Văn học cổ đại Hy Lạp Văn học Hy Lạp Cổ đại lấy đối tượng chủ yếu là con người, là sự thể hiện con người với tất cả thói xấu cũng như sự tốt của nó, con người đầy đủ với những ham muốn ư
Trang 1Văn học cổ đại Hy Lạp
Văn học Hy Lạp Cổ đại lấy đối tượng chủ yếu là con người, là sự thể hiện con người với tất cả thói xấu cũng như sự tốt của nó, con người đầy đủ với những ham muốn ước mơ chứ không phải con người một chiều, chung chung Vì thế ta thấy các vị thần trên đỉnh ngọn Olympe cũng đầy những đức tính của con người, ghen tuông, hờn giận, vui buồn
VĂN HỌC CỔ ÐẠI HY LẠP
NƯỚC HY LẠP CỔ ÐẠI
Ðịa lý
Lịch Sử:
NỀN VĂN HÓA RỰC RỠ CỦA HY LẠP CỔ ĐẠI
Về văn học:
Những nguyên nhân thành tựu:
Đặc điểm chủ yếu của nền văn học cổ Hy lạp
Địa vị của nền văn học Cổ đại Hy Lạp trong văn học Châu Âu và thế giới
THẦN THOẠI
ANH HÙNG CA
Định nghĩa
Anh hùng ca của Homère
BỊ KỊCH HY LẠP
VĂN HỌC CỔ ÐẠI HY LẠP
I NƯỚC HY LẠP CỔ ÐẠI
1 Ðịa lý
Nằm ở phiá nam Châu Âu, trên bán dảo Balcan, đông giáp biển Egée, tây bắc giáp Albanie, đông nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ, bắc giáp Nam tư và Bulgarie Diện tích 133.000 km2, thủ đô là Athène ( Nhã Ðiển)
Hy Lạp xưa rộng hơn, gồm 3 xứ:
- Hy Âu: Ở miền nam bán đảo Balcan, có hơn 80% là núi, có vịnh Corinthe chia ra bốn phía: Bắc
là dãy Pinde, tây là Eùpia, đông là bình nguyên Thessalie, nam là bán đảo Péloponèse có hình bàn tay với bốn ngón xòe gồm các vùng dất phì nhiêu
- Hy Á: Gồm những tỉnh dựng lên ở những bình nguyên hẹp ven bán đảo Tiểu Á
- Quần đảo và đảo: Biển Eùgée có nhiều đảo lớn hợp thành dãy đảo Quan trọng nhất là đảo Crèce ở phía nam là trung tâm của nền văn minh tối cổ Crèce-Mycène Bờ biển đông và tây bán đảo Balcan và Tiểu Á có hình răng cưa gồ ghề lởm chởm, có nhiều vịnh và hải cảng an toàn, thuận lợi cho sự phát triển hàng hải
Ðịa hình phức tạp đó của Hy Lạp đã ảnh hưởng lớn đến xu hướng phát triển của lịch sử xã hội
Trang 2Hy Lạp thời cổ đại Trước hết là xu hướng phát triển ngành mậu dịch hàng hải của họ Người Hy Lạp cổ đã biết lợi dụng mặt biển Eùgée phẳng lặng để đi rất xa ra khơi, đổ bộ lên các đảo và miền ven biển Tiểu Á hay vượt qua các eo biển Dardanien và Bospho lên tận miền Hắc Hải, hoặc vượt biển đi khắp các miền thuộc khu vực Ðịa Trung Hải như Tiểu Á, Ai Cập, Ý, Tây Ban Nha
và Bắc Phi
Khí hậu ấm áp và trong lành, thiên nhiên đẹp đẽ muôn màu, cảnh bình nguyên nước xanh với màu da trời đã tạo tâm hồn thi sĩ cho người Hy Lạp Ở vị trí phía Ðông Ðịa trung Hải gần gủi với các quốc gia cổ đại phương Ðông có nền văn minh lâu đời chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của nền vản minh Hy lạp, khiến nó trở thành ngọn đuốc soi sáng vùng Ðịa Trung Hải
2 Lịch Sử:
Sự tan rã của xã hội thị tộc và sự hình thành nhà nước Hi Lạp
Nhà nước Hy lạp đã trực tiếp thoát thai dần dần từ chế độ công xã thị tộc Sự phát triển kinh tế chính trị của các quốc gia thành thị (City States) là một thí dụ điển hình chứng tỏ tính tất yếu của quá trình chuyển biến từ chế độ công xã thị tộc sang chế độ nhà nước Anghen viết: Lúc đó chỉ thiếu một cái thôi, đó là một cơ quan không những bảo vệ được của cải mà các tư nhân vừa mới
có được khỏi bị những truyền thống cộng sản chủ nghĩa xâm phạm, mà còn kéo dài mãi quyền của các giai cấp hữu sản bóc lột giai cấp không có của Và giai cấp đó đã xuất hiện: Nhà nước đã được phát minh.(Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước)
Nhà nước Sparta (IX B.C.): Là một trong những quốc gia thành thị xuất hiện sớm nhất ở Hy lạp
cổ đại Người Sparta là giai cấp thống trị chủ nô.Nhà nước nay chủ yếu là do hậu quả của sự xâm nhập của những bộ lạc người Dorian Bon họ thuộc giai cấp ăn bám và không tham gia lao động sản xuất Công việc của họ là cai trị và đánh giặc Họ đã đàn áp nhiều phong trào khởi nghĩa của dân nghèo thành thị và nô lệ cũng như phong trào dân chủ ngày càng lan ra ở nhiều thành bang
Hy lạp
Nhà nước Athène (VII- VI B.C.): Athène là một quốc gia thành thị ở bán đảo Altique thuộc trung
bộ Hy Lạp thuận lợi cho sự phát triển hàng hải và công thương nghiệp Nhà nước này ra đời trên
cơ sở thống nhất toàn thể dân cư ở 4 bộ lạc dưới quyền quản lý chung của một cơ quan hành chánh duy nhất thay thế cho các cơ quan quản lý riêng rẽ cũ của các bộ lạc Thời cực thịnh của Athène và của cả lịch sử Hy Lạp là thời kỳ trị vì của Périclès Ông đã đề ra những cải cách quan trọng, cơ bản là quyền chính trị dân chủ được phổ biến khắp nơi Ðứng về phương diện đông đảo quần chúng nô lệ và kiều dân mà nói thì nền dân chủ ấy cũng là nền dân chủ của chủ nô mà thôi
