Việc sử dụng vỉa hè ở Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay có nhiều bất cập và khó khăn trong việc quản lý. Luận văn này đánh giá tình trạng vỉa hè hiện này, chính sách quản lý của chính quyền thành phố và đề xuất giải pháp quản lý vỉa hè cho Thành Phố bằng hình thức đánh giá nội lực ABCD.
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VI CHƯƠNG 1 GỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỈA HÈ VÀ QUẢN LÝ VỈA HÈ 3
2.1.1 Khái niệm vỉa hè 3
2.1.2 Quản lý vỉa hè 3
2.1.3 Nguyên tắc thiết kế xây dựng vỉa hè 3
2.1.4 Hoạt động quy hoạch không gian vỉa hè 5
2.1.5 Tác động của vỉa hè tới mỹ quan đường giao thông 7
2.2 THỰC TRẠNG KHU VỰC 4 TRỤC ĐƯỜNG HBT – LTT – TVL – NS 10
2.2.1 Thực trạng hạ tầng kỹ thuật 10
2.2.2 Công trình công cộng 13
2.2.3 Công trình nhà ở 13
2.2.4 Lưu lượng giao thông và tình trạng đỗ xe 13
2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 16
2.3.1 Phương pháp SWOT 16
Trang 22.3.2 Phương pháp phát triển cộng đồng dựa vào nội lực ABCD 17
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỈA HÈ 4 TRỤC ĐƯỜNG HBT – LTT – TVL – NS 20
3.1 VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN 20
3.2 NỘI DỤNG CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN 23
3.2.1 Hiện tại 23
3.2.2 Định hướng tương lai 26
3.3 HỆ THỐNG VẬN HÀNH CHÍNH SÁCH 28
3.3.1 UBND Thành Phố 28
3.3.2 Sở Giao thông vận tải 28
3.3.3 Sở Tài chính 29
3.3.4 Bộ Công an 29
3.3.5 Sở Xây dựng 29
3.3.6 Sở Kế hoạch và Đầu tư 29
3.3.7 Công an thành phố 29
3.3.8 Thanh tra giao thông đường bộ 30
3.3.9 Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra 31
3.3.10 Tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ 31
3.3.11 Trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng 31
3.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH 32
3.4.1 Đánh giá chung 32
3.4.2 Về hành động ra quân lập lại trật tự của ông Đoàn Ngọc Hải 34
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN VỈA HÈ 36
4.1 PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ, RÕ RÀNG CHO TỪNG CÁ NHÂN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN QUẢN LÝ TRẬT TỰ VỈA HÈ 36
4.2 THỰC HIỆN NGHIÊM VỀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT 36
4.3 VỈA HÈ ƯU TIÊN CHO NGƯỜI ĐI BỘ VÀ CẢNH QUAN 37
Trang 34.4 VỈA HÈ CHO PHÉP SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC Ở MỨC ĐỘ CÓ KIỂM
SOÁT 38
CHƯƠNG 5 KINH NGHIỆM QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ VỈA HÈ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 39
5.1 KINH NGHIỆM QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ VỈA HÈ CỦA SINGAPORE 39
5.1.1 10 điều thú vị của vỉa hè ở Singapore 39
5.1.2 Vậy… Singapore đã làm và thành công như thế nào? 44
a Mạnh tay từ quy hoạch 44
b Quy hoạch bài bản nơi bán hàng rong 45
5.2 KINH NGHIỆM QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ VỈA HÈ CỦA HOA KỲ 47
5.2.1 Quy định chặt về việc sử dụng vỉa hè 47
5.2.2 Biến vỉa hè thành không gian sống có “cá tính” 48
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 50
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
TrangBảng 2.1 Thông số lộ giới 4 trục đường LTT – HBT – NS – TVL 11
Hình 3.1 Thống kê các văn bản pháp lý liên quan 20
Trang 5DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.2 Mảng xanh trên vỉa hè đường LTT và bố trí thùng rác công cộng 11
Hình 2.4 Hệ thống dây điện bị cuốn chằng chịt 12Hình 2.5 Đường Hai Bà Trưng bị ùn tắc vào giờ trưa 14
Hình 5.2 Đi trên vỉa hè như đi dạo trong công viên 39
Hình 5.4 Vỉa hè dành cho người đi bộ và xe đạp 40Hình 5.5 Có thể để xe đạp mọi nơi trên vỉa hè 41Hình 5.6 Vỉa hè là một phần của hệ thống giao thông phức tạp phục vụ người
Hình 5.7 Đèn tín hiệu cho người đi bộ có ở mọi nơi 42Hình 5.8 Không có hàng quán nhôm nhoam, hàng rong chèo kéo 42
Hình 5.12 Người bán hàng vẫn đảm bảo lối đi cho người đi bộ tại New York
48
Trang 6Chương 1.
