1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích môi trường ngành ngân hàng, chiến lược marketing của ngân hàng vietcombank và các đối thủ cạnh tranh trong ngành

15 570 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Năm 2010, thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng; loại bỏ căn bản các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước, các giới hạn hoạt động ngân hàng qui mô,

Trang 1

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH NGÂN HÀNG, CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK VÀ CÁC ĐỐI THỦ

CẠNH TRANH TRONG NGÀNH

I.- ĐẶT VẤN ĐỀ.

Theo yêu cầu của bài tập, bài viết này tôi sẽ tập trung phân tích các vấn đề tại tổ chức nơi tôi đang công tác là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Theo đó, nội dung bài viết sẽ lựa chọn tập trung vào các

vấn đề: "Phân tích môi trường ngành Ngân hàng, chiến lược marketing của

Ngân hàng Vietcombank và các đối thủ cạnh tranh trong ngành".

Với các kiến thức đã thu nhận được từ môn học Quản trị Marketing cùng với sự nghiên cứu tìm hiểu của bản thân tôi nhận thấy dịch vụ ngân hàng được dự báo sẽ là lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt khi “vòng” bảo hộ cho ngân hàng

thương mại trong nước không còn Năm 2010, thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng; loại bỏ căn bản các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước, các giới hạn hoạt động ngân hàng (qui mô, tổng số dịch vụ ngân hàng được phép…) đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài, thực hiện đối xử công bằng giữa tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài; giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài với nhau theo các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia và các nguyên tắc khác trong Thoả thuận GATS/WTO và các thoả thuận quốc tế khác không mâu thuẫn với thoả thuận GATS/WTO”

Nghiên cứu hoạt động Marketing cho ngân hàng là một trong những vấn đề quan trọng góp phần mang lại hiệu quả cho các ngân hàng Trong giai đoạn hậu WTO hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng không chỉ còn ở lãi suất, chất lượng dịch vụ mà thương hiệu ngân hàng cũng là một yếu tố sống còn không kém phần quan trọng Hoạt động Marketing nhằm xây dựng cho các thương hiệu mạnh cho các ngân hàng vẫn chưa được quan tâm đúng mực Đối với các nước phát triển, Marketing ngân hàng là một lĩnh vực không mới nhưng đối với các nước đang phát triển mà đặc biệt là Việt Nam khi hệ thống ngân hàng đang đi vào giai đoạn

Trang 2

thực hiện xóa bỏ rào cản thì vẫn còn rất mới Hơn thế nữa, cho đến nay vẫn chưa

có một công trình nghiên cứu nào thật sự xem xét nghiêm túc vấn đề này Thiết nghĩ, để khai thác hết năng lực và hiệu quả của các ngân hàng thì nghiên cứu chiến lược Marketing ngân hàng là vấn đề rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay Vì thế các chiến lược chính sách Marketing ngân hàng đã được các nhà ngân hàng quan tâm chú trọng đến

Giới thiệu chung về Vietcombank:

Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam (thành lập ngày 1/4/1963), Vietcombank

có mạng lưới rộng khắp trong và ngoài nước với gần 400 Chi nhánh/Phòng giao dịch/Công ty thành viên và các Văn phòng đại diện, có quan hệ ngân hàng đại lý với hơn 1300 ngân hàng tại trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ Gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank luôn giữ vững vị thế là nhà cung cấp đầy

đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động ngân hàng truyền thống cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại Riêng đối với hoạt động Tài trợ thương mại, một trong những lĩnh vực thế mạnh của Vietcombank, có thể ví như một chiếc cầu nối vững chắc cho các Doanh nghiệp, các Định chế tài chính trong nước với các đối tác nước ngoài trong các giao dịch thương mại, đầu tư quốc tế Ngoài các sản phẩm Tài trợ thương mại truyền thống, Vietcombank luôn là ngân hàng tiên phong cung ứng ra thị trường các sản phẩm TTTM đặc biệt như: LC xác nhận, LC Chuyển nhượng, LC giáp lưng, LC tuần hoàn, LC điều khoản đỏ, LC Dự phòng, Giải ngân và Quản lý các khoản tài trợ theo các dự án ODA, Bao thanh toán xuất nhập khẩu, Tham gia Tài trợ chuỗi cung ứng (Supply Chain)… Không chỉ các Doanh nghiệp, mà các Định chế tài chính trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết đều chọn và sử dụng các dịch vụ Ngân hàng trung gian chất lượng cao của Vietcombank như: Dịch vụ phát hành Bảo lãnh trên cơ sở Bảo lãnh đối ứng, Dịch vụ Ngân hàng Xác nhận (đối với LC cũng như với Bảo lãnh ngân hàng), Dịch vụ Ngân hàng hoàn trả (bao gồm cả phát hành Cam kết hoàn trả), Dịch vụ Chuyển tiếp điện giao dịch cần mã khóa… Trong hơn 10 năm trở lại đây, Vietcombank liên tục được các Tạp chí uy tín quốc tế bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” trên nhiều lĩnh vực hoạt

