1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỒN TẠI CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ Bactrocera correcta Bezzi (DIPTERA: TEPHRITIDAE) Ở BỐN MỨC NHIỆT ĐỘ KHÁC NHAU

88 363 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỒN TẠI CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ Bactrocera correcta Bezzi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỒN TẠI CỦA

RUỒI ĐỤC QUẢ Bactrocera correcta Bezzi

(DIPTERA: TEPHRITIDAE) Ở BỐN MỨC NHIỆT ĐỘ KHÁC NHAU

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ TUYẾT TRINH

Tháng 08/2011

Trang 2

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỒN TẠI CỦA

RUỒI ĐỤC QUẢ Bactrocera correcta Bezzi

(DIPTERA: TEPHRITIDAE) Ở BỐN MỨC NHIỆT ĐỘ KHÁC NHAU

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II và ThS Lê Cao Lượng, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông Học, Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt khóa luận

Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Tôi xin trân trọng biết ơn toàn thể quý anh chị ở Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II và chi cục kiểm dịch thực vật vùng II đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài

Lòng biết ơn tôi xin kính gửi đến gia đình và những người thân yêu, bạn bè cùng tập thể lớp nông học, khóa 33 đã luôn bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi vượt qua khó khăn

Xin chân thành biết ơn

Tp Hồ Chí Minh, 8/2011

Trần Thị Tuyết Trinh

Trang 4

TÓM TẮT

TRẦN THỊ TUYẾT TRINH, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh,

tháng 08/2011, “ Nghiên cứu sự phát triển và tồn tại của ruồi đục quả Bactrocera correcta Bezzi (Diptera: Tephritidae) ở bốn mức nhiệt độ khác nhau”

Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Hữu Đạt và ThS Lê Cao Lượng

Đề tài đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 02/2011 đến 06/2011 tại Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, nhằm phục vụ công tác phân tích nguy cơ dịch hại cho trái cây Việt Nam xuất khẩu vào thị trường New Zealand, Úc

Đề tài gồm 2 phần :

* Nghiên cứu sự phát triển các giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng, thành trùng

của ruồi B correcta ở các mức nhiệt độ 20 ± 0,1oC, 24 ± 0,1oC

Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Peterson (2000)

Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD) gồm 2 nghiệm thức với 3 lần lặp lại Thí nghiệm lần lượt với các pha trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng

o Nghiệm thức 1: 20 ± 0,1oC

o Nghiệm thức 2: 24 ± 0,1oC

* Đánh giá khả năng tồn tại ở các pha trứng và ấu trùng của ruồi đục quả B correcta ở mức nhiệt độ 2± 0,5oC và 5 ± 0,5oC, duy trì liên tục ở các thời gian khác nhau sau đó được đưa vào nhân nuôi ở điều kiện tối thích 28 ± 0,5oC

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu 2 yếu tố, hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại Yếu tố 1 là giai đoạn phát triển gồm trứng mới đẻ, trứng già, ấu trùng tuổi 1, ấu trùng tuổi 2 và ấu trùng tuổi 3 Yếu tố 2 là thời gian duy trì ở nhiệt độ 5 ± 0,5oC gồm các mức 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 ngày

Trang 5

Thu trứng non, trứng già, ấu trùng tuổi 1, 2, 3 đủ thời gian đối với từng giai đoạn tuổi ruồi đã nhân nuôi ở điều kiện 28 ± 0,5oC theo Nguyễn Hữu Đạt (2007), mỗi giai đoạn thu 20 đĩa, sau đó đặt vào nhiệt độ 5± 0,5oC

Thí nghiệm tương tự mức nhiệt độ 2 ± 0,5oC

Ở điều kiện nhiệt độ 2 ± 0,5oC và 5 ± 0,5oC, các giai đoạn gồm trứng non, trứng già, ấu trùng tuổi 1, ấu trùng tuổi 2, ấu trùng tuổi 3 đều có khả năng tồn tại với thời gian khác nhau

Khả năng tồn tại của ruồi đục quả ở nhiệt độ 5 ± 0,5oC cao hơn so với nhiệt độ

2 ± 0,5oC Ở cả 2 mức nhiệt độ này thì thứ tự chống chịu nhiệt của các pha phát triển theo thứ tự từ cao xuống thấp là: trứng già - ấu trùng tuổi 1 - ấu trùng tuổi 2 - ấu trùng

tuổi 3 – trứng non Trứng già B correcta có khả năng chịu lạnh cao nhất, kế đến là ấu

trùng tuổi 1 và giai đoạn chống chịu lạnh kém nhất là trứng non

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục v

Danh sách các chữ viết tắt viii

Danh sách các hình, biểu đồ ix

Danh sách các bảng xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi đề tài 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Thành phần và phân bố loài ruồi đục quả 4

2.1.1 Thành phần và phân bố loài ruồi đục quả trên thế giới 4

2.1.2 Thành phần và phân bố loài ruồi đục quả ở Việt Nam 4

2.2 Vị trí phân loại của Bactrocera correcta 5

2.3 Đặc điểm hình thái của Bactrocera correcta 5

2.3.1 Trưởng thành 5

2.3.2 Các pha trước trưởng thành 6

2.4 Đặc điểm sinh thái của ruồi đục quả 6

2.4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ 6

2.4.2 Ảnh hưởng của ẩm độ 7

2.4.3 Ảnh hưởng của ánh sáng 7

2.4.5 Ảnh hưởng của thức ăn lên sự phát triển của ruồi 7

2.4.6 Ảnh hưởng của mật độ quần thể 7

2.5 Đặc điểm sinh học của ruồi đục quả: 8

2.5.1 Đặc điểm sinh học giai đoạn trước trưởng thành 8

2.5.2 Đặc điểm sinh học giai đoạn trưởng thành 8

Trang 7

2.5.3 Hoạt động ăn hại 9

2.6 Mức độ gây hại của ruồi đục quả trong sản xuất và xuất khẩu trái cây 9

2.6.1 Mức độ gây hại 9

2.6.2 Vai trò của ruồi đục quả trong sản xuất, xuất khẩu trái cây 10

2.7 Biện pháp phòng trừ ruồi đục quả 11

2.7.1 Phòng trừ ruồi đục quả ngoài đồng 11

2.7.2 Phòng trừ ruồi đục quả sau thu hoạch 11

2.8 Tình hình xuất khẩu quả tươi ở Việt Nam sang các thị trường khó tính 12

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13

3.2 Nội dung nghiên cứu 13

3.3 Vật liệu nghiên cứu 13

3.4 Phương pháp nghiên cứu 16

3.4.1 Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ 20 ± 0,1oC, 24 ± 0,1oC đến sự phát triển vòng đời của ruồi Bactrocera correcta 16

3.4.1.1 Pha trứng 16

3.4.1.2 Pha ấu trùng 17

3.4.1.3 Pha nhộng 19

3.4.1.4 Pha thành trùng 19

3.4.2 Đánh giá khả năng tồn tại của Bactrocera correcta ở các mức nhiệt độ lần lượt là 5 ± 0,1oC và 2± 0,1oC 21

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 22

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Ảnh hưởng của mức nhiệt độ 20 ± 0,1oC, 24 ± 0,1oC đến sự phát triển vòng đời của ruồi Bactrocera correcta 23

