Luận văn bao gồm đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải điện tử ở một số nước trên thế giới và Việt Nam. Đi sâu phân tích các vấn đề thực tế của rác thải điện tử như thành phần, khối lượng, tác hại. Hiện trạng công tác quản lý chất thải điện tử tại Việt Nam có những khó khăn và bất cập như thê Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý chất thải điện tử ở Việt Nam.
Trang 1MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ
1.1 Khái niệm về chất thải điện tử (E-Waste hay CTĐT).
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất và hoàn chỉnh về CTĐT.Mỗi một tổ chức hay một quốc gia thường có một cách định nghĩa khác nhau Tuynhiên có một số cách hiểu chung nhất, có thể được liệt kê sau đây:
Theo OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) thì tất cả các thiết bị sửdụng năng lượng điện để vận hành khi đã hết khả năng sử dụng đều được coi là chấtthải điện tử Một cách hiểu khác: Chất thải điện tử là loại chất thải bao gồm cácthiết bị điện tử bị vỡ, hỏng hay không còn được sử dụng
Từ những điểm chung nhất có thể định nghĩa một cách tổng quát: Chất thảiđiện tử hay còn gọi là thiết bị điện- điện tử là các sản phẩm bao gồm dân dụng vàcông nghiệp, toàn bộ các thiết bị, dụng cụ, máy móc điện, điện tử cũ, hỏng khôngđáp ứng được mục đích sửa dụng thiết kế, các sản phẩm đã đến điểm cuối vòng đời
sử dụng, có hàm chứa chất độc nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người
1.2 Phân loại chất thải điện tử
Tùy theo cách định nghĩa của từng tổ chức hay quốc gia mà CTĐT đượcphân loại theo các phương pháp khác nhau Một phương pháp phân loại được chấpnhận rộng rãi trên thế giới đó là của Liên minh Châu Âu (EU)
“Chất thải thiết bị điện,điện tử bao gồm tất cả thành phần, chi tiết là một phầncủa một thiết bị điện, điện tử hay toàn bộ thiết bị điện,điện tử tại thời điểm bị thảibỏ”
Trang 3Theo đó chất thải điện tử được chia làm 10 nhóm bao gồm:
1 Nhóm thiết bị sử dụng trong gia đình có kích thước lớn: tủ lạnh, máy giặt, máy sấyquần áo, máy rửa bát, bếp điện, lò vi sóng, lò sưởi điện, …
2 Nhóm thiết bị sử dụng trong gia đình có kích thước nhỏ: máy hút bụi, máy lauthảm, máy may vá, bàn là quần áo, máy pha cà phê, đồng hồ điện tử, máy massage,máy sấy tóc, máy cắt tóc,…
3 Nhóm thiết bị văn phòng, phương tiện thông tin liên lạc, IT và viễn thông: laptop,fax, máy tính bàn, máy photo, điện thoại,…
4 Nhóm thiết bị nghe nhìn: radio, TV, camera, máy quay phim, máy nghe nhạc, bộkhuếch đại âm thanh,…
5 Nhóm thiết bị chiếu sáng: đèn huỳnh quang, đèn cpmpact, đèn cường độ sáng cao,đèn natri hạ áp,…
6 Nhóm khí cụ gia dụng: máy khoan, máy hàn, máy cưa, máy phay, máy mài, thiết bịlàm vườn,…
7 Nhóm đồ chơi, giải trí và thể thao: tàu hỏa hoặc ô tô đua, video game, thiết bị giảitrí nhận tiền xu, một số loại dụng củ tập thể dục,…
8 Nhóm dụng cụ y tế: thiết bị xạ trị, máy điện tim, máy chạy thận, các máy xétnghiệm,…
9 Nhóm thiết bị quan trắc và kiểm soát: detector cảnh bảo khói, bộ điều chỉnh nhiệt,các thiết bị cân đo, căn chỉnh trong nhà và và phòng thí nghiệm, các thiết bị quantrắc và kiểm soát trong công nghiệp,…
10 Nhóm máy dịch vụ tự động: máy rút tiền tự động, máy bán nước tự động, điện thoạicông cộng,…
Qua đó chúng ta thấy chất thải điện tử thật sự đa dạng , phong phú và rất phổbiến Điều đó củng là một đặc trưng gây khó khăn trong việc quản lý chúng Thực