II.NỀN VĂN HÓA RỰC RỠ CỦA HY LẠP CỔ ÐẠI:
Văn hóa Hy Lạp cổ đại đã đạt đến đỉnh cao của nó từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ thứ III TCN về các ngành: Văn học, Sử học, Thiên văn học, Ðịa lý, Số học, Vật lý, Y, Dược, Sinh vật học, Triết học
1 Về văn học:
Hình thái văn học xuất hiện sớm nhất là dân ca Có thể chia quá trình phát triển của văn học cổ đại Hy Lạp ra làm 3 thời kỳ:
· Thời kỳ tối cổ: bắt đầu từ khi có văn học đến thế kỷ thứ V TCN
· Thời cổ điển: từ chiến tranh Ba tư thế kỷ thứ IV đến tk III TCN
· Thời kỳ cuối: từ tk III đến tk I TCN
Homère là người đầu tiên đặt nền tảng cho thể loại anh hùng ca với Iliade và Odyssée Tiếp theo
Trang 3thơ trữ tình phát triển với sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, tiêu biểu là hai nhà thơ Pindare và Sapho
- Pindare -522-440) Sinh ở Xi nô xê phan (Tebơ), thạo nhạc vũ, 20 tuổi đã nổi tiếng về thơ ca Tác phẩm có bốn tập gồm những bài thơ ca ngợi những người anh hùng chiến thắng trong các đại hội điền kinh toàn Hy lạp (Olympe, Delphe, Isme, Mémée…).Là một nhà thơ có tâm hồn lớn, khêu gợi lòng tự hào và ý chí thống nhất dân tộc
- Sapho -612-?) Sinh ở Mêtilem Thuở còn trẻ phải trốn khỏi quê hương vì chống lại chế độ tiếm vương của Pitacus Lúc trở về thơ ca của bà được người đương thời chú ý và tặng cho danh hiệu là nữ thần thơ ca thứ 10 Khác với Pindare, thơ ca của bà không lấy đề tài thời sự bên ngoài
mà nói lên những khát vọng say sưa thuộc thế giới nội tâm Thi hứng của bà có cái dằn vật của người đàn bà khao khát tình yêu, người đương thời gọi thơ của bà là những vần thơ say đắm Vào thế kỷ IV dưới chính sách khuyến khích văn nghệ của Périclès, nền văn học nghệ thuật của
Hy Lạp đạt tới đỉnh cao Athène không chỉ là trung tâm chính trị mà lại còn là thủ đô văn hóa của toàn cỏi Hy Lạp Thời kỳ này nhiều thể loại mới ra đời: Bi kịch, Hài kịch, văn chương hùng biện, Văn chương triết học
Bi kịch có mầm mống từ trước nay mới thực sự ra đời với tên tuổi của Eschyle Bi kịch đạt đến chỗ phát triển hoàn chĩnh với tài năng của Sophocle và sau đó chuyển sang một hướng mới qua sáng tác của Euripide Bi kịch là thành công chủ yếu, tiêu biểu nhất của nền văn học cổ đại Hy Lạp và cũng là vinh dự lớn lao của Hy Lạp, đất nước đã khai sinh ra một loại hình văn học mới trong lịch sử văn học nhân loại
2 Những nguyên nhân thành tựu:
2.1 Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp phát triển khá hoàn hão Nó đã mở ra một sự phân công trong xã hội tạo sự cách biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay Nô lệ đảm đương tất cả mọi việc Trí thức, quý tộc, chủ nô thoát ly lao động, có thì giờ và điều kiện để nghiên cứu triết học, khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật Do đó có thể nói nếu không có lao động của nô lệ thì cũng không có nền văn minh cổ đại Hy Lạp Không phải nô lệ không có khả năng sáng tạo văn học, những lao động của họ đã tích lũy vô vàn kinh nghiệm, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền văn học Cổ đại Hy lạp Tài năng của họ đã bị quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ vùi dập 2.2 Trước khi có văn học viết nhân dân Hy Lạp đã có một pho thần thoại phong phú, hoặc để giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người, hoặc để nói lên khát vọng của những con người Cổ đại, hay để ca ngợi thành quả lao động của những người anh hùng… Từ đó các ca sỹ dân gian dựng lên thành các bài hát Về sau Homère dựa trên những bài hát ấy để xây dựng hai thiên anh hùng ca bất hủ và đó cũng là loại hình văn học đạt đến trình độ hoàn chỉnh đầu tiên của nhân loại
2.3 Cùng với sự phát triển của chế độ tư hữu trong thời kỳ chế độ nô lệ hình thành vai trò của cá nhân trong xã hội cũng được đề cao, vì thế thơ ca trữ tình xuất hiện Loại thơ ca này nhằm biểu hiện một tình cảm thuần túy bên trong mỗi cá nhân, hoặc nói lên cảm nghĩ của nhà thơ về một đối tượng nào đó
2.4 Người Hy Lạp hàng năm có tục tế thần Dyonisos vào mùa xuân Quần chúng tham gia đông đảo, hóa trang nhảy múa đủ các kiểu, dần dần phát triển thành loại hình ca kịch Cho đến nay, hàng vạn người đã coi ca kịch là món ăn tinh thần không thể nào thiếu được
