1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môi trường ngành bảo hiểm và các đối thủ cạnh tranh của tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí

21 313 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 448 KB

Nội dung

môi trường ngành bảo hiểm và các đối thủ cạnh tranh của tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí môi trường ngành bảo hiểm và các đối thủ cạnh tranh của tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí môi trường ngành bảo hiểm và các đối thủ cạnh tranh của tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí môi trường ngành bảo hiểm và các đối thủ cạnh tranh của tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí môi trường ngành bảo hiểm và các đối thủ cạnh tranh của tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí

Trang 1

MÔI TRƯỜNG NGÀNH BẢO HIỂM VÀ CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ

I Giới thiệu về Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí ( PVI)

- Tên gọi Công ty : Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí

việt nam

- Tên giao dịch đối ngoại : Petrovietnam Insurance Joint stockCorporation

- Tên viết tắt : PVI

- Địa chỉ : 154 Nguyễn Thái Học, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

(Nguồn: Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam)

- Phạm vi lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty bao gồm:

Trang 2

o Kinh doanh bảo hiểm gốc:

 Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người;

 Bảo hiểm năng lượng;

 Bảo hiểm tài sản và thiệt hại;

 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển;

 Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;

 Bảo hiểm trách nhiệm chung;

 Bảo hiểm hàng không;

 Bảo hiểm xe cơ giới;

 Bảo hiểm cháy, nổ;

 Bảo hiểm nông nghiệp;

 Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;

 Bảo hiểm khác

o Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhận và nhượng tái bảo hiểm

o Giám định tổn thất: Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất,đại lý giám định tổn thất, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn

o Đầu tư Tài chính

o Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật

Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam, tiền thân là Công tyBảo hiểm Dầu khí, được thành lập ngày 23/01/1996 theo Quyết định số12/BT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ; được Bộ tài chính

Trang 3

cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và đăng ký hoạt động kinh doanh bảohiểm số 07 TC/GCN ngày 02/12/1995.

Bộ Công nghiệp có Quyết định số 3484/QĐ-BCN ngày 15/02/2007 vàQuyết định số 563/QĐ-BCN ngày 15/02/2007 về việc phê duyệt phương án

cổ phần hoá và chuyển Công ty Bảo hiểm Dầu khí thành Tổng công ty cổphần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam Ngày 12/03/2007, Bộ Tài Chính đã cấpgiấy phép thành lập và hoạt động cho Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầukhí Việt Nam số 42GP/KDBH

Trang 4

BAN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

BAN ĐẦU TƯ DỰ ÁN

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BẢO HIỂM GỐC

TÁI BẢO HIỂM

BAN BẢO HIỂM KỸ THUẬT

BAN BẢO HIỂM HÀNG HẢI

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

CHI NHÁNH BHDK TẠI LÀO

BAN TÁI BẢO HIỂM

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

PVI THÀNH VIÊN (25 CÔNG TY)

BAN KIỂM SOÁT

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN BẢO HIỂM NĂNG LƯỢNG

CÔNG TY CON

(cập nhật đến ngày 6/1/2010)

BAN TIN HỌC THÔNG TIN

BAN KIỂM SOÁT NỘI BỘ

QUẢN LÝ

CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT BAN BẢO HIỂM DỰ ÁN

BAN QUẢN LÝ BẢO HIỂM VÀ ĐÀO TẠO BAN TỔ CHỨC NHÂN SỰ

CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN DẦU KHÍ BAN QUẢN LÝ RỦI RO VÀ BỒI THƯỜNG BAN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

Trang 5

Hoạt động Marketing của PVI

Trong thời gian qua, hoạt động Marketing, quảng bá hình ảnh, thươnghiệu của PVI đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của PVI Sứcmạnh thương hiệu, uy tín hàng đầu trong ngành bảo hiểm Việt Nam đượchình thành trên cơ sở cung ứng các dịch vụ bảo hiểm có chất lượng cao đãmang lại nguồn khách hàng lớn, đảm bảo sự tăng trưởng nhanh và bền vữngcủa PVI