4.1.1 Pha trứng 23

4.1.2 Pha ấu trùng 24

4.1.3 Pha nhộng 26

4.1.4 Pha thành trùng 27

4.2 Đánh giá khả năng tồn tại của Bactrocera correcta ở mức nhiệt độ là 2± 0,5oC và 5 ± 0,5oC 30

Trang 8

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37

5.1 Kết luận 37

5.2 Đề nghị 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

PHỤ LỤC 42

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt (Kí hiệu) Viết đầy đủ

AUD Australian dollar – đô la Úc

CABI Center for Agriculture and Bioscience International – Trung

tâm nghiên cứu Nông Nghiệp và Khoa học Sinh học Quốc tế ctv Cộng tác viên

E.d Embryo development – sự phát triển của phôi

JICA Japan International Cooperation Agency – Cơ quan Hợp tác

Quốc tế Nhật Bản

JICA - IPQTF

Japan International Cooperation Agency – Improvement of plant quarantine treatment of fruit fly – Dự án Cải tiến Biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật cho ruồi đục quả của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

L1 Larvae 1 – Ấu trùng tuổi 1

L1 Larvae 2 – Ấu trùng tuổi 2

L3 Larvae 3 – Ấu trùng tuổi 3

LT50 Lethal time 50 – Thời gian gây chết 50% số cá thể thí nghiệm LT99 Lethal time 99 – Thời gian gây chết 99% số cá thể thí nghiệm

LT99,9968 Lethal time 99,9968 – Thời gian gây chết 99,9968% số cá thể

thí nghiệm

ME Mature eggs – Trứng già lúc phôi phát triển 80% (Peterson,

2000)

NT Nghiệm thức

Prob Probability – Giá trị xác suất

SOFRI South Fruit Research Institute – Viện Cây Ăn Quả Miền Nam

t Value Giá trị tính của hàm phân bố xác xuất t ứng với một mức ý

nghĩa nào đó (t tính) USD United States dollar – đô la Mỹ

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Vòng đời của B correcta ở điều kiện 28 ± 0,5oC (Nguyễn Hữu Đạt, 2007)

9

Hình 3.1 Incubator được sử dụng để nuôi ruồi ở nhiệt độ 20 oC và 24oC 14

Hình 3.2 Biotron được sử dụng để thí nghiệm khả năng tồn tại của B correcta ở nhiệt độ 2 oC và 5oC 15

Hình 4.1 Số trứng thu thập được trên 20 con cái B correcta mỗi 24 giờ ở điều kiện nhiệt độ 20 ± 0,1oC 28

Hình 4.2 Số trứng thu thập được trên 20 con cái B correcta mỗi 24 giờ ở điều kiện nhiệt độ 24 ± 0,1oC 28

Hình 4.3 Số trứng thu thập được trên 20 con cái B correcta mỗi 24 giờ ở điều kiện nuôi 20 ± 0,1oC, 24± 0,1oC 29

Hình 4.4: Vòng đời của B correcta ở điều kiện 20 ± 0,1oC và 24 ± 0,1oC 30

Hình 1: Ruồi cái và ống đẻ trứng của B correcta 41

Hình 2: Cánh và ngực của B correcta 41

Hình 3: Râu và bụng của B correcta 41

Hình 4: Lỗ thở sau của B correcta 42

Hình 5: Móc miệng của ấu trùng B correcta các tuổi 42

Hình 6: Ấu trùng B correcta tuổi 1,2 và 3 42

Hình 7: Theo dõi tỉ lệ nở và thời gian nở của B correcta ở 20 ± 0,1oC và 24 ± 0,1oC

43

Hình 8: Theo dõi thời gian ấu trùng B correcta tuổi 2 ở 20 ± 0,1oC và 24 ± 0,1oC

43

Hình 9: Theo dõi thời gian ấu trùng B correcta tuổi 3 ở 20 ± 0,1oC và 24 ± 0,1oC 43

Hình 10: Dụng cụ và công đoạn thu trứng 43

Hình 11: Tạo ấu trùng tuổi 1 và tuổi 2, 3 43

Hình 12: Pha nhộng 44

Hình 13: Nhộng thu ở 20 ± 0,1oC và 24 ± 0,1oC 44

Trang 11

Hình 14: Theo dõi khả năng đẻ trứng của 20 cặp ruồi B correcta 46

Hình 15: Chuẩn bị các pha cho thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ 5 ± 0,5oC 46

Hình 16: Ấu trùng B correcta bị chết do xử lý lạnh 47

Hình 17: Trứng B correcta không nở do xử lý lạnh 48

Đồ thị 1: Đường biểu diễn hồi quy khả năng tồn tại ở 2 ± 0,5oC của giai đoạn YE 49

Đồ thị 2: Đường biểu diễn hồi quy khả năng tồn tại ở 2 ± 0,5oC của giai đoạn M 49

Đồ thị 3: Đường biểu diễn hồi quy khả năng tồn tại ở 2 ± 0,5oC của giai đoạn L1 50

Đồ thị 4: Đường biểu diễn hồi quy khả năng tồn tại ở 2 ± 0,5oC của giai đoạn L2 50

Đồ thị 5: Đường biểu diễn hồi quy khả năng tồn tại ở 2 ± 0,5oC của giai đoạn L3 51

Đồ thị 6: Đường biểu diễn hồi quy khả năng tồn tại ở 2 ± 0,5oC của các giai đoạn lần lượt là YE, L3, L2, L1, ME 51

Đồ thị 7: Đường biểu diễn hồi quy khả năng tồn tại ở 5 ± 0,5oC của giai đoạn YE 52

Đồ thị 8: Đường biểu diễn hồi quy khả năng tồn tại ở 5 ± 0,5oC của giai đoạn ME 52

Đồ thị 9: Đường biểu diễn hồi quy khả năng tồn tại ở 5 ± 0,5oC của giai đoạn L1 53

Đồ thị 10: Đường biểu diễn hồi quy khả năng tồn tại ở 5 ± 0,5oC của giai đoạn L2 53

Đồ thị 11: Đường biểu diễn hồi quy khả năng tồn tại ở 5 ± 0,5oC của giai đoạn L3 54

Đồ thị 12: Đường biểu diễn hồi quy khả năng tồn tại ở 5 ± 0,5oC của giai đoạn YE, L3, L2, L1, ME 55

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Công thức thức ăn của ruồi B correcta giai đoạn sâu non 14

Bảng 3.2: Số lượng các pha phát dục dung trong thí nghiệm 5 ± 0,5oC 21

Bảng 4.1 Thời gian và tỉ lệ trứng nở 23

Bảng 4.2 Thời gian phát triển của trứng 24

Bảng 4.3 Thời gian phát triển của phôi trứng 24

Bảng 4.4 Thời gian phát triển của ấu trùng 25

Bảng 4.5 Thời gian phát triển của nhộng 26

Bảng 4.6 Tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ thành trùng bay khỏe 27