Trang 7Chương 2 Gới thiệu đề tài nghiên cứu.
2.1 Lý do chọn đề tài
TP.HCM chiếm khoảng 0.6% diện tích và khoảng 6.6% dân số cả nước, là một đôthị nằm trong vùng kinh tế trong điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế - văn hóa – xãhội lớn nhất cả nước Cũng giống như những đô thị khác trong cả nước, quá trình đôthị hóa tại TP.HCM diễn ra hết sức mạnh mẽ Bên cạnh những thành công đạt được,TP.HCM cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết do hạn chếtrong hoạt động quản lý đô thị của chính quyền đô thị như vấn đề về quy hoạch, nhà
ở, cấp thoát nước, giao thông đô thị, môi trường đô thị,…
Với những kiến thức và hiểu biết trong phạm vi môn học, nhóm xin chọn đề tài
“Vỉa hè đô thị TP.HCM”
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhóm chọn đối tượng cụ thể của đề tài là 4 trục đường Hai Bà Trưng (HBT) – LêThánh Tôn (LTT) – Thái Văn Lung (TVL) – Nguyễn Siêu (NS) Bởi vì đây là khuvực tập hầu hết các hoạt động buôn bán diễn ra trên vỉa hè và là khu vực đang trongquá trình thực hiện Chính sách “Lề đường là dành cho người đi bộ” của TP
2.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích quan trọng của đề tài này là tìm hiểu các Chính sách liên quan tới vấn đềvỉa hè và xây dựng các giải pháp khả thi để tổ chức không gian vỉa hè có hiệu quả.Điều này được cụ thể hoá ở những mục tiêu nghiên cứu sau:
- Xác định được hiện trạng của khu vực và các thành phần trên vỉa hè
- Xây dựng các giải pháp và so sánh, phân tích lựa chọn giải pháp hợp lý để tổchức vỉa hè về mặt kinh tế kỹ thuật và mỹ quan đô thị
2.4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu lý thuyết nói về không gian vỉa hè đô thị
Trang 8- Nghiên cứu các văn bản quy định về quy hoạch giao thông, trong đó có quyhoạch không gian vỉa hè của TPHCM.
- Nghiên cứu các số liệu và các đề tài liên quan không gian vỉa hè của cácnghiên cứu trước đó
- Xác định hiện trạng cơ sở hạ tầng của khu vực nghiên cứu hiện nay
- Sử dụng kiến thức chuyên môn và tham khảo ý kiến của Giảng viên hướngdẫn
- Sử dụng phần mềm MICROSOFT OFFICE để viết báo cáo đồ án
- Dùng phần mềm POWER POINT để thuyết trình cho báo cáo
- Sử dụng AUTOCAD để vẽ thực trạng của khu vực nghiên cứu
Trang 9Chương 3 Tổng quan khu vực nghiên cứu 3.1 Những vấn đề chung về vỉa hè và quản lý vỉa hè.
3.1.1 Khái niệm vỉa hè.
Hiện nay, chưa có một định nghĩa nào chính thức về vỉa hè Tuy nhiên trong phạm
vi vấn đề này chúng ta có thể khái quát vỉa hè là phần đường dành cho người đi bộ,chạy dọc theo hai bên lòng đường Lòng đường và vỉa hè là hai yếu tố cơ bản nhấtcủa một con đường, trong đó lòng đường dành cho các phương tiện tham gia giaothông và vỉa hè dành riêng cho người đi bộ
Như vậy, chúng ta có thể hiểu vỉa hè là một thành phần bên trong không gian côngcộng của đô thị, là khoảng không gian công cộng dành cho người đi bộ và tô điểm
vẻ đẹp đô thị
3.1.2 Quản lý vỉa hè.
Quản lý nhà nước về vỉa hè là một nội dung trong hoạt động quản lý nhà nước về đôthị Có thể hiểu đó là sự điều chỉnh tác động của nhà nước đối với vỉa hè đảm bảophù hợp với định hướng phát triển chung của đô thị Bao gồm các hoạt động quyhoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng, sử dụng và quản lý,…
Trong đô thị nước ta đang tồn tại nền kinh tế không chính thức, cung cấp việc làmcho đông đảo người nghèo Địa bàn hoạt động của kinh tế không chính thức là vỉa
hè và nhìu không gian công cộng Chính quyền đô thị tuy không muốn chấp nhậntình trạng này nhưng trước mắt không thể dẹp bỏ, vì vậy chỉ có cách thu xếp nó vàomột số địa điểm phù hợp hay cho hoạt động vào những giờ nhất định Khi nền kinh
tế chính thức hùng mạnh lên thì kinh tế không chính thức sẽ dần thu hẹp lại rồi biếnmất Nên xuất phát từ thực tế đó mà xem xét vấn đề thiết kế, sử dụng và quản lý vỉa
hè đô thị hiện nay
Trang 103.1.3 Nguyên tắc thiết kế xây dựng vỉa hè.
Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, bền vững và mỹ quan đô thị trong xây dựng vàcải tạo hè đường đô thị trên một đoạn tuyến liên tục hoặc cả tuyến đường đô thị về:kết cấu hè, chủng loại vật liệu, quy cách, kích thước, màu sắc
Thiết kế xây dựng vỉa hè phải theo hướng ưu tiên dành cho người đi bộ Chức năngvỉa hè phải gắn kết mật thiết với các công trình phục vụ và khu vực đô thị như vị trí
đi bộ qua đường, bến taxi, bến xe buýt, nhà ga metro, trung tâm thương mại dịch
vụ, quảng trường, công viên,
Vỉa hè phải bảo đảm bằng phẳng và thoát nước, mép vỉa hè phải thẳng đều dọc theomép mặt đường Kết cấu vỉa hè phải được thiết kế đảm bảo bền vững, đồng bộ vềchủng loại vật liệu, cao độ và độ dốc Màu sắc, hoa văn phải tươi sáng, hài hòa cảnhquan đô thị, tránh sử dụng kết cấu có màu sắc rực rỡ gây mất tập trung cho người lái
xe Bề mặt các hố ga, giếng thăm trên vỉa hè phải thiết kế bằng cao độ mặt hè vàđảm bảo công tác duy tu thường xuyên hệ thống hố ga, giếng thăm
Vỉa hè phải được xây dựng và cải tạo phù hợp với quy hoạch chung khu vực và quyhoạch tuyến đường, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, thông thoáng và mỹquan, bảo đảm thoát nước chung và thuận tiện sử dụng, chú ý các yêu cầu đảm bảongười tàn tật tiếp cận sử dụng Chiều rộng tối thiểu vỉa hè phụ thuộc vào cấp đườngthiết kế; độ dốc ngang vỉa hè nên giới hạn từ 1,0% đến 2,0% có hướng dốc về phíamặt đường
Đỉnh bó vỉa cao hơn mép đường xe chạy tối thiểu là 12,5cm Bó vỉa dọc theo vỉa hèphải bảo đảm đồng bộ, liên tục trên một đoạn tuyến hoặc cả tuyến, bảo đảm an toàngiao thông, có bố trí các vị trí hạ thấp bó vỉa, vỉa hè phù hợp tạo thuận lợi cho người
sử dụng Tại các lối rẽ vào khu nhà ở chiều cao bó vỉa nên chọn là 5cm và dùng bóvỉa dạng vát xiên Cao độ mặt bó gốc cây nên lấy bằng cao độ mặt hè
Trang 11Khoảng cách dọc theo vỉa hè từ 25-30m (đối với hè sử dụng vỉa dạng đứng) cần bốtrí hạ hè tạo lối lên xuống cho xe đạp, xe máy Tại các vị trí bố trí lối đi qua đườngdành cho người đi bộ, vị trí điểm dừng đỗ xe buýt phải thiết kế hạ hè tạo lối đi chongười tàn tật.
Tại các vị trí lối ra vào cơ quan, công sở, bệnh viện, trường học, các ngõ phố đôthị có lưu lượng xe cơ giới ra vào nhỏ hơn 10 xe/h thì sử dụng kết cấu vỉa hè kếthợp với bó vỉa dạng hạ thấp đồng bộ nhằm tăng khả năng chịu lực kết cấu vỉa hè.Chiều rộng đoạn hè hạ thấp từ bó vỉa đến vị trí vuốt nối cao độ mặt hè khoảng 1,5m(đối với hè có chiều rộng >3m)
Vị trí bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm dưới hè đường phải thực hiện theohướng dẫn tại điểm 16.2, mục 16 của TCXDVN 104-2007 - Đường đô thị - Yêu cầuthiết kế Các công trình phục vụ khác như nhà chờ xe buýt, bảng thông tin du lịch,cột quảng cáo trên hè phố cần được thiết kế đồng bộ theo hướng dẫn của các cơquan quản lý chuyên ngành, đảm bảo mỹ quan đô thị
Đối với khu vực xung quanh các công trình văn hóa, di tích, các công trình có yêucầu kiến trúc đặc biệt, các công trình cần bảo tồn, các tuyến phố hoặc vị trí có côngnăng đặc biệt khác như tuyến phố đi bộ, khu vực trước trụ sở các sứ quán và tổ chứcquốc tế và các khu vực có công trình đặc biệt khác: Vật liệu lát hè và kết cấu vỉa
hè có thể được lựa chọn riêng biệt phù hợp với tính chất công trình, yêu cầu về bảotồn và theo thiết kế được các cơ quan chuyên ngành thẩm định, phê duyệt
