Tính thực tiễn: Xuất phát từ môi trường, thị trường và khả năng của tổ chức - Tính hiệu quả: Các phương án kế hoạch phải được lựa chọn theo tiêu chí, hiệu quả... - Mục tiêu định hướng
Trang 1A.LÝ THUYẾT
I Khái niệm, vai trò, phân loại và các nguyên tắc của hoạch định
1 Khái niệm hoạch định
Hoạch định là quá trình xác định mục tiêu và quyết định phải làm gì và làm như thế nào để đạt được mục tiêu
2 Vai trò
- Giúp nhà quản trị định hướng hoạt động của tổ chức
- Là cơ sở cho việc phân quyền nhiệm vụ
- Là cơ sở triển khai các hoạt động tác nghiệp
- Là cơ sở cho kiểm tra và điều chỉnh
- Cho phép hình dung về quá trinhfphats triển của doanh nghiệp
3 Phân loại
Hoạch định chiến lược:
- Hoạch định chiến lược là tập hợp các hành động, quyết định của lãnh đạo hướng tới việc soạn thảo các chiến lược chuyên biệt nhằm thực hịên mục tiêu của tổ chức
- Thời hạn của hoạch định chiến lược từ 5 năm trở lên
Hoạch định chiến thuật
- Là xác định các kế hoạch ngắn hạn hơn (từ 1-2 năm), phạm vi hẹp hơn hoạch định chiến lược
Hoạch định tác nghiệp
- Hoạch định tác nghiệp là xác định các kế hoạch nhằm thực hiện kế hoạch chiến thuật với thời gian ngắn hơn và phạm vi hẹp hơn hoạch định chiến thuật
4 Nguyên tắc
- Tập trung dân chủ
- Tính hệ thống: đảm bảo bao quát các hoạt động, các nguồn lực; tính đầy đủ; tính lo gíc, đồng bộ
- Tính khoa học, thực tiễn
Tính khoa học: Nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế; vận dụng các phương pháp khoa học và các môn khoa học có liên quan
Tính thực tiễn: Xuất phát từ môi trường, thị trường và khả năng của tổ chức
- Tính hiệu quả: Các phương án kế hoạch phải được lựa chọn theo tiêu chí, hiệu quả
Trang 2- Tính định hướng: Định hướng hoạt động của tổ chức bằng những mục tiêu cụ thể song không cố định, cứng nhắc mà mang tính dự báo, hướng dẫn
- Tính động, tấn công: Do môi trường luôn biến động do đó kế hoạch cũng cần phải
"động" để phù hợp với sự thay đổi của môi trường, phải chủ động tấn công ngoài thị trường để chớp thời cơ, chủ động trong cạnh tranh
II Nội dung
a Xác định sứ mạng và mục tiêu của tổ chức
+ Xác định sứ mạng
Sứ mạng thể hiện thiên hướng hoạt động hoặc lý do tồn tại của tổ chức (tổ chức tổn tại để làm gì? thực hiện các hoạt động kinh doanh nào?)