Với lợi thế là một thương hiệu mạnh gắn liền với thương hiệu số 1 củaViệt Nam và có tính quốc tế, đó là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam –PetroVietnam, PVI đang ngày càng được bạn bè Quốc tế biết tới, mới đâyPVI đã đạt được nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín 2009”,

“Cổ phiếu có tính thanh khoản nhất”, danh hiệu “Doanh nghiệp hội nhập vàphát triển”, Cúp vàng “Thương hiệu Kinh tế đối ngoại uy tín”, danh hiệu

“Top 100 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam” do Hiệp hội kinhdoanh chứng khoán (VASB), Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng Nhànước Việt Nam (CIC), Tạp chí chứng khoán (VSR) - Ủy Ban Chứng khoánNhà nước (SSC), phối hợp tổ chức và bình chọn Ngoài ra, Chủ tịch PVIcũng được vinh dự nhận giải “Doanh nhân Ưu tú, Nhân ái” Năm 2010 làdoanh nghiệp Bảo hiểm Việt nam duy nhất được xếp hạng quốc tê B+ và làdoanh nghiệp Bảo hiểm Việt nam duy nhất được tạp chí World Finance bìnhchọn là doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam tiêu biểu nhất năm 2010

Bên cạnh đó, PVI tham gia vào nhiều hoạt động xã hội và tài trợ để ngàymột nâng cao thương hiệu PVI, có thể kể đến như các hoạt động ủng hộ chođồng bào lũ lụt ở miền Trung, ủng hộ người nghèo, hoạt động tài trợ chocuộc thi bắn pháo hoa ở Đà Nẵng hay gần đây nhất là tài trợ cho giải bóngchuyền nữ quốc tế tại Việt Nam Song song với đó, PVI vẫn luôn có những

Trang 6

hoạt động giao lưu hữu nghị thể thao, văn nghệ hay tặng quà với các kháchhàng lớn, đối tác.

Với vị thế hiện tại của PVI trên thị trường, PVI sẽ giữ vững là mộtthương hiệu mạnh xứng đáng với khẩu hiệu “NGỌN LỬA CỦA NIỀMTIN”

Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của PVI từ 2004 – 2009, và kế hoạch 2010

Trang 7

7.1 Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần nhất

II Phân tích môi trường ngành:

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Quốc tế WTO, việc hội nhậpquốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ tạo ra cơ hội và thách thức đòi hỏi thịtrường bảo hiểm phải gia tăng năng lực cạnh tranh, phát triển phù hợp tiêuchuẩn và thông lệ Quốc tế

Xu hướng hội nhập là tất yếu, Việt Nam không thể đứng ngoài quá trìnhnày Việc thực thi các chính sách mới sẽ cần phải có thời gian thích nghi vớimôi trường kinh doanh mới

Việc mở cửa thị trường sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất cao, không nhữngđối với những doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động, mà còn đối với cảnhững doanh nghiệp sắp hoạt động Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và phong cách quản lý hiện đại sẽ lànhững đối thủ cạnh tranh thực sự đối với các doanh nghiệp bảo hiểm ViệtNam, bao gồm cả các doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm, lợi thế về kháchhàng truyền thống và năng lực kinh doanh như Bảo Việt, Bảo Minh, và PVIcũng nằm trong số đó

Với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 20%/năm trong 10 năm qua, thị trường bảo hiểm

Trang 8

(BH) Việt Nam đã lớn mạnh nhanh chóng Năm 2009, doanh thu ngành BH ướcđạt 25.314 tỷ đồng, chiếm 2,22% GDP