2.5 Truyền thống hùng biện đã có từ lâu ở người Hy Lạp, nay được phát triển thành loại hình văn xuôi hùng biện
2.6 Vai trò của thần quyền ở Hy Lạp không quan trọng Không có tầng lớp tăng lữ đặc quyền, không có hệ thống đẳng cấp đè nặng lên xã hội, không có chủ nghĩa giáo điều tôn giáo khống chế tư tưởng con người như ở các quốc gia phương đông Cổ đại Ðiều đó góp phần giải phóng
Trang 4trong chừng mực nào đó sự phát triển của văn học, khoa học và triết học khỏi những ràng buộc tôn giáo và những tư tưởng duy tâm thần bí
2.7 Cần chú ý rằng nền văn học Cổ đại Hy Lạp cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nền văn minh lâu đời ở các quốc gia phương đông Cổ đại Người Hy Lạp đã biết học tập tiếp thu tinh hoa của những người đi trước và biết phát huy nhũng tinh hoa đó thành một nền văn học phong phú
và đầy tính sáng tạo
3 Ðặc điểm chủ yếu của nền văn học Cổ đại Hy Lạp:
3.1 Văn học Hy Lạp Cổ đại lấy đối tượng chủ yếu là con người, là sự thể hiện con người với tất
cả thói xấu cũng như sự tốt của nó, con người đầy đủ với những ham muốn ước mơ chứ không phải con người một chiều, chung chung Vì thế ta thấy các vị thần trên đỉnh ngọn Olympe cũng đầy những đức tính của con người, ghen tuông, hờn giận, vui buồn Những vị thần trong tác phẩm của Eschyle, Homère đều có những tâm lý, dục vọng, hành động, dáng dấp, cử chỉ của con người
3.2 Văn học Hy Lạp Cổ đại còn đề cập đến những vấn đề có tính chất xã hội như vấn đề tự do công lý, tinh thần chiến đấu chống lại số mệnh, tư tưởng anh hùng Nhờ vậy nền văn học ấy đã dựng nên những hình tượng thể hiện đầy đủ bản chất của nhân loại trong buổi ấu thơ
3.3 Vì lấy con người làm đối tượng miêu tả nên văn học Hy Lạp còn giàu tính hiện thực Những anh hùng ca Hy Lạp dù mang nặng tính chất hoang đường vẫn là những bức tranh trung thực của cuộc sống bấy giờ Còn thơ ca trữ tình muôn màu muôn vẻ là những tâm tư tình cảm của người
cổ đại đang khát khao hướng tới hạnh phúc của cuộc sống thần tiên
3.4 Nền văn học nghệ thuật Hy Lạp là một mẫu mực trong việc gắn bó chặt chẽ giửa văn học bác học và văn học dân gian Tất cả loại hình đều phát triển từ văn học dân gian lên như anh hùng ca hình thành từ cơ sở những bài hát của các ca sỹ dân gian, bi hài kịch ra đời từ những cuộc vui chơi có tính cách tôn giáo Mác nói: Thần thoại Hy Lạp không chỉ là kho vũ khí của nghệ thuật Hy Lạp mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng nó nữa
3.5 Giá trị thẩm mỹ của nền nghệ thuật Hy Lạp là thể hiện được bản chất chân thật của loài người thời thơ ấu Khi tiếp xúc với nền văn học đó, ta như thấy lại tuổi thơ của riêng mình và nhận thấy rằng chúng ta đã lớn lên từ một bước dài của lịch sử nhân loại
4 Ðịa vị của nền văn học Cổ đại Hy Lạp trong văn học Châu Âu và thế giới:
Bàn về ý nghĩa của nền văn học cổ đại Hy lạp, Anghen viết: Chúng ta phải luôn luôn quay về với những thành tựu trong triết học và trong mọi lĩnh vực khác của dân tộc nhỏ bé này, một dân tộc
mà tài năng và những hoạt động có tính chất toàn diện của nó đã đảm bảo cho nó một địa vị mà không một dân tộc nà khác có tham vọng đạt tới trong lịch sử tiến hóa của nhân loại
Có thể nói rằng: nếu không đi ngược thời gian để tìm hiểu nền văn hóa Hy La thì khó mà có thể hiểu hết văn hóa Châu Âu ngày nay.Trong phạm vi văn viết Châu Âu chúng ta có thể tìm thấy biết bao nhiêu đề tài, điển cố, điển tích bắt nguồn từ cảm hứng thần thoại Hy La cổ đại
III THẦN THOẠI HY LẠP
Thần thoại Hy Lạp bao gồm những chuyện có tính chất hoang đường về nguồn gốc vũ trụ, loài người, giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội và lịch sử các thành bang bộ tộc Hy Lạp, đồng thời kể lại các sự tích về các vị anh hùng xa xưa trên đất nước Hy Lạp Nó là cơ sở của tôn giáo,
là nền tảng của văn hóa, nghệ thuật Hy Lạp, đồng thời là một bộ phận không thể thiếu được của văn học Châu Âu Sự hiểu biết về thần thoại Hy Lạp rất cần cho những ai muốn tìm hiểu văn học
Trang 5Châu Âu, vì từ lâu thần thoại đã trở thành nguồn cảm hứng bất tuyệt đối với các nhà văn phương tây Nó còn là một nguồn văn liệu dồi dào, một di sản vô giá đối với văn học và nghệ thuật thế giới Chỉ xét riêng về giá trị văn học, thần thoại Hy Lạp cũng rất đặc sắc Ðó là các câu truyện rất hấp dẫn về các vị thần và các anh hùng, với những tình cảm, khát vọng, ngay cả trong những khuyết điểm của họ Ðàng sau cái vẻ cổ xưa của thần thoại, ta thấy hiện ra những vấn đề triết học, nhân sinh làm rung cảm con người ở mọi thời đại Không phải ngẫu nhiên mà cho đến nay