Bảng 4.7 Giá trị LT50 của B correcta ở 2 ± 0,5oC và 5± 0,5oC 31

Bảng 4.8 Giá trị LT99 của B correcta ở 2 ± 0,5oC và 5± 0,5oC 32

Bảng 4.9 Giá trị LT99,9968 của B correcta ở 2 ± 0,5oC và 5± 0,5oC 33

Bảng 4.10 Tỉ lệ tử vong trung bình của ruồi đục quả B correcta ở 2 ± 0,5oC 35

Bảng 4.11 Tỉ lệ tử vong trung bình của ruồi đục quả B correcta ở 5 ± 0,5oC 36

Trang 13

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Ruồi đục quả là một trong những đối tượng gây hại nghiêm trọng hàng đầu ở tất

cả các vùng trồng cây và rau ăn quả Mức độ thiệt hại hàng năm do ruồi đục quả gây ra rất lớn vì chúng có rất nhiều loài, gây hại trên nhiều loại rau quả và hầu như gây hại quanh năm Tác hại của ruồi (sâu non gọi là dòi) gây hại trong quả, ăn thịt quả, gây rụng quả hàng loạt dẫn đến làm giảm năng suất, thậm chí gây thất thu Tại Jabalpur,

Madhya Pradesh (Ấn Độ) điều tra năm 2001 cho thấy mức độ gây hại của loài ruồi B cucurbitae trên các giống mướp đắng biến động từ 12,08% đến 41,49% tùy giống (Yadav và ctv., 2003) Ở Tonga ghi nhận có 6 loài ruồi đục quả trong đó B facialis là

gây hại nghiêm trọng nhất, tỉ lệ nhiễm đối với ớt ngọt là 97 – 100%, ớt cay là 89 – 97% Tại Úc, một năm phải chi ra khoảng 850 triệu AUD cho phòng trừ ruồi đục quả nói chung mà vẫn thất thoát năng suất ước tính khoảng 100 triệu AUD (Anon, 1982)

Ở California – Mỹ, tổn thất về năng suất ước tính khoảng 910 triệu USD với chi phí phòng trừ là 290 triệu USD (Dowell và Wange, 1986)

Vì phải đầu tư một khối tiền lớn để làm sạch ruồi trong lãnh thổ của mình, các nước tiên tiến đã đặt ra những biện pháp rất nghiêm ngặt đối với việc nhập khẩu trái cây từ nước khác để tránh việc nhiễm dịch ruồi ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của nước họ (JICA – IPQTF project, 2006) Do đó, ruồi đục quả là đối tượng kiểm dịch thực vật quan trọng và rào cản xuất nhập khẩu quả tươi nhiệt đới sang các nước phát triển Theo kết quả thực hiện dự án quản lý ruồi hại quả ở Việt Nam (1999-2000)

đã phát hiện và giám định được 30 loài Trong đó B correcta là một trong những loài

có sức phá hại nghiêm trọng đặc biệt ở Việt Nam và Thái Lan Loài ruồi này lại là đối tượng kiểm dịch của rất nhiều nước như: Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Úc, New Zealand (JICA – IPQTF Project, 2006; Waddell, 2005; Peterson, 2002)

Trang 14

Do đó để xuất quả tươi có chất lượng tốt, Việt Nam cần phải nghiên cứu tìm biện pháp phù hợp để tiêu diệt ruồi đục quả nhưng vẫn duy trì được chất lượng quả xuất khẩu (Heither, 2001; JICA, 1996)

Việc xử lý ruồi đục quả giai đoạn tiền thu hoạch là rất khó khăn do tốn kém tiền bạc, mất nhiều thời gian, ngoài ra còn phải phối hợp trên diện rộng để nhiều quốc gia cùng thực hiện một lúc Do vậy, để xuất khẩu được quả tươi, các nước đang phát triển đều phải nghiên cứu lựa chọn giải pháp kỹ thuật xử lý ruồi trên quả tươi giai đoạn hậu thu hoạch như là một giải pháp trước mắt ít tốn kém nhất Đã có nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề trên, nhiều biện pháp xử lý được sử dụng như khử trùng bằng giải pháp chiếu xạ, hơi nước nóng hay nhiệt lạnh

Úc và New Zealand là hai thị trường xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam trong thời gian sắp tới Vì vậy để xóa bỏ rào cản kiểm dịch của hai nước này, Việt Nam phải đảm bảo ruồi đục quả được tiêu diệt hoàn toàn

Nhằm phục vụ phân tích nguy cơ dịch hại cho chủ trương xuất khẩu trái cây

Việt Nam sang Úc, New Zealand, đặc biệt là phân tích khả năng tồn tại ruồi đục quả B correcta của Việt Nam tại lãnh thổ thuộc hai quốc gia này Chúng tôi đã tiến hành thực

hiện đề tài “Nghiên cứu sự phát triển và tồn tại của ruồi đục quả Bactrocera

1.2 Mục tiêu đề tài

Phục vụ công tác phân tích nguy cơ dịch hại cho trái cây Việt Nam xuất khẩu vào thị trường New Zealand, Úc

1.3 Yêu cầu

- Thiết lập vòng đời của B correcta ở các mức nhiệt độ 20 ± 0,1oC, 24 ± 0,1oC

- Tìm hiểu khả năng tồn tại của B correcta ở các mức nhiệt độ lạnh 2± 0,5oC

và 5 ± 0,5oC

Trang 15

1.4 Đối tượng và phạm vi đề tài

Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm của trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 02/2011 đến tháng 06/2011 trên đối

tượng là ruồi đục quả Bactrocera correcta Bezzi

Trang 16

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Thành phần và phân bố loài ruồi đục quả

2.1.1 Thành phần và phân bố loài ruồi đục quả trên thế giới

Cho đến nay đã có khoảng 4.000 loài ruồi đục quả được phát hiện, đa số thuộc

họ Tephritidae của bộ Diptera (White và Harris, 1992)

Theo Cogan và Munro (1980) ghi nhận có khoảng 140 loài thuộc giống

Bactrocera, 65 loài thuộc Ceratitis và khoảng 170 loài giống Dacus tồn tại ở vùng

Sahara Nam Phi Ở khu vực châu Úc, Tân tây Lan đã phát hiện khoảng 130 giống ruồi

đục quả, trong đó riêng giống Bactrocera có 270 loài và Dacus có khoảng 27 loài

(Drew, 1982; Hardy và Delfinado, 1980) Theo Champ và ctv (1993) ở vùng Đông Phương, bao gồm cả Indonesia đến Đông Irian Jaya, đảo Ryukyu của Nhật Bản và ở Trung Quốc đến Nam sông Giang Tử đã tìm thấy 160 giống thuộc họ Tephritidae,

trong đó giống Bactrocera có khoảng 180 loài và giống Dacus có 30 loài Ở khu vực

Châu Âu, phần Châu Á ôn đới, Trung Đông và Bắc Phi có khoảng 140 giống ruồi đục

quả họ Tephritidae, trong đó giống Bactrocera có 13 loài, giống Dacus có 5 loài, giống Rhagoletis có 22 loài và một số loài và một số loài thuộc giống Ceratitis

(Freidberg và Kugler, 1989; White, 1988) Những nghiên cứu của Foote và Steykal (1987) đã phát hiện ở Canađa, Hoa Kỳ và Mexico có khoảng 60 giống ruồi đục quả,

riêng giống Anastrepha có 20 loài và Rhagoletis có 24 loài Kết quả điều tra của Foote

và Steyskal (1987) ở các vùng còn lại của châu Mỹ cho biết có tới khoảng 180 loài

thuộc Anastrepha, một số loài của Bactrocera và Ceratitis; còn với giống Rhagoletis

có 21 loài

2.1.2 Thành phần và phân bố loài ruồi đục quả ở Việt Nam

Tại Việt Nam, theo thống kê của cục bảo vệ thực vật có 30 loài thuộc 2 giống

Dacus và Bactrocera Khu vực miền Bắc Việt Nam chỉ có 22 loài (20 loài thuộc giống