tế ở nhiều nước trên thế giới chỉ tập trung quản lý một số chất thải thiết bị điện điểnhình như TV,CP, điện thoại, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa nhiệt độ
Trang 41.3 Đặc điểm chất thải điện tử
1.3.1 Thành phần
CTĐT là dạng chất thải rắn không đồng nhất và phức tạp về vật chất và thànhphần Chất thải điện và điện tử chứa hơn 1000 chất khác nhau, trong đó có nhiềukim loại nặng, chất phóng xạ cũng như các chất độc thứ cấp Vì vậy muốn phát triển
hệ thống tái chế thân thiện môi trường và có hiệu quả điều quan trọng là phân loại
và nhận dạng vật liệu có giá trị, các chất nguy hại tiếp theo và các đặc trưng vật lýcủa luồng chất thải điện tử
Theo Trung tâm Quản lý chất thải và Nguồn tài nguyên Châu Âu, sắt và thép
là các nguyên liệu phổ biến nhất trong các thiết bị điện và điện tử và chiếm hơn50% tổng lượng chất thải điện và điện tử Nhựa là thành phần nhiều thứ hai chiếmxấp xỉ 21% ; kim loại khác bao gồm cả kim loại quý hiếm(Al, Zn, Cu, Pb, Sn, Cr,
Au, Ag, Pt, Pd …) chiếm xấp xỉ 13% tổng trọng lượng chất thải điện và điện tử.Thành phần tính theo % trọng lượng của các chất có trong CTĐT được thể hiệntrong hình 1.1
Hình 1.1 Thành phần chủ yếu trong chất thải điện, điện tử
Nguồn: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội Báo cáo chất thải điện tử
Trang 5Bảng 1.1: Thành phần kim loại không nguy hại và có thể có giá trị
Thành phần kim loại % khối lượng
Trang 6Bảng 1.2 Gia tăng CTĐT trên toàn cầu
(Triệu tấn) Dân số ( Tỉ người) Lượng racds điện tử phát
sinh theo đầu người (kg/người/năm
Nguồn: Baldé C.P.,Wang F., Kueher R., Huisman J.,The Global E- Waste Monitor
2014 Quantitities, flows and resources, United Nations University
Năm 2014, châu Á là khu vực phát sinh CTĐT nhiều nhất (16triệu tấn; 3,7 kg/người/năm), châu Mỹ đứng thứ nhì (11,7 triệu tấn;12,2 kg/người/năm), châu Đại Dương phát sinh CTĐT ít nhất (0,6triệu tấn; 15,2 kg/người/năm), nhưng khu vực này có lượng CTĐTphát sinh tính theo đầu người cao gần bằng châu Âu (15,6kg/người/năm)
Các nghiên cứu gần đây của Hiệp hội quốc tế các nhà Tái chế Chất thải điện
tử cho thấy khoảng 3 tỉ đơn vị thiết bị điện tử sẽ trở thành phế liệu trong những nămcòn lại của thập kỷ này ở Hoa Kỳ Trong công nghiệp, các nước châu Âu thải ra
190000 ắc quy axit chì mỗi năm
Các tiến bộ về khoa học và công nghệ ngoài yếu tố tích cực còn là nguyênnhân của sự tăng đột biến về số lượng cũng như chủng loại chất thải điện tử thậmchí làm đảo lộn mọi dự báo của các nhà khoa học và quản lý Để so sánh chúng ta
có thể lấy ví dụ: Năm 2001, Meinhardt công bố kết quả nghiên cứu tại Australia dựđoán thời gian sử dụng của các thiết bị điện tử trung bình 5 năm do vậy hàng năm
có khoảng 240000 máy tính, 15000 máy scan sẽ bị loại bỏ nhưng thực tế ngày nay
Trang 7hàng triệu máy tính, 1,5 triệu máy in, 2,1-8,7 triệu hộp mực in cùng 38000 km dâycáp được chôn lấp trong 1 năm
1.3.3 Tác hại của chất thải điện tử
Người ta ước tính có hơn 1000 chất khác nhau trong một chiếc máy tính, đa sốchúng là các chất độc hại với môi trường Một chiếc máy tính chứa khoảng 1,8 -
>3,6 kg Chì Màn hình thuỷ tinh chứa khoảng 20% Chì về khối lượng Khi những
bộ phận này bị vứt vào các bãi rác thải, Chì và các chất độc khác sẽ được giải phóng
ra ngoài môi trường, đe dọa tới sức khỏe con người và các sinh vật khác Đặc biệt,trong thành phần của CTĐT đã nêu trên có chứa các chất nguy hại khác như As, Cd,
Cr, Hg…
Hình 1.2 Quá trình xâm nhập của các chất độc trong chất thải điện tử vào cơ