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dự báo ngành BH phải đối mặt với nhiềukhó khăn trong năm 2009 Song đây cũng là cơ hội để ngành BH mở rộng thịtrường Bởi khi khủng hoảng tài chính xảy ra, lãi suất liên tục giảm, người dân

sẽ tìm đến BH như một sự bảo toàn chắc chắn

Thị trường mở rộng, loại hình phong phú

Với xuất phát điểm chỉ có một doanh nghiệp (DN) BH duy nhất là Bảo Việt, đếnnay, thị trường BH Việt Nam đã có 28 DN BH phi nhân thọ, 11 DN BH nhânthọ, 10 DN môi giới BH Mạng lưới hoạt động của ngành BH cũng liên tục được

mở rộng tại khắp các tỉnh, thành và hiện đã tiếp cận đến hầu hết các ngành sảnxuất, kinh doanh, với nhiều loại hình BH phong phú Thống kê của Hiệp hội BHViệt Nam cho thấy, nếu như năm 1999, thị trường này mới chỉ có 20 sản phẩm

BH, đến nay khối BH phi nhân thọ đã có 600 sản phẩm do DN BH đăng ký với

Bộ Tài chính và 3 sản phẩm bắt buộc Khối BH nhân thọ cũng có gần 200 sảnphẩm BH được Bộ Tài chính phê duyệt, với nhiều sản phẩm BH đòi hỏi côngnghệ BH cao như BH hàng không, dầu khí, đóng tàu hay các công trình ngầm

Sự xuất hiện của nhiều DN BH trên thị trường là điều kiện để cho khách hàng cóthêm lựa chọn khi quyết định mua BH, đồng thời tạo môi trường kinh doanhlành mạnh Những năm gần đây, ngành BH liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao.Nếu như năm 1993, doanh thu ngành BH mới chỉ đạt 700 tỷ đồng, chiếm 0,37%GDP, thì đến năm 2008, con số này ước đạt 21.314 tỷ đồng, chiếm 2,22% GDP.Năng lực tài chính của các DN BH cũng liên tục được cải thiện Nếu như năm

Trang 9

1993, ngành BH có vốn chủ sở hữu 145 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ 188 tỷđồng, thì đến nay vốn chủ sở hữu đã lên tới hơn 17.500 tỷ đồng, dự phòngnghiệp vụ đạt tới 35.485 tỷ đồng

Với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 20% trong vòng 10 năm qua, thịtrường BH Việt Nam đã chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt với các DN nước ngoài.Tính đến nay, đã có 21 DN BH đang hoạt động có vốn nước ngoài Quá trình

mở cửa thị trường BH đã kích thích các DN trong nước mở rộng kinh doanh đểnâng cao năng lực cạnh tranh, tích lũy lợi nhuận đóng góp trở lại cho nền kinh

tế Thống kê cho thấy, năm 2009, đầu tư trở lại nền kinh tế của các DN BH ướcđạt 60.000 tỷ đồng tập trung vào các lĩnh vực: trái phiếu chính phủ, tiền gửingân hàng… Nguồn vốn đầu tư này không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xãhội mà còn khiến nguồn bảo tức của khách hàng mua BH trở nên dồi dào hơn

Theo Hiệp hội Bảo hiểm, năm 2009 BH phi nhân thọ đã giải quyết bồi thườngước đạt gần 5000 tỷ đồng Nhiều tổn thất lớn đã và đang được ngành BH giảiquyết bồi thường Các DN BH cũng đã tích cực hạn chế tổn thất qua việc xâydựng các công trình đường lánh nạn, gương cầu lồi, khắc phục điểm đen tai nạn

Biến khó khăn thành cơ hội

Theo dự báo của các chuyên gia, suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến kinh tế ViệtNam năm 2009 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng sâu rộng đến các ngành kinh tế.Trong khi đó, theo nhận định của Hiệp hội BH Việt Nam, thị trường này đangbộc lộ nhiều yếu kém Tình trạng cạnh tranh gay gắt thông qua hình thức hạ phí