+ Mục tiêu của tổ chức
Mục tiêu là đích (kết quả tương lai) mà nhà quản trị mong muốn đạt được
- Mục tiêu có thể là điểm kết thúc của một hành động hay nhiệm vụ của tổ chức
- Mục tiêu được xác định trên cơ sở sứ mạng, nhiệm vụ và nhằm thực hiện sứ mạng, nhiệm vụ của tổ chức
- Mục tiêu định hướng hoạt động của tổ chức: các chức năng quản trị đều hướng đến thực hiện mục tiêu nên mục tiêu là nền tảng của hoạch định
b Xác định chiến lược
- Quá trình xác định chiến lược
+ Xác định mục tiêu
+ Phân tích và đánh giá môi trường (bên ngoài, bên trong)
+ Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức
+ Phân tích và đánh giá các phương án chiến lược (tăng trưởng, cắt giảm, tổ hợp) + Lựa chọn chiến lược
c Xây dựng chính sách, thủ tục, quy tắc, chương trình, ngân sách
*Chính sách
Trang 3- Chính sách là quyết sách cơ bản chỉ dẫn hoạt động Chính sách là hướng dẫn chung đối với hành động và ra quyết định nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu của
tổ chức
- Chính sách được hình thành bởi được hình thành bởi những nhà quản trị cấp cao
Nó phản ánh mục tiêu cơ bản và quy định phươn hướng hành động để nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra của tổ chức
- Các loại chính sách:
+ Chính sách cụ thể: có thể được thực hiện bằng văn bản hay lời nói, có tác dụng cung cấp cho người ra quyết định các thông tin cần thiết về các vấn đề cụ thể để họ
có cơ sở lựa chọn phương án phù hợp
+ Chính sách tổng quát: nằm trong khuôn mẫu đã định sẵn của các quyết định của tổ chức, có tính khas quát liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức
*Thủ tục
Thủ tục mô tả chuỗi những hành động cần thiết được thực hiện theo một trật tự thời gian trong một tình huống cụ thể
Thủ tục cung cấp những hướng dẫn chi tiết để xử lí những việc thường xảy ra Thủ tục giúp người thực hiện nó biết cách hành động và hành động nhất quán trong mọi tình huống
Thủ tục tồn tại ở tất cả các cấp quản trị, trong toàn bộ tổ chức và các cấp tổ chức
Ỏ các cấp dưới, có thủ tục cho từng bộ phận, đơn vị trong tổ chức
* Quy tắc:
Quy tắc xác định chính xác những gì được làm hay không được lamftrong một hoàn cảnh nhất định
Quy tắc là quy định chung bắt buộc mọi người phải tuân theo, không để cho người thực hành làm theo ý của họ
* Chương trình
Chương trình là tổ hợp các mục tiêu, chính sách, thủ tục và quy tắc,các nhiệm vụ
và các bước phải tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng và các yếu tố cần thiết để nhằm thực hiện một mục đích nhất định của tổ chức
Doanh nghiệp có thể có những chương trình lớn như chương trình phát triển sản phẩm mới , phát triển đội ngũ quản trị kế cận… hay những chương trình nhỏ như
Trang 4phổ cập tin học cho cán bộ công nhân viên, chương trình quản cáo về một sản phẩm hoặc dịch vụ mới của doanh nghiệp
*Ngân sách
Ngân sách là phương pháp phân bổ các nguồn lực được huy động biểu thị dưới dạng tiền tệ để đạt được các mục tiêu đã đạt ra
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của hoạch định là phân bố nguồn lực một cách
có hiệu quả để đạt được mục tiêu Các kế hoạch được sắp đặt các hành động liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện mục tiêu
c Các công cụ và kỹ thuật hoạch định
Kỹ thuật định lượng môi trường(scanning eviroment):
Dự báo: dự báo môi trường và thị trường để xây dựng các chỉ tiêu và phản ánh thực hiện
- Dự báo cung cầu, giá cả hàng hóa và nguồn lực đầu vào
- Dự bá thu nhập, sức mua
- Dự báo lạm phát, sự thay đổi của tỉ giá
- Dự báo khối lượng (nhu cầu) tiêu thụ
Kỹ thuật phân bổ nguồn lực
a Ngân sách
- Xác định các nguồn vốn hoạt động
- Chi tiêu ngân sách
b Biểu đồ Gantt và Pert
Lập kế hoạch lịch trình, tiến độ triển khai các hoạt động
c Phân tích hòa vốn
d Quy hoạch tuyến tính:
- Xác định phương án kinh doanh
- Phân bố vốn đầu tư, nguồn lực
- Kế hoạch vận tải
Một số kĩ thuật hoạch định khác:
Trang 5a Quản trị dự án
b Xây dựng kịch bản hoạt động
B HOẠCH ĐỊNH CỦA VINAMILK I.Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi của công ty
1 Tầm nhìn, sứ mệnh
- Tầm nhìn: Vinamilk tập trung mọi nguồn lực để trở thành công ty sữa và thực
phẩm có lợi cho sức khỏe với mức tăng trưởng nhanh, bền vững nhất tại Việt Nam bằng chiến lược xây dựng các dòng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh dài hạn
- Sứ mệnh: Vinamilk không ngừng đa dạng hóa các dòng sản phẩm, mở rộng lãnh
thổ phân phối nhằm duy trì vị trí dẫn đầu bền vững trên thị trường nội địa và tối đa hóa lợi ích của cổ đông công ty Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ
Vì thế Vinamilk tâm niệm rằng chất lượng, sáng tạo là người bạn đồng hành của Công ty và xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
Chính sách chất lượng: “Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.”