vô số chủ đề của thơ, kịch, tiểu thuyết của Châu Âu đã lấy đề tài từ thần thoại Hy Lạp
IV ANH HÙNG CA
1 Ðịnh nghĩa:
Là trường ca dân gian, một loại hình của thể loại tự sự hình thành trên cơ sở thần thoại truyền thuyết, truyện cổ tích và khai thác đề tài, cốt truyện trong kho tàng đó Giai đoạn đầu của anh hùng ca thường là những bài ca anh hùng và những bài sử thi có dung lượng ngắn, nhỏ, đơn giản hơn Trong quá trình phát triển, những bài ca anh hùng và những bài sử thi có liên quan với nhau
về một đề tài, một cốt truyện dầ dần quần tụ, tập hợp lại thành từng nhóm, hệ Những nghệ nhân dân gian đã thu thập, khai thác, sáng tác, biểu diễn, chỉnh lý, tổng hợp kho tàng bài ca anh hùng
đó để cuối cùng tạo thành một tác phẩm anh hùng ca có một cốt truyện và kết cấu thống nhất, hoàn chỉnh hơn, phong phú và phức tạp hơn, với một trình độ nghệ thuật cao hơn mà chúng ta gọi là những pho, bộ hay thiên anh hùng ca hoặc sử thi dân gian sau này
Hai tính chất nổi bật của một thiên anh hùng ca là:
Chủ nghĩa anh hùng: Nhân vật chính trong anh hùng ca là những người anh hùng mang lý tưởng của tập thể thị tộc bộ lạc Người anh hùng này tràn đầy sức sống, nhiệt tình sôi nổi, khát khao hiểu biết và chinh phục thế giới Ðó là con người của chiến công và chiến thắng
-Tính đồ sộ, hoành tráng: Hình thành từ thần thoại, truyền thuyết lịch sử và gia tài sử thi, truyện
cổ tích, nên anh hùng ca cổ điển đương nhiên mang trong bản thân mình tính khái quát hiện thực lịch sử rộng lớn Nó ra đời với nhiệm vụ của một cuốn sử thi ôm trong lòng cả quá khứ lẫn hiện tại
2 Anh hùng ca của Homère:
2.1 Tác giả:
Homère, người đã được Biêlinxki cho là cha đẻ của thi ca Hy Lạp Tuy nhiên việc xác định tác giả của hai bản anh hùng ca này là một việc làm không đơn giản Nó đã tạo thành cái gọi là vấn
đề Homère và đã gây nhiều cuộc tranh luận từ thời cổ đại cho đến thế kỷ XX
Về cuộc đời của Homère thời cổ đại không để lại một bằng chứng hay tài liệu nào chính xác Có tới 8 bản tiểu sử khác nhau Bảy đô thị tranh nhau vinh dự được là quê hương của ông.Ngay những nhà triết học và sử học cũng không rõ lắm về cuộc đời ông Nhiều truyền thuyết đã thuật lại cuộc đời Homère như một huyền thoại, trong số đó có một truyền thuyết được gắn cho Homère đã từng là cảm hứng cho nhà thơ André Chénier sáng tác bài thơ Người mù
Homère có thể đã sinh ra bên bờ sông Méles Gần đô thị Xmiếcnơ Cha không rõ tên, mẹ ông là
bà Krethéis, đã đặt tên cho ông là Mêlêxigen (Mélésigène) Nhà nghèo, ông được một thầy giáo
là Phémios nuôi nấng ăn học Sau khi Phémios chết, ông nối nghiệp cha nuôi làm nghề dạy học Một thương nhân vì khâm phục tài năng của ông đã mời ông đi du lịch Ông đã qua thăm Ai cập, Libi, Ý, Tây Ban Nha, ghi chép được nhiều điều Trở về quê hương ông làm nghề ca hát để sinh
Trang 6sống Ông cũng mang tên Homère (Mù) từ đấy
Ông đã tới đảo Kios, được một gia chủ mời ở lại dạy học, cưới vợ và có hai con gái, sáng tác Iliade và Odyssé Mặc dù tuổi già và bị mù, ông vẫn còn lòng ham muốn hiểu biết Oâng lại lên đường đi thăm Samos và dự định sẽ đến thăm thủ đô Athène Bị ốm nặng, dọc đường ông qua đời Theo truyền thuyết ông ra đời khoảng năm 1102 TCN Hiện nay phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng ông sống khoảng cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ VIII TCN
2.2 Tác phẩm:
ILIADE:
Iliade là bản anh hùng ca chiến trận, dài 15.453 câu thơ và chia ra làm 24 khúc ca
* Giới thiệu truyền thuyết về nguyên nhân của cuộc chiến tranh: Câu chuyện quả táo vàng tặng cho người đẹp nhất
* Tóm tắt nội dung cốt truyện: Quân Hy Lạp đánh thành Troie gần 10 năm nhưng thành vẫn đứng vững Trong một trận đánh vào một đô thị gần thành Troie, quân Hy lạp chiến thắng, thu được nhiều chiến lợi phẩm trong đó có hai người con gái đẹp là nàng Bryséis và Chryséis, con gái của ông già Chrysès, thủ tự đền thờ thần Apollon Chryséis được dâng cho chủ tướng là Agamennon và Bryséis cho Achille, viên tướng tài nhất trong hàng ngũ quân Hy Lạp Chrysès mang lễ vật tới chuộc con không được, còn bị lăng nhục Ông nổi giậân cầu xin thần Apollon giáng họa xuống quân Hy Lạp