BH, hạ tỷ lệ bồi thường, trích lập dự phòng chưa đủ, để hồ sơ bồi thường tồn

Trang 10

đọng nhiều… vẫn xảy ra phổ biến Những tồn tại này khiến uy tín của các DN

BH giảm, đồng thời gây ra những bức xúc cho khách hàng Gần đây nhất, việc

16 DN BH phi nhân thọ thỏa thuận cùng nhau nâng phí BH đã khiến dư luậnphản ứng gay gắt Vụ việc đã khiến Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thươngphải vào cuộc điều tra do nhận thấy có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh Ngaysau đó, Hiệp hội BH cũng đã phải ra quyết định ngừng thực hiện quyết định tăngphí gây tranh cãi này

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, vẫn còn nhiều cơ hội cho ngành BH trongnhững năm tới Thống kê cho thấy, thị trường BH hiện rất giàu tiềm năng bởihiện tại mới chỉ có 5% người dân có hợp đồng BH nhân thọ Theo nhận định củaông Jamie Rains, Tổng Giám đốc AIG Life Vietnam, cuộc khủng hoảng tàichính đang diễn ra và mức lãi suất không ổn định sẽ khiến mọi người tìm kiếm

sự bảo đảm chắc chắn Đây là cơ hội để ngành BH khẳng định vai trò của mìnhkhi đem đến sự bảo vệ và an toàn tài chính Song thách thức với các DN BH làphải đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu BH của khách hàng

Triển vọng phát triển của ngành

Sau năm 2009, thị trường bảo hiểm Việt Nam đứng trước các cơ hội vàthách thức lớn:

- Nền kinh tế đang trong đà phục hồi kể từ đợt khủng hoảng kinh tế toàncầu năm 2008, trong đó nhiều lĩnh vực sẽ hứa hẹn tăng trưởng mạnh nhưđóng tàu, du lịch, hàng không, xuất nhập khẩu tạo môi trường phát triểncho các dịch vụ bảo hiểm liên quan Đây cũng là cơ hội để các doanhnghiệp bảo hiểm hoàn thiện hơn các sản phẩm cũng như năng lực củamình trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng lớn

Trang 11

- Nhu cầu bảo hiểm phương tiện giao thông, bất động sản, y tế đang ngàymột tăng Điều này tạo điều kiện cho lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăngtrưởng mạnh mẽ trong các năm tới

- Thị trường bảo hiểm tại Việt Nam hiện còn rất mới và hứa hẹn một tốc

độ tăng trưởng cao Ý thức người dân ngày càng coi trọng những dịch vụhữu ích từ bảo hiểm Với quy mô dân số trên 86 triệu người, thị trườngbảo hiểm tại Việt Nam hiện tại còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội để tạobước đột phá trong tương lai

- Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp bảo hiểm của nướcngoài được phép cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp bảo hiểmtrong nước Vì vậy, tuy thị trường bảo hiểm có tiềm năng lớn nhưng cácdoanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranhmạnh mẽ từ các doang nghiệp bảo hiểm nước ngoài Tuy nhiên, chính sựgia tăng cạnh tranh trên thị trường sẽ giúp thị trường bảo hiểm phát triểnlành mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ

Ngay tại thị trường trong nước, xu hướng giao thoa giữa ngân hàng, bảohiểm bắt đầu thể hiện, càng tăng thêm các đầu mối cung cấp dịch vụ, cạnhtranh ngày càng lớn Nhiều ngân hàng đã và đang khởi động kế hoạch “lấnsân” trên thị trường

Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2008, 9 tháng 2009

Trang 12

Thị phần bảo hiểm phi nhân

thọ 2008

Thị phần bảo hiểm phi

nhân thọ

PJICO, 9.8%

Bao Minh, 17.3%

Bao Viet, 30.4%

PVI 21.6%

Others 25.8%

Bao Minh 13.9%

PJICO 9.1%

MIC 2.5%

Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Trong 9 tháng đầu năm 2009, doanh thu phí bảo hiểm gốc của Bảo Việt

là 2.672 tỉ đồng (tăng 10%), PVI là 2.131 tỉ đồng (tăng 28,2%) và Bảo Minh

là 1.374 tỉ đồng (giảm 4,6%) (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)

III Phân tích chiến lược Marketing của Bảo Việt, Bảo minh, Pjico.