Trang 17

Bactrocera, trong đó giống phụ Bactrocera có 14 loài, các giống phụ còn lại có 6 loài;

2 loài thuộc giống Dacus và giống phụ Callantra) Những loài chỉ có mặt ở miền Nam là: Bactrocera Asiadacus apicalis, B carambolae, B Zengodacus isolata, B Gymodacus calophylli, B zonata và Dacus Callantra tenebrosus

Ruồi đục quả phương Đông (B dorsalis) phát triển rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam Ngoài ra loài ruồi dưa (B cucurbitae) tồn tại phổ biến ở miền Bắc Việt Nam và loài ruồi ổi (B correcta) lại rất phổ biến ở miền Nam Việt Nam Có thể xem 3

loài này là 3 loài gây hại chủ yếu ở Việt Nam; Chúng chiếm trên 95% cá thể ruồi đực

thu được ở 5 loại bẫy pheromone đặt ở tất cả các tỉnh Đặc biệt B dorsalis và B correcta có phổ ký chủ rất rộng và gần như có cùng ký chủ chung ( Drew và ctv.,

Tên khoa học: Bactrocera correcta Bezzi

Tên tiếng anh: Guava Fruit Fly

2.3 Đặc điểm hình thái của B correcta

2.3.1 Trưởng thành

Ruồi trưởng thành có màu nâu xám, kích thước biến động từ 6,31 ± 0,48 mm, mặt ruồi có vệt đen ngang có thể không liên tục, phần phụ miệng kiểu chích hút Trên mặt có đốm đen hình chữ nhật Ngực trước bị thoái hóa chỉ còn thùy sau Thùy sau ngực trước màu vàng, hai bên sườn phía trước gốc cánh màu vàng, lưng ngực giữa màu đen hoặc nâu đen, không có băng vàng giữa lưng ngực Gần gốc chân cánh có hai

Trang 18

vệt vàng song song, cuối vệt vàng này có một lông cứng Mép sau ngực giữa kéo dài tạo mai màu vàng, chân ruồi màu hung, ngoại trừ đốt chày chân sau đậm hơn và đỉnh của đốt chày có đốm đen

Cánh ruồi có buồng cánh gốc (bc), buồng cánh mạch mép trước (c) không màu, ngoài cùng buồng cánh mép có lông nhỏ Dọc mép cánh trước có vệt xám hẹp và kết thúc ở cuối mạch R2+3 Ở đỉnh cánh qua mạch R4+5 có vệt xám đậm hơi dài Buồng cánh khuỷu có vệt xám Từ đốt bụng 3 đến đốt bụng 5 có vệt đen hình chữ “T” và có góc đen ở hai bên bụng từ đốt 4 và đốt 5 (Nguyễn Thị Chắt và ctv., 2001 – 2002 )

2.3.2 Các pha trước trưởng thành

Trứng ruồi có kích thước nhỏ, biến động 1,13 ± 0,1 mm màu trắng đục hoặc vàng nhạt, một đầu tròn và một đầu nhọn, phần đuôi tròn láng Miệng có móc, hình dạng và cấu tạo thay đổi theo tuổi sâu: tuổi 1 móc ở miệng mềm, chưa hóa sừng và có

3 răng trước mềm; tuổi 2 có móc miệng cứng, đã hóa sừng và có 3 răng trước cứng; tuổi 3 có móc ở miệng cứng, đã hóa sừng và chỉ có 2 răng trước cứng (đã mất đi một răng nằm ở trong cùng) Ấu trùng nở ra dạng dòi, không chân, màu trắng nhạt trải qua

3 tuổi Nhộng ruồi dạng bọc, màu nâu nhạt hoặc màu nâu đậm

2.4 Đặc điểm sinh thái của ruồi đục quả

2.4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ

Khi được nuôi trong cùng điều kiện, B cucurbitae có giai đoạn trứng ngắn nhất

và giai đoạn trưởng thành, tiền đẻ trứng dài nhất C capitata có giai đoạn trứng dài nhất và giai đoạn trưởng thành tiền đẻ trứng ngắn nhất Trong khi đó thì B correcta

nằm trung gian giữa hai giai đoạn trên theo nghiên cứu của Vargas và ctv (1984)

Tất cả các loài ruồi đục quả quan trọng ở nhiệt đới đều có nhiệt độ tối ưu ở mức

25 – 290C, nhiệt độ dưới 200C thường làm giảm tốc độ tăng trưởng quần thể và sẽ giết chết chúng nếu nhiệt độ xuống quá thấp hoặc quá cao ở 460C trong vòng 30 phút (Peterson, 2000)

Trang 19

2.4.2 Ảnh hưởng của ẩm độ

Ruồi trưởng thành thích hợp với ẩm độ từ 60-80%, ẩm độ thấp hơn không giết chết ruồi ngay vì chúng có khả năng bay tìm nguồn nước nhưng ẩm độ quá cao sẽ làm ruồi bay lượn khó khăn, khó giao phối, đẻ trứng, tốc độ phát triển hạn chế và tỉ lệ chết trước tuổi rất cao (Peterson, 2000)

2.4.3 Ảnh hưởng của ánh sáng

Ruồi đục quả cần ánh sáng ở mức trên 400 cho đến 500 lux, lý tưởng là 800 lux: ở điều kiện này ruồi tăng khả năng di chuyển cao nhất, riêng ánh sáng 200 cho tới thấp hơn 300 lux thì thích hợp cho việc giao phối, chế độ ánh sáng cao hơn 1000 lux thì ít phù hợp hơn

2.4.5 Ảnh hưởng của thức ăn lên sự phát triển của ruồi

Công thức thức ăn nhân tạo cho ấu trùng B correcta của nhóm nghiên cứu ở

Việt Nam hay ở những nơi khác trên thế giới (Peterson,2000; JICA,1996) cũng đều làm trên 3 dạng công thức thức ăn cơ bản: cà rốt tươi dùng ở các phòng thí nghiệm của Mỹ; cà rốt khô được dùng phổ biến ở Úc và bột cám, bột bắp được dùng ở Nhật Bản, Thái Lan Trong thức ăn nhân tạo được bổ sung nhiều chất chống nấm và vi khuẩn gây thối thức ăn, nên nguồn thức ăn tương đối ổn định hơn về lượng và chất theo thời gian

Theo Peterson (2000), thì protein và đường là 2 nguồn thức ăn quan trọng trong giai đoạn trưởng thành của ruồi