thể con người và sinh vật
Đa số các kim loại và các hợp chất của nó trong chất thải rắn điện tử bán dẫnđều có khả năng gây ra các đột biến làm rối loạn các quá trình trao đổi vật chất và
Trang 8năng lượng gây ra những khuyết tật trong các tế bào và cơ thể sống đó mắc phảimột số chứng bệnh viêm nhiễm, ung thư, rối loạn nội tiết Chẳng hạn nếu bịnhiễm độc thuỷ ngân con người có thể mắc một số chứng bệnh: đau bụng nôn mửa,thiếu máu Khi bị nhiễm độc Asen liều cao có thể bị tử vong, liều thấp, tích tụ lâu
có thể mắc các chứng bệnh nan y như ung thư
Hình 1.3 Bệnh ung thư đang cướp đi sinh mạng của nhiều người
Nguồn: kienthuc.net.vn
Trang 9Hình 1.4 Ô nhiễm môi trường
Nguồn: anninhthudo.vn
Các vật liệu độc hại phát sinh từ rác thải của ngành điện tử tập trung chủ yếu
là các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, crôm trong các bảng mạch, pin và các bóngđèn điện tử Trong các TV và bóng đèn điện tử có chứa trung bình 1,8 kg chì (phụthuộc vào kích thước và cấu tạo) Thuỷ ngân từ chất thải điện tử là nguồn ô nhiễmthuỷ ngân chính trong rác thải đô thị
Bảng 1.2 Một số chất thải điện tử gây nguy hại đến sức khỏe con người
Chất nguy hại Ứng dụng Tác động đến môi trường và sức khỏe
Hợp chất Halogen:
PCB (polychlorynated
bipheny1) Ngưng tụ, biến áp Gây ung thư, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, hệ thần kinh, hệ
nội tiết, chức năng sinh sản, …
Trang 10chloride) Dây cáp cách nhiệt
Dây cáp cách nhiệt ở nhiệt độ cao có thể sinh ra chlorine, sau đó biến dổi thành dioxin
và furan
Kim loại:
Asenic Có một lương nhỏ trong LED Chất rất độc, gây thương tổn lâu dài tới sức khỏe
Cadmium Sạc pin NiCd, mực in, CRT, máy photocopy Chất độc gây tổn thương lâu dài đến sức khỏeChromium VI Băng dữ liệu, đĩa mềm Chất rất độc, gây dị ứng và tổnthương lâu dài đến sức khỏe
Chì CRT, pin Gây độc hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thận và ảnh hưởng đến
sự tiếp thu của trẻ nhỏ
Thủy ngân Đèn huỳnh quang, pin kiềm Chất rất độc gây tổn thương đến sức khỏe
Nickel
Sạc pin NiCd hoặc NiMHm, ống phóng điện trong CRT Gây dị ứngCác nguyên tố đất
Selenium Máy photocopy Gây tổn thương đến sức khỏe
Zine sulphide
Hỗn hợp với các nguyên tố đất hiếm trong lớp huỳnh quang
Gây hại khi hít vào
Khác:
Nguồn : UNEP
Trang 11CTĐT còn gây ảnh hưởng nguy hiểm đến môi trường sống làm thủng tầngozone,gây ra các thiết bị vỡ thành nhiều mảnh tập trung ở các khu vực gần sôngngòi, ao hồ, khi có tác động của mưa các chất thải điện tử sẽ theo dòng nước rabiển, ao hồ cùng với các chất độc hại sẽ làm cho hệ sinh thái bị tổn hại, môi trườngsống của sinh vật bị thu hẹp gây nên mất cân bằng sinh thái
Hình 1.5 Mảnh vỡ của CTĐT
Nguồn: kenh14.vn
Hình 1.6 CTĐT tập trung ở gần bờ sông
Trang 12Nguồn: kenh14.vn
Trang 13Bên cạnh đó chất thải điện, điện tử củng mang lại một số lợi ích nhưng củngkhông thể bù đắp lại được thiệt hại, sự nguy hiểm mà nó gây ra:
Chứa nhiều kim loại quý, 1 tấn quặng vàng chỉ cho 5gram vàng nguyên chấttrong khi 1 tấn điện thoại bỏ đi đã cho 150 gram vàng, 3kg bạc, 100 kg đồng vànhiều thứ khác nữa
Với lượng CTĐT năm 2014, toàn cầu có thể thu hồi khoảng 300 tấn vàng,tương đương 11% số vàng thế giới khai thác từ mỏ năm 2013; 1.000 tấn bạc; 220ngàn tấn nhôm,… (Bảng 5) Tuy nhiên để khai thác được nguồn “tài nguyên” này,cần có các chính sách, kèm theo công nghệ và năng lực của công nghiệp tái chế