2 Lĩnh vực kinh doanh
+ Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, sữa, nước giải khát, sữ hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác
+ Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư hóa chất ( trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), nguyên liệu
+ Kinh doanh nhà, môi giới , cho thuê bất động sản
+ Kinh doanh kho bến bãi, kinh doanh vận tải bằng ô tô, bốc xếp hang hóa;
+ Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang- xay- phin- hòa tan
+ Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì
+ Sản xuất mua bán sản phẩm nhựa
3 Mục tiêu của công ty
Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận có thể có được của công
ty cho các cổ đông, nâng cao giá trị của công ty và không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà Nước Bên cạnh đó, công ty gắn kết công nghiệp chế biến với các vùng nguyên liệu nhằm tăng tính độc lập về nguồn nguyên liệu trong hiện tại và tương lai
Trang 6II Hoạch định chiến lược của Vinamilk
1 Môi trường vĩ mô quốc gia và toàn cầu:
Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ kéo theo mức thu nhập và mức sống của người dân được kéo lên rõ rệt Nếu trước đây là
‘’ăn no mặc ấm’’ là mơ ước của nhiều người thì hôm nay khi đất nước ra nhập WTO lại là ‘’ăn ngon mặc đẹp’’
Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân, trước những năm 90 chỉ
có 1-2 nhà sản xuất,phân phối sữa,chủ yếu là sữa đặc và sữa bột nhập ngoại, hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị trường tiềm năng với 86trieu dân, tổng lượng sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo dự báo đến năm 2020 tiêu thụ sữa tại thị trường tăng gấp đôi
Về mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam khoảng 7,8 kg/người/năm đã tăng 12 lần so với những năm đầu thập niên 90 Sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hằng ngày , với trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi , sữa có tác dụng hỗ trợ sức khỏe
Tiêu thụ sữa bình quân đầu người chỉ khoảng 9kg/năm thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực cũng như các nước Châu Âu
Do tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức sống của người dân được cải thiện, ngành sữa
a Môi trường nhân khẩu học.
