Văn học trung đại Việt Nam, vì thế có những đặc trưng nổi bật mà người nghiên cứu cũng như giảng dạy phải nắm được những dấu hiệu đặc trưng và xem đó như là một chìa khóa mở cánh cửa để
Trang 1Những đặc trưng nổi bật của văn học trung đại Việt Nam
Gần 10 thế kỷ phát triển trong lòng xã hội phong kiến, sự phát triển của văn học trung đại gắn liền với nền tảng mĩ học phong kiến đó là những sáng tác nằm trong hệ thống thẩm mĩ riêng do quan niệm nĩ học phong kiến quy định Văn học trung đại Việt Nam đã đem lại những thành tựu lớn cho văn học trung đại nước nhà “Mỗi tác phẩm giúp ta hiểu ra suy nghĩ, cảm xúc của con người cụ thể trong một thời đại cụ thể, hiểu và sống với các tác phẩm của dân tộc làm ta nếm trải được những suy nghĩ và cảm xúc của vô số người, vô số hoàn cảnh, vô số thời đại thật đa dạng”[23, 119] Văn học trung đại Việt Nam, vì thế có những đặc trưng nổi bật mà người nghiên cứu cũng như giảng dạy phải nắm được những dấu hiệu đặc trưng và xem đó như là một chìa khóa mở cánh cửa để vào tác phẩm mà không bị lạc trong mê cung của nghệ thuật Sau đây là những đặc trưng.
1 Tính song ngữ trong các thể loại văn học trung đại
Thời trung đại do bị bắt buộc, tiếng Việt chịu ảnh hưởng sâu rộng của tiếng Hán, chữ Hán, văn hóa Hán Tiếng Hán “trở thành một thứ tiếng nằm trong quỹ đạo của quy luật âm và ngữ
âm lịch sử tiếng Việt và văn học chữ Hán của các nhà văn Việt Nam là một bộ phận của văn học Việt Nam”[42] Hai thứ tiếng, hai bộ phận văn học đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội tình hình đó tạo nên hiện tượng song ngữ trong văn học tính song ngữ tạo thành đặc điểm văn học của nhiều thành phần và không chỉ thể hiện trong dòng văn học chữ Hán và Nôm tách biệt, mà còn thể hiện ở sự xâm nhập, pha trộn của văn học Hán và Nôm.
Trang 2Đồng thời do ý thức hệ trong việc sử dụng ngôn ngữ nên ngôn ngữ được chia thành hai loại: ngôn ngữ cao nhã và ngôn ngữ tầm thường cũng chính vì thế mà văn học chia thành loại cao nhã, cao thượng với văn học “nôm na”, thông tục mà loại sau nhiều khi không được thừa nhận từ phía học giả quan phương.
2 Văn học trung đại chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển, tôn giáo.
Tư tưởng kinh điển và tôn giáo đã cung cấp càm hứng, đề tài, chủ đề và gợi ý các thể loại văn học trung đại các tôn giáo và học thuyết phật, Nho, Đạo đã ảnh hưởng và tạo nên những nét đặc thù trong quan niệm của người trung đại về bản chất vũ trụ, không gian và thời gian, thiên nhiên, con người tư tưởng tôn giáo và kinh điển còn đem lại hệ quả quan trọng như: phân biệt văn học linh thiêng và phàm tục; hạn chế sự biểu hiện cá nhân
và ý thức cá nhân; mặt khác đem đến việc đề cao nội dung đạo đức và tính chất giáo huấn, văn học có mối quan hệ trực tiếp với
tư tưởng những quan điểm này có quan hệ đến việc hình thành những đặc trưng về nội dung và hình thức nghệ thuật của văn chương trung đại vì vậy muốn lí giải những vấn đề thuộc về bản chất của văn chương, cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương thời trung đại tất yếu phải dựa trên những quan niệm nghệ thuật đặc thù về thế giới con người thời trung đại chẳng hạn, khi tìm hiểu các truyện trong “ Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ, chúng ta phải thấy được các truyện được viết chịu ảnh hưởng của quan điểm Nho giáo và Phật giáo, Thuyết “nhân quả” của đạo Phật ảnh hưởng khá rõ trong các kết thúc câu chuyện.