Hình 1.7 Tài nguyên có thể khai thác từ nguồn CTĐT trên
toàn cầu, năm 2014
Nguồn: Baldé C.P.,Wang F., Kueher R., Huisman J.,The Global E- Waste Monitor
2014 Quantitities, flows and resources, United Nations Universit
Trang 15CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT
THẢI ĐIỆN TỬ
2.1 Thực trạng quản lý và xử lý chất thải điện tử ở một số nước trên thế giới.
Trong hai thập kỷ qua, việc quản lý chất thải điện tử đã được đưa vào chươngtrình nghị sự của nhiều nước phát triển và đang phát triển và trở thành vấn đề quantrọng cần được giải quyết ở quy mô toàn cầu Nhiều quốc gia đã hạn chế việc nhậpkhẩu chất thải điện tử trên lãnh thổ của mình, tuy nhiên vẫn còn một chặng đườngdài để ngăn chặn những tác động của chúng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.Chất thải điện tử là các thiết bị điện và điện tử không còn trong tình trạng sử dụng,trong đó có chứa cả các chất độc hại (thủy ngân, CFC, chì kính, pin ) và các chất
có giá trị (vàng, bạc, palladium, bạch kim )
2.1.1 Thực trạng chung trên thế giới
Tháng 10/2002, các nước trong khu vực EU đã đạt được thoả thuận về cácquy định đối với việc quản lý chất thải từ thiết bị điện, điện tử (WEEE) Quy địnhcủa EU về quản lý WEEE được xem như tài liệu tham khảo chính để xây dựng cácvăn bản pháp lý về chất thải điện tử tại hầu hết các quốc gia trên thế giới WEEE làmột trong các dòng thải phát triển nhanh nhất trong EU, với khoảng 9 triệu tấn đượctạo ra vào năm 2005, và dự kiến sẽ tăng lên hơn 12 triệu tấn vào năm 2020 Chươngtrình này kêu gọi các nhà sản xuất cung cấp tài chính cho các hoạtđộng thu gom, xử lý, thu hồi và chôn lấp an toàn các chất thải điện tử, từ dândụng đến toàn bộ các hoạt động khác
Trang 16Hình 2.1 Lượng CTĐT phát sinh theo khu vực, năm 2014
Nguồn: Baldé C.P.,Wang F., Kueher R., Huisman J.,The Global E- Waste Monitor 2014 Quantitities, flows and resources, United Nations University
Quy định về WEEE của EU yêu cầu các thành viên tuyên bố chấp nhậncác hoạt động chính sau:
- Khuyến khích các nhà sản xuất thiết kế và chế tạo sản phẩm mới có tính toán
đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tháo dỡ, tái chế thu hồi
- Nâng cao hiệu quả của quá trình phân loại chất thải điện, điện tử bằng cách
đảm bảo việc các khách hàng có cơ hội trả lại các sản phẩm điện tử hết thờihạn sử dụng mà không phải trả phí gì Cơ chế cho việc thu gom các thiết bịnày có thể bao gồm việc các nhà phân phối đổi cũ lấy mới Ti vi từ các nhàphân phối và các hệ thống thu gom riêng biệt hay phối hợp liên kết được vậnhành và quản lý bởi các nhà sản xuất
- Đảm bảo là đến ngày 31 – 12 – 2006, các hệ thống thu gom các chất thải điện
tử từ hộ gia đình trong EU đạt được tỉ lệ 4kg /người /năm
- Các nhà sản xuất phải thiết lập hệ thống xử lý chất thải điện tử với các công
nghệ tái chế, thu hồi xử lý tốt nhất có thể có Các nhà sản xuất có thể hành
Trang 17động độc lập, liên kết hoặc thông qua qua đối tác thứ ba Các nhà sản xuấtphải đạt được các yêu cầu cụ thể về việc thu hồi sản phẩm.
- Loại bỏ không sử dụng thủy ngân, Cadmi, Crom (VI) và 2 loại chất chống
cháy có chứa hợp chất brom trong các thiết bị điện và điện tử vào năm 2004
- 70 – 90 % về trọng lượng của tất cả các thiết bị điện, điện tử phải được tái sử
dụng hoặc tái chế Đối với TV và máy tính 70% phải được tái chế
- Việc tái chế không bao gồm việc thiêu đốt
- Đối với việc thiêu đốt cùng với thu hồi năng lượng cho phép 10 – 30 % xỉ
thải Tuy nhiên các chất có chứa Pb, Hg, Cr (VI), PCBs, chất chống cháyhalogen, các chất phóng xạ, amiăng và Be phải loại bỏ khỏi thiết bị thải trướckhi chôn lấp hoặc thiêu đốt hay thu hồi