Quân Hy Lạp Bị thần Apollon bắn tên vô hình gây bệnh dịch, chết vô số Một đại hội toàn quân
mở ra để tìm nguyên nhân tai họa.Quân sĩ buộc Agamennon phải trả Chryséis cho thủ tự đền Apollon Bù lại, Agamennon bắt nàng Bryséis của Achille Hành động trịch thượng đó khiến Achille giận sôi máu Ðể trả thù, từ đó quân đội của Achille không trợ chiến quân Hy Lạp nữa Achille lại nhờ mẹ là nữ thần Thétis lên thiên đình cầu thần Zeus trừng trị quân Hy Lạp
Quân Troie dần dần phản công dữ dội, đuổi quân Hy Lạp ra tận bờ biển, hạ trại bao vây
Agamennon định rút lui nhưng Diomède phản đối Agamennon cử sứ giả đi xin lỗi Achille, hứa
sẽ trả lại nàng Bryséis và còn bồi thường trọng hậu, mong Achille trợ chiến, nhưng chàng cự tuyệt lạnh lùng Quân Hy Lạp ra sức chống đỡ Achille liền cử bạn chiến đấu là Patrocle thay mặt chàng ra quan sát chiến trường Patrocle cùng quân Hy Lạp phản công thắng lợi Quá say mê với chiến tích, Patrocle truy kích quân Troie về tận bờ thành Quân Troie được thần Apollon giúp sức bao vây đánh Patrocle bị thương Hector, một dũng tướng thành Troie xông đến giết chết
Patrocle
Hay tin bạn chết Achille đau đớn rụng rời Dù mẹ đã khuyên răn, Achille vẫn quyết tâm xung trận để trả thù cho bạn Thétis lên thiên cung nhờ thần Héphaitos rèn cho con mình một bộ áo giáp và vũ khí mới Achille nguôi giận, hòa giải với Agamennon rồi xuất trận
Ðến giai đoạn này, cuộc chiến lại trở nên khốc liệt Với lòng trả thù cho bạn, Achille truy sát quân Troie Cuối cùng quân Troie chạy trốn cả vào thành, chỉ còn một mình Hector đứng lại chờ giao chiến với Achille trước cổng thành Xké, dù mẹ cha chàng khóc lóc van nài chàng hãy trốn vào thành Vì danh dự, Hector buộc phải tử chiến với Achille Thần Zeus bắt cân tử mệnh Dĩa cân nghiêng về phía Hector Athéna buộc phải thôi giúp Hector Achille hùng hổ lao tới, đuổi Hector chạy quanh thành ba vòng, sau khi đuổi kịp, đã giết chết Hector Sau đó, Achille cho buộc xác Hector vào một cổ xe kéo lê quanh thành giữa những tiếng than khóc của cha mẹ vợ con chàng và nhân dân thành Troie Các thần trên thiên đình nổi giận vì hành động đó, buộc Achille phải chấm dứt cuộc báo thù và báo cho vua Priam của thành Troie đến doanh trại của Achille chuộc xác con Kết thúc bản trường ca là lễ mai táng Hector
Trang 7Iliade là một bản anh hùng ca chiến trận Mở đầu tác phẩm, đọc những câu thơ đầu, ta có thể xác định ngay nội dung cụ thể của bản anh hùng ca: cơn giận của Achille Lấy một hồi nổi tiếng trong cuộc chiến tranh ở thành Troie để làm đề tài, Iliade là một anh hùng ca chiến trận của thời đại Homère, phản ánh cụ thể, trung thành , sinh động xã hội Hy Lạp cổ đại dưới chế độ dân chủ quân sự, qua những mặt hoạt động chủ yếu của họ Dù chỉ thuật lại những chuyện xảy ra chung quanh cơn giận của Achille, Iliade đã vẽ ra biết bao nhiêu bức tranh hiện thực sinh động về đời sống của người Hy Lạp cổ đại: Ðại hội quân sỹ, tranh chấp giữa các thủ lĩnh, việc kiểm điểm binh lực và chiến thuyền, tiệc khao quân trước khi ra trận, việc đào hào và đấp lũy, tấn công và phòng ngự, giao tranh tay đôi giữa các danh tướng, đình chiến để chôn cất người chết, đám tang, thi võ, bói toán, cúng tế thần linh v.v.Tâp thơ Iliade không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn
là một tài liệu chân xác tới mức kỳ diệu về văn hoá của người Hy Lạp Trong thế kỷXII, XIII TCN.Và vì vậy tên của Homère đã được dùng làm thuật ngữ sử học để gọi thời đại gồm mấy thế
kỷ đó
* Chủ nghĩa anh hùng thể hiện qua các nhân vật:
Anh hùng là một trong những đặc diểm của các nhân vật trong Iliade Họ chỉ sống vì lý tưởng chinh chiến và say sưa với lý tưởng đó Lập được chiến công hiển hách, coi thường sống chết là hành động của các anh hùng khiến họ trở thành bất tử
- Achille: Nhân vật chính của bản anh hùng ca, là sự thể hiện tập trung cao độ lý tưởng anh hùng
Ðó là một danh tướng có sức mạnh phi thường và chiến công hiển hách đã tạo cho chàng uy danh lừng lẫy Nhưng cũng chính sức mạnh tinh thần, sức mạnh nội tại mới là cội nguồn đưa chàng tới chiến công Ðó là sức mạnh của tinh thần tập thể, của mối quan hệ thống nhất gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng thị tộc Khi đứng trước hai con đường:
+ Rút lui ( sống)
+ Ở lại chiến đấu , lập chiến công để được vinh quang đời đời ( chết, không có ngày về)