2.4.6 Ảnh hưởng của mật độ quần thể

Nếu để ruồi đẻ tự nhiên và đẻ tối đa lên quả, nhiều ruồi đục quả có thể đẻ trứng cùng lúc hoặc nhiều lúc khác nhau vào cùng một quả theo Bùi Công Hiển và Trần Huy Thọ (2003) Trên một quả có trọng lượng khoảng 300 – 350 gam, số lượng trứng đẻ có thể lên tới vài trăm trứng, tuy nhiên trong quá trình trứng nở và ấu trùng phát triển thì quả đồng thời cũng bị hư thối dần Chính vì thế đã có một sự canh tranh trong loài diễn

ra trong phạm vi một quả và sức sống của quần thể bị suy giảm

Trang 20

2.5 Đặc điểm sinh học của ruồi đục quả

2.5.2 Đặc điểm sinh học giai đoạn trước trưởng thành

Giai đoạn trứng: Theo Corconan và ctv (1998) và Heither và ctv (1985), thời điểm trứng nứt để ấu trùng tuổi 1 chui ra gọi là giai đoạn phôi phát triển 100%, và trong thực tế corcoran cho biết giai đoạn này đã được các nhà khoa học về ruồi đục quả nhìn nhận là tương ứng với lúc có 50% số trứng nở đã được nở Ngoài ra Corcornan (Peterson 2000) còn ghi nhận rằng trứng ruồi ở thời điểm đạt 60% đến 80% giai đoạn phát triển phôi trứng tương ứng với lúc trứng đã có lớp vỏ phôi có cấu tạo tế bào bảo vệ phôi và có khả năng chịu nhiệt cao hơn bình thường

Giai đoạn ấu trùng trải qua 3 tuổi kéo dài 6 – 7 ngày, sau đó chuyển sang giai đoạn nhộng

Giai đoạn nhộng: kéo dài 10 – 11 ngày

2.5.2 Đặc điểm sinh học giai đoạn trưởng thành

Ruồi đục quả thường vũ hóa vào buổi sáng, nhộng tập trung vũ hóa trong khoảng thời gian từ 9 – 11 giờ sáng

Việc bắt cặp giao phối diễn ra vào cuối buổi chiều cho đến chập tối đối với B cucurbitae (Black và Pemberton, 1917) và B dorsalis (Roan và ctv.,1954); Bess và

Haramoto, 1961) Việc giao phối diễn ra ở thời điểm có ánh sáng ban ngày đối với

những loài tephritid

Đối với B correcta đẻ trứng cao điểm vào giữa trưa Theo White và ctv (1992)

B correcta, một con cái có thể đẻ 1200 -1500 trứng Tuổi thọ con trưởng thành từ 1

đến 3 tháng, tùy theo điều kiện sinh thái

Vòng đời của B correcta ở điều kiện 28 ± 0,1oC (Nguyễn Hữu Đạt, 2007) :

Trang 21

Hình 2.1: Vòng đời của B correcta ở điều kiện 28 ± 0,1oC (Nguyễn Hữu Đạt, 2007)

2.5.3 Hoạt động ăn hại

Ruồi đục quả có thể ăn vào bất cứ lúc nào trong ngày theo Christensen và Foote

(1960) Khi nuôi trong phòng thí nghiệm Arakaki và ctv (1984) ghi nhận B tryoni, B.cucurbitae, B dorsalis và B correcta thường ăn hại vào buổi sáng

2.6 Mức độ gây hại của ruồi đục quả trong sản xuất và xuất khẩu trái cây

34 giờ

22 giờ 60% e.d -> 80 % e.d

20,8 giờ -> 27,7 giờ

Trang 22

Các vùng nhiệt đới có khí hậu ấm áp, người dân canh tác quanh năm, cộng với việc độc canh cây ăn quả đã tạo điều kiện cho ruồi đục quả tăng nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng.(Champ và ctv., 1993)

B.cucurbitae, B dorsalis và B correcta là 3 loài ruồi gây hại chủ yếu ở Việt

Nam (Drew và ctv., 2000)

Theo kết quả đánh giá của Viện nghiên cứu cây ăn quả SOFRI về thiệt hại do ruồi đục quả gây ra cho 7 loại quả ở Tiền Giang thì ổi có 94% số trái bị nhiễm; gioi có 76,33% số trái bị nhiễm; khổ qua, 30% số trái bị nhiễm (Huỳnh Trí Đức)

Mức độ thiệt hại của 3 loài ruồi này phụ thuộc vào thời gian gây hại chính của ruồi trên quả và giống của từng loại cây ăn quả theo kết quả nghiên cứu của Dự án

“Quản lý ruồi đục quả ở Việt Nam”

Ruồi chủ yếu làm cho trái non rụng sớm hoặc để lại dấu đẻ trứng làm giảm giá trị thương mại (Champ và ctv., 1993)

2.6.2 Vai trò của ruồi đục quả trong sản xuất, xuất khẩu trái cây

Ruồi đục quả là đối tượng gây thiệt hại quan trọng trong sản xuất trái cây, làm cho sản lượng và phẩm chất giảm sút, gia tăng chi phí kiểm soát dịch hại Mặt khác ruồi đục quả là đối tượng kiểm dịch thực vật của các nước, là rào cản của viêc xuất khẩu trái cây tươi, làm mất đi một nguồn ngoại tệ lớn cùng với những chi phí để thiết lập và duy trì các biện pháp xử lý và diệt trừ ruồi

Tại Israel, Palestin và Jordan thiệt hại về năng suất trái cây hằng năm ước tính

365 triệu USD, chiếm hơn một nửa tổng thu nhập từ trái cây tại các nước này do ruồi

đục quả Địa Trung Hải Ceratitis capitata gây ra (Enkerlin và ctv., 1997) Tại Úc, một

năm phải chi ra khoảng 850 triệu AUD cho phòng trừ ruồi đục quả nói chung mà vẫn thất thoát năng suất ước tính khoảng 100 triệu AUD (Anon, 1982) Ở California thất thoát năng suất ước tính khoảng 910 triệu USD với chi phí phòng trừ là 290 triệu USD (Dowell và Wange, 1986)

Trang 23

Chính vì phải bỏ ra một chi phí lớn để phòng và diệt trừ ruồi đục quả nên các nước tiên tiến đã đặt ra những biện pháp rất nghiêm ngặt đối việc nhập khẩu trái cây từ nước khác vào nước họ để tránh việc tái nhiễm dịch ruồi trở lại (JICA – IPQTF project, 2006)

Trái cây Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại bởi hầu hết các ruồi đục quả của hiện có mặt tại ở Việt Nam đều là những đối tượng kiểm dịch thực vật của đất nước họ (Đàm Quốc Trụ, 2004)

2.7 Biện pháp phòng trừ ruồi đục quả

2.7.1 Phòng trừ ruồi đục quả ngoài đồng

Đã có nhiều biện pháp cơ, lý, hóa học được áp dụng để phòng trừ ruồi đục quả ngoài đồng Tại Mã Lai, bọc quả sa-bô-chê làm giảm thiệt hại ruồi từ 100% quả bị nhiễm xuống thấp hơn 10%, quả được bọc thường không bị dập, ngọt hơn và có giá trị thương mại cao hơn

Ruồi đục quả Bactrocera spp bị hấp dẫn bởi màu vàng nên người ta đã sử dụng

những tấm nhựa vàng được trét keo để bắt ruồi

Fenthion và Dimethoate là 2 loại thuốc đang được đăng ký sử dụng ở khu vực Đông Nam Á, được sử dụng với nồng độ 0,2% và phun lên bề mặt quả

Việc vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch là biện pháp giúp ngăn ngừa ruồi hiệu quả