+ Kết cấu dân số:
Tổng dân số: 85.789.573 người
Số nữ giới: 43.307.024 người
Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ
Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009)
Số dân sống ở khu vực thành thị: 25.374.262 người ( chiếm 29,6% dân số cả nước)
Cơ cấu độ tuổi:
0-14 tuổi: 29,4%
15-64 tuổi: 65%
Trên 65 tuổi: 5.6%
Tỷ lệ sinh: 19,58 sinh/1000 dân
Trang 7Với kết cấu dân số như vậy ta có thể dự báo quy mô tiêu thụ sữa:
Năm 2007: với quy mô thị trường là 800 triệu USD, lượng tiêu thụ sữa trung bình
là 9,7kg/người/năm Đến năm 2010, với quy mô thị trường là 1217 triệu USD, tiêu sữa trung bình 12,7kg/người/năm Qua đó cho thấy từ năm 2007 đến 2010 lượng tiêu thụ sữa đã tăng hơn 1,3 lần
+Mức sống của người dân:
Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2006 là 7.6 triệu đồng Người thành thị có thu nhập bình quân cao hơn người nông thôn 2,04 lần Chênh lệch giữa nhóm 10% người giàu nhất với nhóm 105 người nghèo nhất
là 13,5 lần (năm 2004) và ngày càng tăng Thu nhập bình quân của đồng bào thiểu
số chỉ bằng 40% so với trung bình cả nước, con số này cho thấy đại người dân Việt Nam có mức sống thấp 1kg sữa tiệt trùng bằng 3kg gạo, vì vậy người dân nghèo chưa có tiền uống sữa
Trong tình hình lạm phát ngày càng tăng như hiện nay, chỉ có một nhóm ít người
đủ tiềm lực kinh tế mua sản phẩm sữa Thực tế cho thấy người Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh tiêu thụ 80% lượng sữa cả nước Nâng cao mức sống của người dân sẽ tăng thêm lượng khách hàng tiêu thụ sữa
b.Thói quen uống sữa của người dân:
Việt Nam không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa, vì vậy đại bộ phận dân chúng chưa có thói quen tiêu thụ sữa Trẻ em giai đoạn bú sữa mẹ trong cơ thể có men tiêu hóa đường sữa Khi thôi bú mẹ, nếu không được uống sữa tiếp thì cơ thể mất dần khả năng sản xuất men này Khi đó đường sữa không được tiêu hóa gây hiện tượng tiêu hóa thay đổi nhất thời sau khi uống sữa Chính vì vậy nhiều người lớn không thể uống sữa tươi Tập cho trẻ em uống sữa đều đặn từ nhỏ, giúp duy trì
sự sản sinh men tiêu hóa đường sữa Thêm vào đó so với các thực phẩm khác và thu nhập của đại bộ phận gia đình Việt Nam thì giá cả của các sản phẩm sữa ở Việt Nam vẫn đang còn khá cao Còn ở nhiều nước khác, với mức thu nhập cao, việc uống sữa trở thành một điều không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày
Những nước có điều kiện kinh tế khá đã xây dựng chương trình sữa học đường, cung cấp miễn phí hoặc giá rẻ cho các cháu mẫu giáo và tiểu học Điều này không chỉ giúp các cháu phát triển thể chất, còn giúp các cháu có thói quen tiêu thụ sữa khi lớn lên
c.Chính sách về xuất nhập khẩu sữa và thuế:
Chính sách của nhà nước về sữa nhập khẩu trong những năm qua chưa thúc đây được phát triển sữa nội địa Cần có chính sách đáng khuyến khích các công ty chế
Trang 8biến sữa Việt Nam giảm dần lượng sữa bột nhập khẩu tái chế, tăng dần tỷ trọng sữa tươi sản xuất trong nước Tuy nhiên, Việt Nam đã gia nhập WTO, từ 2010 nếu dùng chính sách thuế để khuyến khích hay hạn chế nhập khẩu sữa bột sẽ không khả thi, vì vậy cần có những chính sách hợp lý cho lộ trình đến năm 2015 trở đi nguồn nguyên liệu từ sữa tươi sản xuất trong nước tối thiểu đáp ứng được trên 40% nhu cầu sữa nguyên liệu
Hơn một năm qua giá sữa bột trên thị trường thế giới tăng gấp 2 lần và luôn biến động Các công ty sữa như vinamilk, dutchlady đã quan tâm hơn đến phát triển nguồn sữa nguyên liệu tại chỗ Tuy vậy vẫn chưa có gì đảm bảo chắc chắn chướng trình tăng tỷ lệ sữa nội địa của họ cho những năm tiếp theo