- Khuyến khích các nhà sản xuất tăng hàm lượng các chất có khả năng tái chế
trong các sản phẩm mới Ví dụ từ năm 2004 trong các thiết bị phải có ít nhất5% nhựa có thể tái chế được
- Các nhà sản xuất phải thiết kế các thiết bị có dán nhãn thuận lợi cho việc tái
chế ví dụ như loại nhựa được sử dụng, và vị trí của tất cả các chất nguy hại
- Các nước thành viên phải thu thập thông tin từ nhà sản xuất số lượng thiết bị
xuất ra thị trường số các đơn vị sản phẩm và khối lượng, cũng như sự bàomòn sản phẩm Các thông tin này sẽ phải chuyển đến uỷ ban Châu Âu năm
2004 và sau đó cứ 3 năm một lần
- Các nhà sản xuất có thể thực hiện quá trình xử lý ở nước khác, nhưng không
được chuyển từ các nước EU sang các nước ngoài EU nơi không hoặc có tiêuchuẩn xử lý thấp hơn EU Một cách hợp lý, các nhà sản xuất có thể chuyểnWEEE tới những nơi đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và môi trường về xử lý vàtái chế
Bảng 2.1 Lượng CTĐT phát sinh ở một số nước châu Á,
năm 2014
Quốc gia Lượng CTĐT
(Ngàn tấn)
Lượng rác đô thị phát sinh theo đầu người (kg/người/năm)
Dân số (ngàn người)
Trang 18Nguồn: Baldé C.P.,Wang F., Kueher R., Huisman J.,The Global E- Waste Monitor
2014 Quantitities, flows and resources, United Nations University
2.1.2 Thực hiện quản lý và biện pháp xử lý chất thải điện tử ở Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những quốc gia sản xuất và tiêu thụ các thiết bị điệnđiện tử lớn nhất thế giới đồng thời là một trong những nước đi tiên phong trong vấn
đề quản lý chất thải điện tử Vấn đề rác thải được phân chia rất rõ ràng.Rác thải từ hộ gia đình sẽ do nhà nước quản lý, còn chất thải điện
tử, thiết bị cũ sẽ do các hãng sản xuất chịu trách nhiệm xử lý Theo
đó, khi mua sản phẩm mới, nếu có đồ cũ, người tiêu dùng sẽ nhậnđược tiền cho các khoản rác thải điện tử mà họ có Chính quyền tạicác TP lớn như Tokyo, Kobe, Osaka đều xây dựng nhà máy tái chếriêng, trên đường phố cũng được đặt thêm các thùng rác nhiềumàu sắc để người dùng tự phân loại rác
Là nước sản xuất và tiêu dùng nhiều đồ điện tử từ những năm 1960 của thế kỉtrước, Nhật Bản đã sớm có những chính sách liên quan đến CTĐT Năm 1970 NhậtBản bắt đầu có chính sách xử lý CTĐT khác với các loại rác thải khác Họ thuênhững công nhân đã qua đào tạo đặc biệt để tháo dỡ và tái chế những vật liệu trong
Trang 19CTĐT Tuy nhiên do chi phí quá cao nên chương trình này không thể tiếp tục.CTĐT lại được vứt ra bãi rác như những loại rác khác.
Nhật bản đã đưa ra những luật liên quan trực tiếp nhất đến CTĐT là “Luậtxúc tiến sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên” được thi hành vào tháng tư năm
2001 “Luật tái chế các loại đồ điện gia dụng” luật này áp dụng cho 4 loại đồ điệngia dụng cỡ lớn là ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa
Bảng 2.2 Số lượng CTĐT thải bỏ ở Nhật Bản giai đoạn 2000-2004
Nguồn: Puja Sawhney et al, 2008.
Bảng 2.3 Tỉ lệ tái chế đồ điện gia dụng của Nhật Bản
Chỉ tiêu và tái chế (%)
2009
70 55 60 65
Nguồn: Central Environment Council of Japan, 2010
Khi một thiết bị hết khả năng sử dụng người sở hữu phải trả phí thu gom vàphí tái chế cho người bán lẻ Sau đó các sản phẩm đã được thu gom sẽ chuyển đếncác cơ sở tái chế Tại các cơ sở này, các sản phẩm sẽ được tháo dỡ thủ công và phânloại, một phần sẽ được thu hồi tái sử dụng vào mục đích khác, phần còn lại được xử
lý trong lò đốt
Trang 20Hình 2.2 Sơ đồ tái chế chất thải điện tử tại Nhật Bản sau luật EHAR
Nguồn: Central Environment Council of Japan.