Trang 3

động Vietcombank đã không ngừng vươn lên, trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như quản lý và kinh doanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch

vụ thẻ, công nghệ ngân hàng… Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao và tác phong chuyên nghiệp, Vietcombank luôn là

sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đông đảo khách hàng cá nhân

II.- PHÂN TÍCH: Trong bài tập này tôi sẽ tập trung phân tích chiến lược

marketing của Vietcombank và của Vietinbank Chiếc lược Marketing của các đối thủ cạnh tranh ngành (BIDV, ABBANK ) và của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

1.- Tình hình về môi trường hoạt động ngành Ngân hàng hiện nay:

Bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong năm 2009, ngành ngân

hàng vẫn "vượt bão" với kết quả kinh doanh khá khả quan Năm 2010, mặc dù nền kinh tế toàn cầu đã "ấm" dần, song các chuyên gia vẫn dự báo đây là một

năm không mấy dễ dàng, đặc biệt với khối ngân hàng Tuy nhiên hầu hết ngân hàng đều đưa ra những chỉ tiêu kinh doanh khá cao…

1.1 Sơ lược về quy định và tinh hình hoạt động của một số Ngân hàng

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) phải đạt vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng vào năm 2010, do vậy, hầu hết ngân hàng nhỏ đều ráo riết chạy đua tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần, trái phiếu… Những ngân hàng đã có tổng nguồn vốn vượt 3.000 tỷ đồng cũng muốn tăng thêm vốn để mở rộng hoạt động

Đại diện Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) cho biết sẽ xin ý kiến cổ đông về việc tăng vốn điều lệ năm 2010 từ 18.000 tỷ đồng lên 20.000 tỷ đồng Được biết, Chính phủ đã thông qua nguyên tắc cho VietinBank được bán 10% vốn điều lệ cho Công ty Tài chính quốc tế (IFC) VietinBank đang chờ phê duyệt để bán cổ phần cho đối tác chiến lược khác là Ngân hàng Nova Scotia của Canađa, với tỷ lệ dự kiến là 15% vốn điều lệ (thay vì 10% như kế hoạch ban đầu)

Trang 4

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) dự kiến tăng vốn điều lệ từ 3.482 tỷ đồng lên 3.830 tỷ đồng bằng cách phát hành thêm cổ phiếu Tại Đại hội đồng cổ đông vừa tổ chức ở TP Hồ Chí Minh, ABBANK đặt mục tiêu tăng tổng tài sản 38% so với năm 2009, đạt 36.660 tỷ đồng; vốn điều lệ tăng huy động vốn tăng 47%, đạt 22.000 tỷ đồng; dư nợ tăng 47%, lên 19.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 41%, đạt 580 tỷ đồng, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 1,5% trên tổng dư

nợ Tổng giám đốc ABBANK khẳng định, chỉ tiêu này có thể đạt được, bởi năm

2009, ngân hàng đã đạt tổng tài sản 26.518 tỷ đồng, huy động vốn 15.002 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 412,6 tỷ đồng Đặc biệt, 3 tháng đầu năm 2010, ABBANK ước đạt lợi nhuận hơn 100 tỷ đồng Những năm qua, ABBANK đã đạt được hai mục tiêu quan trọng là tăng trưởng nhanh đồng thời duy trì tốt các chỉ số về an toàn, ổn định hệ thống

Để đạt được mục tiêu năm nay, ABBANK sẽ gia tăng tỷ trọngđóng góp của mảng khách hàng cá nhân trong tổng tài sản, lợi nhuận, số dư huy động và cho vay theo định hướng ngân hàng thương mại chú trọng bán lẻ, tập trung sang các dòng sản phẩm dịch vụ tận dụng công nghệ, xây dựng ABBANK trở thành một siêu thị tài chính ,