Thoạt tiên Achille đã chọn con đường thứ nhất Nhưng cái chết của Patrocle đã khiến chàng trở lại chiến trường Với Achille cuộc sống trước kia là đáng quý, nhưng sau đó chàng đã thấy rằng cuộc sống có lý tưởng là quý hơn nhiều Achille xuất trận có nghĩa là chàng đã chọn phẩm chất anh hùng, chết vinh hơn sống nhục Khát vọng trả thù, khát vọng lập chiến công để được lưu danh muôn thuở trong chàng đã chiến thắng
- Hector: Là dũng tướng chỉ huy quân Troie, tượng trưng tiêu biểu cho lý tưởng chiến đấu của quân Troie Hector đã gắn bó cái riêng, gia đình, vợ con với cái chung của cuộc chiến đấu Trước khi bước vào cuộc tử chiến với Achille, Hector đã có tư tưởng hòa giải nhưng chàng đã kịp thời dẹp bỏ nó và chấp nhận tử chiến cùng Achille Chàng đã làm tròn nghĩa vụ của một chiến sỹ trong cuộc chiến tranh bảo vệ quê hương với tinh thần xã thân vì đại nghĩa, vì lợi ích chung Iliade làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng toàn dân, chủ nghĩa anh hùng tập thể của cả hai phe tham chiến Người Hy Lạp và Troie đều hiểu rõ mục đích cuộc chiến đấu của mình Cho dù trong tác phẩm đôi khi có nói đến cái chết, vẫn không làm mất đi âm điệu của bài ca hùng tráng Nhũng bài thán ca (théenos) được lắp ghép có tính chất máy móc vào cũng không làm người nghe phải chạnh lòng xót thương cho số phận của những người ngã xuống mà trái lại càng làm nổi bật nhân sinh quan của người xưa với khát vọng muốn trở thành bất tử, muốn để lại tiếng tăm cho đời sau
ODYSSÉE:
Odyssée là bản anh hùng ca của cuộc sống hòa bình, dài 12.110 câu thơ và cũng chia ra làm 24 khúc ca
Ðây là một câu chuyện phiêu lưu trọn vẹn và thuần nhất hơn Iliade nhiều Diễn tiến có thể chia làm ba phần: Télémaque đi tìm cha, Nhũng cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Ulysse và Trở lại quê
Trang 8Tại Ithaque, quê hương của Ulysse, vì đã một thời gian không có tin tức gì của chàng, nhiều vương tôn công tử đến ve vãn cầu hôn và dùng áp lực để ép vợ của Ulysse là nàng Pénélope phải tái giá cùng một người trong số họ (108 vị) Pénélope tìm cách hoãn binh (dệt vải liệm cho cha chồng theo phong tục Hy Lạp) Ðến năm thứ 9, tức năm chót trong 10 năm phiêu bạt của Ulysse,
họ dùng mọi áp lực buộc nàng nhận lời Lúc bấy giờ Télémaque, con trai của hai người đã lớn, nhờ các thần giúp đỡ, ra đi tìm cha
Télémaque ra đi tìm cha trước những lời chế giễu của bọn cầu hôn đang deo đuổi mẹ
chàng.Chàng lần lượt đến viếng triều đình của vua Nestor, thành Sparta của vua Ménélas và bà hoàng hậu tuyệt sắc Hélène, tại đây chàng đã hỏi thăm được tin tức của cha và trở về
Phần hai của tác phẩm trình bày cuộc hành trình phiêu bạt của Ulysse từ khi rời thành Troie trở
về quê hương Ðầu tiên đoàn thuyền của Ulysse nhổ neo để đến Thrace, sau đó một ngọn gió Bấc thổi dạt họ đến tận châu Phi, nơi có xứ sở của những người trồng quả lú (lotus) Sợ bạn đồng hành ăn phải thứ quả này sẽ quên mất quê hương, Ulysse ra lệnh nhổ neo Từ đây đoàn thuyền trôi dạt đến những vùng đất xa lạ ở phía tây Ðịa Trung Hải Ðến xứ của những người khổng lồ một mắt Cyclopes, Ulysse đã làm mù mắt người khổng lồ Poliphème để giải thoát mình và các bạn Họ còn thử thách với những cơn giông bão của thần gió, đấu trí với mụ phù thủy Circé chuyên môn biến người thành lợn, xuống địa ngục, kỳ ngộ với những con quái vật Scharyps, Scylla, những nàng tiên cá Sirènes, lên đảo của thần mặt trời Heliose Vì các bạn đồng hành của chàng dại dột bắt bò thần ăn thịt nên thần Zeus gây một trận bão để trừng phạt Chỉ còn một mình chàng sống sót, trôi dạt đến hòn đảo Ogypgia của tiên nữ Calypso Nơi đây chàng bị nữ thần giam lỏng với ý định kết hôn cùng chàng Nhưng Ulysse vẫn hướng về quê hương xa dịu vợi.Năm thứ 10 sau khi rời thành Troie cũng là lúc thiên đình quyết định buộc nàng tiên Calypso phải trả tự do cho Ulysse về lại quê hương
Ulysse xuống bè nhưng chưa thấy được đất liền thì thần Poseidon, vốn rất căm thù Ulysse, đã gây nên một trận bão mà phải nhờ đến một vuông vải thần, Ulysse mới thoát nạn và dạt vào xứ
sở của nàng công chúa Nausicaa trong một trường hợp ly kỳ, trở thành khách quý của triều đình
và cha con nàng Biết chuyện của Ulysse, nhà vua giúp chàng phương tiện trở về quê hương Cuộc hành trình an toàn nhờ sự giúp đỡ của nữ thần Athéna