Ưu điểm của phương pháp này đó là giao trách nhiệm thu gom tái chế lại chongười sản xuất từ đó dẫn tới: Thứ nhất, nhà sản xuất có trách nhiệm hơn với sảnphẩm của mình, để giảm chi phí tái chế họ bắt buộc phải sản xuất các thiết bị thânthiện hơn với môi trường Thứ hai, để giữ hình ảnh cho mình, nhà sản xuất phảituân thủ quy trình tái chế nghiêm ngặt, do đó tránh các rủi ro gây nguy hại tới môitrường
Nhược điểm của phương pháp đó là phí thu gom và tái chế dược thu từ ngườitiêu dùng, do đó có thể không tạo được sự hưởng ứng từ người dân các quốc giađang phát triển có mức sống thấp hơn Nhật Bản rất nhiều lần
Trang 21Hình 2.3 Tăng trưởng đăng ký SC ở một số nước (Giai đoạn
2006-2010)
Nguồn: Baldé C.P.,Wang F., Kueher R., Huisman J.,The Global E- Waste
Monitor 2014 Quantitities, flows and resources, United Nations University
Nhật Bản áp dụng chế độ phiếu tái chế đối với đồ điện gia dụng Đây là hìnhthức do Hiệp hội đồ điện gia dụng phát triển để đảm bảo các bên liên quan cùng cótrách nhiệm thúc đẩy hoạt động tái chế theo Luật tái chế đồ điện gia dụng Hệ thốngnày hoạt theo cách: Người tiêu dùng trả phí thu hồi, vận chuyển và tái chế đối vớinhững thiết bị như ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt thải bỏ Người bán lẻ cótrách nhiệm thu hồi những thiết bị đã bán và chở chúng đến các kho bãi của nhà sảnxuất Nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu có trách nhiệm xử lý thích hợp hoặc tái chếnhững sản phẩm họ sản xuất ra hoặc nhập khẩu
Nhật Bản tuyên truyền để nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ người tiêudùng hướng tới sự thân thiện với môi trường hơn Các nhà sản xuất cũng phải chú
Trang 22trọng đến vấn đề môi trường, sáng tạo và đưa ra những dòng sản phẩm mới đáp ứngđược yêu cầu mới của người tiêu dùng, lựa chọn những chất liệu, những chiến lượctiếp thị phù hợp với những qui định hiện hành ở Nhật Bản.
Nhật Bản là một trong những nước đã có những kinh nghiệm tốt trong quản
lý CTĐT Đây là nguồn rác thải độc hại nhưng nếu biết xử lý đúng cách thì có thểtận dụng được nguồn nguyên liệu quí và giảm thiểu tác hại đến môi trường Từ kinhnghiệm của Nhật Bản có thể thấy rằng để có thể quản lý CTĐT tốt cần có mộtkhuôn khổ pháp lý thích hợp, phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan nhưnhà sản xuất, người bán lẻ, người tiêu dùng, chính quyền địa phương, chính quyềntrung ương Có chính sách phát triển bền vững như chính sách về thu gom, tái chế
và phục hồi CTĐT, đồng thời có những chính sách khuyến khích các nhà sản xuấtthực hiện thiết kế xanh và công nghệ tốt cho môi trường Bên cạnh đó, cần nâng caocảnh giác trước những tác hại đến sức khỏe và môi trường của CTĐT, tăng cườnggiáo dục tuyên truyền để người tiêu dùng có ý thức trong việc sử dụng hay thải bỏ
đồ điện- điện tử Phát triển đội ngũ chuyên gia và các nguồn lực khác để đối phóvới CTĐT
1 Hiện trạng công tác quản lý và biện pháp xử lý chất thải điện tử một số
nước châu Á.
Năm 2003, Hàn Quốc đã quy định TV, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hoànhiệt độ, và máy tính cá nhân là các thiết bị điện và điện tử phải được tái chếtheo nguyên tắc “Trách nhiệm sau sản xuất” trong luật tái chế, sau đó vào năm
2005 họ bổ sung các thiết bị nghe nhìn và điện thoại di động vào danh mục này.Đài Loan cũng xác định các chất thải công nghệ thông tin như các loại máytính, màn hình, máy in, fax và TV, điều hoà, máy giặt, tủ lạnh là những chất thải bắtbuộc phải tái chế
Khác với Nhật Bản, các nhà máy sản xuất ở Hàn Quốc và Đài Loan phảitrả phí tái chế cho các cơ sở tái chế Do khách hàng không phải trực tiếp trả phítái chế khi chôn lấp thiết bị điên, điện tử cho nên người dân thường tự giác đưa
Trang 23các thiết bị gia dụng điện, điện tử lỗi thời tới nơi thu gom Tuy nhiên do các điềuluật còn lỏng lẻo nên các thiết bị điện tử đã bị loại bỏ có thể dễ dàng bị chuyểnđến các cơ sở tái chế tư nhân có chi phí tái chế thấp và quy trình tái chế khôngminh bạch.
Tại Philipin, luật về Quản lý chất thải rắn sinh thái đã được thông qua01/2000 Theo luật này các thiết bị điện, điện tử dân dụng như lò sưởi, máy điềuhoà tủ lạnh, được coi như các loại chất thải đặc biệt phải được phân tách khỏi cácchất thải sinh hoạt và thương mại thông thường Mặc dù luật trên đã xác định cácloại chất thải đặc biệt riêng rẽ nhưng không có một chỉ dẫn rõ ràng riêng biệt nàocho việc xử lý chúng
Các nước khác như Campuchia, Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam chưa có chínhsách hay quy định riêng cho quản lý chất thải điện, điện tử trừ các loại pin và ắcquy Ở những nước này các thành phần không chuyên nghiệp (bao gồm cả ngườinhặt rác) Đóng vai trò quan trọng trong việc thu gom và tái chế các phần có giá trị.Các thành phần không chuyên nghiệp cũng chiếm một lượng lớn công việc thu gomchất thải ở Hàn Quốc, Đài Loan và cả Nhật Bản nơi mà hệ thống luật tái chế đangtồn tại
Trung Quốc cũng đã sử dụng biện pháp quản lý như trong sản phẩm không
có chất độc hại thì dán ký hiệu “e” màu xanh lá cây; nếu sản phẩm có chất độc hại
thì phải dán ký hiệu cảnh báo màu vàng cam trên sản phẩm, đồng thời ghi chú têngọi, hàm lượng của nguyên tố có độc đó, thời hạn sử dụng và thời điểm bắt buộchuỷ bỏ sản phẩm
Dưới đây là bảng tóm tắt các quy định luật về quản lý chất thải điện tử củamột số nước châu Á mà nhóm đã tìm hiểu được:
Trang 24Bảng 2.4 Tóm tắt các quy định, luật về quản lý chất thải
điện và điện tử tại một số nước Châu Á Quốc gia Đối tượng Quy định Chú giải
Campuchia
Không có quy định cho chất thải điện tử
Trung Quốc Máy tính,tủlạnh, tivi, điều
hòa, máy giặt
Xây dựng
dự thảo các quy định về
“quản lý việc tái chế các thiết bị điện, điện
dỡ thu hồi và loại bỏ Người tiêu dùng nên chuyển các chất thải điện tử tới nơi thu gom Một quỹ quốc gia đặc biệt sẽ được thành lập cho việc tái chế chất thải điện
tử Một phần của quỹ này từ các cơ
sở sản xuất và lắp ráp.
Ấn Độ
Không có quy định cho chất thải điện tử
Nhật Bản TV, Tủ lạnh,điều hoà, máy
giặt
Luật tái chế các đồ điện gia dụng (soạn thảo năm 1998
có hiệu lực
từ 2001)
Các cơ sở bán hàng có trách nhiệm nhận các thiết bị cũ, hỏng từ khách hàng Các nhà máy có trách nhiệm nhận các thiết bị này từ các cơ sở bán hàng và thực hiện phân loại tái
sử dụng và tái chế Các cơ sở bán hàng cũng như nhà máy có thể yêu cầu người sử dụng phải trả tiền cho việc thu gom, vận chuyển và tái chế các thiết bị mà họ loại bỏ.
Nhật Bản
Máy tính cá nhân hoặc
công nghiệp
Luật về việc nâng cao hiệu
dụng tài nguyên (2001 đối với máy tính doanh nghiệp,
2003 đối với máy
nhân)
Các nhà sản xuất có trách nhiệm nhận lại các máy tính loại bỏ để tái chế Chi phí cho việc tái chế được đưa vào giá thành bán hàng
Hàn Quốc TV, Tủ lạnh,
điều hoà, máy giặt và Máy tính cá nhân
Luật tái chế (2003) Chính phủ quy định lượng chất thảiphải tái chế hàng năm Nhà sản
xuất phải trả tiền cho các sản phẩm của họ khi tái chế
Trang 25định riêng
về ắc quy đối với các nhà sản xuất trong luật môi trường 1989
Đài Loan
TV, Tủ lạnh, điều hoà, máy giặt và Máy tính
Waste Disposal Act (1998)
Các nhà sản xuất phải có trách nhiệm về mặt tài chính đối với các
cơ sở tái chế chất thải điện tử
Philippines
TV, Radio, Tủ lạnh, điều
giặt, Máy rửa bát đĩa, Máy sấy, Máy giặt
Chương trình quản
lý chất thải sinh thái 2000
Các chất thải kể trên được phân loại thành chất thải đặc biệt cần phải có biện pháp xử lý riêng
Thái Lan Chưa xác định
Soạn thảo chiến lược quốc gia về quản lý thích hợp các loại chất thải điện và điện tử
Nguồn : Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội Báo cáo chất thải điện tử
2.2 Thực trạng quản lý và xử lý chất thải điện tử tại Việt Nam
2.2.1 Hệ thống quản lý hành chính
Hình 2.4 Sơ đồ quản lý nhà nước về chất thải điện tử
Cấp quốc gia
Bộ Công thương
Cơ quan xuất nhập khẩu
Bộ Tài nguyên và môi trườngTổng cục môi trường
Tổng cục Hải quan
Trang 26
Nguồn doc.edu.vn
2.2.1 Văn bản pháp lý liên quan
1 Luật bảo vệ môi trường 2005
- Cơ sở cho việc quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
2 Nghị định số 12/2006/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết hi hànhLuật thương mại về hoạt đông mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt độngđại lý mua, bán , gia công hàng hóa với nước ngoài