Biện pháp nhân thả ruồi đực bất dục có thể xem là một biện pháp kiểm dịch thực vật nhằm tạo ra một vùng sạch ruồi

2.7.2 Phòng trừ ruồi đục quả sau thu hoạch

Tại Úc người ta dùng fenthion và dimethoate để xử lý quả sau thu hoạch (Heather, 1994) Ở bang Victoria, để trừ ruồi Queensland, người ta nhúng quả vào dung dịch Dimethoate với liều lượng 400mg/lít/1 phút

Trang 24

Về sau người ta dần thay thế biện pháp này bởi thuốc xông hơi (Heather, 1994)

vì dễ áp dụng, nhanh và hiệu quả diệt trừ triệt để, loại thuốc được sử dụng là Methyl bromide và Ethylen dibromide Tuy nhiên biện pháp này cũng bị hạn chế vì tính độc của thuốc

Biện pháp sử dụng năng lượng ion, sóng radio, radar, sóng cực ngắn, tia hồng ngoại, tia X, tia cực tím và tia gamma chiếu xạ lên trái cây với liều lượng thích hợp làm cho ruồi không thể vũ hóa, hoặc không thể trưởng thành bình thường, hoặc trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản (Arthur và Burditt, 1994)

Cùng với chiếu xạ, nhiệt nóng và nhiệt lạnh được xem là cách xử lý hiện đại, an toàn nhất cho nhiều loại quả và không để lại dư lượng (Peterson, 2001; Heither, 2001)

2.8 Tình hình xuất khẩu quả tươi ở Việt Nam sang các thị trường khó tính

Việt Nam đã phá vỡ rào cản kiểm dịch đối với ruồi đục quả và xuất thành công trái thanh long sang Mỹ, Nhật, Hàn Quốc vào các năm 2008, 2009, 2010

Hiện tại Việt Nam vừa giải tỏa thành công lệnh cấm chôm chôm vào thị trường

Mỹ (3/2011), sắp tới sẽ tiếp tục đưa nhãn, vải (dự kiến cuối năm 2011) và vú sữa, xoài (cuối năm 2012) vào Mỹ

Việt Nam cũng đang đàm phán với New Zealand và Úc để đưa xoài và thanh long vào 2 nước này

Trang 25

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thời gian thực hiện: 02/2011 đến 06/2011

Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, 28 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

3.2 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu sự phát triển các giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng, thành trùng của

ruồi B correcta ở các mức nhiệt độ 20 ± 0,1oC, 24± 0,1oC

Đánh giá khả năng tồn tại ở các pha trứng, ấu trùng và nhộng của ruồi đục quả

B correcta ở mức nhiệt độ 2± 0,5oC và 5 ± 0,5oC, duy trì liên tục ở các thời gian khác nhau sau đó được đưa vào nhân nuôi ở điều kiện tối thích 28 ± 0,5oC

3.3 Vật liệu nghiên cứu

Nguồn ruồi B correcta được sử dụng làm thí nghiệm là quần thể được nuôi

thuần ở trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II trong tủ nuôi ruồi tự động (Biotron) ở nhiệt độ 28 ± 0,50C, ẩm độ 70 – 80% RH

Trang 26

Bảng 3.1: Công thức thức ăn của ruồi B correcta giai đoạn ấu trùng

Thành phần thức ăn Trọng lượng

Chất bảo quản (Sodium Benzoate) 0,75 g

Thức ăn nuôi giai đoạn thành trùng: Dry yeast : Đường = 250gram : 1 kg

Dụng cụ:

Tủ định ôn (incubator) loại chuyên dùng để nuôi ruồi đục quả do JICA viện trợ,

có độ ổn định nhiệt độ rất cao (± 0,1oC) Sử dụng để nuôi ruồi trong thí nghiệm về khả

năng phát triển của ruồi B correcta ở 20 oC và 24oC

Hình 3.1 Incubator được sử dụng để B correcta ở nhiệt độ 20 oC và 24oC

Trang 27

Tủ nuôi ruồi (Biotron): sử dụng tủ nuôi ruồi tự động có hệ thống ổn định nhiệt độ

28 ± 0,50C, ẩm độ 70 - 80% RH, ánh sáng điều chỉnh tự động như nguồn ánh sáng ngoài trời, có bình minh và hoàng hôn nhân tạo Sử dụng để nuôi ruồi trưởng thành và nuôi các giai đoạn trứng, ấu trùng trong thí nghiệm đánh giá khả năng tồn tại của ruồi

B correcta ở 2 mức nhiệt độ 2± 0,5oC và 5 ± 0,5oC

Biotron nuôi ruồi có kích thước: 2,7 m x 2,26 m x 2,36 m

Hình 3.2 Biotron được sử dụng để thí nghiệm khả năng tồn tại của B correcta

ở nhiệt độ 2 oC và 5oC

Lồng nuôi trưởng thành loại lớn: kích thước 30 x 30 x 45 cm với 3 mặt lưới inox, mặt đáy là nhôm

Lồng nuôi trưởng thành loại nhỏ: kích thước 25 x 25 x 25 cm

Đĩa petri, bông thấm nước, giấy, pipet, chổi lông, bình xịt nước, lưới đen Kính hiển vi soi nổi, máy đếm, máy chụp hình

Hộp nhựa nuôi sâu non có kích thước 185 x 190 x 93 mm, cắt bỏ một phần nắp hộp và dán lưới mịn kích thước lưới 126 x 116 mm

Cốc nhựa có nắp cao 20 cm được đục lỗ đường kính 7 cm để ruồi đẻ trứng

Trang 28

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Xác định ảnh hưởng của mức nhiệt độ đến sự phát triển vòng đời của ruồi

Bactrocera correcta Bezzi

Áp dụng phương pháp nghiên cứu của Peterson (2000) với các mức nhiệt độ giống như nhiệt độ tiêu biểu vào mùa hè ở một số vùng của New Zealand và Úc

Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD) gồm 2 nghiệm thức với 3 lần lặp lại ở từng pha, số lượng cá thể lần lượt ở các pha trứng, ấu trùng, nhộng

Đặt đĩa petri vào hộp nhựa, đậy kín nắp rồi cho vào tủ định ôn ở các mức nhiệt

độ 20 ± 0,1 oC và 24 ± 0,1oC

Chỉ tiêu theo dõi:

Trang 29

Theo dõi trứng sau 30 phút một, cho đến khi trứng nở hết, ghi nhận thời gian từ lúc trứng đẻ đến khi trứng nở 10%, 50%, 70% tổng số trứng thực nở

Ở điều kiện nhiệt độ 20 ± 0,10C, bắt đầu theo dõi trứng nở từ giờ thứ 60 sau thu trứng và ở điều kiện nhiệt độ 24 ± 0,10C, bắt đầu theo dõi từ giờ thứ 35 sau thu trứng (thời điểm theo dõi được xác định dựa vào nhiều thí nghiệm sơ bộ trước đó nhằm tiên đoán các mức gần đúng để theo dõi trong thí nghiệm chính thức)

Thời gian phôi phát triển 80% tương ứng với giai đoạn trứng già

Thời gian phôi phát triển 80% = thời gian phôi phát triển 100% * 80/100

Thời gian phôi phát triển 100%: thời gian 50% tổng số trứng thực nở

Tỉ lệ trứng nở là một trong những chỉ tiêu đánh giá sức sống của trứng

Chỉ tiêu theo dõi:

Cứ sau 1 giờ kiểm tra ngẫu nhiên 10 cá thể sâu non trong 1 đĩa, mỗi lần kiểm tra, kiểm tra 1 đĩa Ở điều kiện nhiệt độ 20 ± 0,10C, bắt đầu kiểm tra từ giờ thứ 90 sau

Trang 30

khi thu trứng để ghi nhận thời điểm xuất hiện ấu trùng tuổi 2 và kiểm tra từ giờ thứ

190 sau thu trứng để ghi nhận thời điểm xuất hiện ấu trùng tuổi 3 Ở nhiệt độ 24 ± 0,10C, bắt đầu kiểm tra từ giờ thứ 60 sau thu trứng để ghi nhận thời điểm xuất hiện của

ấu trùng tuổi 2 và kiểm tra từ giờ thứ 105 sau thu trứng để ghi nhận thời điểm xuất hiện của ấu trùng tuổi 3 (thời điểm theo dõi được xác định dựa vào nhiều thí nghiệm

sơ bộ trước đó nhằm tiên đoán các mức gần đúng để theo dõi trong thí nghiệm chính thức)

Ấu trùng ruồi đục quả có 3 tuổi: tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3; ấu trùng ở các tuổi này được phân biệt dựa vào móc miệng (mouth hooks) theo khóa của Anderson (1963)

Thời gian bắt đầu của ấu trùng tuổi một (L1): thời gian tính từ lúc có 70% số trứng thực nở (ấu trùng có móc miệng mềm, chưa hóa sừng và có 3 gai mềm)

Thời gian bắt đầu của ấu trùng tuổi hai (L2): tính từ lúc xuất hiện ấu trùng tuổi

2 đầu tiên (ấu trùng có móc miệng cứng, đã hóa sừng và có ba gai cứng; ấu trùng đã xuất hiện lỗ thở trước nhưng phần gốc còn hẹp, lỗ thở sau có 3 hạt mở dạng tròn)

Thời gian bắt đầu của ấu trùng tuổi ba (L3): tính từ lúc xuất hiện ấu trùng tuổi 3 đầu tiên (ấu trùng có móc miệng cứng, đã hóa sừng và chỉ có hai gai cứng; ấu trùng có

lỗ thở trước có phần gốc rộng, lỗ thở sau có ba khe hở hình hạt đậu dài)

Trang 31

Đặt 500 trứng lên 20 gram thức ăn nhân tạo đã được phủ một lớp giấy mỏng đặt trong khây nhựa (thành không cao quá 10 cm)

Đặt khây nhựa vào trong một hộp nhựa chứa một lớp cát ẩm (môi trường nhộng) để ấu trùng tuổi 3 hóa nhộng

Chỉ tiêu theo dõi

Theo dõi nhộng xuất hiện 1 giờ.lần-1 Ở điều kiện 20 ± 0,10C, theo dõi từ ngày thứ 12 sau thu trứng và theo dõi từ ngày thứ 9 đối với mức nhiệt độ 24 ± 0,10C (thời điểm theo dõi được xác định dựa vào nhiều thí nghiệm sơ bộ trước đó nhằm tiên đoán các mức gần đúng để theo dõi trong thí nghiệm chính thức) gồm các chỉ tiêu :

 Thời gian từ trứng đến nhộng đầu tiên

Thời gian từ trứng đến kết thúc hóa nhộng

Thí nghiệm 1: Kiểm tra tính khỏe mạnh của quần thể ruồi

Bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) gồm 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 100 nhộng

o Nghiệm thức 1: 20 ± 0,10C

o Nghiệm thức 2: 24 ± 0,10C

Cách tiến hành

Trang 32

Lấy 100 nhộng từ thí nghiệm trên đặt trong một ống giấy đen trơn nhằm cho ruồi không bò lên được, có chiều cao 10 cm, đặt vào trong hộp lưới và quan sát

Chỉ tiêu theo dõi

Sau khi vũ hóa với đặc tính hướng sáng chúng sẽ bay lên ra ống đen Số cá thể

có khả năng bay tốt (cánh không bị hư, sức khỏe tốt) thì mới có thể bay giao phối, đẻ trứng tốt về sau Những con không có khả năng bay tốt sẽ ở lại trong ống

Tỉ lệ ruồi bay khỏe (%) = (số ruồi bay khỏe/tổng số nhộng vũ hóa theo dõi) * 100

Tỷ lệ trưởng thành bay khỏe ≥ 80 %

Thí nghiệm 2: Kiểm tra khả năng đẻ trứng của thành trùng

Phương pháp tiến hành theo Peterson (2000) Cho 20 cặp ruồi mới vũ hóa vào lồng lưới (kích thước 25 x 25 x 25 cm) cung cấp nước, đường, protein Hằng ngày dùng cốc nhựa có nước cam để thu trứng Thí nghiệm lặp lại 3 lần

Chỉ tiêu theo dõi

Đếm số lượng trứng thu được hằng ngày

Tuổi thọ thành trùng

Trang 33

3.4.2 Đánh giá khả năng tồn tại của Bactrocera correcta ở mức nhiệt độ là 2±

0,5 o C và 5 ± 0,5 o C :

Đây là 2 mức nhiệt độ tiêu biểu mùa đông ở New Zealand, Úc theo đề xuất của

TS Jacquelin Beggs và cũng là mức nhiệt độ lạnh giới hạn tối thiểu trong bảo quản

trái cây nhiệt đới (thanh long)

Thí nghiệm 1: Xác định và so sánh khả năng chịu nhiệt ở pha trứng non, trứng

già và ấu trùng tuổi 1, 2, 3 của B correcta ở mức nhiệt độ 5 ± 0,5oC

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu 2 yếu tố, hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp

lại Yếu tố 1 là giai đoạn phát triển gồm trứng mới đẻ, trứng già, ấu trùng tuổi 1, ấu

trùng tuổi 2 và ấu trùng tuổi 3 Yếu tố 2 là thời gian duy trì ở nhiệt độ 5 ± 0,5oC gồm

các mức liên tục trong 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20

ngày

Phương pháp tiến hành:

Thu trứng non, trứng già, ấu trùng tuổi 1, 2, 3 đủ thời gian đối với từng giai

đoạn tuổi ruồi ở điều kiện 28 ± 0,5oC theo Nguyễn Hữu Đạt (2007), mỗi giai đoạn thu

20 đĩa, sau đó đặt vào nhiệt độ 5 ± 0,5oC Xem bảng 3.2

Bảng 3.2: Số lượng các giai đoạn phát triển dùng trong thí nghiệm 5 ± 0,5oC

Pha phát triển Số giờ sau thu

Trang 34

Mỗi ngày lấy ra 1 đĩa của mỗi lần lặp lại để theo dõi khả năng sống sót của các giai đoạn nói trên, ghi nhận và lập biểu đồ so sánh

Hiệu quả xử lý được tính theo công thức của Schneider – Orelli:

Hiệu quả (%) = (b-k)/(100-k) *100

b: % số sâu bị chết trong lô thí nghiệm

k: % số sâu bị chết trong lô đối chứng

Công thức này tương tự như công thức Abbott, chỉ khác là không dùng số cá thể sống sót mà là dùng số cá thể bị chết tính theo %

