêng