1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ XỬ LÝ NHIỆT TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ Bactrocera correcta Bezzi (DIPTERA: TEPHRITIDAE) TRONG QUẢ XOÀI CÁT CHU BẰNG KỸ THUẬT XỬ LÝ HƠI NƯỚC NÓNG

118 377 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 5,17 MB

Nội dung

Đề tài “Xác định thông số xử lý nhiệt trừ ruồi đục quả Bactrocera correcta Bezzi Diptera: Tephritidae trong quả xoài cát chu bằng kỹ thuật xử lý hơi nước nóng” được thực hiện tại Trung

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

ĐỀ TÀI:

XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ XỬ LÝ NHIỆT TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ

Bactrocera correcta Bezzi (DIPTERA: TEPHRITIDAE)

Trang 2

XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ XỬ LÝ NHIỆT TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ

Bactrocera correcta Bezzi (DIPTERA: TEPHRITIDAE)

Trang 3

L ỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn vô bờ bến đến Ba, Mẹ đã nuôi dạy con nên người như ngày hôm nay, cảm ơn anh chị em trong gia đình đã động viên, an ủi tôi trong những lúc khó khăn, vấp ngã

TS Nguyễn Hữu Đạt – Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập

khẩu II đã chỉ dạy những kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực

hiện đề tài tại Trung tâm

Tất cả các anh, chị trong trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập khẩu II cũng như các bạn lớp DH09BV, DH09NH đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận này

Đặc biệt là các bạn lớp DH08BV luôn đồng hành cùng tôi, giúp đỡ tôi trong học tập và cuộc sống

Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2012

Lê Nhựt Minh

Trang 4

TÓM T ẮT

LÊ NHỰT MINH, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng

07 năm 2012 Đề tài “Xác định thông số xử lý nhiệt trừ ruồi đục quả Bactrocera

correcta Bezzi (Diptera: Tephritidae) trong quả xoài cát chu bằng kỹ thuật xử lý hơi nước nóng” được thực hiện tại Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập khẩu II,

từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2012

Giáo viên hướng dẫn: ThS Lê Cao Lượng

TS Nguyễn Hữu Đạt Mục đích nghiên cứu: Xác định thông số xử lý nhiệt trừ ruồi đục quả Bactrocera

correcta Bezzi trong quả xoài cát chu để góp phần hoàn chỉnh quy trình xử lý nhiệt nóng trừ ruồi đục quả, xuất khẩu xoài sang thị trường các nước khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, New Zealand, Úc, Chilê,…

Đầu tiên, xác định khả năng kháng nhiệt trong quả xoài cát chu của ruồi đục quả Bactrocera correcta Bezzi với các giai đoạn tiền hóa nhộng (trứng non – YE,

trứng già – ME, sâu non tuổi 1 – L1, sâu non tuổi 2 – L2, sâu non tuổi 3 – L3) để xác định được giai đoạn kháng nhiệt nhất và ước tính được mức nhiệt độ tối ưu nhất

để tiến hành xử lý các thí nghiệm tiếp theo

Với giai đoạn và mức nhiệt độ vừa xác định được, tiếp tục thực hiện thí nghiệm tiên đoán thông số xử lý nhiệt sau cùng của loài Bactrocera correcta Bezzi

Cuối cùng, thực hiện thí nghiệm kiểm chứng lại với thông số được xác định

ở thí nghiệm tiên đoán, thí nghiệm này được thực hiện trên 30.000 cá thể của giai đoạn kháng nhiệt nhất

Trang 5

Kết quả đạt được:

Trong thí nghiệm xác định khả năng kháng nhiệt trong quả của ruồi đục quả

Bactrocera correcta Bezzi, với 5 giai đoạn đã tiến hành xử lý thì ME là giai đoạn có

khả năng kháng nhiệt nhất so với 4 giai đoạn còn lại (YE, L1, L2, L3) với độ tin cậy

95 %; và 46,5 0C là mức nhiệt độ tối ưu nhất được chọn để tiến hành các thí nghiệm

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn - ii

Tóm tắt - iii

Mục lục - v

Danh sách chữ viết tắt - ix

Danh sách bảng – biểu đồ - xi

Danh sách hình - xiii

Chương 1: GIỚI THIỆU - 1

1.1 Đặt vấn đề - 1

1.2 Mục đích - 2

1.3 Yêu cầu - 3

1.4 Giới hạn đề tài - 3

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU - 4

2.1 Đặc điểm cây xoài - 4

2.1.1 Giới thiệu về cây xoài - 4

2.1.2 Thành phần dinh dưỡng trong quả xoài - 5

2.1.3 Giới thiệu về giống xoài cát chu - 6

2.1.4 Cách thu hoạch và bảo quản xoài - 7

2.2 Các phương pháp xử lý sau thu hoạch - 8

2.2.1 Biện pháp hóa học - 8

Trang 7

2.2.2.1 Xử lý nhiệt - 8

2.2.2.2 Xử lý chiếu xạ - 11

2.3 Thành phần, phân bố và tác hại của ruồi đục quả xoài trên thế giới - 11

2.3.1 Thành phần, phân bố của ruồi đục quả xoài trên thế giới - 11

2.3.2 Tác hại của ruồi đục quả xoài trên thế giới - 13

2.4 Thành phần ruồi đục quả xoài ở Việt Nam - 14

2.4.1 Thành phần ruồi đục quả được phát hiện ở Việt Nam - 14

2.4.2 Thành phần ruồi đục quả hại xoài ở Việt Nam - 15

2.5 Kết quả thí nghiệm khả năng chống chịu nhiệt trần của 4 loài ruồi đục quả B dorsalis, B correcta, B cucurbitae, B carambolae được thực hiện năm 2011 (Dương Hoài Ân) - 16

2.6 Tổng quan về ruồi đục quả Bactrocera correcta Bezzi - 16

2.6.1 Đặc điểm nhận dạng - 17

2.6.2 Vòng đời Bactrocera correcta Bezzi - 19

2.7 Các bước tiến hành để xử lý nhiệt nóng trừ ruồi đục quả theo đúng tiêu chuẩn quốc tế (JICA-IPQTF, 2008; APPPC-RSPM No.1, 2004) - 20

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 22

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu - 22

3.2 Vật liệu nghiên cứu - 22

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu - 22

3.2.1.1 Ruồi đục quả Bactrocera correcta Bezzi - 22

3.2.1.2 Xoài cát chu - 24

3.2.2 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm - 24

Trang 8

3.3 Nội dung nghiên cứu - 27 3.4 Phương pháp nghiên cứu - 28 3.4.1 Phương pháp xác định khả năng kháng nhiệt trong quả xoài

cát chu của Bactrocera correcta Bezzi - 28 3.4.2 Phương pháp tiên đoán thông số xử lý nhiệt sau cùng của

Bactrocera correcta Bezzi - 40

3.4.2.1 Thí nghiệm thăm dò chuẩn bị cho thí nghiệm tiên đoán

thông số xử lý nhiệt sau cùng của Bactrocera correcta

Bezzi - 40 3.4.2.2 Thí nghiệm tiên đoán thông số xử lý nhiệt sau cùng của

Bactrocera correcta Bezzi - 43

3.4.3 Phương pháp thực hiện thí nghiệm kiểm chứng (thí nghiệm

xác nhận) - 45

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN - 48

4.1 Kết quả thí nghiệm xác định khả năng kháng nhiệt ở các giai

đoạn YE, ME, L1, L2, L3 của Bactrocera correcta Bezzi trong

quả xoài cát chu - 48 4.2 Kết quả thí nghiệm tiên đoán thông số xử lý nhiệt sau cùng của

Bactrocera correcta Bezzi - 54

4.2.1 Kết quả thí nghiệm thăm dò chuẩn bị cho thí nghiệm tiên

đoán thông số xử lý nhiệt sau cùng của Bactrocera correcta

Bezzi - 54

4.2.2 Kết quả thí nghiệm tiên đoán thông số xử lý nhiệt sau cùng

của Bactrocera correcta Bezzi - 56 4.3 Kết quả thí nghiệm kiểm chứng (thí nghiệm chính thức) - 58

ảo luận chung - 59

Trang 9

5.1 Kết luận - 60

5.2 Đề nghị - 60

Tài liệu tham khảo - 62

Phụ lục - 67

Trang 10

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AUD :Australian dollar – Đô la Úc

CABI :Center for Agriculture and Bioscience International –

Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp và Khoa học Sinh học Quốc tế

CS :Check stage – Kiểm tra giai đoạn

JICA – IPQTF :Japan International Cooperation Agency – Improvement

of plant quarantine treatment of fruit fly – Dự án Cải tiến

Biện pháp Xử lý Kiểm Dịch Thực Vật cho Ruồi đục quả

của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

KDTV :Kiểm dịch thực vật

KDTVSNK :Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu

L1 :Larvae 1 – Sâu non tuổi 1

L2 :Larvae 2 – Sâu non tuổi 2

L3 :Larvae 3 – Sâu non tuổi 3

LD 50 :Lethal dose 50 – Liều lượng gây chết 50 % số cá thể

LD 95 :Lethal dose 95 – Liều lượng gây chết 95 % số cá thể

LD 99,9968 :Lethal dose 99,9968 – Liều lượng gây chết 99,9968 %

Trang 11

TN :Thí nghiệm

TP.HCM :Thành phố Hồ Chí Minh

Probe fruits :Quả có dùng để cắm que cảm ứng biến nhiệt

USD :United States dollar – Đô la Mỹ

VHT :Vapor Heat Treatment – Máy xử lý hơi nước nóng

Trang 12

Bảng 3.2 Số quả dùng trong TN xác định khả năng kháng nhiệt trong quả

xoài cát chu của loài Bactrocera correcta Bezzi trong 1 lần lặp

lại - 28

Bảng 3.3 Thời gian phát triển của các giai đoạn trứng và sâu non ruồi

đục quả Bactrocera correcta Bezzi - 31

Bảng 3.4 Mức nhiệt độ xử lý – thời gian xử lý và số quả dùng trong thí

nghệm thăm dò - 41 Bảng 3.5 Mức nhiệt độ - thời gian xử lý quả và số quả dùng trong thí

nghiệm tiên đoán - 44

Bảng 4.1 Tỉ lệ chết hiệu chỉnh trung bình (%) ở 3 đợt lặp lại của các giai

đoạn YE, ME, L1, L2, L3 khi xử lý bằng hơi nước nóng với các

mức nhiệt độ khác nhau - 49 Bảng 4.2 Mức nhiệt độ (0C) gây chết 50 %, 95 % và 99,9968 % ở 5 giai

đoạn tiền hóa nhộng của loài Bactrocera correcta Bezzi ở đợt

lặp lại thứ 1 - 50

Trang 13

Bảng 4.5 Mức độ tử vong mong đợi của giai đoạn ME loài Bactrocera

correcta Bezzi ở các mức nhiệt độ và thời gian xử lý khác nhau

trong thí nghiệm thăm dò - 55

Bảng 4.6 Mức độ tử vong mong đợi của giai đoạn ME loài Bactrocera

correcta Bezzi ở các mức nhiệt độ và thời gian xử lý khác nhau

trong thí nghiệm tiên đoán ở LLL thứ 1 - 56 Bảng 4.7 Mức độ tử vong mong đợi của giai đoạn ME loài Bactrocera

correcta Bezzi ở các mức nhiệt độ và thời gian xử lý khác nhau

trong thí nghiệm tiên đoán ở LLL thứ 2 - 57 Bảng 4.8 Mức độ tử vong mong đợi của giai đoạn ME loài Bactrocera

correcta Bezzi trong thí nghiệm xác nhận với hai trường hợp

xử lý TTT và NTT cả 2 LLL - 58 Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ chết hiệu hỉnh trung bình ở 3 lần lặp lại của 5 giai đoạn

ruồi đục quả Bactrocera correcta Bezzi trong quả xoài cát chu - 53

Trang 14

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Thành trùng ruồi đục quả Bactrocera correcta Bezzi - 18

Hình 2.2 Trứng và nhộng ruồi đục quả Bactrocera correcta Bezzi - 18

Hình 2.3 Sâu non và móc miệng của sâu non ruồi đục quả Bactrocera correcta Bezzi - 19

Hình 3.1 Xoài cát chu được bao quả trong vườn - 24

Hình 3.2 Máy xử móc dùng trong thí nghiệm - 26

Hình 3.3 Dụng cụ dùng trong thí nghiệm - 26

Hình 3.4 Một số dụng cụ khác dùng trong thí nghiệm - 27

Hình 3.5 Cân trọng lượng quả - 32

Hình 3.6 Sắp xếp quả theo trọng lượng - 32

Hình 3.7 Lấy 7 quả dùng để cắm que thăm dò - 32

Hình 3.8 Sắp xếp lại 150 quả - 32

Hình 3.9 Ghi nhận trọng lượng quả - 32

Hình 3.10 Xếp 30 quả theo trọng lượng - 33

Hình 3.11 Chọn 2 quả làm quả kiểm tra giai đoạn - 33

Hình 3.12 Cắt quả chuẩn bị cấy trứng và sâu non - 33

Hình 3.13 Các bước chuẩn bị và cấy trứng vào quả - 34

Hình 3.14 Các bước chuẩn bị và cấy sâu non vào quả - 35

Hình 3.15 Dán băng dính vào khay - 36

Trang 15

Hình 3.17 Cắm que thăm dò vào quả - 37

Hình 3.18 Cài đặt máy VHT trước khi xử lý - 38

Hình 3.19 Kiểm tra quả CS - 38

Hình 3.20 Lấy quả đã xử lý - 38

Hình 3.21 Làm nguội quả đã xử lý - 38

Hình 3.22 Gỡ băng dính và bảo quản trong Biotron - 39

Hình 3.24 Cắt quả kiểm tra sau 3 ngày xử lý - 40

Trang 16

Chương 1

1.1 Đặt vấn đề

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc sản xuất một

số loại trái cây ngon, đặc trưng của vùng nhiệt đới Đặc biệt có nhiều giống cây ăn quả

có giá trị kinh tế cao và được thị trường trong nước lẫn ngoài nước ưa chuộng như: xoài, thanh long, bưởi, sầu riêng, vú sữa,… Trong đó, quả xoài có giá trị dinh dưỡng rất cao, vị ngon, ngọt, được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng Việt Nam đã xuất

khẩu xoài sang một số thị trường ngoài nước Tuy nhiên, ruồi đục quả (RĐQ) gây hại

rất nghiêm trọng đối với xoài, làm giảm phẩm chất quả, đặc biệt chúng là đối tượng kiểm dịch của nhiều nước trên thế giới Để quả xoài Việt Nam xâm nhập được vào các

thị trường phát triển như: Nhật, Mỹ, New Zealand, Úc, Hàn Quốc, Chilê, đòi hỏi ta

phải tìm ra biện pháp tiêu diệt chúng một cách triệt để kể cả sâu non và trứng trong

quả Tuy nhiên phải là biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không còn dư lượng hóa chất sau khi xử lý

Kết quả thực hiện dự án quản lý RĐQ ở Việt Nam (ICP / VIE / 8823 / 1999 – 2000) đã phát hiện và giám định được 30 loài ruồi gây hại ở Việt Nam Trong số này,

RĐQ Bactrocera correcta Bezzi là một trong các loài ruồi gây hại quan trọng, xuất

hiện khắp các vùng trồng cây ăn quả ở miền Nam, đặc biệt phổ ký chủ của chúng rất

rộng, gây hại nhiều loại quả như: ổi, thanh long, khế, mận,… kể cả xoài cũng không ngoại lệ

Công tác quản lý RĐQ có thể được thực hiện ở giai đoạn trước và sau khi thu

hoạch Tuy nhiên, việc bảo vệ trái cây ở giai đoạn trước thu hoạch là rất khó khăn do

Trang 17

và việc quản lý chúng khó có thể triệt để Do vậy, để xuất khẩu được trái cây tươi, các nước có nền nông nghiệp phát triển như: Thái Lan, Phillipine, Singapore, Đài Loan đều phải nghiên cứu lựa chọn các kỹ thuật xử lý ruồi trên trái cây tươi vào giai đoạn sau thu hoạch như là một giải pháp tối ưu nhất vì công tác này ít tốn kém, tiêu diệt RĐQ một cách triệt để và các nước bạn đã thành công với việc xử lý trên quả xoài và các loại trái cây khác (Peterson, 2001b; Waddell, 2005)

Trải qua nhiều nghiên cứu, các biện pháp xử lý diệt trừ RĐQ sau thu hoạch đã được đề xuất như: khử trùng bằng hóa chất xông hơi, chiếu xạ, biện pháp xử lý nhiệt

bằng nước nóng, hơi nước nóng hay không khí nóng đã được một số tác giả đề cập đến (Corcoran và ctv., 1998; Jennifer và ctv., 1993) Và biện pháp thật sự hiệu quả, khả thi nhất đó là biện pháp xử lý bằng hơi nước nóng Tuy nhiên, xoài xử lý bằng hơi nước nóng dễ làm cho quả bị tổn thương, làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm, mặt khác,

do khả năng chống chịu nhiệt trần của RĐQ và khả năng chống chịu nhiệt ở trong quả, cũng như khả năng chống chịu nhiệt của các loài ruồi rất có sự khác biệt

Kế thừa kết quả của thí nghiệm “Đánh giá khả năng chống chịu nhiệt trần của bốn loài RĐQ Bactrocera carambolae Drew và Hancock, Bactrocera correcta Bezzi,

Bactrocera cucurbitae Coquillett, Bactrocera dorsalis Hendel” đã được thực hiện bởi Dương Hoài Ân (2011) và để hoàn chỉnh quy trình xử lý RĐQ bằng hơi nước nóng như giải pháp kiểm dịch thực vật (KDTV) trừ RĐQ phục vụ cho xuất khẩu Xuất phát

từ yêu cầu thực tiễn trên, đề tài “Xác định thông số xử lý nhiệt trừ ruồi đục quả

Bactrocera correcta Bezzi (Diptera: Tephritidae) trong quả xoài cát chu bằng kỹ thuật xử lý hơi nước nóng” được thực hiện

1.2 M ục tiêu

Xác định thông số xử lý nhiệt trừ RĐQ Bactrocera correcta Bezzi trong quả xoài

cát chu để hoàn chỉnh quy trình xử lý nhiệt nóng diệt trừ RĐQ và làm tiền đề cho việc

xuất khẩu xoài cát chu sang thị trường các nước khó tính

Trang 18

1.3 Yêu c ầu

- Đầu tiên, xác định khả năng kháng nhiệt trong quả của Bactrocera correcta

Bezzi để xác định được giai đoạn kháng nhiệt nhất với mức nhiệt độ tối ưu nhất

- Với mức nhiệt độ vừa xác định, tiếp tục thực hiện thí nghiệm tiên đoán thông số

xử lý nhiệt sau cùng của Bactrocera correcta Bezzi

- Cuối cùng, thực hiện thí nghiệm kiểm chứng lại với thông số được xác định ở thí nghiệm tiên đoán, thí nghiệm này được thực hiện trên 30.000 trường hợp

1.4 Giới hạn đề tài

Đề tài chỉ được thực hiện từ 02/2012 đến 06/2012 nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc xác định thông số xử lý nhiệt trừ RĐQ Bactrocera correcta

Bezzi, đề tài chưa đánh được chất lượng quả sau khi xử lý hơi nước nóng Thí nghiệm

xử lý các giai đoạn trứng non (YE), trứng già (ME), sâu non tuổi 1 (L1), sâu non tuổi 2 (L2), sâu non tuổi 3 (L3) của RĐQ Bactrocera correcta Bezzi trong quả xoài cát chu ở điều kiện phòng thí nghiệm RĐQ của Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập khẩu II (TT KDTVSNK II)

Trang 19

Chương 2

2.1 Đặc điểm cây xoài

2.1.1 Giới thiệu về cây xoài

Xoài (Mangifera indica L.) có nguồn gốc ở vùng Indo – Burma, nơi nó đã được trồng cách đây hơn 4.000 năm Các nước Đông Nam Á nằm trong số những nước

trồng xoài sớm nhất Các nước sản xuất xoài lớn trên thế giới (trên 1 triệu tấn / năm) là

Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Mexico, Pakistan, Indonesia Sản lượng xoài 6 nước này chiếm đến 87 % sản lượng xoài trên thế giới và có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xoài thế giới Các nước trồng xoài chỉ xuất khẩu vài giống thương mại, ví dụ như giống Anphoso của Ấn Độ, giống Carabao của Philippines, giống Haden, Keitt và Zill của Nam Phi, giống Julie của Trinidad, giống Nam Dok Mai và Okrang của Thái Lan, giống Tommy Atkins ở Florida, Kensington Pride của Úc

Xoài là loại cây ăn quả được trồng phổ biến trên thế giới vì chúng có màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao Theo Dự án phát triển chè và cây ăn quả của Đỗ Minh Hiền và ctv (2006), trên thế giới hiện nay có 87 nước trồng xoài với diện tích khoảng 1,8 – 2,2 triệu hecta Việt Nam thuộc nhóm 20 nước sản xuất xoài có tiềm năng của thế giới, sản lượng xoài năm 2003 đạt 306 ngàn tấn với diện tích khoảng 53.600 hecta Hiện nay xoài được trồng ở hầu hết các tỉnh phía Nam nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến tre, Hậu Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh (trích dẫn bởi Nguyễn Thị

Huỳnh Mai, 2010)

Hiện tại xoài cát hòa lộc được xem là đặc sản của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, tuy nhiên xoài cát chu với ưu thế cho năng suất cao, dễ ra hoa và đậu quả, nên

Trang 20

được trồng phổ biến và cho sản lượng lớn Mặt khác, do chất lượng của giống xoài cát chu cũng tương đối tốt nên chúng vẫn được xem là giống chủ lực được trồng nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

2.1.2 Thành ph ần dinh dưỡng trong quả xoài

Theo Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv (2008), quả xoài chứa 76 – 78 % nước; 11 –

20 % đường; 0,2 – 0,54 % acid (khi xanh có thể đạt 3,1 %); 3,1 mg % carotene; 0,04

% vitamin (VTM) B1; 0,3% vitamin PP; 0,05 % vitamin B2 (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Huỳnh Mai, 2010)

Glucid chủ yếu là các loại đường saccharose, fructose, glucose, xylose, arabinose, heptulose, maltose Acid hữu cơ chủ yếu là acid citric, ngoài ra còn có các acid tartaric, malic, oxalic, gallic Có nhiều acid amin trong thành phần xoài, với đầy

đủ các loại acid amin không thay thế

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của xoài chín

Nguồn: Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv., 2008 (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Huỳnh Mai, 2010)

Chất màu của quả xoài chủ yếu là các loại carotenoid Xoài chín một phần có 14

loại carotenoid, xoài chính hoàn toàn có 17 loại carotenoid

Mùi hương quả xoài do 76 loại hợp chất dễ bay hơi tạo thành, thuộc 3 nhóm đặc

Trang 21

Vitamin C có nhiều lúc quả xanh và vitamin A lại tập trung vào lúc quả chín

Có 2 loại enzyme trong thành phần xoài, đó là peroxidase, gắn với thành phần không tan của mô quả và polyphenoloxidase, gây biến màu nâu Ngoài ra còn có catalase, invertase, α – amylase

B ảng 2.2 Thành phần acid amin của phần thịt xoài

Ngu ồn: Tôn Nữ Minh Nguyệt và ctv., 2008 (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Huỳnh Mai, 2010)

2.1.3 Giới thiệu về giống xoài cát chu

Xoài cát chu được trồng nhiều ở Tp Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, chính vì vậy Tp Cao Lãnh còn có mệnh danh là “vương quốc xoài Cát” Sở dĩ xoài cát chu có tên

“chu” là do đầu quả xoài nơi có cuống thường chu ra Cũng có người gọi xoài cát chu

vì màu thịt và vỏ quả khi chín có màu vàng ửng đỏ như chu sa

Thịt xoài cát chu ít xơ, mềm mà hơi dai, lại rất ngọt và thơm, lượng acid amin trong xoài cát chu rất nhiều

Cây xoài cho quả vào khoảng tháng 12 dương lịch nhưng các nhà vườn thường xiết nước cho cây ra hoa sớm hơn, ra hoa trước tết 3 – 4 tháng để vừa đến tết thì quả xoài vừa chín để có xoài bán tết Xoài chín chưng lên bàn thờ trông rất đẹp nhờ màu

sắc của vỏ quả

Trang 22

Xoài cát chu cho năng suất cao, dễ trồng, dễ ra hoa kết quả, và thích hợp với nhiều loại đất: đất phù sa ven sông Cửu Long, đất phèn ở miền Tây Nam Bộ hay đất cát gò ở miền Đông cây vẫn cho quả tốt

2.1.4 Cách thu ho ạch và bảo quản xoài

- Thu ho ạch: thu hoạch lúc quả đã đạt kích thước tối đa, no tròn, vỏ quả chuyển

sang màu vàng, xung quanh quả có lớp phấn mỏng Thời điểm thu hoạch thích hợp khoảng 90 – 100 ngày tuổi Tốt nhất nên thu hoạch xoài từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều,

vì lúc này xoài ít mủ nhất Hái xoài bằng tay hoặc bằng lồng, khi hái chừa cuống khoảng 2 – 5 cm cho quả ít chảy mủ, hái từng quả một Trải xoài trên lớp báo hoặc lá khô cho ráo mủ Sau đó xếp xoài vào sọt có lót giấy mềm hoặc lá khô xung quanh và dưới đáy sọt Lúc đặt quả xoài vào sọt nên đeo găng tay hoặc dùng hai ngón tay cầm quả xoài nhẹ nhàng, tránh làm mất phấn trên quả Tránh để cuống quả đâm vào các

quả khác Nên đặt sọt xoài nơi bóng mát, tránh để nắng rọi trực tiếp vào quả xoài

- Cắt tỉa: tỉa bỏ hết lá trên cuống để hạn chế mất hơi nước và giữ xoài lâu hơn

Loại bỏ hết các quả bị xây xát, hư thối, nấm bệnh

- Làm s ạch: dùng giấy mịn lau sạch vết bẩn, tránh lau mạnh tay dễ làm mất phấn

trên quả Dùng nước phèn chua thấm vào vải mềm để tẩy vết mủ trên quả xoài

- Đóng hàng: với số lượng nhỏ có thể dùng giấy mềm hoặc bao xốp có lỗ bọc

từng quả trước khi cho vào thùng Đóng hàng vào thùng phải nhẹ nhàng, sạch sẽ, tránh làm quả bầm dập, xây xát Không xếp xoài quá đầy thùng, chọn nơi thoáng mát để đóng xoài vào thùng Khi sang thùng phải bốc từng quả, không nên đổ ào một lượt

- Vận chuyển: khi vận chuyển, hạn chế để quả xoài bị lay động nhiều bằng cách

chọn thùng vừa phải, chất xoài đầy thùng, không được để lưng thùng Không được

chất các thùng xoài chồng lên nhau Hoặc có thể xếp chồng chúng lên nhau khi có tấm ván ngăn giữa các tầng Không chất các thùng xoài ngoài trời nắng hoặc nơi ẩm thấp Vận chuyển đi xa nên chọn lúc trời mát mẻ, đậy kỹ khi gặp nắng, trong xe phải được

Trang 23

- Bảo quản: Xoài sau khi mang về được bảo quản trong kho lạnh với mức nhiệt

độ khoảng 10 – 12 0C, ẩm độ 80 – 90 %

- Cách làm chín qu ả: dùng khí đá (đất đèn, CaC2) gói kín trong vải mỏng hoặc giấy để dưới đáy thùng hoặc các chum, vại sành Nhớ không để xoài tiếp xúc với đất đèn Đậy kín thùng trong 1 – 3 ngày thì xoài chín Sử dụng 5 g khí đá cho mỗi thùng

20 kg xoài

2.2 Các phương pháp xử lý quả sau thu hoạch

2.2.1 Biện pháp hóa học

Đây là biện pháp xử lý đầu tiên cho trái cây xuất khẩu Biện pháp này dễ áp dụng

và rất hiệu quả đối với RĐQ bởi tính độc của thuốc rất cao Thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất như fenthion và dimethoat dùng để xử lý trái cây sau thu hoạch đã được sử dụng

tại Úc để trừ ruồi ở tiểu bang Queensland và Bactrocera musae (Heither, 2001)

Nhược điểm của thuốc trừ sâu là gây thối quả nên sau đó được thay thế bằng thuốc xông hơi như Methyl bromide và Ethylen dibromide Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng ngày nay không ưa chuộng sử dụng thực phẩm có dư lượng hóa chất, do đó biện pháp hóa học không được sử dụng rộng rãi

2.2.2 Biện pháp vật lý

2.2.2.1 Xử lý nhiệt

Theo Vargas và ctv., 1984, nhiệt độ cao hoặc thấp đều có ảnh hưởng rất lớn đến

sự tồn tại của RĐQ Cụ thể với mức nhiệt độ dưới 20 0C thường làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể và có thể làm giảm khả năng gây hại của RĐQ Nhiệt độ tăng cao đột ngột sẽ gây sốc nhiệt và giết chết hầu hết các loài RĐQ gây hại, chỉ có rất ít loài có

thể chịu đựng được mức nhiệt độ 460

C trong vòng 30 phút (Peterson, 142, 2000; JICA,

114, 1996)

Phương pháp xử lý nhiệt gồm xử lý bằng nhiệt nóng và xử lý bằng nhiệt lạnh

Trang 24

Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp có ý nghĩa diệt trừ dịch hại, mà chỉ là cách bảo đảm về phương diện KDTV, vì phương pháp này chỉ được áp dụng sau khi thu hoạch và diệt trừ có giới hạn một số giai đoạn của RĐQ, cụ thể là giai đoạn YE,

ME, L1, L2, L3 sống trong quả

Có nhiều phương cách để xử lý nhiệt nóng cho trái cây như: dùng khí nóng, nước nóng, hay hơi nước nóng Tùy loại quả và mục đích sử dụng mà ta chọn cách xử lý phù hợp với yêu cầu đặt ra Do giá thành xử lý bằng nhiệt nóng rẻ hơn so với xử lý

bằng phóng xạ, nên đây là biện pháp được sử dụng nhiều cho trái cây và rau ăn trái tươi ở vùng nhiệt đới

 Biện pháp hơi nước nóng

Là quá trình gia nhiệt trái cây bằng khí nóng khoảng 50 0

C có ẩm độ cao (> 90

%), tâm quả khi đó có nhiệt độ khoảng 46 – 47 0C và được xử lý thêm trong một thời gian từ 10 – 20 phút (Heither, 2001) Một điều bất lợi được ghi nhận trong biện pháp này là điều kiện trên không đủ để diệt trừ nấm bệnh ký sinh và hoại sinh Do vậy, cần

bổ sung biện pháp trừ nấm bệnh trong từng trường hợp cụ thể

Xử lý trái cây bằng hơi nước nóng được ứng dụng đầu tiên ở Florida năm 1992

để trừ RĐQ Địa trung hải trên quả cam Từ đó được phát triển rộng ra trên đu đủ ở Hawaii, ớt xanh ở Nhật, xoài ở Úc, Mexico, Philippine và Thái Lan Năm 1994, hai nhà máy xử lý hơi nóng được lắp đặt ở Bắc Anh để xử lý xoài xuất đi Nhật, trong năm đầu xử lý được 300 tấn xoài Kensington

Trang 25

 Bi ện pháp dùng khí nóng

Biện pháp này được phát triển ở Hawaii để xử lý xoài trước khi xuất vào lục địa,

để thay thế cho biện pháp hơi nước nóng vì người ta tin rằng ẩm độ cao có thể làm hư

hại quả (Armstrong và ctv., 1998) Sử dụng nguồn khí nóng khô (với ẩm độ khoảng 50

%) để làm nóng quả đến nhiệt độ xử lý Tuy nhiên, có nhược điểm là có thể gây bỏng

vỏ ở một số loại quả có vỏ mỏng, mọng nước như cà chua, nho, dâu tây, mận, Biện pháp này cũng đã được New Zealand chấp thuận để nhập trái cây từ Thái Bình Dương

 Biện pháp ngâm trong nước nóng

Đây là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả Ngâm trái cây trong nước nóng 30 0

C xử lý trong 2 – 3 giờ để nhiệt độ tâm quả tới nhiệt độ xử lý Xử lý ở mức nhiệt độ cần xử lý khoảng 10 phút để nấm bệnh và RĐQ chết hết Tuy nhiên, cách này thường làm giảm

chất lượng quả và giảm thời gian bảo quản vì quả bị ngâm lâu trong nước nên ít được

sử dụng

Phương pháp xử lý nhiệt lạnh

Biện pháp xử lý nhiệt lạnh được xem là một cách xử lý diệt trừ RĐQ mang lại hiệu quả cao và đặc biệt không để lại dư lượng hóa chất trên quả (Walter, 1984) Phương pháp này yêu cầu giữ trái cây ở nhiệt độ thấp từ 0 – 3 0

C trong khoảng thời gian dài (2 – 3 tuần) Tiêu chuẩn xử lý nhiệt lạnh được Mỹ áp dụng để diệt B dorsalis

và B.correcta nhiễm trên trái cây nhập vào Mỹ là 0,99 0C trong 15 ngày hoặc 1,38 0

C trong 18 ngày Biện pháp này thường được dùng cho trái cây ôn đới và được kết hợp trong quá trình vận chuyển, khi đó phải có thùng chứa (container) chuyên dùng với thiết bị tạo nhiệt, giữ nhiệt và kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm Riêng đối với các loại rau quả vùng nhiệt đới thì biện pháp xử lý này không thể sử dụng được vì gây tổn thương quả do lạnh, chất lượng không đảm bảo do nhiệt độ bảo quản trái cây nhiệt đới thường là từ 7 – 13 0

C

Trang 26

2.2.2.2 X ử lý chiếu xạ

Chiếu xạ là một quá trình xử lý hàng hóa bằng năng lượng ion và bao gồm cả sóng radio, radar, vi sóng, tia hồng ngoại, tia cực tím, tia X và tia gramma Từ năm

1960, biện pháp này đã được nghiên cứu và sử dụng trên nhiều đối tượng KDTV trong

đó có loài Bactrocera correcta Bezzi Khi giai đoạn trứng hoặc sâu non bị chiếu xạ tùy

theo liều lượng, RĐQ không thể vũ hóa được hoặc sự vũ hóa không được bình thường

hoặc trưởng thành sau đó không thể sinh sản được (bất dục) (Arthor và Burditt, 1994) Năm 2006, Bộ nông nghiệp – Cục kiểm dịch thực động vật Mỹ công bố một quy định mang tính bước ngoặt đó là quy định liều bức xạ để xử lý hàng nông sản nhập vào Mỹ với liều lượng chiếu xạ tối thiểu đạt được theo quy định Mức 150 Gy áp dụng chung cho tất cả các loại hàng hóa là trái cây và rau ăn trái tươi khi xử lý tiêu diệt các loài thuộc họ Tephrididae và 400 Gy cho tất cả các loài côn trùng khác, ngoại trừ nhộng và giai đoạn trưởng thành của Lepidoptera Liều lượng này được tính toán, đảm

bảo ngăn chặn trưởng thành RĐQ có thể vũ hóa từ trứng hoặc sâu non đã xử lý đạt

mức 99,9968 % tuy nhiên phương pháp này cũng có một số mặt hạn chế như: giá thành thiết bị và chi phí cao, không phù hợp thị hiếu người tiêu dùng tại một số nước như: Nhật, Úc, New Zealand và các nước Châu Âu Gây một số hiệu ứng phụ làm

giảm chất lượng thực phẩm, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và hàm lượng vitamin, có khả năng gây xuất huyết trong cơ thể, gây biến đổi gen

2.3 Thành ph ần, phân bố và tác hại của ruồi đục quả xoài trên thế giới

2.3.1 Thành phần, phân bố của ruồi đục quả xoài trên thế giới

Xoài là một trong những loại quả nhiệt đới được ưa chuộng nhất bởi màu sắc hấp

dẫn, vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao Vì thế, diện tích trồng và sản lượng xoài trên thế giới ngày một gia tăng, cùng với việc mở rộng sản xuất thì sâu bệnh hại xoài cũng gia tăng Thành phần gây hại được ghi nhận là 260 loài côn trùng, nhện (Penã và ctv., 1998) và 25 loài nấm bệnh (CABI, 2007), trong đó RĐQ là dịch hại quan trọng nhất và gây thiệt hại nặng nề cho tất cả các vùng trồng xoài

Trang 27

Theo kết quả điều tra của White và ctv (1992) cho thấy RĐQ trên thế giới có tổng số loài khoảng 4.000 loài Phần lớn các loài này có dòi phát triển bên trong bộ

phận mang hạt của cây và có khoảng 35 % gây hại phần thịt quả Theo kết quả nghiên

cứu của Cogan và Munro (1980), giống Bactrocera có 140 loài, giống Ceratitis có 65

loài và giống Dacus có 170 loài xuất hiện ở vùng Nam Phi Nghiên cứu của Champ và ctv (1993) ở vùng Phương Đông đã phát hiện 160 giống thuộc họ Tephritidae trong đó

có 180 loài thuộc giống Bactrocera và 30 loài thuộc giống Dacus

Theo White và Harris (1992), các giống loài của RĐQ phân bố không đồng đều

và thay đổi theo khí hậu và từng vùng địa lý Giống Anastrepha gây hại nhiều ở vùng

Nam, Trung Mỹ và vùng Tây Âu Giống Bactrocera gây hại nhiều ở vùng nhiệt đới

Châu Á và Nam Thái Bình Dương, một ít loài xuất hiện ở vùng Châu Phi và một số vùng của Châu Âu và Châu Á Giống Ceratitis gây hại nhiều trên các loại quả nhiệt đới vùng Châu Phi Giống Dacus gây hại trên nhiều loài hoa, trái cây thuộc học

Curcubitaceae hoặc cây họ đậu Asclepiadaceae và nhiều loài phát hiện ở Châu Phi

Riêng trên quả xoài, hầu hết các nước sản xuất xoài đều bị RĐQ gây hại nặng, trong số 48 loài RĐQ được ghi nhận trên xoài thì có 8 loài thuộc giống Anastrepha, 30 loài thuộc giống Bactrocera, 7 loài thuộc giống Ceratitis, 2 loài thuộc giống Dirioxa

và 1 loài thuộc giống Toxotrypana (White và Harris, 1992) Tất cả các loài thuộc

giống Dacus gần đây được xếp vào giống Bactrocera Những loài thuộc giống

Bactrocera đều là dịch hại quan trọng ở các vùng trồng xoài thuộc Đông bán cầu (châu

Á và Thái Bình Dương) như B tryoni, B zonata, B dorsalis, B neohumeralis, B

jarvisi và B frauenfeldi Trong khi nh ững loài thuộc giống Anastrepha lại tập trung

gây hại xoài ở Tây bán cầu (từ miền Nam nước Mỹ tới Bắc Achentiana, và các đảo vùng Caribe) Các loài thuộc giống Ceratitis như Ceratitis cosyra, C rosa, C capitata

và C catoirii gây h ại nhiều trên xoài ở châu Phi (Penã và ctv., 1998)

Tại các nước trồng xoài ở khu vực Châu Á, các loài RĐQ xoài đều thuộc giống

Bactrocera Thành ph ần RĐQ xoài của Thái Lan là Bactrocera carambolae (Drew and Hancook), B correcta Bezzi, B cucurbitae, B dorsalis Hendel, B papayae, B

tuberculata và B Zonata, c ủa Ấn Độ là B carambolae, B correcta, B cucurbitae, B

Trang 28

dorsalis, B cacayae và B zonata và c ủa Malaysia là B carambolae, B cucurbitae, B

dorsalis, B papayae, B occipitalis (CABI, 2007)

2.3.2 Tác hại của ruồi đục quả xoài trên thế giới

Tại Jabalpur, Madhya Praesh (Ấn Độ) điều tra năm 2001 cho thấy mức độ gây hại của loài ruồi Bactrocera cucurbitae trên các giống mướp đắng biến động từ 12,08% đến 41,49% tùy giống (Yadav và ctv., 2003) Ở Micronesia, chỉ một loài RĐQ

được ghi nhận là B frauenfeldi nhưng xuất hiện rất phổ biến và gây hại nghiêm trọng

đối với nhiều loại quả Tỷ lệ nhiễm RĐQ này trên ổi là 91 %, bơ 57 %, mận 51 %, khế

18 %, xoài 8 %, cam 4 % Ở Tonga ghi nhận có 6 loài RĐQ trong đó B facialis là gây

hại nghiêm trọng nhất, tỷ lệ nhiễm đối với ớt ngọt là 97 – 100 %, ớt cay là 89 – 97 %

Tỷ lệ nhiễm hai loài ruồi B facialis và B kirki trên ổi hơn 90 % (Tupou và ctv., 2001)

RĐQ Địa Trung Hải Creatitis capitata (Wiedemann) là loài dịch hại chính đối

với quả tươi tại các nước Địa Trung Hải Nếu không có biện pháp kiểm soát dịch hại được áp dụng tại Israel, Palestin và Jordan thì thiệt hại về năng suất quả hàng năm ước tính 365 triệu USD, chiếm hơn một nửa tổng thu nhập từ quả tươi tại các nước này do RĐQ Địa Trung Hải gây ra (Enkerlin và ctv.,1997) Chi phí diệt trừ ruồi Địa Trung

Hải được ước tính khoảng 70 triệu AUD đối với vùng Tây Úc và 20 triệu AUD đối với vùng Florida Ngoài ra ở toàn nước Úc, một năm phải chi ra khoảng 850 triệu AUD cho phòng trừ RĐQ nói chung mà vẫn thất thoát năng suất ước tính khoảng 100 triệu AUD (Anon, 1982) Ở California – Mỹ, tổn thất về năng suất ước tính khoảng 910 triệu USD với chi phí phòng trừ là 190 triệu USD (Dowell và Wange, 1986) Chính vì việc phải đầu tư một số tiền lớn như thế để làm sạch ruồi trong lãnh thổ của chính mình, các nước tiên tiến đã đặt ra những biện pháp rất nghiêm ngặt đối với việc nhập khẩu quả cây từ các nước khác vào nước họ để tránh việc nhiễm dịch ruồi ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nước họ (JICA – IPQTF project, 2006)

Trang 29

2.4 Thành ph ần ruồi đục quả xoài ở Việt Nam

2.4.1 Thành phần ruồi đục quả được phát hiện ở Việt Nam

Theo kết quả thực hiên dự án quản lý RĐQ ở Việt Nam của Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II – TP Hồ Chí Minh (1998 – 2000), Chi cục kiểm dịch Lạng Sơn (2001), của Drew và ctv., (1999 – 2000), tại Việt Nam có 30 loài RĐQ thuộc 2 giống Dacus và Bactrocera thuộc họ Tephritidae Trong đó Bactrocera có 27

loài thuộc 5 giống phụ là Asiadacus, Zeugodacus, Gymodacus, Sinodacus và

Bactrocera Gi ống Dacus có 3 loài thuộc giống phụ Callantra Như vậy, toàn bộ lãnh

thổ Việt Nam phát hiện có 30 loài RĐQ và sự phân bố của chúng không đồng đều giữa

Miền Nam và Miền Bắc Miền Nam có 18 loài, Miền Bắc có 22 loài

Khu vực miền Bắc Việt Nam có 22 loài (20 loài thuộc giống Bactrocera, trong

đó giống phụ Bactrocera có 14 loài, các giống phụ còn lại có 6 loài; 2 loài thuộc giống

Dacus và gi ống phụ Callantra) Khu vực miền Nam có 18 loài (có 16 loài của giống

Bactrocera , trong đó giống phụ Bactrocera có 10 loài, các giống phụ còn lại có 6 loài

và 2 loài của giống Dacus và giống phụ Callantra) Những loài chỉ có mặt ở miền Nam là: B apicalis, B carambolae, B melastomatos, B zonata, B calophylli, B

hochii, B isolata và Dacus tenebrosus

Đến năm 2004, thành phần phân bố RĐQ ở Việt Nam được ghi nhận như sau: có

9 loài xuất hiện trên toàn quốc trừ B pyrifoliae mới chỉ phát hiện ở Lào Cai và Sơn La Khu vực miền núi phía Bắc (Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn, Lai Châu và Hòa Bình) có 19 loài, khu vực Trung Du (Bắc Giang, Phú Thọ, ) có 9 loài Khu vực Châu thổ sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, ) có 10 loài Khu vực Trung Bộ (Thừa Thiên Huế, Nghệ

An, ) có 7 loài Loài B correcta t ập trung ở vùng Đông Nam Bộ, loài B dorsalis

vùng Tây Nam Bộ và loài B latifrons chưa ghi nhận được (Lê Đức Khánh và ctv.,

Trang 30

Bắc Chúng chiếm trên 95 % cá thể ruồi đực thu được ở 5 loại bẫy pheromon đặt ở tất

cả các tỉnh, trong đó loài B dorsalis chiếm tỉ lệ cao nhất (> 40 %), tiếp theo là loài B

Correcta chi ếm tỉ lệ vào bẫy cao thứ 2, cuối cùng là loài B.cucurbitae Ngoài ra phổ

ký chủ của B correcta và B dorsalis rất rộng, hầu như chúng có cùng phổ ký chủ

(Drew, 2000) Mức độ thiệt hại của 3 loài ruồi này phụ thuộc vào thời gian gây hại chính của ruồi trên quả và vào giống cây ăn quả

Theo Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, thiệt hại do RĐQ gây ra đối với 7 loại quả ở Tiền Giang thì ổi có 94 % số quả bị nhiễm; gioi (Eugenia javanica), 76,33

% số quả bị nhiễm; khổ qua, 30 % số quả bị nhiễm Năm 1999, đào nhiễm ruồi ở Sapa tăng dần từ 6 % (tháng 6) lên 65 % (cuối vụ); năm 2000, số quả đào bị hại là 21 % Trên cam, tỷ lệ quả bị hại thấp hơn, cao nhất là 6 % (tháng 8) (Drew, 2000)

2.4.2 Thành ph ần ruồi đục quả hại xoài ở Việt Nam

Theo điều tra của Drew và ctv (1999 – 2000), trên xoài ở miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ phát hiện hai loài RĐQ là B dorsalis và B correcta

Thành phần RĐQ vào bẫy tại khu vực trồng xoài ở các tỉnh phía Nam có 5 loài:

B dorsalis Heldel, B correcta, B carambolae, B vesbascifoliae và B zonata Tuy

nhiên, chỉ có hai loài B dorsalis và B correcta là gây hại trên quả xoài (SOFRI, 2007;

Trang 31

2.5 Kết quả thí nghiệm khả năng chống chịu nhiệt trần của 4 loài ruồi đục quả B

dorsalis, B correcta, B cucurbitae, B carambolae được thực hiện năm 2011 (Dương Hoài Ân)

Khi tiến hành thí nghiệm so sánh sự kháng nhiệt ở mỗi giai đoạn của bốn loài

RĐQ B correcta, B dorsalic, B carambolae, và B Cucurbitae, thì nhận thấy rằng, hai loài B dorsalis và B correcta là hai loài có khả năng kháng nhiệt cao nhất, tiếp

đến là B carambolae chống chịu nhiệt kém hơn, cuối cùng là B cucurbitae chống

chịu nhiệt kém nhất trong bốn loài ruồi nói trên

Hai giai đoạn ME và L1 là hai giai đoạn trước khi hóa nhộng của RĐQ mà nó có

khả năng chịu nhiệt cao nhất

Riêng loài B correcta thì giai đoạn ME của nó có khả năng chịu nhiệt cao nhất Giai đoạn L1 của loài B dorsalis có khả năng chống chịu nhiệt cao nhất khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê so với giai đoạn ME của loài B correcta

2.6 Tổng quan về ruồi đục quả Bactrocera correcta Bezzi

Tên khoa học: Bactrocera correcta Bezzi

Tên tiếng anh: Guava fruit fly

Trang 32

2.6 1 Đặc điểm nhận dạng

Trưởng thành ruồi Bactrocera correcta Bezzi (hình 2.1) có màu nâu đỏ hoặc nâu

tối, kích thước 7 – 9 mm, sãi cánh dài 1,3 mm, đầu có dạng hình bán cầu, mặt trước màu nâu đỏ Ngực trước bị thoái hóa chỉ còn thuỳ sau Thùy sau ngực trước màu vàng, hai bên sườn phía trước gốc cánh màu vàng, lưng ngực giữa màu đen hoặc nâu đen Gần gốc chân cánh có 2 vệt vàng song song, cuối vệt vàng này có 1 lông cứng Mép sau ngực giữa kéo dài tạo thành một mai màu vàng Chân ruồi màu hung, ngoại trừ đốt chày chân sau đậm hơn và đỉnh của đốt chày có đốm đen Cánh ruồi có buồng cánh gốc (bc), buồng cánh mạch mép trước (c) không màu, ngoài cùng buồng cánh mép có lông nhỏ Dọc mép cánh trước có vệt xám hẹp và kết thúc ở cuối mạch R 2+3, ở đỉnh cánh qua mạch R 4+5 có vệt xám đậm hơi dài Buồng cánh khuỷu có vệt xám Từ đốt bụng 3 đến đốt bụng 5 có vệt đen hình chữ “T” và có góc đen ở hai bên bụng từ đốt 4

và đốt 5 Nhận diện ruồi đực và ruồi cái bằng bộ phận đẻ trứng Ở ruồi cái có bộ phận

đẻ trứng kéo dài và nhọn (Trác Khương Lai, 2007)

Trứng ruồi (hình 2.2) có hình hạt gạo hơi cong kích thước biến động 1,13 x 0,2

mm, khi mới đẻ có màu trắng sữa, khi sắp nở chuyển sang màu vàng nhạt, trứng được

đẻ thành từng ổ từ 5 – 10 trứng vào trong quả

Sâu non (hình 2.3a) dạng dòi, màu vàng nhạt trải qua 3 tuổi, mới nở khoảng 1,5

mm, đẫy sức có thể dài đến 8 mm, xung quanh các cụm lỗ thở có các cụm lông cứng, các cụm lông hướng về mặt bụng và mặt lưng có 20 – 24 lông (các lông này có đầu chia nhánh) và các cụm lông hướng về mặt bên sườn có 8 – 10 lông (các lông này có đầu chia nhánh) Để xác định tuổi của sâu non chính xác ta dựa vào móc miệng của sâu non (hình 2.3b) Sâu non sống trong quả, đục và ăn phần mềm của quả

Nhộng ruồi (hình 2.2) có dạng nhộng bọc nằm trong kén, có hình trứng dài, mới hóa nhộng có màu nâu sau đó chuyển sang nâu đỏ, kích thước khoảng 5,03 ± 0,12 mm RĐQ làm nhộng dưới đất

Trang 33

Hình 2.1 Trưởng thành RĐQ Bactrocera correcta Bezzi

a – Trưởng thành ruồi cái; b – Trưởng thành ruồi đực; c – Sườn cánh gấp khúc

Hình 2.2 Trứng và nhộng RĐQ Bactrocera correcta Bezzi

a – Trứng non; b – Trứng già (khi phôi đã phát triển khoảng 70 %); c – Nhộng

Trang 34

Hình 2.3 Sâu non Bactrocera correcta Bezzi (nguồn: TT KDTVSNK II)

a – Sâu non tuổi 1 và móc miệng; b – Sâu non tuổi 2 và móc miệng;

c – Sâu non tuổi 3 và móc miệng; d – Lỗ thở ở hậu môn sâu non tuổi 3;

2.6.2 Vòng đời Bactrocera correcta Bezzi

Vòng đời B correcta ở điều kiện nhân tạo: nhân nuôi ở 27 0

C, 70 – 80 % R.H., tính

từ trứng đầu tiên đến thế hệ trứng tiếp theo là 30 – 32 ngày

- Giai đoạn ủ trứng kéo dài từ 1 – 2 ngày

- Giai đoạn dòi kéo dài từ 6 – 8 ngày

- Giai đoạn nhộng kéo dài từ 8 – 11 ngày

- Thời gian từ trưởng thành đến đẻ trứng đầu tiên khoảng 13 – 14 ngày

Trang 35

Vòng đời B correcta trên quả xoài cát chu trong trường hợp đẻ tự nhiên: là 33,75

ngày ± 1,08 ngày, thời gian từ trứng đến ssâu non tuổi 1 là 42 giờ ± 2,00 giờ, thời gian

từ trứng đến sâu non tuổi 2 là 78,67 giờ ± 1,15 giờ, thời gian từ trứng đến sâu non tuổi

3 là 110,67 giờ ± 1,15 giờ (thời gian sâu non là 135,50 giờ), thời gian từ trứng đến nhộng là 162,00 giờ ± 2,00 giờ, thời gian tiền đẻ trứng là 13,33 ngày ± 0,58 ngày (Lê Nguyễn, 2011)

Vòng đời B correcta trên quả xoài cát chu trong trường hợp cấy trứng: là 27,65

ngày ± 1,51 ngày, thời gian từ trứng đến sâu non tuổi 1 là 33,00 giờ ± 1 giờ, thời gian

từ trứng đến sâu non tuổi 2 là 65,83 giờ ± 0,76 giờ, thời gian từ trứng đến sâu non tuổi

3 là 91,67 giờ ± 0,58 giờ (thời gian sâu non là 116,83 giờ), thời gian từ trứng đến nhộng là 143,67 giờ ± 0,58 giờ, thời gian tiền đẻ trứng là 11,33 ngày ± 1,15 ngày (Lê Nguyễn, 2011)

2.7 Các bước tiến hành để xử lý nhiệt nóng trừ ruồi đục quả theo đúng tiêu chuẩn quốc tế (JICA-IPQTF, 2008; APPPC-RSPM No.1, 2004)

8 bước của quy trình xử lý nhiệt nóng trừ RĐQ theo đúng tiêu chuẩn quốc

tế gồm:

Bước 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài RĐQ là dịch hại

kiểm dịch thực vật hoặc là dịch hại qui định của các nước nhập khẩu

Bước 2: Nhân nuôi nhân tạo các loài ruồi này với số lượng lớn trong phòng thí

nghiệm

Bước 3: Nghiên cứu khả năng chống chịu nhiệt của từng loài ruồi cũng như

từng pha phát triển của chúng Xác định loài và pha phát triển có khả năng chống

chịu nhiệt cao nhất

Bước 4: Xác định thông số máy xử lý hơi nước nóng nhằm đảm bảo các điều

kiện kỹ thuật tiêu chuẩn

Trang 36

Bước 5: Xác định thông số xử lý nhiệt nóng để trừ diệt hoàn toàn pha phát triển

kháng nhiệt nhất của các loài ruồi kháng nhiệt, đánh giá khả năng chống chịu nhiệt trong quả của loài ruồi kháng nhiệt

Bước 6: Thí nghiệm trừ diệt ruồi ở quy mô lớn để xác nhận ở thông số xử lý

nhiệt nóng (đã tìm ra ở bước 5) và theo phương pháp tăng nhiệt (đã xác định ở bước 6) không một cá thể nào sống sót sau xử lý trong số trên 30.000 cá thể ruồi được xử

Bước 7: Xác định chất lượng quả dưới tác động của nhiệt nóng, xác định tổn

thương do nhiệt và tìm ra phương pháp tăng nhiệt trong máy để giảm thiểu tổn thương do nhiệt (nếu có) đối với quả

Bước 8: Thí nghiệm về phẩm chất quả sau xử lý nhiệt để trừ ruồi ở quy mô lớn

để chứng minh quả sau xử lý (theo quy trình xử lý nhiệt đã xác định ở bước 7) không bị ảnh hưởng về chất lượng và cảm quan

Để xử lý nhiệt nóng diệt trừ RĐQ phải thực hiện 8 bước theo đúng tiêu chuẩn

quốc tế Bước 1 và bước 2 đã được TT KDTV SNK II nghiên cứu và thực hiện trong những năm trước, năm 2011 bước 3 cũng được nghiên cứu trong một khóa luận tốt nghiệp (Dương Hoài Ân, 2011) Và đầu năm 2012, TT KDTV SNK II cũng đã thực

hiện xong bước 4 của quy trình Trong khóa luận này tôi tiếp tục thực hiện bước 5 và bước 6, còn bước 7, 8 sẽ được TT KDTV SNK II thực hiện trong thời gian tới để hoàn

chỉnh quy trình xử lý nhiệt nóng

Trang 37

Chương 3

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu

Thời gian thực hiện thí nghiệm: Thí nghiệm đã được thực hiện từ tháng 02 đến

06 năm 2012

Địa điểm tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm đã được tiến hành tại TT KDTV SNK II (số 28 Mạc Đỉnh Chi – Quận 1 – Tp Hồ Chí Minh)

3.2 Vật liệu nghiên cứu

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

3.2.1.1 Ruồi đục quả Bactrocera correcta Bezzi

 Nguồn RĐQ: RĐQ B correcta được nhân nuôi tại TT KDTV SNK II (số 28

Mạc Đỉnh Chi – Quận 1 – Tp Hồ Chí Minh)

 Điều kiện tối ưu để nhân nuôi ruồi đục quả Bactrocera correcta Bezzi:

 Yêu c ầu nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng:

- Trong hội nghị quốc tế về RĐQ (5 / 2002, tại TP.HCM), các nhà nghiên cứu

về ruồi của Úc, Newzealand, Mỹ, Nhật có thống nhất về điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng của phòng nhân nuôi B correcta nói riêng và đa phần RĐQ nói chung như

sau:

+ Nhiệt độ: 28 0

C ± 0,5 0C + Ẩm độ: 70 % R.H

Trang 38

+ Ánh sáng: 10 h bật đèn sáng, 14 h không bật sáng có 2 h bình minh (5 h – 7

h sáng) và 2 h hoàng hôn (5 h – 7 h chiều)

- Tủ định ôn: sử dụng tủ có thể điều chỉnh nhiệt độ ổn định với độ sai lệch nhiệt

 Ngu ồn thức ăn cho ruồi:

Thực hiện theo phương pháp nuôi của Kakinhama (1991)

- Giai đoạn trứng: sử dụng bột cam tổng hợp hòa tan vào nước, cho vào lọ thu

trứng và lắc đều cho dung dịch bám đều lên thành lọ, sau đó đặt lọ thu trứng vào lồng nuôi ruồi trưởng thành Ta chỉ được đặt và thu trứng vào giai đoạn trưởng thành sau 15 ngày vũ hóa

- Giai đoạn sâu non: sử dụng thức ăn nhân tạo theo công thức ở bảng 3.1

Bảng 3.1 Thành phần thức ăn nuôi sâu non RĐQ Bactrocera correcta Bezzi

Thành phần Liều lượng

Nước

Trang 39

- Giai đoạn trưởng thành: sử dụng thức ăn theo tỉ lệ

Men khô (Dry yeast) : Đường cát = 0,25 : 1

3.2.1.2 Xoài cát chu

Xoài cát chu phục vụ thí nghiệm được bao quả trong quá trình phát triển đảm bảo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sạch sâu bệnh cũng như sự phá hại của RĐQ Xoài được thu mua từ một số nhà vườn thuộc Hợp tác xã xoài cát Mỹ Sương,

Trang 40

- Tủ trữ quả nhiễm (Biotron): nhiệt độ được điều chỉnh ở 280

C ± 0,5 do hãng Sanshu của Nhật Bản cung cấp (hình 3.2c)

- Lồng nuôi trưởng thành: lồng có kích thước 30 x 30 x 45 cm với 3 mặt lưới inox,

mặt đáy là nhôm (hình 3.2d)

- Lọ nhựa có đục các lỗ nhỏ, đường kình lỗ 5 mm để thu trứng RĐQ (hình 3.3a)

- Hộp nhựa nuôi sâu non và chứa quả nhiễm: là hộp nhựa có kích thước 18,5 x 19,0

x 93 cm, cắt bỏ một phần nắp hộp và dán lưới mịn kích thước lưới 12,6 x 11,6 cm (hình 3.3b)

- Hộp nhựa nhỏ kích thước 8 x 12 cm dùng để chứa riêng mỗi quả sau khi đã cấy

trứng vào quả (hình 3.3c)

- Kính lúp soi nổi dùng để đếm trứng và sâu non (hình 3.3d)

- Nhiệt kế, đĩa petri, máy đếm, máy xay thức ăn, giấy thấm, cân điện tử, thiết bị thu trứng, pipette, cốc thủy tinh, khay nhựa, vải lưới đen, bình xịt nước, cọ, nhíp, dao mỗ (hình 3.4)

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w