Với mục tiêu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng đóng góp vào sự phát triển bền vững của hệ sinh thái, tạo lợi ích cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG
Ở KHU BẢO VỆ HỆ SINH THÁI BIỂN
RẠN TRÀO, KHÁNH HÕA
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HIỀN Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI Niên khóa: 2008-2012
Trang 2KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG Ở KHU BẢO VỆ HỆ SINH THÁI BIỂN
Giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ NGÔ AN
Tháng 6 năm 2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ân đến TS Ngô An, Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh, người thầy luôn tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và chia sẻ những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên, trường Đại Học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trên giảng đường đại học trong suốt bốn năm qua để tôi có được tri thức thực hiện khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn ban quản lý Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vạn Ninh, UNBD xã Vạn Hưng, các cô, các bác trong ban điều hành du lịch sinh thái cộng đồng, các anh trong doanh nghiệp xã hội Ecolife, cộng đồng địa phương xã Vạn Hưng Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh Trần Đức Trị, cán bộ MCD, người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp cũng như hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã dành cho tôi những tình cảm chân thành và động viên tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ngày 15 tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hiền
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát, đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển du lịch
sinh thái cộng đồng ở Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào” được tiến hành từ tháng
03/2012 đến 06/2012 Với mục tiêu đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng đóng góp vào sự phát triển bền vững của hệ sinh thái, tạo lợi ích cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao đời sống cho cộng đồng, đề tài triển khai với các nội dung:
- Khảo sát hiện trạng tài nguyên du lịch và môi trường ở KBVHSTB Rạn Trào
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng phát triển DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào
- Đề xuất các giải pháp phát triển DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào
Đề tài đã sử dụng các phương pháp: nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực địa, tra cứu bản đồ, điều tra xã hội học, phân tích SWOT, phân tích các bên có liên quan (phương pháp SA), tham khảo ý kiến chuyên gia, thống kê
Các kết quả đạt được bao gồm:
- KBVHSTB Rạn Trào có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa đạng cộng với nét văn hóa bản địa đặc sắc là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động DLSTCĐ
- DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào đã có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho
du khách Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn và hạn chế, do vậy cần phải có những chiến lược phát triển cụ thể
- Xác định được các yếu tố liên quan và đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH x
Chương 1 MỞ ĐẦU 11
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 11
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 12
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 12
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 12
1.5 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 12
1.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN 13
Chương 2 TỔNG QUAN 14
2.1 DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG 14
2.1.1 Du lịch sinh thái 14
2.1.2 Du lịch cộng đồng 14
2.1.3 Phân biệt du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng 15
2.1.4 Du lịch sinh thái cộng đồng 15
2.1.4.1 Khái niệm 15
2.1.4.2 Đặc điểm và lợi ích của DLSTCĐ 15
2.1.4.3 Một số mô hình DLSTCĐ ở Việt Nam 17
2.2 TỔNG QUAN VỀ KBVHSTB RẠN TRÀO 18
2.2.1 Lịch sử hình thành 18
2.2.2 Cơ cấu tổ chức BQL 19
2.2.3 Chức năng - nhiệm vụ 19
2.2.4 Chương trình quản lý TNTN 20
2.2.5 Điều kiện tự nhiên 20
Trang 62.2.5.1 Vị trí địa lý 21
2.2.5.2 Địa hình 21
2.2.5.3 Khí hậu 22
2.2.5.4 Gió 22
2.2.5.5 Thủy triều 22
2.2.6 Điều kiện kinh tế- xã hội 22
2.2.6.1 Dân số 22
2.2.6.2 Kinh tế 22
2.2.6.3 Giáo dục - y tế 23
2.2.6.4 An ninh, chính trị 23
2.2.7 Đa dạng sinh học và công tác bảo tồn ở KBVHSTB Rạn Trào 23
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN BẢO TỒN VÀ DLSTCĐ Ở KBVHSTB RẠN TRÀO 26
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN DLST VÀ MÔI TRƯỜNG 28
3.2 KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DLSTCĐ 29
3.2.1 Nghiên cứu tài liệu 29
3.2.2 Điều tra xã hội học 29
3.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa 33
3.2.4 Phân tích các bên có liên quan (SA- Stakeholders Analysis) 34
3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLSTCĐ 34
3.3.1 Phương pháp phân tích SWOT 34
3.3.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 36
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
4.1 Hiện trạng tài nguyên DLST và môi trường ở KBVHSTB Rạn Trào 37
4.1.1 Tài nguyên thiên nhiên 37
4.1.1.1 Rạn san hô 37
4.1.1.2 Nguồn cá 38
4.1.1.3 Sinh vật đáy 39
4.1.1.4 Sinh vật Phù du 39
4.1.1.5 Rong và cỏ biển 40
Trang 74.1.1.6 Cây ngập mặn 40
4.1.2 Tài nguyên văn hóa bản địa 40
4.1.2.1 Đình Xuân Tự 40
4.1.2.2 Tu viện Giác Hải 41
4.1.2.3 Nhà thờ Vạn Xuân 42
4.1.2.4 Chợ cá 43
4.1.2.5 Văn hóa phi vật thể 43
4.1.3 Môi trường 44
4.1.3.1 Chất thải rắn 44
4.1.3.2 Không khí và tiếng ồn 45
4.1.3.3 Chất lượng nước 45
4.1.3.4 Nước thải 46
4.1.4 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường 46
4.2 Hiện trạng phát triển DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào 49
4.2.1 Cơ cấu tổ chức và cách thức quản lý DLSTCĐ 49
4.2.2 Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động DLSTCĐ 51
4.2.3 Cơ sở hạ tầng 52
4.2.3.1 Thông tin liên lạc 52
4.2.3.2 Trạm y tế 53
4.2.3.3 Hệ thống giao thông 53
4.2.3.4 Hệ thống điện 53
4.2.3.5 Hệ thống nước 53
4.2.3.6 Hệ thống quản lý chất thải rắn – nước thải 54
4.2.4 Khả năng kết nối với các điểm du lịch trong và ngoài khu vực 54
4.2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch 55
4.2.5.1 Cơ sở lưu trú 55
4.2.5.2 Phương tiện phục vụ tham quan 56
4.2.5.3 Trung tâm thông tin du lịch (Ecolife cà phê) 57
4.2.5.4 Giáo dục môi trường 57
Trang 84.2.5.6 Cơ sở vui chơi - thể dục thể thao 59
4.2.5.7 Quầy hàng quà lưu niệm 59
4.2.5.8 Giá của các dịch vụ chủ yếu 60
4.2.6 Số lượng và thành phần du khách 61
4.2.7 Các sản phẩm du lịch, các tuyến điểm 62
4.2.8 Xúc tiến du lịch 64
4.2.9 Mức độ hài lòng của du khách 65
4.2.10 Nhận thức về DLSTCĐ 68
4.2.11 Sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động DLSTCĐ 69
4.2.11.1 Vai trò của các bên liên quan 69
4.2.11.2 Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan cũng như tác động của DLSTCĐ đến mỗi bên liên quan 70
4.2.12 Thuận lợi và khó khăn của hoạt động DLSTCĐ 72
4.3 Kết quả phân tích SWOT đối với phát triển DLSTCĐ 73
4.3.1 Phân tích các yếu tố liên quan đến việc phát triển DLSTCĐ 73
4.3.2 Các nhóm giải pháp phát triển DLSTCĐ trên cơ sở phân tích SWOT 74
4.3.3 Tích hợp các giải pháp 77
4.4 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển DLSTCĐ 79
4.4.1 Giải pháp quy hoạch và tổ chức quản lý 79
4.4.2 Giải pháp đào tạo, giáo dục 81
4.4.3 Giải pháp cơ sở vật chất, hạ tầng và kỹ thuật 82
4.4.4 Giải pháp cơ chế tạo lợi tức 83
4.4.5 Giải pháp chính sách cộng đồng dân cư 84
4.4.6 Giải pháp bảo vệ và nâng cao nhận thức môi trường 84
4.4.7 Giải pháp cho sản phẩm và thị trường du lịch 87
4.4.8 Giải pháp cho xúc tiến du lịch 88
Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 90
5.1 KẾT LUẬN 90
5.2 KIẾN NGHỊ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC
Trang 9IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
KBVHSTB Khu bảo vệ hệ sinh thái biển
KBTB Khu bảo tồn biển
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
MCD Trung tâm nghiên cứu bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PTTH Phổ thông trung học
TN&MT Tài nguyên và môi trường
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
UBND Uỷ ban nhân dân
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh thành phần loài sinh vật ở Rạn Trào và vịnh Vân Phong 24
Bảng 3.1: Thành phần BĐH DLSTCĐ 30
Bảng 3.2: Thời gian khảo sát 33
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp phân tích SWOT 35
Bảng 4.1: Các loài có tên trong sách đỏ sống trong KBVHSTB Rạn Trào 38
Bảng 4.2: Thu nhập bình quân 51
Bảng 4.3: Giá các dịch vụ chủ yếu: 60
Bảng 4.4: Bảng mức độ hài lòng của du khách 66
Bảng 4.5: Liệt kê và đánh giá ảnh hưởng của các bên liên quan 70
Bảng 4.6: Ma trận SWOT về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào 73
Bảng 4.7: Giải pháp phát triển DLSTCĐ trên cơ sở phân tích SWOT 74
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức ban quản lý KBVHSTB RạnTrào 20
Hình 2.2: Bản đồ Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào 21
Hình 2.3: Quân và dân cùng giữ biển 25
Hình 2.4: Tổ bảo vệ và công tác bảo tồn san hô 26
Hình 4.1: Một góc rạn san hô KBVHSTB Rạn Trào 37
Hình 4.2: Cá rạn san hô 39
Hình 4.3: Du khách nghe giới thiệu về Đình Xuân Tự 41
Hình 4.4: Tu viện Giác Hải 42
Hình 4.5: Nhà thờ Vạn Xuân 42
Hình 4.6: Đội hát Hò Bá Trạo 43
Hình 4.7: Bờ biển với rác, túi ny lông và vỏ ốc sò 45
Hình 4.8: Một góc khu vực ven bờ biển Rạn Trào 46
Hình 4.9: Một số hoạt động bảo vệ môi trường ở KBVHSTB Rạn Trào 47
Hình 4.10: Một số thành viên tham gia DLSTCĐ 49
Hình 4.11: Một trong những cuộc họp thường niên của BĐH DLSTCĐ 50
Hình 4.12: Biểu đồ mong muốn tham gia của cộng đồng vào DLSTCĐ 52
Hình 4.13: Hộ gia đình homestay 55
Hình 4.14: Thuyền vận chuyển khách 56
Hình 4.15: Ecolife cà phê 57
Hình 4.16: Đoàn sinh viên Đại học Thủy sản Nha Trang với chương trình GDMT 58
Hình 4.17: Các thành viên tổ mỹ nghệ và sản phẩm 59
Hình 4.18: Biểu đồ số lượng khách từ năm 2008 đến 2011 61
Hình 4.19: Biểu đồ các sản phẩm du lịch được yêu thích 63
Hình 4.20: Biểu đồ hình thức du khách biết đến DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào 64
Hình 4.21: Biểu đồ nhận thức về DLSTCĐ của cộng đồng địa phương, du khách và BĐH 68
Trang 12Chương 1
MỞ ĐẦU1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo 2010 của Tổng cục Biển và Hải đảo, vùng biển ven bờ Việt Nam
có 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình Chính sự phong phú và đa dạng các loài sinh vật rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, đặc biệt
là hoạt động khai thác thủy hải sản Và thực tế cho thấy đến 80% lượng thủy hải sản ở nước ta được khai thác ở vùng ven bờ Chính việc khai thác quá mức đang dần làm suy kiệt nguồn tài nguyên ven bờ Và điều này đã gây ảnh hưởng đến đời sống mưu sinh của cộng đồng nơi đây khi mà phần lớn người dân sống phụ thuộc vào nguồn lợi này
Do vậy, việc phát triển sinh kế bền vững tại các địa phương sẽ hạn chế và thay thế việc khai thác nguồn lợi ven biển hiện nay Ngoài ra nó còn hỗ trợ cho công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học và kiến tạo cảnh quan ven bờ Và một trong những lựa chọn tốt nhất đối với việc bảo vệ môi trường, đồng thời tạo nguồn sinh kế mới cho người dân địa phương, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống và nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chính là du lịch sinh thái cộng đồng
Trong bối cảnh đó, các Khu bảo tồn, các Khu bảo vệ biển Việt Nam với những giá trị đa dạng sinh học cao, có tầm quan trọng về bảo tồn, về cảnh quan tự nhiên cộng với nét văn hóa bản địa đặc sắc, người dân nồng hậu, chân chất đã tạo nên những tiềm năng cho việc phát triển các hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái cộng đồng
Và KBVHSTB Rạn Trào thuộc tỉnh Khánh Hòa là một trong những Khu bảo vệ biển
đó
Muốn cho các Khu bảo vệ biển nói chung và Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào nói riêng trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách cần có sự quan tâm hơn nữa của các bên có liên quan và những giải pháp phát triển nhằm góp phần vào công
Trang 13tác bảo tồn đa dạng sinh học, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước
Vì thế, được sự cho phép của Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh và Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, tôi đã tiến hành đề tài “Khảo sát, đánh giá
và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khánh Hòa”
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tài nguyên DLST, cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật và dịch vụ phục vụ cho
DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào
Cộng đồng dân cư địa phương thôn Xuân Tự 1 và Xuân Tự 2
Ban điều hành và công tác quản lý DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thời gian thực hiện: từ tháng 03/2012 đến tháng 06/2012
Không gian: KBVHSTB Rạn Trào, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh
Hòa
1.5 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Vì thời gian nghiên cứu ngắn (được thực hiện từ tháng 3/2012 đến tháng 6/2012), đề tài chỉ nghiên cứu các thành phần cơ bản của hiện trạng môi trường khu vực:
Môi trường tự nhiên: môi trường đất, nước, không khí và sinh vật
Môi trường kinh tế - xã hội: cơ cấu kinh tế, dân số, giáo dục, y tế, văn hoá
Không có các điều kiện về kinh tế nên việc thực hiện đo đạc, phân tích mẫu về các thành phần môi trường tự nhiên chưa thể thực hiện Đề tài chủ yếu dựa vào các chỉ thị, dấu hiệu dễ nhận biết và cảm nhận bản thân, của du khách, của BQL KBVHSTB,
Trang 14BĐH DLSTCĐ để đưa ra những nhận định về hiện trạng môi trường du lịch ở KBVHSTB Rạn Trào
Đặc trưng của ngành du lịch là mang tính thời vụ nên những đánh giá về hiện trạng trong thời gian ngắn và các số liệu tính toán đều tính theo giá trị bình quân chỉ
phản ánh được một phần của hiện trạng và các ảnh hưởng của chúng đến môi trường 1.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Đánh giá được hiện trạng môi trường tự nhiên và hoạt động du lịch sinh thái
cộng đồng của KBVHSTB Rạn Trào, làm tiền đề và cơ sở để có các giải pháp thích hợp nhằm phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồng
Là nguồn dữ liệu cho công tác điều tra khảo sát thực tế phát triển KBVHSTB
Rạn Trào
Trang 15Chương 2
TỔNG QUAN2.1 DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG
2.1.1 Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch mới và đang có xu hướng phát triển nhanh trên nhiều quốc gia trên thế giới Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái, trong đó:
DLST là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên ít bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hữu, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực (Nguồn: dẫn theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới tại Việt Nam, 2008)
Tại Việt Nam, định nghĩa chính thức về du lịch sinh thái đã được ra đời tại Hội thảo Quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7-9/9/1999 do Tổng cục du lịch Việt Nam phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế (WTO, WWF, IUCN ) tổ chức Theo đó DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương
2.1.2 Du lịch cộng đồng
DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích
và kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án (Nguồn: Trần Thị Mai, 2005)
DLCĐ là phương thức du lịch do cộng đồng sở hữu, quản lý và hoạt động vì chính cộng đồng DLCĐ cho phép du khách nâng cao nhận thức và tìm hiểu địa
Trang 16phương, về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ DLCĐ đề cao sự bền vững về môi trường và văn hóa xã hội (Nguồn: Ngô An, 2009)
2.1.3 Phân biệt du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng
Đối với DLCĐ, người dân địa phương có điều kiện tham gia hoạt động du lịch
thu được lợi ích và có thẩm quyền lớn hơn trong việc ra các quyết định hoạch định phát triển
DLST có thể phát triển ở khu vực không có dân cư sinh sống, nhưng có điều
kiện tự nhiên hoang dã nhằm phục vụ hoạt động bảo tồn
DLCĐ có thể phát triển tại các khu vực không có đặc điểm về tài nguyên tự
nhiên, nhưng có đặc trưng riêng về văn hóa
DLCĐ có thể phát triển tại các đô thị (Nguồn: Ngô An, 2009)
2.1.4 Du lịch sinh thái cộng đồng
2.1.4.1 Khái niệm
Theo WWF (2001) DLSTCĐ là sự kết hợp của DLCĐ và DLST DLSTCĐ do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa với mục tiêu bảo vệ môi trường DLSTCĐ đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng Với khách du lịch, DLSTCĐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và văn hóa địa phương cho du khách
So sánh với du lịch đại trà thường được tổ chức cho nhóm đông người đi du lịch vì mục đích giải trí, nghỉ dưỡng, DLSTCĐ tổ chức theo nhóm nhỏ, gồm những người yêu thích thiên nhiên, đi du lịch để tìm hiểu môi trường, trải nghiệm cuộc sống hoặc tình nguyện Du lịch đại trà và DLSTCĐ đều nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, tuy nhiên DLSTCĐ chú trọng hơn tới việc bảo vệ môi trường và phát triển mọi mặt cho cộng đồng
2.1.4.2 Đặc điểm và lợi ích của DLSTCĐ
Đặc điểm
Tổ chức Du lịch thế giới, 2008, đã đưa ra các đặc điểm của DLSTCĐ:
Bao gồm cả sự thưởng thức thiên nhiên và các giá trị văn hóa bản địa đang hiện
hữu tại khu vực tự nhiên như là trải nghiệm của du khách
Có các hoạt động giáo dục và diễn giải như một phần của việc cung cấp dịch
vụ
Trang 17 Tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách bởi đơn vị kinh doanh quy mô nhỏ của
cộng đồng địa phương
Giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và
văn hóa xã hội
Hỗ trợ bảo tồn các khu vực tự nhiên bằng cách tạo ra các lợi ích kinh tế từ quản
lý các khu vực của địa phương
+ Lưu trú tại gia
+ Hướng dẫn, diễn giải môi trường
+ Biểu diễn văn nghệ
+ Dịch vụ ăn uống
+ Vận chuyển
Góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học:
+ Hạn chế việc chặt phá rừng, săn bắt thú hoang và khai thác thủy sản quá mức
+ Giúp cộng đồng nhận thấy trách nhiệm và lợi ích của việc bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế địa phương
+ Giáo dục môi trường cho cộng đồng và du khách thông qua các hoạt động
du lịch: diễn giải môi trường, trồng cây xanh, thu gom rác,
+ Đóng góp kinh phí cho bảo vệ môi trường
Bảo tồn các giá trị văn hóa:
+ Nâng cao lòng tự hào của người dân về các đặc trưng văn hóa của địa phương
+ Khôi phục và gìn giữ các trò chơi dân gian, các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, qua các hoạt động biểu diễn văn nghệ cộng đồng, tham quan các điểm văn hóa, đình chùa,
Trang 18+ Nâng cao hiểu biết về văn hóa của các vùng, miền, đất nước khác cho cộng đồng qua việc giao lưu với khách du lịch
+ Giúp cộng đồng nhận thấy trách nhiệm và lợi ích của việc bảo tồn các giá trị văn hóa với phát triển kinh tế địa phương
Phát triển cộng đồng:
+ Cải thiện mức sống gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương
+ Xây dựng tình đoàn kết trong cộng đồng
+ Nâng cao kỹ năng và hiểu biết cho cộng đồng qua tập huấn, hội họp, tham gia cung cấp dịch vụ và quản lý các hoạt động du lịch sinh thái
+ Góp phần thúc đẩy phát triển bình đẳng giới, tăng cường sự tham gia của phụ nữ và quyền ra quyết định cho cộng đồng địa phương (Nguồn: Ngô
An, 2009)
2.1.4.3 Một số mô hình DLSTCĐ ở Việt Nam
Tại Việt Nam, loại hình DLSTCĐ đã được triển khai tại nhiều vùng đệm của các VQG và KBTTN Từ Bắc vào Nam, một số địa phương đã tổ chức thành công và bước đầu thu được kết quả từ mô hình DLSTCĐ là: Thái Bình (vùng đệm KBTTN Tiền Hải), Thanh Hóa (KBTTN Pù Luông), Quảng Nam( KBTB Cù Lao Chàm), Nam Định (VQG Xuân Thủy), Huế (Đầm phá Tam Giang), Khánh Hòa (KBVHSTB Rạn Trào),
Hầu hết các mô hình đều được đầu tư từ các dự án của các tổ chức phi chính phủ với mục đích sử dụng DLSTCĐ như một công cụ để tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, qua đó góp phần bảo vệ, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên Sản phẩm tại các khu vực này thường là sự tổ chức liên kết tuyến với các địa điểm lân cận trên cùng khu vực hoặc kết hợp với các tuyến đang khai thác trong KBTTN hoặc VQG
Xã Giao Xuân (VQG Xuân Thủy, Nam Định): người dân địa phương được tham gia các khóa học nâng cao kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ, từ đón tiếp khách đến chuẩn bị buồng, phòng, nấu ăn , trở thành những người cung cấp dịch vụ du lịch ngay trên chính mảnh đất quê mình Nhiều người trước đây sống bằng nghề săn chim, khai thác thủy sản đã chuyển sang làm du lịch hoặc tham gia vào đội bảo vệ chim rừng cho VQG do tổ chức Birdlife hỗ trợ thành lập
Trang 19Xã Nam Phú (Tiền Hải, Thái Bình): mô hình DLSTCĐ được xây dựng năm
2008 Các tuyến tham quan được xây dựng tại xã Giao Xuân và Nam Hải là du khảo đồng quê (cơ hội xem và khám phá cuộc sống của các loài chim di trú, hòa mình vào cuộc sống yên ả của vùng quê miền biển) và hành trình Ramsar (khám phá các sinh cảnh độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước tại khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam – khu Ramsar Xuân Thủy), với các dịch vụ du lịch phổ biến như: homestay, ẩm thực, văn nghệ quần chúng (hát chèo)
Xã Vạn Hưng (KBVHSTB Rạn Trào): Đây là khu bảo vệ hệ sinh thái biển đầu tiên do chính người dân quản lý, với một nhóm hạt nhân gồm khoảng 9 người, vừa có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động bà con bảo vệ Rạn Trào, vừa hướng dẫn người dân các kỹ thuật nuôi vẹm xanh và hải sâm xen lẫn tôm hùm theo hướng không gây ô nhiễm môi trường Rạn Trào có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, cả về văn hoá
và thiên nhiên, vì vậy việc phát triển mô hình DLSTCĐ ở đây khá thuận lợi
Năm 2001 được sự cho phép của UBND tỉnh Khánh Hòa (công văn 2479/UB ngày 07/11/2011), UBND huyện Vạn Ninh đã phối hợp với tổ chức Liên Minh Sinh Vật Biển Quốc Tế (IMA) thực hiện thí điểm dự án “Xây dựng khu bảo tồn biển Rạn Trào” nhằm quản lý và bảo tồn tốt hệ sinh thái rạn san hô ven bờ qua đó phục hồi lại nguồn lợi thủy sản, tạo điều kiện cải thiện đời sống của người dân
Trải qua 7 năm vận hành với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của tổ chức IMA
và sau này là tổ chức MCD, mô hình quản lý tài nguyên này đã đạt được những thành công nhất định và đã được UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép khoanh vùng bảo vệ Rạn Trào (công văn 4671 ngày 29/07/2008) Ngày 28/08/2008, thực hiện ý kiến chỉ đạo
Trang 20của UBND tỉnh, UBND huyện Vạn Ninh đã quyết định thành lập Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào (quyết định 1738/QĐ – UBND)
Sự thay đổi tên của KBVHSTB Rạn Trào là do KBV chưa đạt được những điều kiện về mặt quy mô diện tích của một KBT Tuy nhiên, tính đa dạng sinh học của KBV được các chuyên gia đánh giá là rất cao so với diện tích tương ứng của nó (Nguồn: UBND huyện Vạn Ninh, 2008)
2.2.2 Cơ cấu tổ chức BQL
Ban quản lý KBVHSTB Rạn Trào được thành lập với thành phần gồm:
Phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban
Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện làm Phó trưởng ban
Trưởng phòng tài chính – kế hoạch của huyện làm Uỷ Viên
Đồn trưởng đồn biên phòng 362 làm Uỷ viên
Chủ tịch UBND xã Vạn Hưng làm Uỷ Viên
02 người dân địa phương đại diện cho cộng đồng xã Vạn Hưng làm ủy viên
Ngoài ra còn có sự tham gia không chính thức của đại diện 03 cơ quan cấp tỉnh
là Sở TNMT, Sở NN & PTNT và BQL Khu kinh tế Vân Phong với vai trò cố vấn (xem Hình 2.1)
2.2.3 Chức năng - nhiệm vụ
Theo quyết định số 1769/QĐ – UBND, Ban quản lý Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào có các chức năng, nhiệm vụ sau:
Điều phối các hoạt động của KBVHSTB Rạn Trào
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng,
quản lý bảo vệ, phát triển kinh tế, tham quan du lịch và các hoạt động khác trong khuôn khổ của pháp luật cho phép
Liên hệ các cơ quan, tổ chức có liên quan tiếp nhận có chọn lọc các chương
trình, dự án, phát huy hiệu quả khu bảo vệ (Nguồn: UBND huyện Vạn Ninh, 2009)
Trang 21Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức ban quản lý KBVHSTB RạnTrào
(Nguồn: UBND huyện Vạn Ninh, 2008)
2.2.4 Chương trình quản lý TNTN
KBVHSTB Rạn Trào là nơi có vị trí địa lý quan trọng với sự đa dạng sinh học
và khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản cao Chính vì vậy, chính quyền và cộng đồng địa phương đang ra sức bảo vệ Rạn Trào nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tự nhiên, văn hóa, đảm bảo sinh kế bền vững cho thế hệ hôm nay và mai sau
Chương trình quản lý của KBVHSTB Rạn Trào bao gồm:
Phục hồi và tái tạo, trả lại nguyên trạng các rạn san hô, thảm cỏ biển trong
phạm vi KBVHSTB Rạn Trào
Xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý KBVHSTB Rạn Trào theo phương thức
tiếp cận đồng quản lý khu bảo vệ biển
Xây dựng và phát triển mô hình tạo sinh kế thân thiện với môi trường: nuôi
thủy sản sinh thái, du lịch sinh thái cộng đồng,…(Nguồn: UBND huyện Vạn Ninh, 2008)
2.2.5 Điều kiện tự nhiên
Mối liên hệ trực tiếp
Mối liên hệ gián tiếp
Trang 222.2.5.1 Vị trí địa lý
Về mặt hành chính: KBVHSTB Rạn Trào nằm trong vùng biển thuộc xã Vạn
Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (xem Hình 2.2)
Xã Vạn Hưng nằm ở phía Nam của huyện Vạn Ninh Phía Bắc giáp xã Xuân
Sơn, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp huyện Ninh Hòa
Hình 2.2: Bản đồ Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào
Khu bảo vệ có tổng diện tích là 89 ha, gồm 02 phân vùng chức năng chính: + Vùng lõi bảo vệ: 54 ha, được giới hạn bởi các tọa độ sau:
Điểm 1 1396949.408 UTM N (m) 604144.688 UTM E (m)
Điểm 2 1396740.877 UTM N (m) 604683.862 UTM E (m)
Điểm 3 1396598.327 UTM N (m) 605112.342 UTM E (m)
Điểm 4 1396161.146 UTM N (m) 604895.750 UTM E (m)
Điểm 5 1396312.048 UTM N (m) 604397.216 UTM E (m)
Điểm 6 1396587.686 UTM N (m) 603803.467 UTM E (m)
+ Vùng đệm: nằm phía ngoài vùng lõi, có ranh giới cách ranh giới vùng lõi 100 m
về các hướng Diện tích khoảng 35 ha
2.2.5.2 Địa hình
Địa hình của Vạn Hưng là vùng ven biển độ dốc tương đối lớn và có những dãy núi ăn ra sát biển Phía biển cũng có những hòn đảo với các rạn san hô rất phát triển
Trang 232.2.5.5 Thủy triều
Chế độ thủy triều trong khu vực biến đổi khá lớn từ vùng này sang vùng khác Chế độ triều ở đây là hỗn hợp thiên về nhật triều Vào các tháng 6 – 7, 12 - 1 tính nhật triều thể hiện rõ hơn các tháng khác (Nguồn: UBND xã Vạn Hưng, 2011)
2.2.6 Điều kiện kinh tế- xã hội
2.2.6.1 Dân số
Xã Vạn Hưng có diện tích tự nhiên khoảng 48,2 km2
và được phân chia thành 6 thôn gồm Xuân Tự 1, Xuân Tự 2, Xuân Vinh, Hà Gìa, Xuân Đông và Xuân Tây Dân
số của xã là 10894 người trong đó riêng phụ nữ có 5404 người (chiếm khoảng 52% dân số) Số hộ gia đình là 2595, trong đó số hộ nghèo là 409 hộ (chiếm 16% tổng số
hộ của xã) Mật độ dân số trung bình là 217 người/km2 Tỷ lệ tăng dân số là 1,4% Số người trong độ tuổi lao động khá cao với 6500 người, chiếm 59,67% tổng dân số toàn
xã
2.2.6.2 Kinh tế
Cơ cấu kinh tế của xã là nông - lâm - ngư nghiệp và dịch vụ khác được phân chia theo tỷ lệ sau: nông nghiệp 36%, lâm nghiệp và ngư nghiệp 51%, các ngành nghề khác 13%
Các hoạt động nông nghiệp của xã gồm có trồng lúa, cây lương thực (ngô, sắn, đậu) và các loại hoa màu Ngoài ra còn có khoảng 7,8 ha diện tích trồng cây công
Trang 24các loài gia súc và gia cầm, buôn bán nhỏ như bán hàng tạp hóa, thu mua hàng thủy sản
Về lâm nghiệp, đã tiến hành trồng mới 45 ha và nâng tổng số diện tích rừng được chăm sóc lên 64,66 ha
Về ngư nghiệp, khai thác thủy sản xung quanh khu vực Rạn Trào đóng vai trò quan trọng trong đời sống của một bộ phận tương đối lớn các cộng đồng ở đây Các loại nghề khai thác chính như giã cào, nhá, soi, lưới nổi, lưới chìm, lưới rạn và lặn khá phong phú và đa dạng Trong đó nghề lưới đánh cá trên rạn là đa dạng nhất, tiếp theo
là nghề lặn và giã cào trên các thảm cỏ biển
Về nuôi trồng thủy sản, xã Vạn Hưng là một trong hai vùng trọng điểm nuôi tôm hùm của huyện, chủ yếu tập trung ở 2 thôn Xuân Tự 1 và 2
2.2.6.3 Giáo dục - y tế
Toàn xã có 2 trường tiểu học gồm 39 lớp với 1189 học sinh và 46 giáo viên, 1 trường THCS với 940 học sinh Những học sinh muốn chuyển lên cấp PTTH thì phải lên thị trấn Vạn Gĩa để nhập học Năm 2010, xã Vạn Hưng có 36 em thi đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp Chương trình chống mù chữ được xã thực hiện đã được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở
Xã chỉ có 1 trạm y tế với 7 giường bệnh và 10 cán bộ y tế (một nửa trong số đó làm việc trong lĩnh vực quản lý) thực hiện công tác khám chữa bệnh cho người dân
2.2.6.4 An ninh, chính trị
Luôn được ổn định; đảm bảo tốt công tác giữ vững tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội và trật tự an toàn giao thông trên địa bàn (Nguồn: UBND xã Vạn Hưng, 2011)
2.2.7 Đa dạng sinh học và công tác bảo tồn ở KBVHSTB Rạn Trào
KBVHSTB Rạn Trào có hệ động thực vật phong phú, đa dạng và độ phủ san hô khá cao với khoảng 145 loài thực vật phù du, 115 loài động vật phù du, 190 loài động vật đáy mềm, 5 loài cây ngập mặn, 6 loài cỏ biển Đặc biệt 82 loài san hô và 69 loài cá rạn cùng với 25 loài động vật không xương sống trú ngụ và kiếm ăn trong khu vực rạn san hô (Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ Khánh Hòa và Viện Hải dương học Nha Trang, 2004)
Trang 25Kết quả khảo sát hiện trạng rạn san hô năm 2005 cho thấy độ phủ trung bình của san hô cứng tại vùng biển Rạn Trào đạt giá trị 17,3% tổng độ phủ nền đáy, trong
đó độ phủ san hô cứng đạt giá trị cao nhất là 25,2% tại khu vực Rạn Trào Theo tiêu chuẩn về độ phủ của English et.al, 1997 thì độ phủ san hô sống của Rạn Trào được xếp vào hạng tốt Do vậy, Rạn Trào được coi là nơi có đa dạng sinh học cao nhất trong số
các rạn san hô ở khu vực vịnh Vân Phong (được trình bày ở Bảng 2.1) Đây là một
yếu tố rất quan trọng trong việc bảo tồn về phương diện đa dạng loài và hệ sinh thái ở khu vực này
Bảng 2.1: So sánh thành phần loài sinh vật ở Rạn Trào và vịnh Vân Phong
Trang 26Để có được vùng biển an toàn với sự đa dạng sinh học cao, tổ bảo vệ (thuộc nhóm nồng cốt) đã phải túc trực cả 24 tiếng mỗi ngày đêm ở nhà bảo vệ nằm ở giữa rạn và thay phiên nhau tuần tra xung quanh để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm quy chế của khu bảo vệ cùng với sự hỗ trợ từ Đồn Biên Phòng
362 (xem Hình 2.3) Đã có nhiều vụ, bộ đội biên phòng và tổ bảo vệ phải kiên quyết
mới có thể ngăn chặn được việc lén vào rạn đánh bắt hải sản Ngoài việc tuần tra xử lý
vi phạm, nhóm hạt nhân còn tổ chức hoạt động truyền thông, vận động cộng đồng bảo
vệ nghiêm ngặt khu bảo tồn Hơn thế, nhóm còn làm giàu thêm nguồn lợi cho khu vực bảo vệ bằng cách tái tạo các rạn san hô vốn trước đây đã bị ngư dân khai thác để nung vôi
Hình 2.3: Quân và dân cùng giữ biển
(Nguồn: MCD, 2008)
Để giảm sức ép tới việc bảo tồn biển, những thành viên của nhóm hạt nhân vừa
là người đi tiên phong vừa trực tiếp hướng dẫn người dân trong việc ứng dụng phương pháp kỹ thuật mới là nuôi vẹm xanh và hải sâm xen lẫn tôm hùm vừa mang lại kinh tế, vừa lọc nước, làm sạch môi trường, tạo điều kiện để tôm hùm sinh trưởng Thêm vào
đó, với sự hướng dẫn của các nhà khoa học, những ngư dân đã được học cách chiết ghép giúp việc bảo vệ và phục hồi các rạn san hô ở Rạn Trào, tạo điều kiện lý tưởng cho tôm cá cư trú, sinh sản, và cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Theo kết quả khảo sát của các nhà khoa học, sau hơn 01 năm nỗ lực gần 200 cụm san hô sau khi được chiết ghép đã phát triển rất tốt trong điều kiện tự nhiên Từ năm 2007, MCD đã tổ chức tour khảo sát du lịch sinh thái thử nghiệm tại Rạn Trào như một phần của mục
Trang 27tiêu bảo vệ đa dạng sinh học trong khu bảo tồn, đồng thời tạo sinh kế mới cho ngư dân Rạn Trào
Hình 2.4: Tổ bảo vệ và công tác bảo tồn san hô
Trong đó quan trọng hơn hết là đề tài khoa học “Nghiên cứu phân vùng chức năng cho
khu bảo tồn biển Rạn Trào – Vạn Ninh” của Sở Khoa Học và Công Nghệ và Viện Hải
Dương Học Nha Trang năm 2004 với mục tiêu chính là thiết lập phân vùng chức năng cho Khu bảo tồn và đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý Khu bảo tồn biển Rạn Trào nhằm hướng dẫn cộng đồng địa phương bảo tồn, quản lý, và khai thác bền vững tài nguyên biển trên cơ sở khoa học vững chắc
Từ những kết quả nghiên cứu và đánh giá này, cơ sở dữ liệu cho KBVHSTB Rạn Trào cũng đã được xây dựng như danh mục các loài thủy sinh, hồ sơ cộng đồng…, qua đó đóng góp tích cực vào công tác quản lý tài nguyên ven bờ của huyện Vạn Ninh
Đối với các nghiên cứu về DLSTCĐ thì chỉ có “Đề án kinh doanh du lịch sinh
thái cộng đồng ở KBVHSTB Rạn Trào, Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa” của Tăng
Trang 28nâng cấp mô hình DLSTCĐ từ một sản phẩm mang tính bổ trợ hoạt động sinh kế ở Rạn Trào trở thành sản phẩm chủ chốt, đem lại lợi nhuận tối đa cho người dân tham gia thông qua:
Duy trì và củng cố các thành phần, sản phẩm, dịch vụ thuộc mô hình DLSTCĐ
và tiếp tục khai thác các sản phẩm này thông qua các kênh phân phối truyền thống
Phát triển và khai thác các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, phù hợp với nhu cầu
thị trường khách du lịch
Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, tiện nghi du lịch nhằm phục vụ việc khai thác
các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới ở khu vực này với sự tham gia chia sẻ trách nhiệm và lợi ích giữa người dân địa phương và doanh nghiệp xã hội Ecolife
Xây dựng kênh phân phối sản phẩm trực tiếp
Tập huấn, củng cố và cung cấp các kiến thức, kỹ năng phù hợp để người dân và
các cán bộ liên quan có thể tổ chức, quản lý, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ
Đề án đã có những định hướng phát triển nhằm đảm bảo đời sống kinh tế cho cộng đồng và đảm bảo mô hình KBVHSTB do người dân quản lý được tồn tại và phát triển tốt
Và những nghiên cứu trên là nền tảng cho đề tài nghiên cứu: “Khảo sát, đánh
giá và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở KBVHSTB Rạn Trào”.
Trang 29Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN DLST VÀ MÔI TRƯỜNG
Để đạt được mục tiêu này cần phải thu thập thông tin và tổng hợp các tài liệu có sẵn từ các cơ quan như: Ban quản lý KBVHSTB Rạn Trào, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vạn Ninh để khái quát được một cách đầy đủ và hệ thống
về giá trị tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và môi trường cũng như hiện trạng quản lý, bảo vệ ở khu vực Phương pháp này còn giúp tiếp cận được những thông tin ban đầu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực
Sau đó, tiến hành phỏng vấn các thành viên trong ban quản lý KBVHSTB Rạn Trào bằng bảng câu hỏi mở với các nội dung như sau:
Các hoạt động nghiên cứu ở KBVHSTB Rạn Trào
Đa dạng sinh học của hệ sinh thái biển Rạn Trào; các loài đặc hữu, quý hiếm,
có nguy cơ bị tuyệt chủng
Gía trị lịch sử, văn hóa của khu vực, hiện trạng và công tác bảo tồn các giá trị
văn hóa truyền thống
Chất lượng môi trường (đất, nước, không khí, chất thải rắn) và hiện trạng quản
Trang 30+ Hoạt động tổ chức, đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn cho thành viên BQL
+ Những nỗ lực chuyển đổi sinh kế cho người dân nhằm giảm áp lực khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó có hoạt động DLSTCĐ Sau đó tiến hành khảo sát thực địa với mục đích kiểm tra, chỉnh lý và bổ sung những tư liệu thu được cho các đối tượng nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong đề tài
Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp tra khảo bản đồ với các bản đồ sử dụng như bản đồ phân khu chức năng, bản đồ địa giới hành chính, bản đồ phân bố tài nguyên thiên nhiên… nhằm xác định vị trí của KBVHSTB Rạn Trào, các địa điểm, vị trí tài nguyên
3.2 KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DLSTCĐ
Để thực hiện nội dung trên cần sử dụng nhiều phương pháp kết hợp và sự nghiên cứu tổng thể để đưa ra kết quả cuối cùng Các phương pháp bao gồm: tổng hợp tài liệu, điều tra ý kiến của các bên liên quan, khảo sát thực địa, tra khảo bản đồ, phân tích SA…giúp cho việc đưa ra kết quả chính xác và hợp lý
3.2.1 Nghiên cứu tài liệu
Thu thập và nghiên cứu các tài liệu từ nhiều nguồn: tài liệu giảng dạy của giáo viên, các khóa luận, sách báo, internet, đặc biệt là nguồn tài liệu quan trọng từ BĐH DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào với mục tiêu tìm hiểu cơ sở lý luận về DLSTCĐ, hiện trạng hoạt động DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào và một số vấn đề liên quan
Các văn bản pháp quy về phát triển DLSTCĐ trong các VQG, KBTB, KBVB, các tư liệu về phát triển DLSTCĐ, một số mô hình về DLSTCĐ tại Việt Nam và trên thế giới để có một cái nhìn toàn diện và hỗ trợ việc đề xuất các giải pháp cụ thể phát triển DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào
3.2.2 Điều tra xã hội học
Phương pháp này được thực hiện thông qua 3 bước:
Xác định đối tượng điều tra và xây dựng phiếu điều tra
Tiến hành điều tra thông qua phát phiếu câu hỏi kết hợp phỏng vấn
Phân tích kết quả điều tra
Trang 31 Nội dung thu thập
Diện tích, không gian dành cho phát triển DLSTCĐ
Sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động DLSTCĐ
Các đánh giá về mức độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch
Mức độ quan tâm, sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức đối với DLSTCĐ
Cách thức tổ chức và quản lý DLSTCĐ
Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý DLSTCĐ
Các chương trình tập huấn, củng cố và cung cấp các kiến thức, kỹ năng phù hợp
để người dân và các cán bộ liên quan có thể tổ chức, quản lý, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch
Hiện trạng cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật
Các loại hình du lịch đang được khai thác, các sản phẩm du lịch đang và có khả
năng khai thác
Số lượng và thành phần du khách
Các chương trình giáo dục môi trường cho du khách, cộng đồng địa phương,
BĐH
Các kênh phân phối và chiến lược tiếp thị
Mục tiêu của KBVHSTB sẽ đón bao nhiêu khách trong những năm tới
Những chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển DLSTCĐ và tăng cường công
Trang 32Tiến hành phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Phát phiếu phỏng vấn cộng đồng dân cư 2 thôn: Xuân Tự 1 và Xuân Tự 2 của
xã Vạn Hưng Vì đề án kinh doanh DLSTCĐ hiện tại đang diễn ra ở hai thôn trên Và trong tương lai DLSTCĐ sẽ được phát triển trên toàn xã Vạn Hưng Số phiếu điều tra mỗi thôn là 50 phiếu, tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu Số phiếu hợp lệ là 93 phiếu (7 phiếu không điền đủ thông tin)
Đến từng hộ ở mỗi thôn trình bày lý do, mục đích của việc khảo sát và tiến
hành phỏng vấn, khảo sát
Ngoài ra còn ghi nhận bằng hình ảnh các sản phẩm, vật dụng sinh hoạt, nhà ở,
của cộng đồng
Nội dung thu thập
Thông tin cơ bản về đối tượng được điều tra: thu nhập, giới tính, tuổi, trình độ
học vấn, nghề nghiệp,
Nhận thức về tầm quan trọng của hệ sinh thái biển và lợi ích mà biển đã mang
lại cho người dân
Sự hiểu biết của người dân về DLSTCĐ
Số lượng gia đình có thu nhập từ du lịch
Lợi ích mà DLST cộng đồng mang lại cho người dân
Mong muốn của người dân khi DLST cộng đồng phát triển: hướng dẫn, vận
chuyển, buôn bán thức ăn, homestay, sản phẩm mỹ nghệ, văn nghệ…
Mức độ hài lòng của người dân đối với việc phát triển du lịch nơi họ sinh sống
và sự sẵn lòng tham gia vào các hoạt động du lịch
Tổng hợp và phân tích kết quả
Trang 33Từ kết quả thu thập được tiến hành phân tích theo tỷ lệ phần trăm các câu trả lời, lập bảng và biểu đồ bằng Exel Từ đó rút ra được ý thức bảo tồn và mong muốn cũng như sự sẵn lòng tham gia vào các hoạt động DLSTCĐ của người dân Kết quả này sẽ giúp cho việc đánh giá hiện trạng và phân tích SWOT, là nền tảng cho việc đề xuất giải pháp phát triển DLSTCĐ
3.2.2.3 Du khách
Cách thức điều tra
Chọn ngẫu nhiên khách đi du lịch tại Rạn Trào Phát phiếu phỏng vấn với số phiếu là 50 (gần bằng 5% lượng du khách năm 2011) Trong thời gian điều tra khách nước ngoài không tham gia DLSTCĐ Do đó đề tài chỉ tiến hành điều tra đối với khách nội địa
Nội dung điều tra
Phỏng vấn trực tiếp ý kiến của công ty về các sản phẩm, dịch vụ du lịch ở
KBVHSTB Rạn trào Đặc biệt là các công ty du lịch từ thành phố Nha Trang khi họ tham gia buổi lễ khai trương Ecolife cà phê
Trang 34 Kế hoạch để có thể đưa DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào vào chương trình
tour chào bán cho du khách
Các ý kiến đóng góp cho việc xúc tiến du lịch cũng như phát triển DLSTCĐ
Việc phỏng vấn các công ty du lịch giúp nắm được tình hình cũng như thị hiếu của du khách hiện nay, là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào
3.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa giúp cho việc bổ sung tài liệu thu thập được và giúp cho việc đánh giá hiện trạng phát triển DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào mang tính chân thực
và chính xác hơn
Bảng 3.2: Thời gian khảo sát
Lần 1 (2/2012- 3/2012 ) Khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng và kỹ thuật phục
vụ cho DLSTCĐ
Khảo sát hiện trạng cơ sở vật chất và các dịch vụ
du lịch
Lần 2 (4/2012) Khảo sát đời sống của cộng đồng dân cư xã Vạn
Hưng, đặc biệt là hai thôn Xuân Tự 1, Xuân Tự 2
và mong muốn tham gia các hoạt động DLSTCĐ
Khảo sát các tuyến du lịch sinh thái cộng đồng đã được thực hiện
Đặc biệt trong thời gian khai trương Ecolife cà phê (27/12 đến 29/12/2011), chúng tôi đã được đi cùng đoàn làm phim tài liệu của kênh truyền hình VCTV10, đại diện của các công ty lữ hành Nha Trang, doanh nghiệp xã hội Ecolife tham gia tour du lịch “một ngày làm ngư dân” với mục đích tìm hiểu thực tế cách thức tổ chức, thực hiện một tour du lịch, sự tham gia của du khách và hiểu rõ hơn về hoạt động DLSTCĐ
ở đây Qua đó, đã tiếp nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các đại biểu về
dự bao gồm đại diện của các bên liên quan như UBND huyện Vạn Ninh, xã Vạn Hưng, giám đốc doanh nghiệp xã hội Ecolife, trưởng đồn biên phòng 362, ban quản lý KBVHSTB, đại diện của các công ty du lịch từ Nha Trang,… trong đó có những ý
Trang 35kiến của các thành viên trong ban DLSTCĐ Điều này sẽ tạo nền tảng cho việc đề xuất các giải pháp phát triển DLSTCĐ
3.2.4 Phân tích các bên có liên quan (SA- Stakeholders Analysis)
Phân tích các bên có liên quan có thể giúp cho việc đánh giá hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng ở KBVHSTB Rạn Trào:
Lợi ích của tất cả các bên có liên quan đến sự phát triển của KBVHSTB Rạn
Trào
Các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phát triển
Sách lược phù hợp và cách tiếp cận để phối hợp các bên có liên quan
Các cách làm giảm các tác động tiêu cực lên các nhóm dễ bị thiệt hại hay bất lợi
do việc thực hiện dự án
Nội dung trình tự phân tích các bên có liên quan:
Xác định mục tiêu, phạm vi KBVHSTB Rạn Trào
Xác định các bên liên quan chính và lợi ích của họ
Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan cũng như tác
động tiềm tàng của dự án đến mỗi bên có liên quan
Xác định cách phối hợp các bên có liên quan tốt nhất
Phương pháp tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp các bên liên quan
Kết quả của quá trình thực hiện là danh sách các bên có liên quan cần phải phối hợp nhằm đảm bảo cho dự án thành công
Trên cơ sở bản sách lược hành động, lập kế hoạch làm việc với các bên liên quan để thực hiện
3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLSTCĐ
3.3.1 Phương pháp phân tích SWOT
Với những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, cùng với những đe dọa và thách thức đối với việc phát triển DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào làm cơ sở xây dựng nên ma trận SWOT với các yếu tố đặc trưng: các điểm mạnh (Strengths), các điểm yếu (Weaknesses), các cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats)
Trang 36Từ những cơ sở đó định hướng, phân tích và kết hợp các nhóm yếu tố lại với nhau và đề ra các chiến lược cho việc đề xuất các giải pháp phát triển DLSTCĐ ở KBVHSTB Rạn Trào
Các chiến lược sau khi phân tích được vạch ra:
Chiến lược 1: Chiến lược S/O: phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ
Chiến lược 2: Chiến lược W/O: không để điểm yếu làm mất cơ hội
Chiến lược 3: Chiến lược S/T: phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách
Chiến lược 4: Chiến lược W/T: không để thách thức làm phát triển điểm yếu
Sau đó sẽ tiến hành phân loại các giải pháp theo các nhóm sau: nhóm giải pháp
ưu tiên hàng đầu, nhóm giải pháp ưu tiên và nhóm giải pháp cần xem xét theo các số lần lặp lại của các giải pháp thông qua bảng định hướng các giải pháp
Theo đó các giải pháp có số lần lặp lại nhiều nhất được xếp vào nhóm các giải pháp ưu tiên hàng đầu các giải pháp có số lần lặp lại ít hơn lần lượt được xếp vào nhóm các giải pháp ưu tiên và nhóm giải pháp cần xem xét
Sau khi phân tích, xử lý số liệu sẽ đưa ra kết quả cuối cùng là các giải pháp cụ thể phát triển DLSTCĐ ở Rạn Trào trên các phương diện sau:
Quy hoạch và tổ chức quản lý
Đào tạo, giáo dục
Trang 373.3.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Tiến hành phỏng vấn các chuyên gia sẽ làm cho đề tài được hoàn thiện hơn, mang tính khách quan, có giá trị khoa học và giá trị về thực tiễn ứng dụng
Các đối tượng phỏng vấn bao gồm:
Các thành viên của BĐH DLSTCĐ ở KBVSTB Rạn Trào: họ là những người
đã gắn bó và am hiểu tình hình ở đây, đặc biệt là đã gắn liền với DLSTCĐ ngay
từ những ngày đầu hoạt động Do đó, họ sẽ giúp xác thực các thông tin thu thập được và cung cấp thêm nhiều ý kiến đóng góp trong việc định hướng phát triển DLSTCĐ Vì thế, những chia sẻ ý kiến từ họ rất có giá trị
Giảng viên Trường Đại học Nông Lâm: là những chuyên gia có kinh nghiệm về
nghiên cứu khoa học và chuyên môn nên những chia sẻ, ý kiến đóng góp của họ rất cần thiết và quan trọng
Các chuyên gia trong lĩnh vực DLSTCĐ và bảo tồn tài nguyên: cung cấp những
kiến thức cần thiết và những đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện đề tài
Trang 38Kết quả khảo sát đã ghi nhận được 82 loài san hô thuộc 37 giống và 14 họ
Trong 14 họ thì họ Faviidae có số lượng giống và loài nhiều nhất (11 giống và 23 loài), kế đến là họ Acroporidae (3 giống và 21 loài) và họ Poritidae (3 giống và 11
loài) Một số họ khác chỉ 1 giống và 1 loài Trong tổng số 37 giống ghi nhận được,
giống Acropora có thành phần loài nhiều nhất (14 loài), kế đến là giống Porites (6
loài), các giống còn lại có số lượng từ 1 đến 5 loài Có hai loài san hô cứng chiếm ưu
thế ở Rạn Trào thuộc về dạng khối Goniopora lobata và dạng não Platygyra sinensis, san hô mềm ưu thế thuộc về giống Sinularia (Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ
Khánh Hòa và Viện Hải dương học Nha Trang, 2004)
Hình 4.1: Một góc rạn san hô KBVHSTB Rạn Trào
(Nguồn: MCD, 2008)
Trang 39 Một số loài có tên trong sách đỏ (được trình bày ở bảng 4.1)
Bảng 4.1: Các loài có tên trong sách đỏ sống trong KBVHSTB Rạn Trào
(Nguồn: Sở Khoa học công nghệ Khánh Hòa và Viện hải dương học Nha Trang, 2004)
Anodontostoma chacunda Cá Mòi không răng E
Trang 40Về thành phần loài cá rạn san hô, đã ghi nhận được 69 loài cá rạn san hô thuộc
23 họ, 41 giống Trong đó họ Pomacentridae có số giống và loài nhiều nhất (9 giống
và 17 loài), tiếp đến là họ Labridae (6 giống và 12 loài) Mật độ trung bình của cá rạn
san hô tăng dần theo thời gian ở khu vực Rạn Trào, đặc biệt nhóm cá Thia chính là thành phần tạo nên mật độ cá rạn cao (Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa
và Viện Hải dương học Nha Trang, 2004)
Hình 4.2: Cá rạn san hô
(Nguồn: MCD, 2009)
4.1.1.3 Sinh vật đáy
Đã ghi nhận được 25 loài sinh vật đáy kích thước lớn trên rạn san hô trong đó
có 1 loài Giun nhiều tơ, 21 loài Thân mềm và 3 loài Da gai
Trong đó, nhóm thân mềm bao gồm các loài: Ốc nhảy, Ốc đụn, Ốc mỡ, Ốc gai,
Sò long, Tu hài, Trai ngọc đen, Trai tai tượng, Bàn mai, Điệp seo (Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa và Viện Hải dương học Nha Trang, 2004)
4.1.1.4 Sinh vật Phù du
Kết quả phân tích mẫu vật ở vùng nghiên cứu đã ghi nhận được:
Thực vật phù du: 145 loài thuộc 3 lớp, trong đó tảo Silíc - BacillarThiophyceae
chiếm ưu thế 64% (93 loài), tảo Hai Roi - Dinophyceae chiếm tỉ lệ 35% (51 loài), lớp tảo Xương Cát - Dictyochophyceae chiếm tỷ lệ 1% (1 loài)
Về động vật phù du: đã xác định được 115 loài bao gồm 14 nhóm, trong đó
Chân Mái Chèo (Copepoda) chiếm ưu thế với mật độ khá cao (Nguồn: Sở
Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa và Viện Hải dương học Nha Trang, 2004)