3 Văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian
Trang 3Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian Mối quan hệ giữa văn học viết trung đại Việt Nam
và văn học dân gian biểu hiện ở chỗ: văn học viết tiếp thu văn học dân gian từ đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mĩ ở khía cạnh ngôn ngữ và thể loại trong quá trình phát triển hai thể loại luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển Văn học dân gian là nền tảng của sự hình thành các thể loại tự sự, các tập văn xuôi chữ Hán, các truyện Nôm và các tập thơ ca của tác giả., chẳng hạn với 22 truyện trong “Lĩnh nam chích quái lục” của Trần Thế Pháp, phần lớn truyện có tính chất truyền thuyết Nguyễn Dữ trong
“Truyền kỳ mạn lục” đã đưa motip truyện dân gian như “lấy vợ
kì dị” “gặp gỡ người chết”, “xuống thủy cung”… để tạo ra câu chuyện mới “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên có nhiều
tư liệu dân gian để viết chính sửa của nhà nước, nhiều sự tích vốn có của nguồn gốc từ truyền thuyết dân gian như công cuộc xây dựng thành của An Dương Vương với việc thần Kim Quy trừ tinh gà trắng và cho nhà vua lấy nỏ thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh với việc “cờ lau tập trận” và việc rồng hiện lên cứu Bộ Lĩnh qua sông…
4 Văn học trung đại Việt Nam thường cảm thụ và diễn tả thế giới thông qua một hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt.
Hệ thống ước lệ có ba tính chất: tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ; tính sùng cổ; tính phi ngã.
Về tính uyên bác và cách điệu hóa
Chính quan niệm văn chương viết ra chỉ để dành cho bậc “tao nhân mặc khách”, “chính nhân quân tử” nên có tính uyên bác
Trang 4và cách điệu hóa cao độ Các nhà nho sĩ sáng tác bằng chữ Hán
có một phần vì họ cho đó mới là thứ văn chương sang trọng Những người thưởng thức là tầng lớp trí thức tài hoa, có ý thức thẩm mĩ cao.
Về tính sùng cổ
Con người trung đại quan niệm thời gian xoay tròn, tuần hoàn, không mất đi mà quay trở lại gốc nguồn bởi thế, họ coi trọng quá khứ, coi trọng cái khởi đầu, coi trọng người già Chuẩn mực cái đẹp, của lẽ phải, cái đạo đức là ở quá khứ Xã hội hoàng kim là xã hội thời Nghiêu Thuấn, anh hùng nghĩa sĩ lí tưởng là Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng… vì vậy, văn nghil luận thường lấy tiền đề lí lẽ và kinh nghiệm cổ nhân, của lịch sử xa xưa Do tính sùng cổ mà văn học trung đại đầy dẫy những điển
cố, điển tích, những từ cổ… Trong sáng tác việc lặp lại truyện
cũ, mô phỏng văn chương xưa chẳng những không bị chê trách
mà còn là một cách tạo thêm giá trị cho sáng tác của mình.
Về tính phi ngã
Thời trung đại, ý thức cá nhân, cá thể chưa có điều kiện phát triển Sự khinh trong đối với một cá nhân không căn cứ vào phẩm giá của chính cá nhân ấy mà căn cứ cá nhân thuộc dòng
họ nào, đẳng cấp nào, có địa vị gì trong bậc thang xã hội từ đó tạo ra hệ thống ước lệ nghệ thuật có tính chất phi ngã Nhà văn cảm thụ và diễn tả thiên nhiên không bằng con mắt quan sát của
cá nhân mình, cũng như tranh vẽ, thơ vịnh cảnh đều có quy định sẵn theo công thức: tứ quý, xuân lan, thu cúc…luật phối thanh của thơ phú cũng quy định chặt chẽ khiến người làm thơ phải diễn tả thế giới bằng thính giác phi ngã của cộng đồng “tao nhân mặc khách”…người viết văn có một kho từ điển, kho thi
Trang 5liệu, văn liệu chung được sử dụng trong sáng tác Và vì vậy, thể loại văn học trung đại cũng mang tính quy phạm.
5 Con người trong văn học trung đại là con người vô ngã và con người hữu ngã.
Vô ngã là một phạm trù đặc trưng của văn học trung đại Vì đứng trước xã hội, con người chưa tách khỏi môi trường xã hội, còn gắn chặt với cộng đồng, gắn chặt với nước cá nhân tồn tại trong đất nước, không tồn tại “tự nó và cho nó” Cá nhân gắn chặt với gia tộc, với tập đoàn” “Việc sống trong tập đoàn không đè nặng lên nó, ngược lại, đó là ngọn nguồn khoái cảm cho nó…”[47, 187] Con người trung đại thấy mình gắn chặt với cộng đồng là một điều tự nhiên, là vinh dự, là đạo lí nên cảm thấy vui sướng, tự hào Họ chưa khẳng định rõ bản ngã của mình, một con người vô ngã hoặc chủ yếu là vô ngã Điều đó chi phối sáng tác, liên quan đến ý nghĩa hình tượng trung tâm trong các TLVH Bởi vậy, văn chương của Đạo, của Thiền, các vua, các vương hầu… dù nói về triêt đạo, thuyết thiền hoặc bày tỏ tấm lòng thương người đượm màu sắc bác ái, từ bi hay vịnh cảnh, đều tập trung nói đến hoài bão to lớn, rõ ràng cho đất nước, cho cộng đồng.