Dân số đông, tỷ lệ sinh cao,, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định , thu nhập dần cải thiện,đời sống vật chất ngày càng cao vấn đề sức khỏa ngày càng được quan tâm, những chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc khuyến khích chăn nuôi, chế biến
bò sữa, các chính sách hoạt động của chính phủ trong việc chăm lo sức khỏe chống suy dinh dưỡng khuyến khích người dân dùng sữa để cải thiện vóc dáng, trí tuệ, xương cốt cho tất cả mọi người đặc biệt là trẻ em và người già Các chiến dịch uống, phát sữa miến phí của công ty sữa tất cả góp phần tạo nên một thị trường tiềm năng cho ngành sữa Việt Nam
Báo cáo tổng kết thị trường Việt Nam của công ty sữa đa quốc gia đã nếu rõ: GDP Việt Nam tăng 8%/năm và tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn khoảng trên 20% Sân chơi của các doanh nghiệp sữa nằm ở khả năng mua sắm ngày càng lớn của người tiêu dùng với các khoản ngân sách quốc gia dành cho chiến lược phòng chống, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ còn 15 đến dưới 20% trong vòng 10 năm tới Các chính sách chăn bò đang được đẩy mạnh góp phần tăng cường nguồn nguyên liệu cho các công ty sữa trong nước thay vì nhập khẩu, để tăng sức cạnh tranh 2.Phân tích ngành sữa
Sau thị trường sữa nhiễm Melamine ở Trung Quốc, các nước lân cận và một số sản phẩm sữa bột thành phẩm có hàm lượng đạm thấp hơn hàm lượng ghi trên bao bì tiếp tục được phát hiện trong năm 2009 đã góp phần thúc đẩy người tiêu dùng chuển sang dung sản phẩm của những thương hiệu có uy tín Vinamilk xác định đây là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội lớn có một không hai mà công ty phải biết nắm bắt để phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị ảnh hưởng của ch kì kinh tế Theo thống kê cho thấy: Khủng hoảng kinh tế thế giới trong 2 năm qua không ảnh hưởng nhiều tới tiêu thụ sữa tại Việt Nam Tổng doanh thu năm 2009 đạt 18.500 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2008 Trên thị trường có 4 dòng sản phẩm chính: sữa bột, sữa nước, sữa đặc, sữa chua Phân khúc thị trường cao cấp chủ yếu nằm trong tay các hãng sữa nước ngoài với các dòng sản phẩm sữa nhập khẩu… tiêu dung chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn
Trang 920060 2007 2008 2009 2010
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
20000
Doanh số sữa của Việt Nam giai đoạn 2006-2010(tỷ đồng)
Doanh số sữa của Việt Nam gai đoạn 2006-2010 Sữa bột là dòng sản phẩm có cạnh tranh gay gắt nhất bởi lợi nhuận của nhà sản xuất/giá bán lẻ đạt cao nhất (40%) Doanh thu sữa bột năm 2009 đạt hơn 6.590 tỷ đồng, chiếm 35,6% tổng doanh thu toàn ngành Các sản phẩm nhập khẩu chiếm hơn 70% thị phần
Với dòng sản phẩm sữa uống, Friesland Campina và Vinamilk chiếm ưu thế Năm
2008, thị phần sản phẩm sữa uống của Friesland Campina là 26,6% và Vinamilk là 25,2 %( riêng sản phẩm sữa tươi nguyên chất và sữa tuyệt trùng, Vinamilk chiếm 55,4% thị phần sữa nước toàn quốc) Tổng doanh thu sữa uống chiếm khoảng 43% doanh thu toàn ngành sữa
Thị trường sữa đặc có đường đang có dấu hiệu bão hòa Thị phần sữa đặc của Vinamilk là 79% Friesland Campina là 21% và nhu cầu ít thay đổi trong những năm gần đây Thị trường tiêu thụ chủ yếu là khu vực nông thôn Doanh tu sữa chua năm 2009 đạt 2.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2008 Vinamilk chiếm khoảng 60% thị phần