3.1.4 Hoạt động quy hoạch không gian vỉa hè.
Để có thể tìm được một trật tự đô thị ở không gian vỉa hè, vốn không đơn thuần chỉ
là dải lề đi bộ hai bên đường, mà còn giữ rất nhiều vai trò trong việc tạo lập bản sắc,hình ảnh nơi chốn, văn hóa-xã hội của một đô thị, rõ ràng cần có những giải pháp cụthể từ việc bố trí sử dụng hợp lý vỉa hè Vỉa hè là một phần của cơ thể đô thị; việc
“chữa trị”, “phục hồi chức năng” cho vỉa hè đô thị ắt hẳn phải gắn liền với việc duytrì, xây dựng một cơ thể đô thị khỏe mạnh
Trang 12Với cách tiếp cận như đã nêu trên đối với trật tự vỉa hè đô thị, rõ ràng cần phải cónhững giải pháp hết sức cụ thể, cân bằng hài hòa giữa đời sống thực tế đô thị vàmục tiêu phát triển đô thị.
Trong thời gian qua, chính quyền đã thực hiện việc sơn vôi giới hạn phần vỉa hèđược phép sử dụng (chủ yếu để đậu xe máy); tuy nhiên giải pháp này không thể ápdụng một cách đại trà mà cần phải được nghiên cứu hết sức khoa học, kỹ lưỡng.Nên chăng, cần có quy hoạch phân loại các khu vực vỉa hè trong đô thị: có khu vựcvỉa hè tuyệt đối không cho phép buôn bán lấn chiếm vỉa hè và có biện pháp xử lýchế tài rất nặng, ưu tiên hoàn toàn cho bộ hành và cây xanh, cảnh quan; có khu vựcvỉa hè cho phép bố trí hoạt động kinh tế nhỏ (như quầy sách báo, điểm vá xe, nơibán hàng rong…), đậu xe máy và có thể cả ô tô (trường hợp vỉa hè lớn) với quyđịnh và hướng dẫn rõ ràng về tổ chức mặt bằng, không gian và cả quy chế về kinh
tế, tài chính (thuế, phí sử dụng vỉa hè…)
Thậm chí đối với những tuyến phố đặc biệt như phố đi bộ, “kinh tế vỉa hè” lại cóthể cần được khuyến khích một cách có quy hoạch, có kiểm soát, xem đó như là hỗtrợ cho cư dân thành thị mưu sinh, giúp xây dựng bản sắc tuyến phố, tạo bộ mặtsinh động cho đô thị, hay còn trở thành một “đặc sản” cho du lịch
Đối với các dãy nhà phố hiện hữu dọc theo các trục đường, trước mắt có thể tiếnhành chỉnh trang mặt tiền cho đồng bộ về đường nét và màu sắc; với các dãy phố cóvỉa hè nhỏ hoặc không có vỉa hè, có thể mở một hành lang đi bộ nằm ngay mặt tiềntại tầng trệt của các dãy phố này (phần không gian kiến trúc trên lầu chủ nhà vẫn sửdụng) đồng thời với cải tạo mặt đứng
Các hoạt động “kinh tế vỉa hè” cần được quy hoạch cụ thể trên từng đoạn phố Căn
cứ trên đặc trưng tuyến phố và nhu cầu đô thị, các loại hình và quy mô kinh tế vỉa
hè được định hình và quy hoạch cụ thể Chẳng hạn như có thể quy định những vị trí
có thể cho phép có quầy sách báo, chỗ bơm vá xe, quầy thức ăn nhẹ như xe bánh
Trang 13mì, xôi… và phạm vi của những hoạt động này gắn với khu vực đậu xe, chờ xe vàluôn đảm bảo sự liên tục, thông suốt của luồng bộ hành.