Các chuyên gia tài chính nhận định, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn nhưng ngành ngân hàng sẽ tiếp tục thành công trong năm nay, bởi nền kinh tế trong nước đang có dấu hiệu khởi sắc Thêm vào đó, nền kinh tế thế giới đang ấm lại cũng sẽ là nhân tố hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, giúp ngành ngân hàng phát triển

2.- Marketing và chiến lược Marketing Ngân hàng:

Marketing giờ đây là thành phần dễ nhận biết trong sự thành công của doanh nghiệp, là nền tảng của quản trị hiện đại, Marketing hiện đại được chính Philip Kotler đưa ra nhằm đánh giá sự tiến bộ của ngành marketing và các quan

điểm hiện đại nhất về vấn đề này “Marketing là một dạng hoạt động của con

Trang 5

người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”.

Marketing hiện đại (Modern Marketing) là chức năng quản lý công ty về

mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu thụ thành nhu cầu thực sự về một sản phẩm

cụ thế, dẫn đến việc chuyển sản phẩm đó đến người tiêu thụ một cách tối ưu (bán cái thị trường cần chứ không phải là bán cái có sẵn, xuất phát từ lợi ích người mua, coi trọng khâu tiêu thụ, phải hiểu biết yêu cầu thị trường cùng với sự thay đổi thường xuyên về cả số lượng và chất lượng cần thỏa mãn)

Chuyển từ quan điểm theo đuổi việc bán hàng sang quan điểm tạo ra khách hàng Trước kia, nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ chỉ chạy theo khách hàng, nay

họ biết đi trước, đón đầu để nắm bắt thị hiếu khách hàng, chủ động đáp ứng nhu cầu này Thậm chí họ chủ động khơi gợi nhu cầu của khách hàng

Như chính Philip Kotler đã nhấn mạnh: "Trong marketing hiện đại, song song với việc thiết kế một hỗn hợp marketing tốt nhất để bán được hàng, ngày càng có xu hướng chú trọng hơn đến việc thiết kế hệ thống các mối quan hệ khách hàng tốt nhất để giành lấy và giữ khách hàng"

Thay vì đánh giá hiệu quả marketing là phục vụ cho bán được nhiều hàng, ngày nay các tiêu chí đánh giá quan trọng nhất với marketing hiện đại lại là những

nhân tố vô hình, đó là "thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng" và "duy trì tối đa lòng trung thành của khách hàng".

Tư tưởng marketing hiện đại đã ảnh hưởng đến nhận thức, hành xử của toàn

bộ ngành marketing Trận chiến mới của các công ty là trận chiến để giành chỗ

trong tâm trí khách hàng, giành lấy "top of mind" của khách hàng Từ thay đổi

này đã dẫn đến các phương pháp làm việc mới, các cách tiếp cận mới, nhân bản và cũng tinh vi hơn

Trang 6

Hơn thế nữa, tư tưởng marketing hiện đại còn tác động đến cả hành xử của nhà sản xuất hay cung ứng dịch vụ nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng

Đến đây Marketing trong lĩnh vực Ngân hàng là toàn bộ các hoạt động gắn kết với nhau phù hợp với môi trường kinh doanh, theo quan điểm định hướng và thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và mang lại lợi nhuận tốt nhất

Marketing Ngân hàng là marketing dịch vụ, Ngân hàng là ngành kinh doanh dịch vụ nên hoạt động Marketing Ngân hàng thuộc loại hình Marketing dịch vụ Marketing Ngân hàng xoay quanh các đặc điểm như: tính vô hình và hữu hình; tính không tách rời; tính luôn hướng tới sự hoàn hảo về chất lượng

Thứ nhất, tính vô hình và hữu hình về sản phẩm dịch vụ của Vietcombank, hoạt động Marketing phải hướng khách hàng vào yếu tố có thể quan sát được, cảm nhận được sản phẩm dịch vụ như địa điểm trụ sở làm việc, nhân viên thông thạo nghiệp vụ, khéo léo trong giao tiếp, thời gian làm thủ tục với ngân hàng nhanh gọn