Phần ba của tác phẩm là những mưu mẹo chàng đã sử dụng để tiêu diệt bọn bất lương đã thừa lúc chàng vắng nhà lộng hành áp bức vợ con chàng Chàng phải lánh mặt tại nhà một lão già chăn lợn trung thành, rồi cuộc hội kiến với Télémaque… Cuối cùng là cuộc thi tài bắn cung giữa lão
ăn mày Ulysse và 108 kẻ cầu hôn Bọn này giương không nỗi chiếc cung thần nổi tiếng của Eurytus Chỉ có Ulysse bắn dễ dàng một mũi tên xuyên qua những lỗ hổng trên 12 cán rìu trận đặt theo hàng dọc Chàng bỏ lớp cải trang, giết bọn cầu hôn phản phúc và đoàn tựu với nàng Pénélope thủy chung
Nếu Iliade là bản anh hùng ca chiến trận thì Odyssé chính là bản anh hùng ca của cuộc sống hòa bình Hình ảnh người anh hùng trong chiến tranh đã được thay thế bằng người anh hùng trên mặt biển
Qua cuộc hành trình trở về quê hương cuả Ulysse, bản trường ca ca ngợi sức mạnh của ý chí và nghị lực của con người trước những gian nan, nguy hiểm Chiến trường ở đây là đại dương mênh mông với những sức mạnh kỳ bí của thiên nhiên, với những xứ sở xa lạ, đầy nguy hiểm mà cũng đầy quyến rũ Chiến công chính là những gian nan, khó khăn, cám dỗ mà con người đã vượt qua
để về với gia đình, còn vũ khí thì chính là trái tim và khối óc của người anh hùng
Nhân vật Ulysse: Theo truyền thuyết vốn là con người đa mưu túc kế Chàng đã giải quyết ổn thỏa việc 99 vị tướng Hy Lạp đến cần hôn nàng Hélène Khi cuộc chiến tranh thành Troie nổ ra,
Trang 9chàng đã tìm ra dũng sỹ Achille đang cải trang thành một thiếu nữ sống trên đảo Xkirôt Khác với Achille, chàng chủ trương dùng mưu, bàn kế hoạch hạ thành Troie bằng con ngựa gỗ Ulysse được mệnh danh là: Người có trí tuệ sánh ngang thần Zeus
Trong Iliade, Ulysse là một vị tướng dũng cảm, có uy tín, là một nhà hùng biện, ngoại giao Tuy vậy, cái sức mạnh sánh ngang thần Zeus đó chưa bộc lộ được vì phải nhường chỗ cho trái tim nóng bỏng của Achille Ðến Odyssée, cái trí tuệ đó mới được dịp bộc hết sức mạnh thần thánh của nó mà theo Mác, không có một vị thần nào có thể sánh bằng
Sức mạnh đó bắt nguồn từ lòng yêu quê hương, gia đình tha thiết Trong khi bị nữ thần Calypso lôi cuốn vào mối tình đắm đuối, cuồng nhiệt, chàng vẫn nhớ về quê hương có vợ con đang ngóng chờ Sức mạnh đó đã giúp chàng vượt qua trăm nghìn trắc trở để về đến quê nhà Nó chính là động lực giúp chàng làm nên những chiến công Ulysse mang trong người những phẩm chất kỳ diệu Nếu Achille là sự lý tưởng hóa cái sức mạnh thể chất thì Ulysse là sự lý tưởng hoá cái súc mạnh của trí tuệ con người, là một yếu tố rất cần thiết trong thời kỳ người Hy lạp tiến hành tìm hiểu thế giới xung quanh, mở rộng tầm mắt và địa bàn hoạt động
Quá trình phiêu bạt của Ulysse không đơn thuần là hành trình trở về, mà còn là cuộc hành trình phiêu bạt của một con nguời khát khao tìm hiểu thế giới xung quanh Khi đi đến bất kỳ một vùng đất mới nào: Xứ cuả những người khổng lồ một mắt, xứ của những người ăn hoa sen, xứ của mụ phù thủy Circé lần nào Ulysse cũng chú ý tiềm hiểu xem: những người ăn bánh mì nào đang làm chủ mảnh đất này? Dù gặp bao nguy hiểm, khát vọng tìm hiểu thế giới vẫn nung nấu Ulysse như một ma lực
Niềm mơ ước về một cuộc sống văn minh, hòa bình, hạnh phúc thể hiện qua việc miêu tả những
xứ thiên đường trong tác phẩm.Xứ thiên đường Pheacia đẹp như tranh với những con người đôn hậu, trung thực, trọng nghĩa và chí tình, hay Pilos, đô thị của lão vương Nestor, Sparta, đô thị của Ménélas… là những vùng đất giàu có về vật chất lẫn tinh thần Những thế giới hài hòa như thế trong thời đại của Homère, của cải vật chất dồi dào, quan hệ giữa người và người vô cùng tốt đẹp chỉ là những ước mơ không tưởng mà thôi
Vài đặc điểm nghệ thuật qua hai bản anh hùng ca:
* Những biện pháp kỹ thuật của sử thi:
- Lối miêu tả chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể
- Lối miêu tả không phù hợp với trật tự thời gian
- Lối so sánh mở rộng
- Lối so sánh chồng chất tạo thành chuỗi dài trong đó hết so sánh này đến so sánh khác, mỗi so sánh là một cảnh độc lập, làm chậm hành động truyện, góp phần tạo ra phong cách trang trọng, chậm rãi của sử thi
- Lối nhắc lại với mục đích làm cho người đọc nắm rõ được nội dung truyện
- Cách dùng những định ngữ giúp người nghe nắm được những đặc tính, thuộc tính của người hay đồ vật đó
- Những đoạn thuyết lý