3.1.5 Tác động của vỉa hè tới mỹ quan đường giao thông
Trong ngôn ngữ đời thường, chúng ta sử dụng rất thường xuyên từ ghép “đường phố” và ít phân biệt rạnh ròi hai khái niệm Nhưng trong lĩnh vực đô thị học, thìĐƯỜNG và PHỐ là hai khái niệm có nội hàm hoàn toàn khác biệt
-Đường là không gian dành cho giao thông (chủ yếu cho các phương tiện) với lưulượng và tốc độ lớn Khác với đường, phố không chỉ có chức năng giao thông, màcòn là không gian kinh tế, xã hội; là không gian 3 chiều gồm đường, vỉa hè, và côngtrình hai bên, tạo thành một tổng thể phức tạp hơn nhiều Vì vậy, có thể khẳng địnhviệc thiết kế và quản lý phố, trong đó có vỉa hè khác hẳn và phức tạp hơn hẳn so vớithiết kế đường bởi tính xã hội của không gian phố Nó đòi hỏi một cái nhìn tổng thể
và các giải pháp cụ thể chi tiết
Trong thực hành quy hoạch và quản lý đô thị ở nước ta, ‘đường - phố’ không đượcphân biệt rạch ròi mà được coi chung là hệ thống không gian phục vụ giao thông,trong đó lòng đường dành cho xe cộ, phương tiện còn vỉa hè dành cho người đi bộ.Rất đơn giản Đường phố thuộc hạng mục kỹ thuật hạ tầng nên việc thiết kế hướngtuyến, mặt cắt đường, đi kèm theo các công cụ quản lý chỉ giới đường đỏ (lộ giới)
và chỉ giới xây dựng được thiết kế thuần túy dựa trên các cân nhắc kỹ thuật Cơ sởthiết kế bề rộng đường - phố dựa vào cấp đường và tốc độ thiết kế (của phương tiệngiao thông cơ giới), số làn xe và các tiêu chuẩn bề rộng làn tương ứng Đi cùng với
đó là những thiết kế về hạ tầng kỹ thuật khác gắn với đường phố như hệ thống điện,thông tin liên lạc, cấp - thoát nước Vỉa hè không được nghiên cứu riêng biệt mà chỉđược xem là một phần của thiết kế đường phố Cách tiếp cận này tạo ra một khoảngbất cập quá lớn giữa thiết kế và thực tiễn sử dụng Do vậy, đường phố và vỉa hè ở tất
cả các thành phố ở Việt Nam, từ Bắc tới Nam, thành phố lớn hay thị trấn nhỏ, đềurơi vào tình trạng lộn xộn, xấu xí, bừa bộn, bẩn thỉu, đầy tranh chấp và không cóchỗ cho người đi bộ Phố và hè, tưởng chừng như đơn giản lại tỏ ra thách thức với
Trang 14mọi chính quyền đô thị cùng các cơ quan quản lý Cũng bộc lộ sự “non nớt” trongthiết kế và quản lý đô thị ở nước ta.
Khi phần lòng đường chỉ có chức năng giao thông thuần túy, vỉa hè đảm nhiệm cả 6chức năng của phố, nổi trội nhất là chức năng xã hội nơi các sinh hoạt trên đườngphố diễn ra Một vỉa hè tốt phải đảm trách hiệu quả những chức năng, sứ mệnh mà
nó mang vác
Xét trên mặt cắt ngang cơ bản của một vỉa hè, chúng ta có thể nêu ra một loạt cácchức năng cơ bản nó phải đảm nhiệm:
- Không gian cho người đi bộ
- Không gian cho các hoạt động kinh tế - dịch vụ - xã hội trên đường phố
- Không gian cho các yếu tố cây xanh cảnh quan và bóng mát
- Không gian cho các tiện ích như ghế ngồi, thùng rác, cột điện chiếu sáng, bốt điệnthoại, ATM, điểm chờ xe buýt, bảng tin và các yếu tố hạ tầng khác
- Không gian đỗ xe đạp, xe máy (rất thiết yếu trong điều kiện Việt Nam)
- Và không gian ngầm phía dưới dành cho các hệ thống hạ tầng
Tất cả các yếu tố trên cần được xem xét, cân nhắc và bố trí một cách khéo léo trênmột vỉa hè nhằm tối ưu hóa không gian, đảm bảo nhu cầu sử dụng của mọi đốitượng và tạo ra một môi trường đô thị tiện nghi, đẹp mắt, an toàn và sạch sẽ
Như vậy, điều thực sự cần thiết ở đây, là chúng ta cùng nhìn nhận lại một cách thấuđáo chức năng và ý nghĩa của PHỐ nói chung và VỈA HÈ nói riêng
Là không gian công cộng (KGCC) quan trọng và phổ biến nhất của đô thị
Mặc dù các thành phố có thể nhận những cấu trúc hình thái rất khác nhau nhưngnhìn chung, đường phố thường chiếm khoảng 30% diện tích đất đô thị và nó làkhông gian dành cho tất cả mọi người đi lại và trao đổi hàng hóa
Trang 15Là không gian 3 chiều, gồm mặt đường (lòng đường và vỉa hè), và các công trìnhhai bên đường, cùng các vật thể khác như cây xanh, thiết bị, tiện ích.