Thí nghiệm 2: Xác định và so sánh khả năng chịu nhiệt ở giai đoạn trứng non,

trứng già và ấu trùng tuổi 1, 2, 3 của B correcta ở mức nhiệt độ 2 ± 0,5oC

Tiến hành tương tự mức nhiệt độ 5 ± 0,5oC

3.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm MSTATC, POLO PLUS

sử dụng chương trình Microsoft Excel tính giá trị trung bình

Trang 35

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Ảnh hưởng của mức nhiệt độ 20 ± 0,1 o C, 24 ± 0,1 o C đến sự phát triển vòng

đời của ruồi Bactrocera correcta

4.1.1 Pha trứng :

Theo dõi 100 trứng sau 30 phút một, chúng tôi ghi nhận số trứng nở cho đến khi

nở hết Từ đó chúng tôi đã tính được thời gian và tỉ lệ trứng nở như sau:

* : khác biệt giữa 2 giá trị trung bình là có ý nghĩa ở mức 0,05

**: khác biệt giữa 2 giá trị trung bình là rất có ý nghĩa ở mức 0,05

Kết quả xử lý T-TEST bảng 4.1 cho thấy: Giá trị trung bình của thời gian trứng

nở ở 2 điều kiện nhiệt độ 20 ± 0,1oC và 24± 0,1oC là khác biệt rất có ý nghĩa và giá trị trung bình của tỉ lệ trứng nở là khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,05

Trên cơ sở đã biết thời gian và tỉ lệ trứng nở, chúng tôi ghi nhận lại thời gian từ lúc trứng đẻ đến khi trứng nở 10%, 50%, 70% của tổng số trứng thực nở Ở từng lần lặp lại và ở từng điều kiện nhiệt độ, với tỉ lệ trứng nở, chúng tôi trở lại bản số liệu thô

để tìm mốc thời gian tương ứng với 10%, 50%, 70% của số trứng thực nở Như vậy với 3 lần lặp lại, chúng tôi có 3 giá trị để thống kê Cuối cùng chúng tôi có kết quả về mốc thời gian tương ứng như sau:

Trang 36

Bảng 4.2 Thời gian phát triển của trứng

Điều kiện nhiệt độ 10% số trứng thực nở

(Thời gian bắt đầu nở)

Theo Peterson (2000), lúc có 50% của tổng số trứng thực nở cũng là thời điểm

mà tác giả gọi là phôi phát triển 100%; và cũng theo tác giả, thời điểm phôi phát triển 80% là thời điểm của trứng già có khả năng chống chịu nhiệt nhất Chúng tôi tính được thời điểm phôi phát triển 80% như sau:

Thời gian phôi phát triển 80% = thời gian phôi phát triển 100% x 80/100

Với giá trị của 3 lần lặp lại chúng tôi có kết quả được thống kê như sau:

Bảng 4.3 Thời gian phát triển của phôi trứng

Điều kiện nhiệt độ 50% số trứng thực nở

Trang 37

Các kết quả theo dõi của chúng tôi đã xác định thời gian xuất hiện ấu trùng tuổi

1 là 70,72 giờ, ấu trùng tuổi 2 là 95,7 giờ, ấu trùng tuổi 3 là 193,7 giờ

* Tương tự ở điều kiện nhiệt độ 24 ± 0,1oC

Thời gian xuất hiện ấu trùng tuổi 1, ấu trùng tuổi 2, ấu trùng tuổi 3 lần lượt là: 43,78 giờ, 64,30 giờ và 111,70 giờ

Bảng 4.4 Thời gian phát triển của ấu trùng

20 ± 0,1oC 70,72 giờ ± 4 phút 95,70 giờ ± 18 phút 193,70 giờ ± 2,3 giờ

24 ± 0,1oC 43,78 giờ 64,30 giờ ± 18 phút 111,70 giờ ± 18 phút

Trang 38

480,3 giờ ± 6,3 giờ 333,3 giờ ± 2,3 giờ 147,00**

Thời gian hóa nhộng 169,7 giờ ± 1,3 giờ 99,7 giờ ± 2,3 giờ 121,24**

* Ở điều kiện nhiệt độ 20 ± 0,1oC, nhộng đầu tiên xuất hiện vào giờ thứ 310,7

giờ ± 2,3 giờ (12,9 ngày) và thời gian từ trứng đến kết thúc hóa nhộng 480,3 giờ ± 6,3

giờ (20 ngày) Thời gian hóa nhộng kéo dài 169,7 giờ ± 1,3 giờ (7,1 ngày) Thời gian

từ bắt đầu hóa nhộng đến bắt đầu vũ hóa trưởng thành trung bình là 429,0 giờ ± 1 giờ

(18 ngày) và thời gian từ trứng đến vũ hóa đầu tiên là 739,7 giờ ± 6,3 giờ (31 ngày)

* Ở điều kiện nhiệt độ 24 ± 0,1oC, đầu tiên xuất hiện vào giờ thứ 233,7 giờ ± 18

phút (9,7 ngày) và thời gian từ trứng đến kết thúc hóa nhộng 333,3 giờ ± 2,3 giờ (13,9

ngày) Thời gian hóa nhộng kéo dài 99,7 giờ ± 2,3 giờ (4,2 ngày ) Thời gian từ bắt

đầu hóa nhộng đến bắt đầu vũ hóa trưởng thành trung bình là 218,3giờ ± 18 phút (9,1 ngày) và thời gian từ trứng đến vũ hóa đầu tiên là 452,0 giờ ± 1 giờ (18,8 ngày)

Trang 39

Tóm lại số liệu về thời gian phát triển nhộng ở điều kiện nhiệt độ 24 ± 0,1oC ngắn hơn 2,8 cho đến 3 ngày so với điều kiện nhiệt độ 20 ± 0,1oC

4.1.4 Pha thành trùng

Tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ thành trùng bay khỏe của ruồi đục quả B correcta ở điều

kiện nhiệt độ 20 ± 0,1oC và 24 ± 0,1oC

Bảng 4.6 Tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ thành trùng bay khỏe

Điều kiện nhiệt độ Tỉ lệ vũ hóa (%) Tỉ lệ thành trùng bay khỏe (%)

* Ở điều kiện nhiệt độ 20 ± 0,1oC, ruồi cái bắt đầu đẻ trứng ở ngày thứ 34 sau

vũ hóa và khả năng đẻ trứng cao nhất từ 45 – 59 ngày sau vũ hóa (1602 trứng trong 15 ngày trên tổng số 2896 trứng trong 73 ngày đẻ của con cái) Sau vũ hóa 73 ngày số trứng đẻ trung bình của 1 con cái trưởng thành là 145 trứng

Trang 40

* Ở điều kiện nhiệt độ 24 ± 0,1oC, ruồi cái bắt đầu đẻ trứng ở ngày thứ 18 sau

vũ hóa và khả năng đẻ trứng cao nhất từ 24 – 42 ngày sau vũ hóa (5806 trứng trong 19 ngày trên tổng số 10084 trứng trong 73 ngày đẻ của con cái) Sau vũ hóa 73 ngày số trứng đẻ trung bình của 1 con cái trưởng thành là 504 trứng

Ngày đăng: 11/06/2018, 09:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w