* Sức biểu hiện nghệ thuật qua hai bản trường ca: Thể hiện qua tính chất cổ điển, mẫu mực trong việc xây dựng hành động, kết cấu tác phẩm, xây dựng nhân vật Hai anh hùng canày được xây dựng công phu với một trình độ cao hơn những tác phẩm văn học dân gian thời kỳ sơ khai Nội dung hai bản trường ca là những câu chuyện có đầu đuôi, kết mở Homère cũng đãtập trung chuyện kể của mình vào một hành động và xoay quanh hành động đó
Hai nhân vật chính và một số nhân vật phụ xoay quanh, tuy chưa được xây dựng hoàn chĩnh lắm nhưng vẫn để lại những dấu ấn trong lòng người đọc như Andromaque yếu đuối, Hélène bội bạc, Pénélope chung thủy, Pâris hèn nhát, Agamennon ích kỷ chuyên quyền
Trang 10Kết luận chung:
Qua hai bức tranh hiện thực của hai thiên trường ca nói về cuộc chiến đấu trên đất liền và cuộc phiêu lưu trên mặt biển, tác phẩm của Homère đã gần như tổng hợp được toàn thể sự nghiệp của người Hy Lạp trong thời đại anh hùng, phản ánh khá đầy đủ những nét của cuộc sống một dân tộc mang nhiều sức sống trong buổi rạng đông của lịch sử Nó xứng đáng tiêu biểu cho sức mạnh
và vẻ đẹp của nhân loại trong buổi ấu thơ Tác phẩm của Homère là một mẫu mực của anh hùng
ca, biểu hiện trình độ hoàn thiện của nghệ thuật kể chuyện sử thi, đặc biệt là ở Odyssé Như vậy giá trị hàng đầu của sử thi Iliade và Odyssé chính là giá trị tư tưởng của nó với thế giới quan khẳng định cuộc sống và tinh thần nhân đạo Một nhà hùng biện thời cổ đại đã đánh giá: Homère
là người đầu tiên, là người ở giữa và là người cuối cùng, là người cung cấp cho trẻ em, người lớn, cụ già tất cả những gì mà mỗi người có thể rút ra được
V BI KỊCH HY LẠP
Bi kịch (Tragedie) là một thuật ngữ gốc Hy lạp, với ý nghĩa ban đầu của nó là bài ca về con dê Theo truyền thuyết, Icarios là người được thần Dyonysos dạy cách trồng nho và ép rượu Một hôm có một con dê vào phá vườn nho, Icarios đuổi bắt con vật và giết được nó Mọi người được tin đến reo mừng quanh xác con vật và hát những bài hát ca ngợi vị thần ân đức của mình Từ đó trong các cuộc cúng tế thần Dyonysos người ta đều có giết một con dê để nhắc lại chuyện xưa
Bi kịch Hy Lạp có hai nguồn gốc:
- Nguồn gốc dân gian: Trước khi thành hình thức hoàn chĩnh, bi kịch mang nhiều tính chất vui nhộn sỗ sàng, yếu tố nhảy múa còn chiếm khá nhiều Trong các buổi hội hè cúng tế, đội đồng ca ngồi quanh bàn thờ thần Dyonysos hát lên những ca khúc than vãn cho những nỗi gian truân bi thảm của cuộc đời vị thần, hoặc ca ngợi công lao ân đức, những thắng lợi và sự tái sinh của vị thần ấy Ðó là những ca khúc Ditijanbe Từ những khúc ca này đã nảy sinh ra tính chất bi kịch và mầm mống của đối thoại
- Nguồn gốc xã hội: Nếu hình thức đồng ca trữ tình đã dọn đường cho bi kịch Hy Lạp thì phải đợi đến sự xâm nhập của lịch sử vào cuộc sống thì bi kịch Hy Lạp mới trở thành một bộ môn nghệ thuật Xã hội Athène trong gần 2 thế kỷ ( VI và V TCN ) chính là miếng đất đã vun xới cho
bi kịch Hy Lạp và nuôi dưỡng nó trưởng thành
Nguyên nhân xã hội có tính chất quyết định đối với sự ra đời của bi kịch, chuyển bi kịch từ những nghi thức tôn giáo nguyên thủy thành một loại hình văn học, là những cuộc đấu tranh giai cấp giữa quý tộc công thương và dân tự do, đại diện cho lực lượng tiến bộ, với lớp quý tộc ruộng đất Cuộc đấu tranh này gắn liền với sự hình thành nhà nước dân chủ nô lệ Trong cuộc đấu tranh
đó con người luôn luôn có khát vọng nhận thức và giải thích những biến cố lịch sử, và những lực lượng xã hội mới đã tìm thấy trong tôn giáo của Dyonysos một biểu hiện cho lý tưởng và khát vọng của mình Như vậy, yếu tố quyết định sự ra đời của bi kịch là sự hình thành nhà nước nô lệ
và cuộc đấu tranh giai cấp của thế kỷ VI, V TCN Bi kịch trở thành vũ khí của cuộc đấu tranh đó Quá trình phát triển của bi kịch:
Năm 539 TCN thi sĩ Thespis là người đã thành lập ra những đoàn ca kịch đầu tiên trên các xe bò trong đó vai trò của người diễn viên (lúc này chỉ mới có một) Năm 510 TCN thi sĩ Phrynichos tiếp tục phát triển thêm khả năng biểu diễn (những sự biến trước mắt, những người thực việc thực) Ví dụ: Bi kịch thành Milê thất thủ của Phrynichos hoặc quân Ba Tư của Eschyle là tác phẩm lấy đề tài ngay trong những sự kiện chính trị đương thời
Về sau, Eschyle, Sophocle và Euripide đã tiếp tục xây đắp nền móng cho bi kịch, nâng nó lên thành mức độ hoàn thiện Bi kịch bắt đầu trở thành một thể loại của kịch, đối lập với hài kịch, thường miêu tả những con người lương thiện, dũng cảm, những anh hùng đấu tranh vì những