Đây là một thông điệp quan trọng Bởi ý nghĩa là chất lượng không gian phố đượcquyết định rất nhiều bởi hai diện mặt đứng gồm tập hợp các công trình kiến trúc haibên, hàng cây, vật quảng cáo … Về mặt thị giác thì phần này là quan trọng số một
để tạo nên hiểu quả thẩm mỹ phố Do tính đa dạng về chủ thể và điều kiện của từng
lô đất mà bài toán mặt đứng đường phố là bài toán quản lý nhiều hơn là bài toánthiết kế
Là không gian kinh tế - xã hội: nơi diễn ra các sinh hoạt thường nhật đô thị, các traođổi hàng hóa, dịch vụ…
Chức năng này thực ra quan trọng không kém chức năng giao thông của phố nhưngchúng ta ít chú ý đến việc thiết kế làm sao cho chức năng kinh tế - dịch vụ và tươngtác xã hội này có thể được diễn ra thuận lợi tiện nghi nhất Kinh doanh buôn bán cóthể thực hiện bên trong công trình, nhưng trong nhiều trình huống thì nó hoàn toàn
có thể tràn ra hè phố Cấm hay cho phép kinh doanh trên hè, có lợi có hại gì trênnhững khía cạnh nào, cho phép đến đâu, và làm sao để quản lý hoạt động kinhdoanh không chỉ bằng các quy định hành chính mà thông qua thiết kế đều là nhữngvấn đề cụ thể và thực tế cần được đặt ra ngay từ đầu
- Là không gian văn hóa: là bộ mặt cảnh quan phố phường (có ý nghĩa như mặt tiền
đô thị), là ‘phòng khách’ của các thành phố Bức tranh đường phố phản ảnh toàn bộcảnh quan văn hóa của mọi đô thị, nơi chúng ta chứng kiến cuộc sống sinh hoạthàng ngày của người dân Những hoạt động đa dạng trên đường phố, nhưng tươngtác giữa người với người, nhưng va chạm và xung đột… tất cả tạo nên ‘sức sống’,
và là năng lượng của không gian đường phố
- Là không gian giao thông, tiếp cận (đa phương thức) Đây là chức năng cơ bảnnhất nhưng không phải là chức năng duy nhất Bản thân giải quyết bài toán giaothông trên phố cũng đòi hỏi sự nghiên cứu nghiêm túc để đảm bảo mọi người, mọi
Trang 16phương tiện đều có cơ hội di chuyển: từ ô tô, xe máy, đến xe đạp, đến người đi bộ,người khiếm thị và người tàn tật Những nhu cầu đi lại này, cùng với yêu cầu bố tríđiểm dừng đỗ phương tiện cần phải được chia sẻ trong một quỹ không gian đườngphố luôn hạn hẹp Chưa kể đến việc xử lý tương tác giữa đường và hè, giữa hè vàngôi nhà.
- Là không gian cho các hệ thống hạ tầng kỹ thuật quan trọng
3.2 Thực trạng khu vực 4 trục đường HBT – LTT – TVL – NS.
3.2.1 Thực trạng hạ tầng kỹ thuật.
Hình 2.1 Khu vực nghiên cứu.
Nguồn: Nhóm 5
Trang 17Bảng 2.1 Thông số lộ giới 4 trục đường LTT – HBT – NS – TVL.
Vỉa hè trái
Lòng đường
Vỉa hè phải
Thái Văn Lung
Nguồn: Nhóm 5
Vỉa hè có không gian tương đối rộng, đủ không gian cho chỗ đỗ xe máy của các cửahàng và cho người đi bộ Đa phần vỉa hè ở đây rộng từ 3m trở lên Tuy nhiên, riêngvỉa hè trái trên đường NS chỉ có khoảng 1.5m mà có chỗ chỉ có 1m.Trên đường LêThánh Tôn, vỉa hè rộng đến 5.5m có không gian bố trí bồn cây rộng 2m tạo thêmmảng xanh cảnh quan cho trục đường này
Hình 2.2 Mảng xanh trên vỉa hè đường LTT và bố trí thùng rác công cộng.