Tuy nhiên từ thế kỷ XVI trở đi, do nhiều nguyên nhân kinh tế, chính trị tác động mạnh vào xã hội, sự tự ý thức về cá nhân lớn dần lên, đòi được quyền sống và quyền tự bộc lộ mình dù còn phải dè dặt mặt này, mặt nọ thì thì con người chủ yếu vô ngã hay vô ngã ấy chuyển sang con người chủ yếu hữu ngã mặc dù vẫn còn vô ngã Điều đó làm cơ sở cho văn chương nghệ thuật phát triển lên một bước mới Biểu hiện cụ thể đó là sự phê phán gắt gao những thói xấu xa, sự xa hoa, phung phí tiền của mồ hôi của nhân dân trong “Thượng kinh kí sự”, hoặc phê phán thẳng
Trang 6thừng, lên án quyết liệt từ vua quan, không trừ thần thánh, bộ lộ hết nỗi khổ của nhân dân trong “Truyền kì mạn lục” Đặc biệt
từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình chính trị xã hội có biến động, kéo theo là sự đòi hỏi gát gao, bức thiết về quyền được sống như một con người… thì con người “hữu ngã” hiện nguyên hình, là con người xương thịt trong cuộc đời con người cá nhân lúc này “nó không chỉ là nó, mà còn có đủ sức điển hình cho một hạng người”[47,188] Chính sự phát triển mạnh mẽ của tính hữu ngã đã góp phần làm phong phú thêm các thể loại văn học trung đại giai đoạn sau.
6 Tư duy nguyên hợp và quan niêmk “văn – sử - triết bất phân” trong các thể loại văn học trung đại Việt Nam.
Tư duy nguyên hợp là kiểu tư duy thiên về kỹ năng tổng hợp trực cảm, về thể loại chưa có ý thức tách bạch, dứt khoát.
Hiện tượng “văn – sử - triết bất phân” là một hiện tượng đặc trưng và phổ biến của văn học trung đại, liên quan đến quy luật văn hóa, trạng thái tư duy nghệ thuật, quan niệm văn chương thời trung đại Nó thể hiện trong hệ thống thể loại văn học và trong cơ chế nghệ thuật ở mỗi TPVH cụ thể Văn – sử - triết bất phân “vốn là sản phẩm của một trình độ tư duy nghệ thuật mà trong đó sự phân hóa giữa hai hình thái tư duy: luận lí (gọi là khái niệm, logic) và hình tượng chưa tách bạch nhau mà có sự đan xen Đó là trạng thái trong sáng tác văn chương, tư duy hình tượng chưa lấn át hoàn toàn tư duy luân lí Các ý tưởng, các khái niệm mang tính chất triết học, nói chung vẫn tồn tại trong các tác phẩm một cách trực hiện bằng tư duy lý luận (trong khi với văn học hiện đại chúng tồn tại theo một kiểu gián tiếp, tan biến vào trong hình tượng) Vì vậy trong quan niệm văn học trung đại, nổi nên chủ đạo như mọi người đã thừa nhận là
Trang 7quan niệm “văn dĩ tải đạo” “văn dĩ minh đạo” “văn dĩ quán đạo”…
Hiện tượng văn – sử - triết bất phân được thể hiện trong hệ thống thể loại của văn học trung đại, gồm hai loại hình chính
là : văn vần (thơ) và văn xuôi, thể hiện trong phạm vi văn xuôi
rõ nét hơn văn vần trong loại hình văn xuôi, các thể loại của nó
có thể chia làm hai bộ phận: bộ phận thứ nhất là những thể loại thuộc văn chính luận được viết bằng tư duy khái niệm là chủ yếu thì hiện tượng văn – sử - triết bất phân trở thành đặc trưng thể loại Bộ phận thứ hai là những thể loại văn xuôi tự sự như truyện truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi…cũng là sản phẩm của quy luật này, tuy nó không thể hiện đậm nét bằng văn xuôi chính luận.
Chẳng hạn: “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là một kiệt tác văn chương kết tinh trên cơ sở của quy luật văn – sử - triết bất phân.
Về triết đó là lí tưởng nhân nghĩa trực tiếp sáng rực lên trong lời mở đầu và tiếp tục chói lọi ở cuối tác phẩm
Về sử: đó là một bản tổng kết tài tình cô đúc đầy đủ về lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo
Về văn, đó là một nguồn cảm xúc trữ tình mang đậm âm hưởng hào hùng, bề thế tới mức đời sau mệnh danh là thiên cổ hùng văn