Thứ hai, tính không tách rời vì quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ luôn

diễn ra đồng thời với quá trình tiêu dùng của khách hàng Cả nhân viên Ngân hàng

và khách hàng đều có thể tác động làm ảnh hưởng đến kết quả của sản phẩm dịch

vụ Các giải pháp marketing cần hướng đến sự huấn luyện nhân viên ngân hàng phải thao tác nhanh gọn, chính xác với thái độ chân thành, thiện cảm, đồng thời cho khách hàng hiểu rõ cần có sự phối hợp cùng nhau hoàn tất quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ

* Marketing Ngân hàng phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố con người

Điều mà khách hàng thấy thường xuyên nhất trong quá trình giao dịch chính

là đội ngũ nhân viên Ngân hàng Vì vậy đây là nhân tố cần tập trung cải thiện So với nhân viên các ngành kinh doanh dịch vụ khác thì nhân viên Ngân hàng đòi hòi chất lượng hơn nhiều Khách hàng không chỉ yêu cầu nhân viên Ngân hàng có thái

độ giao tiếp tốt mà họ phải thật sự thành thạo việc, có đào tạo chuyên sâu, am hiểu lĩnh vực mình làm

Trang 7

* Marketing Ngân hàng luôn gắn liền chặt chẽ với các hoạt động của các phòng ban chức năng khác trong quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ.

Hoạt động Marketing của Ngân hàng muốn đạt được kết quả tốt cần được thiết kế và tính toán theo định hướng khách hàng Theo cách nhìn nhận của khách hàng, chất lượng sản phẩm dịch vụ là phép cộng của tất cả những gì khách hàng nhìn thấy, nhận thấy, cảm thấy sau mỗi lần tiếp xúc, giao dịch với Ngân hàng như thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng, thời gian thực hiện giao dịch, trình độ chuyên nghiệp

Tất cả đều dẫn đến hài lòng hay không hài lòng của khách hàng Chính vì vậy Marketing cần được coi là nhiệm vụ chung của tất cả các nhân viên, tất cả các phòng ban của Ngân hàng

3.- Chiếc lược Marketing của Vietcombank và các đối thủ cạnh tranh:

Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển, không có cách nào khác hơn là phải nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng cách thiết lập một chính sách cạnh tranh năng động và hiệu quả Marketing ngân hàng thuộc nhóm Marketing dịch vụ, là lĩnh vực đặc biệt của ngành dịch vụ Có thể hiểu: Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng

để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận

3.1- Chiếc lược Marketing của Vietcombank :

Vietcombank - với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động

đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm

“Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt

Nam nói chung và hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng

Trang 8

cho mình một chiến lược phát triển cho năm 2010 và những năm tiếp theo với những nội dung chính như sau:

Một là: Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh bằng việc phấn đấu

nâng chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế

Hai là: Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một mô hình tổ

chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần

Năm 2010, với phương châm hoạt động “An toàn – Chất lượng – Tăng trưởng - Hiệu quả”, “Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”,

Vietcombank sẽ tiếp tục hoàn thiện và củng cố cơ cấu tổ chức và các công cụ quản

lý, mở rộng một cách có tính toán hệ thống mạng lưới, tăng cường công tác quản trị rủi ro, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm bán lẻ trên nền tảng công nghệ hiện đại, giữ vững đà tăng trưởng và chú trọng nâng cao hiệu quả mọi mặt hoạt động

Lửa thử vàng, gian nan thử sức Với sự chỉ đạo điều hành linh hoạt, quyết liệt của Ban lãnh đạo, với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên Vietcombank, với sự tin tưởng của khách hàng và cổ đông, với việc phát huy cao độ “tinh thần Vietcombank”, “trí tuệ Vietcombank” nhất định Vietcombank sẽ vượt qua thách thức giữ vững đà phát triển bền vững, không ngừng sáng tạo và gia tăng giá trị cho

cổ đông, cho khách hàng và xã hội

3.2- Chiếc lược Marketing của Vietinbank

Tại mỗi Chi nhánh Vietinbank cần tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng, luôn tạo cho các khách hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng Bộ phận này có chức năng hướng dẫn khách hàng lần đầu giao dịch khai báo thông

Trang 9

tin, trả lời các thắc mắc của khách hàng, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng, xây dựng văn hoá giao dịch của ngân hàng công thương Nét văn hoá đó thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh, lịch sự của đội ngũ nhân viên bán lẻ, cách trang phục riêng, mang nét đặc trưng riêng có của thương hiệu Viettinbank

Xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhằm tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu các tiện ích của sản phẩm dịch vụ Vietinbank hiện có đến đông đảo khách hàng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận, nắm bắt từ đó có thói quen sử dụng các dịch vụ của Vietinbank Mở rộng dịch vụ đến mọi loại hình doanh nghiệp, không phân biệt quy mô, thành phần kinh tế Các chi nhánh một mặt cần giữ vững quan hệ tiền gửi của những khách hàng hiện tại, mặt khác cũng cần đẩy mạnh tìm kiếm, tiếp thị mọi khách hàng, bao gồm cả những Công ty cổ phần, TNHH thuộc sở hữu tư nhân kinh doanh có hiệu quả để mở rộng đối tượng khách hàng

Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh (các NHTM quốc doanh, NHTMCP, Ngân hàng nước ngoài) Đây là công việc quan trọng để chiến lược cạnh tranh có hiệu quả của các NHTM Việc nghiên cứu đòi hỏi các Chi nhánh định kỳ hàng quý phải có các báo cáo so sánh sản phẩm, giá cả (lãi suất), các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng… của Vietinbank với các ngân hàng cùng địa bàn, sau

đó nộp về Trụ sở chính Trên cơ sở tổng hợp báo cáo, Trụ sở chính phân tích, xác định những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm huy động vốn hiện hữu, từ đó làm căn cứ cho việc cải thiện, phát triển sản phẩm, dịch vụ huy động vốn trên toàn hệ thống Vietinbank

Phải tạo được lòng tin cao độ đối với doanh nghiệp: Lòng tin được tạo bởi hình ảnh bên trong, đó là: số lượng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung ứng, trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang bị kỹ thuật công nghệ, vốn tự có và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi…và hình ảnh bên trong của ngân hàng, đó là địa điểm, trụ sở, biểu tượng của Vietinbank Khi đã có lòng tin với Ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp mới quan hệ với

Trang 10

Ngân hàng thì doanh nghiệp sẽ trung thành với các sản phẩm, dịch vụ của Vietinbank dù giá cả có thể cao hơn các ngân hàng khác

Phải tạo được sự khác biệt của ngân hàng nhất là trong thời điểm hiện nay có tới hàng chục ngân hàng khác nhau trên một địa bàn (quận, huyện) nhỏ hẹp Mỗi một Chi nhánh Vietinbank phải tạo ra những đặc điểm - hình ảnh riêng biệt với các ngân hàng khác trên địa bàn nhưng vẫn phải thống nhất về các chính sách, hình ảnh chung của Vietinbank Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ của Vietinbank cung ứng ra thị trường, kênh phân phối, hoạt động quảng cáo khuyếch trương, giao tiếp…

3.3- Chiếc lược Marketing của các đối thủ cạnh tranh ngành:

Bên cạnh đó sức ép cạnh tranh đối với ngân hàng trong nước ngày càng lớn khi thời điểm xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam Đặc biệt, thống kê từ một cuộc điều tra của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cho biết 45% khách hàng (doanh nghiệp và cá nhân) sẽ chuyển sang vay vốn của ngân hàng nước ngoài; 50% chọn dịch vụ ngân hàng nước ngoài thay thế và 50% còn lại chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền Các chi nhánh ngân hàng

nước ngoài như HSBC, ANZ… cũng đang chuẩn bị “lột xác”, họ tuyên bố rất

hùng hồn về chiến lược Marketing hướng tới khách hàng Việt Nam Từ con số thống kê trên, cũng như động thái của các ngân hàng nước ngoài cho thấy cuộc đua đã bắt đầu Điều quan trọng với các ngân hàng trong nước tại thời điểm này là

sẽ cạnh tranh như thế nào khi mà lợi thế duy nhất chỉ là “sân nhà” ? Để tham gia

cuộc đua về trình độ, công nghệ, vốn… trước tiên các ngân hàng cần “xuất phát”

từ sự thay đổi nhận thức trong hoạt động kinh doanh

* Nhìn nhận lại lợi thế “am hiểu tâm lý người Việt” ?

Yếu tố “sân nhà” cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như là lợi thế so sánh duy nhất giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài Tuy nhiên, có thể thấy rằng điều này không còn phù hợp trong nền kinh tế

Ngày đăng: 24/05/2018, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w