Nguồn: Nhóm 5
Hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn thiện nhưng vẫn có một số chỗ vỉa hè bị bể nát và
hệ thống dây điện trên cao cuốn chằng chịt gây mất cảnh quan
Trang 18Hình 2.3 Vỉa hè bị bể nát trên đường NS.
Nguồn: Nhóm 5
Hình 2.4 Hệ thống dây điện bị cuốn chằng chịt.
Nguồn: Nhóm 5
Trang 193.2.2 Công trình công cộng
Thái Văn Lung
Trường học Quốc Tế Á Châu
Sân khấu kịch Edecaf
Bệnh Viện Nhi Đồng 2 (kết thúc cuối trục)
Lê Thánh Tôn
Trường mầm non 30 - 4
Công Viên Chi Lăng (giao với Đồng Khởi)
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM
Vì là những tuyến đường nằm trong quận trung tâm của thành phố, nên dọc 2 bênđường của những trục này đa số là Nhà hàng & Khách sạn cao cấp, các chuỗi cửahàng, dịch vụ CC,… Rất ít nhà sử dụng để ở, vì mặt bằng ở đây rất đắt đỏ
3.2.4 Lưu lượng giao thông và tình trạng đỗ xe.
Lê Thánh Tôn và Nguyễn Siêu tình trạng kẹt xe ít xảy ra, và kiểm soát được
Trang 20Hai Bà Trưng là trục đường dài và truc đường quan trọng của Quận trung tâm, vìthế lưu lượng xe chạy trên tuyến này rất cao Giờ cao điểm thì nơi đây kẹt lên tớihàng giờ đồng hồ.
Hình 2.5 Đường Hai Bà Trưng bị ùn tắc vào giờ trưa.
Trang 21Bãi giữ xe của nhà hàng Riêu Cá (số 6 Thái Văn Lung) cũng ngang nhiên chiếmdụng hết lòng lề đường để đậu xe máy và ô tô Ngoài ra, nhà hàng này còn trưngchậu cảnh ra ngay vỉa hè.
Hình 2.7 Tình trạng đỗ xe lấn chiếm vỉa hè mà lòng đường
Nguồn: Nhóm 5
Ở góc đường Thái Văn Lung – Nguyễn Siêu còn có một bãi giữ xe khách chiếmtrọn vỉa hè Ngoài ra, trên vỉa hè đoạn này còn xuất hiện các vật dụng như gỗ, baorác thải nằm án ngữ hết lối đi của người bộ hành
Hình 2.8 Tình trạng đỗ xe ở tòa nhà Fafilm (số 6 Thái Văn Lung).
Nguồn: Nhóm 5
Trang 223.3 Đánh giá hiện trạng khu vực nghiên cứu.
3.3.1 Phương pháp SWOT.
Điểm mạnh (Strenghts):
- Vỉa hè rộng, thông thoáng
- Vỉa hè đã được quy hoạch xây dựng phù hợp về chiều rộng, vật liệu
- Có nhiều cây xanh tạo bóng mát cho vỉa hè
- Là khu tập trung nhiều nhà hàng khách sạn, công trình dịch vụ,… gây thu hútnhiều du khách tăng hiệu quả kinh tế
Điểm yếu (Weaknesses):
- Lấn chiếm vỉa hè để làm bãi đổ xe
- Xe máy chạy trên vỉa hè để tránh kẹt xe ở lòng đường
- Vẫn còn một số chỗ vỉa hè bị bể nát, hệ thống dây điện chằng chịt gây mất cảnhquan đô thị và vỉa hè không đủ rộng dành cho người đi bộ
- Vẫn còn tình trạng bán hàng rong và xe lưu động trong khu vực
Cơ hội (Opportunities):
- Tạo được cảnh quan đẹp cho đường phố và bóng mát cho người đi bộ khi có nhiềucây xanh
- Trong khu vực nghiên cứu vỉa hè được thiết kế rộng điều này cũng giúp cho cảnhquan đường phố đẹp và thông thoáng hơn
Thách thức (Threat):
- Phải giải quyết chỗ đổ xe cho người dân trong khu vực, hiện tại trong khu vực chỉ
có 2 bãi đỗ xe công cộng, còn lại là của tư nhân và chỗ đậu xe cho từng công trình
Trang 23- Phải giải quyết vấn nạn chạy xe lên vỉa hè, do lưu lượng giao thông cao nên vỉa hèphải chịu thêm một áp lực là cho xe chạy trên vỉa hè mặc dù thiết kế kỹ thuật thì chỉcho phép người đi bộ lưu thông, điều này gây ra việc xuống cấp và hư hỏng các hạtầng kỹ thuật kèm theo vỉa hè (như điện, nước, thông tin liên lạc ) cùng với đó làchiếm đi nơi đi bộ của người dân cũng như gây ra nhiều nguy hiểm trên đường phố,mất đi mỹ quan và văn hóa đô thị.
