PHỐI HỢP KHÁNG SINH

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN- KHÁNG SINH (Trang 37)

1. Chỉ định phối hợp kháng sinh

1.1. Nhiễm 2 hoặc nhiều vi khuẩn một lúc.

1.2. Nhiễm khuẩn nặng mà nguyên nhân chưa rõ.

1.3. Sử dụng tác dụng hiệp đồng làm tăng hoạt tính kháng sinh trong một số nhiễm khuẩn đặc biệt:

- Viêm nội tâm mạc: penicilin + streptomycin. - Trimethoprim + sulfamethoxazol.

- Kháng sinh β - lactamin + chất ức chế lactamase. 1.4. Phòng ngừa xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh.

Chỉ phối hợp kháng sinh cho một số ít các trường hợp nhiễm khuẩn trong bệnh viện như cầu khuẩn ruột, một số trực khuẩn Gr- (trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn một loại Serratia, Enterobacter, Citrobacter ).

2. Nhược điểm của phối hợp kháng sinh

Khi Bác sĩ không hiểu rõ và phối hợp không đúng sẽ: - Dễ gây kháng do sự chọn lựa của vi khuẩn.

- Tăng độc tính của kháng sinh. - Hiệp đồng đối kháng.

- Giá thành điều trị cao.

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN

Thuốc kháng sinh có lịch sử nghiên cứu rất lâu đời, là các hợp chất tự nhiên, bán tổng hợp hoặc tổng hợp, có tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn; được dùng theo đường toàn thân (uống, tiêm) hoặc tại chỗ (bôi ngoài da; nhỏ mắt, tai, mũi; đặt âm đạo...).

Đến nay, thuốc kháng sinh có nhiều nhóm với gần 500 tên thuốc. Mỗi nhóm lại có các phân nhóm hoặc các thế hệ khác nhau. Ví dụ: nhóm penicillin có 4 phân nhóm, mỗi phân nhóm lại có nhiều tên thuốc gốc khác nhau, mỗi tên thuốc gốc có nhiều tên biệt dược khác nhau, nhóm cephalosporin có 4 thế hệ khác nhau, mỗi thế hệ có nhiều tên thuốc gốc khác nhau và nhiều tên biệt dược khác nhau. Ngoài ra còn nhiều biệt dược phối hợp 2 hoặc 3 kháng sinh với nhau hoặc kháng sinh với thuốc chống viêm mạnh (các loại corticoid) để tăng tác dụng. Dạng thuốc gồm có: thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc dùng tại chỗ. Trong đó nhiều dạng thuốc nhất là thuốc uống và thuốc dùng tại chỗ. Thuốc uống có: các loại thuốc viên (viên nén thường, viên nén bao phim, viên nhộng). Các loại thuốc nước (bột đóng lọ để pha dung dịch, bột gói để uống, hỗn dịch, sirô)... Thuốc dùng tại chỗ có: dung dịch, mỡ, kem, gel, trứng. Thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai. Thuốc phun sương xịt mũi, thuốc bôi da, thuốc đặt âm đạo...

Thuốc kháng sinh có một cơ chế tác dụng đặc biệt, đó là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn,… Bác sĩ nhân y cũng như Bác sĩ thú y cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sử dụng kháng sinh, việc phối hợp kháng sinh, tránh hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn, nắm chắc các biện pháp can thiệp khi có hiện tượng sốc kháng sinh…

II. ĐỀ NGHỊ

Sự xuất hiện tính kháng lại kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh cho người, chủ yếu lại là do con người đã lạm dụng kháng sinh trong điều trị và phòng bệnh, trong đó phải tính đến cả việc sử dụng kháng sinh cho súc vật. Sử dụng kháng sinh không hợp lý đã gây tích luỹ chọn lọc các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Các chủng vi khuẩn này lại có thể truyền plasmid sang các chủng vi khuẩn gây bệnh cho người hoặc sang các vi khuẩn cộng sinh ở người để sau đó lại được truyền sang các vi khuẩn gây bệnh, làm cho các chủng vi khuẩn kháng lại kháng sinh tăng nhanh. Vì vậy, sử dụng kháng sinh hợp lý luôn là một vấn đề thời sự. Khi sử dụng kháng sinh, chúng ta cần tuân theo các nguyên tắc sử dụng kháng sinh.

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN- KHÁNG SINH (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w