Vinamilk chiếm hơn 80% thị phần sữa chua tại Việt nam trong năm 2009
Thị phần sản xuất sữa tại Việt Nam, vinamilk đang chiếm ưu thế với 35%, theo sau
là Dutch Lady chiếm 24% Ts.Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng ban bảo vệ người tiêu dung, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, cho biết: “ Thu nhập của người tiêu dung tăng cùng với việc hiểu biết hơn về lợi ích của việc uống sữa làm cho nhu cầu tiêu dung sữa ngày càng tăng cao (20-25%/năm, trong đó sữa nước tawng
từ 8-10%/năm) Sản lượng sản xuất và các sản phẩm từ sữa cũng tăng nhanh cả về
số lượng và chủng loại Cơ cấu tiêu dung sữa cũng đang thay đổi, trong đó tiêu dung sữa nước tăng từ 11% năm 2000 lên 35% năm 2009
3.Phân tích môi trường nội bộ của Vianmilk
Trang 10Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm
về sữa Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 39% thị phần toàn quốc Hiện tại công
ty có trên 240 NPP trên hệ thống phân phối sản phẩm Vinamilk và có trên 140000 điểm bán hàng trên hệ thống toàn quốc Bán hàng qua tất cả các hệ thống siêu thị trong toàn quốc.Vị trí đầu ngành được hỗ trợ và xây dựng tốt: Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1976, Vinamilk đã xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam Thương hiệu Vinamilk được sử dụng từ khi công ty mới bắt đầu thành lập và hiên nay là một thương hiệu sữa được biết đến rộng rải tại Việt Nam Vinamilk đã thống lĩnh thị trường nhờ tập trung quảng cáo, tiếp thị và không ngừng đổi mới sản phẩm và đảm bảo chất lượng Tính đến nay Vinamilk cũng là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch - hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp sản xuất Một điển hình nổi bật cho việc đầu tư của Vinamilk vào công nghệ sản xuất là việc công ty đã hoàn thành công trình xây dựng mở rộng và nâng công suất nhà máy sữa Tiên Sơn (Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Huyện Tiên
Du, Tỉnh Bắc Ninh) Nhà máy sử dụng công nghệ sản xuất sữa tiên tiến nhất của Đức và Thuỵ Điển, với công suất sữa đặc: 85 triệu hộp/năm, sữa chua: 360 triệu hũ/ năm (36 triệu lít/ năm), sữa nước và nước trái cây: 120 triệu lít/năm, kem: 2 triệu lít/năm, sữa đậu nành: 56 triệu lít/năm; chủ yếu phục vụ thị trường ở các tỉnh phía Bắc Bên cạnh đó, Vinamilk cũng đã có một bước đột phá khá lớn về công nghệ trong việc thu mua nguyên liệu sữa đầu vào Vinamilk đã trực tiếp đầu tư hơn
500 tỷ đồng cho 5 trang trại kiểu mẫu với quy mô công nghiệp hiện đại tại Nghệ
An, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Bình Định, Lâm Đồng.Và với sự am hiểu sâu sắc
và nỗ lực của mình đã giúp dòng sản phẩm Vinamilk Kid của Vinamilk trở thành một trong những sản phẩm sữa bán chạy nhất dành cho khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi tại Việt Nam trong năm 2007 Cho đến hiện nay, Vinamilk đã có trên
200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa chua ăn, sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, nước giải khát…Về nguồn nhân sự : cho đến nay công
ty có hơn 4000 cán bộ công nhân viên đông đảo
5 Ma trận SWOT của công ty Vinamilk
Thương hiệu mạnh, thị phần lớn
(75%)
+ + Vinamilk là thương hiệu quen thuộc
và được người tiêu dùng Việt Nam tin
tưởng sự dụng hơn 38 năm qua
(1976-2014)
Chủ yếu chỉ tập trung sản phẩm vào thị trường trong nước mà chưa vươn
ra ngoài quốc tế
Hoạt động Marketing của công ty chỉ chủ yếu tập trung ở miền Nam