- Giải quyết chỗ cho người buôn bán hàng rong và xe lưu động
- Ý thức của người dân về vấn đề vỉa hè còn thiếu, mọi người chưa vì cái chung củamọi người mà hành động
3.3.2 Phương pháp phát triển cộng đồng dựa vào nội lực ABCD.
a Khám phá các nguồn lực của cộng đồng và xây dựng sơ đồ nguồn lực.
Người dân:
- Cơ cấu dân số đa số nằm trong độ tuổi lao động Có cả người nước ngoài
- Phần lớn người dân có trình độ học vấn cao
- Khu vực có khoảng 130 hộ
Các cơ quan:
- Có bệnh viện Nhi đồng 2
- Trường mầm non 30 – 4, trường học Quốc Tế Á Châu
- Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM
- Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM
Trang 24- Trụ sở hiểm Bảo Việt.
Kinh tế khu vực: Đa phần trong khu vực là nhà hàng khách sạn, buôn bán kinhdoanh dịch vụ và ăn uống
Người dân
Các cơ quan
Cơ sở vật chất Kinh tế khu vực
- Phần lớn người dân có trình độ học vấn cao.
- Lòng đường đủ rộng cho xe lưu
thông và vỉa hè rộng có cây xanh
cho người đi bộ.
- Có đầy đủ hệ thống cấp thoát
nước, điện và hệ thống thông tin
liên lạc.
- Có 2 bãi đỗ xe.
- Có sân khấu và điện ảnh.
- Trụ sở hiểm Bảo Việt.
Các cơ quan:
- Có bệnh viện Nhi đồng 2.
- Trường mầm non 30 – 4, trường học Quốc Tế Á Châu.
- Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM.
Trang 25b Xây dựng tầm nhìn và lập kế hoạch.
- Vỉa hè rộng rãi, sạch sẽ, thông thoáng có mảng xanh cho người đi bộ và cókhông gian diễn ra các hoạt động giải trí cho người dân
- Phương tiện giao thông lưu thông một cách liên tục không bị ùn tắt
- Có không gian cho người bán hàng rong và xe lưu động để duy trì nguồnsống cho người dân
- Vỉa hè trở thành một phần tạo nên cảnh quan cho đô thị
c Cơ hội và thách thức.
Bảng 2.2 Cơ hội và thách thức
Phải giải quyết chỗ đổ xe cho người dân
trong khu vực, hiện tại trong khu vực chỉ có
2 bãi đỗ xe công cộng.
Chấp dứt tình trạng lạm dụng vỉa hè để đỗ
xe, tạo cho đường giao thông thông thoáng
và mỹ quan đô thị được cải thiện.
Giải quyết chỗ cho người buôn bán hàng
rong và xe lưu động.
Có khu ẩm thực tập trung, duy trì được nguồn sống cho người dân và vẫn giữ được nét văn hóa hàng rong của người Việt Phải giải quyết vấn nạn chạy xe lên vỉa hè,
do lưu lượng giao thông cao nên vỉa hè phải
chịu thêm một áp lực là cho xe chạy trên vỉa
hè.
Tạo sự an toàn cho người đi bộ, văn hóa đô thị và ý thức người dân cũng được cải thiện nhiều hơn.
Nguồn: Nhóm 5
Trang 26Chương 4 Thực trạng quản lý vỉa hè 4 trục đường HBT – LTT – TVL – NS.
4.1 Văn bản pháp lý liên quan.
Bảng 3.1 Thống kê các văn bản pháp lý liên quan.
Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải
18/06/ 2009
10 Nghị định Về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 22/02/2010 15/04/2010
Trang 2723/06/2010 9/8/2010
12 Nghị định
38/2010/NĐ-CP Về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. 7/4/2010 25/05/2010
13 Nghị định 64/2010/NĐ-CP Về quản lý cây xanh tại các đô thị 11/6/2010 30/07/2010
14 Nghị định
71/2012/NĐ-CP
Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 34/2010/nđ-cp ngày 02 tháng 4 năm 2010 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