- Đưa ra danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu , cấm nhập khẩu và bị kiểm soátxuất – nhập khẩu
3 Thông tư số 04/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẩn một số nộidung quy định tại nghị định số 12/2006/NĐ-CP
- Danh mục hàng điện tử , thiết bị làm mát và đồ dùng dân dụng đã qua sửdụng bị cấm nhập khẩu
4 Quyết định số 20/2006/QĐ-BBCVT của Bộ bưu chính – viễn thông về việcban hành danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấmnhập khẩu
5 Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường vềviệc ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sảnphẩm
6 Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường về việcban hành chất thải nguy hại
Sở Tài nguyên và môitrường
Cục hải quan tỉnh
Sở Công thương
Cấp tỉnh
Trang 277 Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường hướngdẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ , đăng ký , cấp phép hànhnghề , mã số quản lý chất thải nguy hại
- Chất thải thiết bị điện , điện tử gia dụng phải được đăng ký
- Chon lấp hay vận chuyển chất thải thiết bị điện , điện tử gia dụng phảiđược sự đồng ý đặc biệt của cơ quan quản lý nhà nước
- Xuất khẩu chất thải thiết bị điện , điện tử phải tuân thủ công ước Basel
8 Công ước Basel Việt Nam ký kết 13/3/1995
9 Quyết định số: 50/2013/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ quy định về thuhồi và xử lý sản phẩm thải bỏ
10 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và môitrường về quản lý chất thải nguy hại
11 Thông tư 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
Nhận xét:
- Việt Nam còn thiếu các văn bản pháp lý liên quan đến rác thải điện tử,chưa có quy chuẩn hướng dẫn riêng biệt cho quản lý và xử lý
- Không có cơ quan chuyên trách quản lý rác thải điện tử và cũng không có
sự ưu tiên quản lý nào so với chất thải nguy hại nói chung
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý chất thải điện tử ở Việt Nam
a Thực trạng chất thải điện tử
Thực tế ở Việt Nam cũng mới chỉ đang quan tâm quản lý một số loại chấtthải điện, điện tử gia dụng điển hình như TV, PC, điện thoại di động, tủ lạnh, điềuhòa nhiệt độ, máy giặt
Các nguồn cung thiết bị điện, điện tử gia dụng có thể là sản phẩm của ngànhcông nghiệp điện tử trong nước hoặc nhập khẩu Các thiết bị điện, điện tử đượcphân phối đến tay người tiêu dùng bởi các kên phân phối Số phận của các thiết bịđiện, điện tử này khi hết hạn sử dụng sẽ được các hộ gia đình và văn phòng:
- Thải bỏ như rác thải sinh hoạt thông thường và sẽ được đưa đến bãi chon lấp
chất thải rắn đô thị Tại đây có khi chúng vẫn được thu gom, còn nếu không
Trang 28khi bị chon lấp chúng sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường, tuy nhiên điều nàychưa xác định mức độ
- Tái sử dụng trực tiếp: Tại các thành phố lớn ( Hà Nội , TP Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Hải Phòng …) các thiết bị điện, điện tử gia dụng sẽ được chuyểnquyền sử dụng cho người khác Người khác ở đây có thể là người thân hoặcbạn bè của họ sống ở ngoại thành, nông thôn có mức sống thấp hơn
- Bán lại cho những người thu mua: Trường hợp này phổ biến và đáng chú ý
nhất tại nước ta Chất thải điện, điện tử gia dụng từ các hộ gia đình sẽ đượcbán cho những người thu mua nhỏ lẻ, còn từ các văn phòng sẽ được bán chocác công ty thu mua Sự khác biệt này liên quan đến tính pháp lý và tài chính
- Đích đến tiếp theo của rác thải điện tử là các cơ sở xử lý Tại đây theo tình
trạng của chúng mà sẽ được phân theo những các khác nhau :
- Tháo dỡ: Chất thải thiết bị điện, điện tử gia dụng từ nơi thu mua hoặc được
nhập khẩu sẽ được tháo dỡ Công đoạn này sẽ phân loại những phần có thểtái sử dụng, tái chế dư thừa
- Sửa chữa tân trang: Chất thải thiết bị điện , điện tử gia dụng và phần có thể
tái sử dụng từ công đoạn tháo dở được sửa chữa tân trang Sản phẩm sẽ đượcđưa trở lại thị trường cung cấp cho người tiêu dùng , Tất nhiên loại này sẽ cóchất lượng thấp hơn nhưng giá rẻ hơn và thời gian bảo hành có thể ngắn hơn
- Tái chế: Các loại vật liệu tái chế được sử dụng làm nguyên liệu cho các