Để có được bức tranh tổng quát về mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chúng ta sẽ đi sâu phân tích chiến lược marketingcủa ba đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ gồm :Bảo việt , Bảo minh và Pjico

Trang 13

Tập đoànBảo Việt, tiền thân

là Công ty Bảohiểm Việt Nam(Bảo Việt) đượcthành lập theoquyết định số 179/CP ngày 17/12/1964 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạtđộng từ ngày 15/01/1965 Năm 1989 Chính phủ quyết định chuyển Công tyBảo hiểm Việt Nam thành Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam Năm 1996, BảoViệt là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho ra đời dịch vụ bảohiểm nhân thọ, mở rộng hoạt động bảo hiểm đến các tầng lớp dân cư Cũngtrong năm này Chính phủ đã quyết định thành lập lại Tổng Công ty Bảo hiểmViệt Nam, đồng thời căn cứ vào tính chất ngành nghề hoạt động và quy mô vốn,Chính phủ đã xếp hạng Bảo Việt là “Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt” vàBảo Việt trở thành một trong 25 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam

- Ngày 29/08/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam(Bảo Việt) thành một Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam, cókhả năng cung cấp đa dạng và kết hợp các dịch tài chính chất lượng cao Đểthực hiện chiến lược phát triển trên, ngày 28/11/2005 Thủ tướng Chính phủ đãban hành Quyết định số 310/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án cổ phần hóaTổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và thí điểm thành lập Tập đoàn Tài chính -Bảo hiểm Bảo Việt - Ngày 31/5/2007, Bảo Việt hoàn tất cổ phần hóa và bán cổphần lần đầu ra công chúng - Ngày 13/9/2007, Tập đoàn Bảo Việt ký hợp đồng

Trang 14

Hợp tác chiến lược với các tập đoàn kinh tế hàng đầu trong nước (Tập đoànCông nghiệp Tầu thủy Việt Nam - Vinashin) và nước ngoài (Tập đoàn Bảo hiểmHSBC Insurance (Asia - Pacific) - Ngày 4/10/2007, tổ chức thành công Đại hộiđồng cổ đông thành lập Tập đoàn Bảo Việt - Ngày 15/10/2007, Tập đoàn BảoViệt đã nhận Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số

0103020065 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp - Ngày 23/1/2008, Tậpđoàn Bảo Việt chính thức ra mắt và đồng thời công bố thành lập các công ty con

do Tập đoàn Bảo Việt đầu tư 100% vốn gồm: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt,Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ, Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoánBảo Việt Vốn điều lệ hiện nay của Bảo việt lên đến 5.700 tỷ đồng

Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong cả lĩnh vực Bảo hiểm phinhân thọ và bảo hiểm nhân thọ, có các chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc, thuhút một lực lượng đông đảo cán bộ nhân viên lên tới trên 5.000 người, vớikhoảng 34.000 đại lý tận tâm với khách hàng, tận tình với công việc trải đều trênkhắp các tỉnh thành Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ từ năm 2009 về trướcBảo việt xếp thứ nhất về thị phần, sau 6 tháng năm 2010 ngôi dẫn đầu thuộc vềPVI và Bảo việt xếp thứ 2

Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) được thành lậptheo Quyết định số 1164TC/QĐ/TCCB ngày 28/11/1994 và được cấp phép hoạtđộng theo Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanhbảo hiểm số 04TC/GCN ngày 20/12/1994 của Bộ Tài chính với 100% vốn Nhànước trực thuộc Bộ Tài chính, tiền thân là Công ty Bảo việt thành phố HCMtách ra Năm 2004,Công ty Bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành cổphần hoá và chuyển sang mô hình Tổng công ty cổ phần căn cứ theo các Quyếtđịnh số 1691/2004/QĐ-BTC ngày 03/06/2004 và 2803/QĐ-BTC ngày

Ngày đăng: 18/01/2018, 14:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w